Chương 24

Bà Lân ngồi trong phòng khách, nhấp trà sen. Bà ngắm bức tranh đã cũ theo năm tháng, nhưng nó vẫn đúng là bà thuở mới vào đời. Non trẻ, cô độc, nhưng gan góc trước bão tố.
Nhà họ Huỳnh từng dè bĩu rằng chỉ vài năm sau khi nhận làm dâu nhà họ, bà sẽ không chịu đựng nổi họ mà bỏ đi. Hoặc họ đã có lần doa. nạt rằng nếu vài năm nữa, ông Lân phát bịnh mất đi, bà phải ra đường với hai bàn tay trắng.
Bà đã chứng minh điều ngược lại.
Sinh một đứa con trai nỗi dõi cho nhà họ Huỳnh khi tuổi đời chỉ mới mười tám. Bà đã từng bước, từng giai đoạn nắm lấy quyền hành và phần lớn tài sản nhà chồng. Bà đã khẳng định khả năng phán quyết, quản lý thiên phú của mình. Các bà chị chồng chở nên cầu cạnh bà mỗi khi nhờ vả. Không biết tự lúc nào, bà lại trở thành một người đàn bà khắc nghiệt, ghê gớm.
Cậu con trai sớm bị rù quến, không cản ngăn được, bà dùng cách khác. Cô con dâu thích ăn diện và học đòi chứ gì, bà dần cách ly nó khỏi cuộc sống trưởc giả như nó ao ước, ngọt ngào đóng khung nó trong bốn bức tường gia đình với nhiệm vụ thiêng liêng là chăm sóc con.
Và rồi chỉ vài năm, cái ngày bà chờ đợi đã đến. Cô con dâu mưu mô, tham lam đã lộ ra cái đuôi cáo vì không chịu đựng nổi cuộc đấu trí này. Ả phải bỏ ra đi trong thất bại. Bà được trở lại đứa con trai nhát nhúa, không cá tính và còn được thêm đứa cháu nội dễ thương.
Bà đã làm mọi việc để duy trì sự sống, duy trì sức khoẻ của chồng. Thoạt đầu, chỉ một phần vì tội nghiệp, một phàn vì ông là tấm bình phong chắc chắn nhầt cho cuộc chiến của bà với nhà họ Huỳnh, khi bà vẫn là con dâu của họ. Nhưng sau khi ba mẹ Ông Lân đã lần lượt qua đời, khôn hiểu vì đã quá quen với công việc lo lắng và săn sóc ông, hay tình nghĩa vợ chồng thêm thời gian, thêm đậm đà hay không, mà bà vẫn luôn bên cạnh ông cho đến bây giờ.
Những tưởng chồng không để ý đến tính độc tài của mình, không ngờ ông cũng hiểu hết. Hiểu hết, nhưng vẫn tôn trọng và vẫn yêu thương gắn bó với bà.
Bà Lân thở dài, cảm thấy thật sự quý ông, ông chồng của mình. Mấy năm nay bà chuyển ra sống ở nước ngoài cũng vì sợ căn bệnh của ông.
Ở lại đây chỉ còn thằng cháu nội, thằng cháu độc nhất.
Nó muốn ở lại ư? Ừ thì bà để nó ở lại. Nhưng còn chuyện hôn nhân của nó? Nó cứ dối bà hẹn lần hẹn lữa. Sau cú sốc thuở mới lớn, có lẽ nó sợ hãi tình yêu thật sự mất rồi chăng? Trong khi hai vợ chồng bà đã ngót nghét ngoài bảy mươi. Thì giờ đâu mà chờ mãi được? Có lẽ bà đành phải...
Có tiếng rít xe ngoài cổng. Người giúp việc vội vàng mở rộng cửa.
Thấy cách đánh xe vào garage hùng hổ, bà đoán ngay thái độ sắp tới của Viễn, bà ngồi thản nhiên chờ đợi.
Đóng cửa xe cái rầm, Viễn đi nhanh lên mấy bậc thềm, vụt qua phòng khách và đến chân cầu thang.
- Viễn!
Anh khựng lại một giây. Bà nội gọi anh, giọng đầy quyền uỵ Anh đành phải bước trở lại.
- Bà nội gọi con.
- Có chuyện gì thế?
