Chương 15

Thằng nhóc Toàn miệng nhóp nhép nhai kẹp "sinh - gum", tay hươ lên diễn tả với Hạ:
- Rộng lắm đó sư phụ. Ở dưới nhà tụi em kê được hai bàn bida với hai cái máy đánh bạc nữa mà, sư phụ yên chí là rộng rãi, mởi lò võ vòn được nữa à.
Hạ đi bên cạnh thằng học trò cũ, cố nín cười khi thấy vẻ câng câng, ta đây thành đạt của nó.
- Nhưng giá tiền nhà được chứ?
- Ối trời ơi! Rẻ rề hà cô ơi. Khu này là khu lao động mà, đầy những thằng lôm côm quậy phá ai mà dám vô đây mướn, nên giá tiền bèo lắm. - Vậy Toàn làm ăn được sao?
Thằng nhóc khoát tay điệu nghệ:
- Sao lại không có. Em có nghiên cứu kỹ rồi. Khu này chả làm ăn gì được, ngoại trừ lượm tiền lẻ của mấy đứa ham chơi. Hai bàn bida với hai cái máy đánh bạc của em lúc nào cũng có đứa chờ tới phiên chơi hết.
- Em vừa nói, chắc là mấy đứa nhỏ lêu lổng?
Nhóc Toàn lấy tay vuốt tóc:
- Đúng rồi đó cộ Nhưng cô đừng lo, em cũng là thứ dữ, tụi xóm này ngán và chịu phục tụi em rồi.
Hạ nhướng mắt:
- Chắc cũng có đụng độ chứ gì?
Đứa học trò mười sáu tuổi cười, khoe hàm răng ám khói thuốc lá:
- Hì hì, mấy trận rồi đó cộ Phải chi cô có ở đây chứng kiến bốn đứa tụi em quật tụi nó tơi bời.
- Kết quả?
- À, hổng sao cô ơi. Chảy máu sơ sơ, bầm sơ sơ thôi. Tụi lưu manh trong xóm thì co hai thằng bó bột, còn toàn bộ cũng bị bầm dập chút đỉnh.
Nên tụi em trụ được tới giờ.
Hạ lắc đầu. Le lưỡi cho thằng nhóc. Nhưng có lẽ nó chả nhóc nữa đâu khi hào hứng khoe cô thành tích đánh đấm của mình.
Toàn là học trò khó trị, nhưng lại đứa say mê võ thuật và rất có khiếu học võ. Cô có dịp dạy võ cho nó ở một trung tâm dạy võ thiếu nhi cấp phường mấy tháng hồi năm ngoái. Dạo đó, tiền dạy tuy cũng ít ỏi, nhưng bù lại cô có dịp dạy để nhớ lại những ngón võ mà xưa kia, mới nhóc tì, cô đã được cha chỉ dạy.
Toàn rất quí cô, luôn miệng gọi là sư phụ, dù cô phản đối. Cho đến khi trung tâm có cấp trên xuống kiểm tra và hỏi đến cấp và đai của cô, thì Hạ đành nghỉ. Cô học từ cha, ngoài những buổi đấu cùng anh em, huynh đệ trong trường võ của cha, cô thi thố đai với ai đâu.
Vừa rồi cô gặp lại Toàn ngoài phố, nó mừng rỡ khi gặp lại cô giáo cũ. Nghe nói khoe mướn nhà mở chỗ chơi bida, nhưng trên gác còn trống, cô nảy ra ý định ở trọ nơi đó.
Từ khi Huy đang thay đổi chưa lần nào anh bước chân về nhà bà thím của anh, nơi cô đã trọ hơn hai năm trời. Để gặp lại cô Hạ cũng có thể tiếp tục trọ Ở đó, nhà bà thím neo đơn, vắng vẻ, giá tiền trọ cũng rẻ mà bà cũng đối xử với cô tốt. Nhưng cô ngại cho mình khi trong lớp, Ngọc trâm bắt đầu nói bóng gió về sự phiền hà của Huy và Trâm khi có cô.
