Chương 12

Gió trên sân thượng nhà Viễn mát ơi là mát. Có lẽ một phần cũng nhờ cơn mưa buổi chiều.
Cơn mưa đã làm dịu bớt cái oi nồng mùa hè. Dội trên đường phố, làm trôi đi bụi bặm, nhường chỗ cho không khí thoáng đãng và những luồn gió mát.
Chiều nay, sau bữa ăn tối, Viễn sai người dọn bàn trà trên sân thượng đón gió. Hạ đã thích thú vô cùng giây phút yên à, thanh tịnh này. Hương thơm thoảng đưa từ dưới vườn làm cô chợt nhớ nhà. Đã ba năm nay cô chưa có dịp trở về thăm nhà, không biết quê nhà có có gì đổi khác.
Cây trắc bá điệp trên đồi nơi cô thường đến mỗi khi có chuyện bất mãn với các anh, có còn vươn cao thẳng ngạo nghề đợi cô về không? Bố già có còn nhớ cô không? Và các anh, có thấy thoải mái hơn khi nhỏ út không còn quấy rầy các anh mấy năm nay?
Cô còn nhớ tất cả những gì thuộc về quê nhà, và cha nữa. Cha thật độc đoán, và các anh phải răm rấp nghe theo cha đã đành, cô còn là con gái duy nhất cha cũng bắt tôi rèn theo khuôn phép của người.
Thuở bé, cô đã phải mặc áo quần thừa của các anh, cũng phải dạy sớm tinh mơ ra sân luyện võ và phụ việc phơi và sắc thuốc. Mỗi tháng, các anh lần lượt cắt tóc cho nhau, và cô cũng có phần bị những bàn tay thô thiển của họ "sởn" tóc. Cha quản lý bọn anh em các cô như viên tướng quản ly tính tráng, tất cả đều theo nề nếp.
Chỉ có cô, đứa con gái bướng bỉnh, gan lì của gia đình, lại vượt ra khỏi vòng kềm tỏa đó. Quyết định thi đại học và quyết định xuống Sài Gòn học đã làm cha giận ghê quá, và giận cùng rất dai.
Mãi đến hôm nay, đã ba năm rồi, cô vẫn phải cố gắng vừa học hành, vừa bươn chải kiếm sống. Đôi khi nhớ và nản lòng, cô lại muốn quay về, nhưng nghĩ đến vẻ đắc ý của cha và những cái cười ruồi giễu cợt của mấy anh là tự ái của cô lại bừng dậy. Về quê ư? Hượm đã, đợi thêm hơn năm nữa thôi, về cũng chưa muộn. Cô phải có mảnh bằng cử nhân Toán là thành tích vào đời mới trở về.
Hít một hơi hương hoa đêm để "lên dây thiều" cho mình, cô bỗng nhãn mặt ho sặc sụa, Viễn ở bên kia cau mày, dụi điếu thuốc vào gạt tàn.
- Xin lỗi! - Anh nói.
Hạ nói ngúc ngắc trong tiếng sặc:
- Hình như, anh ngồi đầu gió, đổi chỗ với tôi thì anh hút được rồi.
Viễn mỉm cười:
- Không sao. Tôi cũng không hút nữa. Khói thuốc làm hỏng hương hoa mất.
Hạ gật đầu đồng tình với anh. Cô thắc mắc:
- Hương hoa từ đâu đến thế nhỉ? Tôi nhớ vườn nhà anh, cây cối hơi điêu tàn như ít được chăm sóc, và dường như đâu có cây hoa nào đặc biệt.
Anh trầm ngâm:
- Đấy là hương nguyệt quế.
Hạ ngạc nhiên:
- Nguyệt quế?
- Đúng vậy.
Thấy nét mặt cô lạ lẫm với cái tên hoa.
Viễn giải thích thêm:
- Đó là một loại hoa có thân vững chãi, nhiều nhánh lá nhỏ xum xuệ Hoa cũng nhỏ bé nhưng hương thơm thì thật tuyệt vời.
Anh nhướng mắt hỏi cô:
- Chưa từng biết qua à?
Hạ lắc đầu cười:
- Nghe qua thì có. Nhưng chưa từng nhìn thấy, và chưa từng thưởng thức được hương thơm của nó.