Viễn hơi nhăn mặt:
- Dạ, không có gì. Chuyện nhỏ thôi mà.
- Về Hạ à?
Viễn phản ứng ngay với câu nói của bà, anh quay ngoắt lại:
Xin nội đừng nhắc đến Hạ nữa.
Bà Lân cao giọng khi thấy anh định bỏ đi về phòng.
- Lại chuyện gì? Viễn! Con lại đây và ngồi xuống kể cho nội nghe đi.
Anh cháu nội ba mươi tuổi ngần ngừ, rồi cũng khuất phục trước giọng nói của bà.
Chỉ có điều Viễn không biết bắt đầu từ đâu, anh ngắc ngứ với những câu nói không thốt ra.
Bà Lân từ tốn nói:
- Con gây gỗ với con bé à?
- Vâng! - Viễn thú nhận.
- Về chuyện gì? Con bé đã dối trá, hư hỏng, hay phản bội?
- À không, không phải đâu nội, không phải vậy - Viễn vội vã lắc đầu.
Bà Lân cười khi thấy anh binh vực Hạ.
- Chắc là cũng không phải tại Hạ, mà chỉ vì...
Viễn nhớ lại khi nãy anh đâu có thông cảm và bệnh vực cho cô như bây giờ. Khi nãy anh nóng như lửa.
Mà không nóng sao được khi tình cờ đi ngang quán Giọt buồn, một cái quán cổ lỗ mà anh chưa từng bước vào, trong khung cửa kính là Hạ và Thoại đang ngồi bên chiếc bàn nhỏ. Trông Hạ cười đùa vui vẻ với Thoại như tâm đắc lắm.
Trong khi mấy ngày anh tìm Hạ mà không gặp. Anh đã đến cái nhà trọ kỳ khôi của Hạ, phải chịu khó hỏi cái thằng nhóc chủ mấy bàn bida dưới nhà, thậm chí còn chờ chực trước sân cả tiếng đồng hồ như một cây si chính hiệu khờ khạo và ngốc nghếch.
Anh đã cố gắng dằn tự ái của mình đển mong gặp lại cộ Từ hôm ở Đà Lạt về đến nay, chỉ khi có ông bà nội, cô còn tươi một chút, tách riêng ra với anh là cô có vẻ lạt lẽ, dè chừng ngay.
Đã quá bực bội với sự chịu đựng này, mấy hôm nay anh đã dẹp qua một bên công việc đang lu bu, chồng chất ở công ty để đến cô nói rõ mọi chuyện, nhưng đều vuột cô mất. Thì ra cô đến cái quán đó với Thoại.
- Con không thích Thoại?
Bà Lân hỏi khi nghe xong câu kế vắn tắt của anh. Anh gật đầu ngay.
- Không ưa chút nào, nội ạ.
- Tại sao?
- Con cũng không biết. Có cái mác Việt Kiều mà thôi, có là gì đâu, ăn mặc cứ như thằng sinh viên rách việc, thất chí. Mắt lúc nào cũng chĩa vào Hạ mà nhấp nháy. Thật tức điên lên được với nó.
Bà Lân cố nín cười:
- Thế con đã làm gì?
Viễn hơi lúng túng:
- Con nói hơi nóng nên... đã kéo Hạ về và... vậy thôi.
- Chỉ có vậy thôi sao?
- Dạ, chỉ vào đưa Hạ về thôi.
Bà Lân nhướng mắt:
- Rối nó để con dẫn Hạ đi?
- Dạ.
- Không xô xát cự cãi gì hết?
- Không có xô xát, nội ạ - Viễn nói chắc chắn.
Bà Lân nhè nhẹ lắc đầu, mắt không rời Viễn, bà nói:
- Bà nội không tin rằng Thoại nó để con vào quán của nó nói vài câu mà lôi được người nó để ý đi đâu.
Quán của hắn? Viễn sực nhớ những ánh mắt gầm gừ, lom lom của mấy tay bảo vệ và phục vụ trong quán. Hèn chi! Có lẽ chỉ đợi lệnh Thoại là họ xúm lại đưa anh trở ra ngay.
Viễn nhìn bà nội, đành nói thật:
- Con... có nói Hạ là vợ sắp cưới của con.
- Còn gì nữa?