- Đến rồi đó sư phụ.
Hạ giật mình khi nhóc Toàn nhắc cộ Căn nhà mà thầy trò rẽ vào là một ngôi nhà gỗ cũ kỹ, có khoảng sân rộng có độc nhất một cây trứng cá già cỗi che mát cả mảnh sân.
Bước vào căn nhà trệt ồn ào đầy âm thanh cũa những quả banh và cơ chạm nhau. Hạ cũng bước theo Toàn. Thằng nhỏ đập hai tay vào nhau hét lớn:
- Ngừng lại hết, tụi bây ngừng lại chút coi.
Tiếng ồn chợt lắng xuống và im bặt. Trong không gian sặc sụa khói thuốc lá những thằng nhóc choai từ mười đến mười sáu, mười bảy đang trơ mắt ra ngó Hạ.
Toàn trịnh trọng:
- Tao muốn giới thiệu với tụi bây, đây là sư phụ của tao. Sư phụ dạy võ đó. Mai mốt sư phụ về đầy mướn trên lầu ở trọ, tụi bây phải cho đàng hoàng một chút nhạ Thằng nào hỗn hào với sư phụ tao, là "nâu mắt" xịt xì dầu" ráng chịu, nghe chưa?
Tiếng dạ ran làm Hạ ngẫn ngợ Úi chà! Đứa học trò của cô oai ra phết.
- Sư phụ Ơi, mai mốt dạy em học võ nữa nha.
- Ê! Chưa chi hỗn hả mậy? Sự phụ của anh Toàn mà mày cũng dám kêu sư phụ.
- Anh Toàn ơi! Sư phụ tên gì vậy anh Toàn?
- Sư phụ anh Toàn đẹp ác.
Hạ muốn điếc tai với tiếng nhao nhao của mấy cu cậu, cô giơ tay lên ra hiệu:
- Này... này...
Cô đợi tiếng ồn dịu xuống lại, mới nói:
- Tôi tên là Hạ. Rất vui vì được các em đón tiếp thiện cảm. Tôi hiện còn đang học hành nên chuyện tập võ có thể có nhưng phải thưa thớt và do Toàn quyết định, vì tôi chỉ muốn có một chỗ trọ thôi. Nhé Toàn, giúp cô nhé!
Toàn gật đầu cười với Hạ, quay sang đám trẻ, nó lấy giọng kể cả:
- Được rồi, bây giờ để tao dẫn cô đi xem trên gác. Tụi bây chơi tiếp đi. Thằng Trọng đâu?
- Dạ em đây anh Toàn - Một thằng nhóc khác tay cầm điếu thuốc, chen ra.
- Toàn hất hàm:
- Mua mấy kết nước ngọt, đậu phọng, khô mực với thuốc lá. Chiều nay, sư phụ tao dọn tới đây, tụi mình "nhậu chay" một bữa.
Thằng Trọng gãi đầu:
- Hổng bia hả anh Toàn?
Toàn trợn mắt:
- Tao nói "nhậu chay" mà mày nghe hổng rõ hả? Sư phụ tao đâu biết uống bia.
Thằng Trọng vâng dạ rối rít. Toàn quay qua Hạ:
- Cầu thang bên hông nhà nè cộ Cô đi theo em nha.
Cầu thang hẹp bằng gỗ đưa cô lên căn gác trống trải bề ngang khoảng gần bốn mét, bề dài có lẽ chỉ hơn năm mét một chút. Mái lợp tole nhưng không nóng bức quá, có lẽ nhờ tán cây rộng trùm toàn bộ mái nhà để che nắng của cây trứng cá trong sân. Có hai cửa sổ, một trông ra sân thoáng và bên hông nhà, nên gió ngập cả phòng, thối cả vài lá cây trứng cây khô vào căn góc nhỏ.