Viễn gật gù:
- Vườn nhà tôi có hai cây thôi, nếu để ý cô sẽ nhìn thấy, nó nằm dọc tường bao quanh vườn, chúng cũng bị bỏ bê lâu ngày. Trận mưa hồi chiều có lẽ đã kích thích những nụ hoa nở sớm.
Hạ tò mò:
- Sao vườn nhà anh lại không được chăm sóc?
Viễn hơi nhíu mày, đáp nhát gừng:
- Đó là chủ ý của tôi.
Hạ mở to mắt:
- Chú ý của anh? Anh cố tình để nó hoang phế?
Viễn nhăn mặt trước lời nói hơi nặng nề của Hạ, nhưng anh cũng trả lời một cách dấm dẳng:
- Đúng vậy.
Cái đó giọng của anh làm cô đang muốn "điều tra" thêm bằng câu hỏi "tại sao vậy?" mà anh dành phải thôi. Cô cụt hứng ngồi yên.
Nhưng khổ nỗi, con người hiếu động trong cô đâu có yên, không nói chuyện được vui vẻ với cái gã đàn ông cứng nhắc, khó chịu này, cô lại rục rịch muốn tìm chuyện khác để làm gì.
Đi dạo chẳng hạn. À hay nhỉ? Không biết mình có thể xin anh ta đi dạo một vòng trong vườn được không. Mình sẽ đi xem cái cây nguyệt quế, xem hoa của nó đẹp thế nào.
Như hiểu được ý định của cô, Viễn lên tiếng:
- Vườn đã lâu không ai trông nom, nên chuột bọ, rắn rít có lẽ là có đấy. Nếu cô muốn xem hoa, không nên dạo vào ban đêm.
Câu nói của Viễn làm Hạ vừa tươi lên lại xìu xuống ngaỵ Liếc nhìn quạ Viễn buồn cười. Tội nghiệp cho cái tật của phụ nữ, không lúc nào yên được - Anh nghĩ thầm - Thôi được, không cho cô ta xuống vườn thì chịu khó nói chuyện với cô ta vậy, nhưng cũng phải dè chừng cái tật tò mò cố hữu của cô nàng.
Nghĩ vậy nên anh tằng hắng và bắt chuyện:
- Chắc cô cũng ngạc nhiên, tại sao tôi lại bỏ bê cho khu vườn của mình chịu cảnh hoang phế, tiêu điều phải không?
Y như rằng, Hạ ngẩng mặt lên ngay sau câu gợi chuyện của anh.
- Ờ! Đúng rồi.
Viễn mỉm cười:
- Có muốn biết không? - Anh hỏi trỏng.
Hạ chúm chím:
- Dĩ nhiên rồi.
- Vậy nếu tôi giải đáp thắc mắc của cô, cô có chịu giải thích những thắc mắc khác của tôi không?
Hạ ngơ ngác:
- Những thắc mắc nào?
Vẻ ngơ ngác của Hạ có màu sắc dễ thương, trẻ con lạ, làm Viễn mở to mắt nhìn, anh quên mất câu hỏi của cộ Đợi đến lúc cô hỏi lại, anh mới giật mình, trả lời:
- À! - Anh vỗ trán - Chà! Tôi nhớ mình có nhiều thắc mắc đối với cô lắm, nhưng bây giờ thì quên mất tiêu rồi.
Ánh mắt ngạc nhiên ngây thơ của Hạ làm anh nhún vai. Nói lấp lửng:
- Để chừng nào nhớ, hỏi sau vậy. Chỉ là những thắc mắc về cô thôi.
Hạ gật đầu ra vẻ thông cảm cho cái đầu đãng trí của Viễn, cô nhắc tuồng:
- Còn bây giờ?
- À! Bây giờ thì tôi kể cho cô nghe trước.
Hạ háo hức, chuẩn bị nghe. Viễn trầm ngâm một lát rồi kể.
Câu chuyện của anh với cái giọng trầm trầm điềm tĩnh vang trong đêm, hòa với vài tiếng côn trùng đa hệ dưới vườn, tạo thành một chương trình "chuyện kể lúc không giờ" không kém phần hấp dẫn - Hạ nghĩ tếu như vậy.
À! Nhưng còn hơn chuyện kể radio ở chỗ, cùng với tinh tiết câu chuyện, hương nguyệt quế dưới vườn vẫn thoảng hương theo gió đêm đưa lên tận chỗ là họ ngồi. Dưới ánh trăng.
Và đây là câu chuyện của Viễn.