- Rồi con nói thẳng với hắn là đừng hòng tán tỉnh vợ con nếu không muốn vỡ mặt.
Bà Lân phì cười. Vậy đấy, ông cháu của bà khi giận lên cũng bạo lực dữ.
- Rồi hạ nó có phản ứng gì?
Viễn cúi mặt, kéo tay áo che lại vết xước khi anh cố giữ Hạ trên xe:
- Da... lúc đó chắc vì bất ngờ gặp con, nên Hạ không kịp phản ứng gì. Nhưng khi ra xe, Hạ giận ghê quá. Y như con méo hoang vậy, la lối om sòm.
Hạ dữ thật. Viễn không hiểu sao anh lại có thể im lìm chịu đựng được cơn giận của cộ Cô hét y như còi xe lửa. Và la toáng lên rằng anh xúc phạm cô, rằng cô không thèm cái vai trò bạn gái chết tiệt trong cái vở kịch dở hơi của anh nữa, rằng mặc kệ anh với những buổi đi coi mắt làm quen, mai mối gì đó.
May mà lúc đó kiếng xe anh đã kéo lên, không thôi thiên hạ điếc cả tai và xúm lại cười nhạo anh mất.
Cô đã bắt anh dừng lại giữa bùng binh đông xe cộ, nhất định không chịu ngồi trên xe anh thêm lâu hơn. Anh đành phải tấp xe vào lề, chiều theo ý cộ Anh chưa bao giờ thấy cô hoang dã như vậy bao giờ. Đôi lông mày rậm cau lại, môi mím chặt. Hạ thật chả hiền đâu. Viễn thở dài nghĩ bũng: "Chắc minh đến yêu lầm con gái tướng cướp quá".
Bà Lân lên tiếng cắt ngang suy nghĩ của Viễn:
- Có một điều nội muốn cho con biết. Đó là về chuyện Hạ và Thoại gặp nhau. Chính nội nhờ Hạ nó đến gặp cậu Thoại để cùng tra cứu về những tác phẩm hội hoa. mà người thân cậu ấy để lại.
Viễn ngẩn người:
- Nhưng chuyện này đâu có liên can đến Hạ. Hạ đâu có biết gì về hội hoa. đâu?
Bà Lân cười khẽ:
- Nói vậy là con lầm và chưa hiểu hết về "vợ chưa cưới" của mình đấy thôi. Hạ rất có khiếu thẩm mỹ và óc nhận xét, thưởng thức những bức tranh này.
- Nhưng... sao nội lại làm vậy?
- Ông của Thoại là bạn cũ của nội, ông ta còn một số di vật ở Việt Nam. Và đó là mục đích về quê hương của cậu Thoại.
Viễn lẩm bẩm:
- Về tìm di vật hội hoa. gì đó thì ráng công tìm đi, lại còn...
- Con nói gì đấy? - Bà Lâm cao giọng hỏi.
- Con chỉ bực một chút thôi.
- Tại sao?
- Nội có biết hắn luôn có ý định đeo đuổi được Hạ không?
- Dĩ nhiên nội biết.
Viễn ngạc nhiên:
- Vậy tại sao nội lại còn cho hắn có cơ hội phá con?
Bà Lân nói, giọng rõ ràng:
- Nội làm vậy chỉ muốn biết con có thật sự thương yêu con bé không mà thôi. Tụi bây cứ giận qua hờn lại mãi, biết đến bao giờ chính thức để nội yên tâm.
Viễn nhướng mắt:
- Con yêu hạ mà nội, không biết thì sao con lại đem cô ấy giới thiệu với nội như một bạn gái được.
- Vậy sao?
Giọng bà Lân có âm sắc chế giễu làm Viễn chột dạ. Không hiểu vở kịch của anh có sơ sót điều gì làm bà nghi ngờ không. Nếu có, vở kịch sẽ phải hạ màn và anh mất cơ hội gần Hạ, chưa kể là cô sẽ nhận chịu ác cảm từ nội.
Anh cười gượng:
- Con thương Hạ mà nội. Nội thử con làm chi nữa không biết.
- Ừ thì giờ thấy con chạy đôn chạy đáo, xuông cả vào quán người ta doa. nạt, bỏ quên phong thái điềm đạm, lịch lãm của mình đi mất thì nội đã biết rồi.