Hạ gật gù vẻ ưng ý chỗ ở mới. Thằng Toàn giơ tay phác hoạ:
- Sư phụ để bàn học chỗ cửa sổ này nè sư phụ, gió mát lắm, buồn buồn thò tay ra hái được cả trứng cá nữa. Trải một tấm nệm mỏng chỗ này là sư phụ có chỗ ngã lưng thoải mái rồi.
Hạ cười, cố tưởng tượng ra "nội thất" mới của mình dưới cặp mắt sắp xếp của đứa học trò cũ.
- Thế mà nhà tắm, toilet? - Cô hỏi.
Thằng nhỏ hơi nghệch mặt ra:
- À, cái đó thì...
Nó tần ngần gãi đầu:
- Chí có một cái bên hông nhà. Dưới cầu thang đó cộ Nhưng mà cũng kín đáo lắm cô, nước mạnh nữa.
Thấy điệu bộ quảng cáo của thằng nhỏ, Hạ trấn an:
- Không sao, cô sống cũng hơi bụi. Được rồi, thì xài chung vậy. Vả lại, cô cũng đi suốt ngày, chỗ như thế cũng tốt rồi. Bây giờ bàn đến tiền thuê nào.
Toàn hào hứng lại:
- Dạ, em mướn chỗ này của một người bà con ca lắc. Em có chỗ làm ăn ở dưới, vả lại hơi ồn ào, em chịu hai phần ba tiền nhà, cộng tiền nước, sư phụ đâu có xài gì nhiều nên hùn một phần ba tiền nhà với tụi em là được rồi.
Tiền nhà nguyên căn chỉ có ba trăm ngàn. Được không sư phụ?
Hạ lắc đầu:
- Đâu được, em ở dưới nhà, còn phía trên gác diện tích giống nhau, chia đôi mới đúng. Điện nước chia đôi luôn.
- Nhưng em có tiền vô ra, em có làm ăn mà.
- Cô cũng có việc làm thêm ở ngoài. Đừng quá thiệt cho tụi em như vậy. Có chỗ ở trọ là cô mừng rồi. Chia đôi là hay nhất.
Toàn ngần ngừ, nhưng Hạ quyết liệt giữ nguyên ý định là thằng nhỏ cuối cùng cũng đồng ý.
Đợi nó trở xuống. Hạ nhìn quanh căn gác khi có một mình. Vậy là cô có chỗ ở mới, không có liên hệ gì đến Huy nữa, một năm học nữa sẽ qua mau, cô sẽ tốt nghiệp và cố gắng học để có thành tích cao nhất. Lúc ấy với mảnh bằng, cô sẽ ráng để có một việc làm phù hợp, ổn định hơn.
Hạ nhẩm tính trong đầu, mỗi tháng một trăm năm mươi ngàn tiền nhà, cộng với điện nước và chi tiêu lặt vặt, có lẽ lên đến bốn, năm trăm ngàn. Nếu dè xẻn, và có những việc làm thêm, Hạ có thể sống tiếp với năm cuối Đại học.
Hạ nhớ đến phong bì dày cộm hôm trước Viễn đưa cho cô, nói là chi tiêu ban đầu. Cô đã mở ra đếm và la hoảng lên khi thấy số tiền lớn hơn nhiều so với ước đoán của cộ Viễn đã thờ ơ nói:
- Chỉ một phần ứng trước thôi, sau mười tám ngày lưu lại đây, khi ông bà nội trở về bên ấy, và công việc tốt đẹp, Hạ sẽ có số còn lại. Đừng lo về tiền bạc nhiều quá.
Lúc ấy, Hạ ngơ ngác:
- Nhưng số tiền này lớn hơn tôi nghĩ, chỉ có mười tám ngày thôi, anh không nên tốn nhiều quá như vậy. Chưa kể phấn son, quần áo đã chi cho tôi.
Viễn ngắt lời cô:
- Đối với tôi, đấy là chuyện phải chị Nếu cô thấy là to tát thì cố gắng trong công việc theo đúng thoa? thuận là được.
Thoa? thuận. Hạ chép miệng. Chả biết cô có giúp anh được tốt không, chỉ biết cô có giúp anh được tốt không, chỉ biết cô đang phải giữ cẩn thận cái phong bì "nặng nề" đó, phòng khi công việc gãy ngang, thất bại thì trả lại cho anh.
Cô vừa nhận giúp vẽ bản vẽ minh hoạ, và đánh vi tính cho luận án tốt nghiệp của một chị lớp trên, qua lời giới thiệu của thầy khoa trưởng.
Công việc này sẻ giúp cô làm quen với những luận văn tốt nghiệp, chuẩn bị cho năm sau, và còn có thêm ít tiền.
Hạ sẽ trả tiền nhà và chi tiêu bằng số tiền đó.
Tiền của Viễn, Hạ chắc lưỡi, phải để yên đó vậy.
Trở xuống gật đầu chào mấy chú nhóc láng giềng dưới nhà. Hạ ra phố.
Định bụng mua một ít vậy dụng cho chỗ trọ mới, sau khi đã dọn dẹp hành trang của cô vào một túi xách và chào bà thím của Huy để từ giã, Hạ len lỏi qua những người xuống phố của chiều thứ bảy.
- Hê! Nhỏ Hạ đi đâu đấy?
Cú phát vào vai làm Hạ giật mình quay sang.
Quân Anh cười nhe răng với cô:
- Anh Quân Anh, làm Hạ giật mình.
- Đi đâu mà tay xách nách mang thế cô nhỏ?
Quân Anh hỏi.
Hạ khoe ngay:
- Dọn nhà. Hạ mới có chỗ trọ mới.
- Chỗ trọ mới?
Quân Anh ngạc nhiên, anh quên là cô nhỏ không phải là dân Sài Gòn, phải ở trọ để học.
- Chỗ trọ mới của em ở đâu thế Hạ?
- Dạ trong một cái hẻm nhỏ ở đường 3 tháng 2, gần trường, khu dân lao động nghèo, cũng được lắm anh ạ.
- Chủ nhà ra sao nhỉ?
Hạ nén cười:
- Chủ nhà Hạ không thấy mặt. Hạ chỉ mướn căn gác phái trên từ một ông chủ con thôi.
Quân Anh trợn mắt:
- Ở chung với người ta?
- Dạ, dĩ nhiên rồi. Hạ mướn phần gác thôi.
- Hắn trẻ không?
- Ai cở - Hạ buồn cười.
- Tên mướn dưới nhà ấy.
- Trẻ măng.
- Cỡ... Anh hông?
Hạ cười sặc sụa:
- Trẻ hơn anh nữa cơ.
- Bao nhiêu? Trẻ hơn bao nhiêu?
- Cỡ... phân nửa anh thôi.
Hạ lại cười, khi thấy vẻ ngơ ngác của anh, cô giải thích sau cơn cười:
- Đấy là thằng nhỏ học trò cũ của Hạ. Lúc trước nó cũng quậy lắm, cha mẹ suýt bỏ mặc. Bây giờ tu tỉnh hơn chút xíu, nó mở mấy bàn bida thu tiền con nít dưới nhà, trên gác còn trống nên Hạ đến trọ.
Quân Anh nhăn mặt:
- Phức tạp dữ vậy?
Hạ cười tỉnh:
- Tụi nó cũng có vẻ dễ thương lắm. Mấy đứa dưới nhà ấy, Hạ vừa nói chuyện với tụi nó xong, đang thu xếp dọn đến.
- Chừng nào dọn?
- Giờ nè.
Quân anh trợn mắt nhìn cái giỏ xách và cái cặp táp dày cộm trên tay cô.
- Ý nhỏ Hạ không phải là bi nhiêu...
- Thì bây nhiêu chứ còn gì nữa. Gia tài của Hạ đấy, nếu không tính đến mấy cái áo mới anh thiết kế còn nằm trong đây.
Quân Anh lắc đầu không tin nổi:
- Trời ơi là con gái. Sao mà gọn hơ vậy.
Hạ cười:
- Sinh viên xa nhà trọ học mà anh!
- Để anh cầm giùm Hạ nào.
Hạ ngần ngừ rồi cũng đưa túi xách cho Quân Anh, còn mình ôm lấy cặp táp. Theo Quân Anh đi qua vài cửa hiệu, cô quên khuấy mất những món đồ định mua.
- Hạ này! - Quân Anh lên tiếng.
- Dạ.
Anh nhìn sang cọ, vẻ nghiêm túc:
- Gia đình anh đã đi nước ngoài hết cả. Chỉ mình anh sống trong một ngôi nhà rộng thênh thang với một bà vú và một người giúp việc. Anh sẽ rất vui nếu giúp được em có một chỗ ở trong những ngày em học đại học.
Hạ hơi bất ngờ, sau vài giây hiểu ra, cô lắc đầu:
- Đừng anh Quân ạ, em đã có chỗ trọ rồi.
Quân Anh nhăn mặt:
- Sao vậy Hạ? Hạ ngại cái gì? Anh thực sự muốn giúp em mà.
Hạ cười:
- Phiền cho anh lắm. Ha...
Quân Anh cướp lời:
Nói thật anh rất thích Hạ. À, như thích em gái vậy mà. Anh đâu có em gái. Nhỏ về nhà anh nhé. Với tính của nhỏ, ngôi nhà anh sẽ vui hơn. Đừng có sợ anh quậy quọ gì em, anh bảo đảm.
Hạ nhướng mắt:
- Em đâu có bao giờ nghĩ về anh kỳ cục thế!
- Vậy sao nhỏ không chịu đến ở?
Hạ nhìn anh cảm động:
- Anh rất tốt với Hạ. Tốt nhất. Hạ nói thật đấy. Nhưng nếu Hạ đến ở chỗ anh thì không được tiện lắm đâu. Vả lại, Hạ đã nhận lời trọ căn gác của đứa học trò rồi, không nên thay đổi làm gì nữa anh ạ.
Quân Anh thất vọng:
- Tại nhỏ suy nghĩ quá nghiêm túc đấy thôi.
Chứ nhà anh thoải mái và bảo đảm an ninh hơn chỗ gì của em nhiều. Đó là chưa kể anh đâu có lấy tiền trọ.
Hạ cười:
Ây! Vậy mới ngại - Rồi nh7 sợ anh lại năn nỉ, cô nói lảng - Xe đạp khi nãy em gởi ở đàng kia, Quân Anh ạ. Em phải lại lấy xe về chỗ mới.
Quân Anh đành gật đầu:
- Để anh đi với Hạ. Nhân tiện xem chỗ ở mới của nhỏ ra sao mà chê nhà anh.
Hạ nhìn sang anh, cô mỉm cười, thấy anh thật thân quen và tốt bụng, anh gần gũi còn hơn mấy ông anh ruột ở nhà.
- Thằng Viễn có biết em dọn nhà không?
- Chưa, ảnh chưa biết.
Quân Anh lầu bầu:
- Đồ chậm nước lụt.
- Cái gì hả anh Quân Anh?
Hạ nghe không rõ hỏi lại. Anh lắc đầu:
- Không có gì. Anh chỉ ngạc nhiên sao Hạ không báo cho nó biết.
- Em sẽ nói sau mà. Vả lại chắc chắn ảnh cũng không quan tâm lắm đâu.
- Chừng nào thì nội hắn qua nhỉ?
- Ngày mai anh ạ. Sáng mai.
- Hồi hộp không? - Anh nheo mắt hỏi.
- Hơi hơi. Nghe nói bà nội ảnh hơi khó.
Quân Anh thè lưỡi:
- Khỏi nói rồi.
Hạ cười rùn vai lại. Cô có sợ không nhỉ? Chỉ là giá thôi mà. Vỏn vẹn mười tám ngày trong vai người cháu dâu tương lai?