Viễn thở phào:
- Vậy là nội chỉ thử con thôi.
- Nhưng nếu như con không thương con bé lắm, không đặt con bé cao hơn người khác, thì đây cũng là cơ hội cho cậu Thoại. Nội cũng thích tánh cậu ấy, con bé hạ có thể gặp Thoại sẽ tốt hơn con nhiều.
Viễn nhăn mặt hốt hoảng:
- Sao nội lại nói vậy? Con là cháu ruột của nội mà.
Bà Lân lắc đầu tra gạn:
- Vậy sao? Vậy thì cháu nội thử nói nội nghe cái cô gái ấy là ai?
Viễn bất ngờ:
- Nội... nói ai vậy?
Bà lắc đầu:
- Đừng giả vờ. Cái cô ăn mặc bó sát ở Đà Lạt, da đen thui, hút thuốc liên tục cứ như tay chơi chính hiệu ấy. Con nhỏ còn dám níu kéo con, không kể gì con bé Hạ cạnh bên sao? Đúng chưa? Nó là ai?
Viễn ngần ngừ:
- À, tên cô ấy là Lam Anh.
- Con có quan hệ gì với cô ta?
- Con... có bồ bịch đôi chút với Lam Anh trước khi gặp Hạ.
Bắt gặp ánh mắt nghiêm khắc của bà nội, anh vội phân trần:
- Nhưng chỉ là thời gian ngắn thôi. Con đã chia tay với cô ấy rồi nội ơi.
- Còn bây giờ? Có ai khác nữa không?
- Không ạ, chỉ có Hạ thôi.
- Vậy là như con vừa nói khi nãy, con yêu Hạ phải không?
- Dạ - Viễn gật đầu ngay, lần này.
- Vậy làm lễ đính hôn đi. Trước khi ông bà nội về nước.
- Đính hôn? - Viễn nghe qua mà sững sờ, không tin vào tai mình.
- Sao vậy? Con đã nói con muốn ở lại đây lấy vợ và làm ăn, nên ông bà muốn thấy được sự chắc chắn của quyết định ấy.
Viễn ấp úng:
- Nhưng mà con...
Bà Lân im lặng, nghiêm khắc nhìn thẳng vào anh, làm Viễn khó mở lời. Anh bối rối trước cái nhìn dò xét của bà.
Bà Lân đứng dậy, lắc đầu, có vẻ giận trước thái độ lừng khừng không quyết đoán của Viễn. Bà bỏ lên lầu, trước khi đi bà còn ngoái lại một câu:
- Nội để con suy nghĩ. Tương lai của con phụ thuộc vào quyết định của con. Nếu đã nói yêu thương con bé, mà con để mất nó thì con là đứa ngu ngốc nhất trên đời. Hãy quyết định đi rồi bào cho nội biềt.
Viễn ngồi lại đó. Trong căn phòng khách cổ kính rộng mênh mang. Anh cố ép mình suy nghĩ nhưng không thể được. Có suy nghĩ cách gì cũng khó thoát ra khỏi tình cảnh này.
Biết lấy ai cố vấn cho mình lúc này nhỉ? Phải có một người nào đó có kinh nghiệm trong cái việc gỡ những rối rắm trong đầu mình. Người có kinh nghiệm, anh chợt nhớ đến ông nội, có lẽ phải kể thật cho ông nghe thôi, tình cảm của anh bây giờ.
Dì Tám nấu bếp đi lên dọn tách trà của bà Lân, dì hỏi Viễn:
- Cậu Viễn có uống nước không? Dì mang cho cậu ly cam nhé?
Anh lắc đầu:
- Không, dì khỏi làm. Nội con đâu rồi dì?
Dì ngơ ngác trả lời:
- Bà... mới đi lên lầu.
Viễn phát cáu lên:
- Không phải bà, ông nội kìa.
- À, ông đi đánh cờ với mấy ông cụ xóm trong ấy mà.
Viễn thở dài. Không được rồi, ông nội từ ngày về nước, rất ghiền đánh cờ tướng. Bây giờ không dễ tách ông ra khỏi mấy ông tướng pháo mã đâu.
Anh đành lên phòng nằm vật ra giường. Đầu anh cứ ong ong, nhức buốt. Anh nhăn mặt vỗ vỗ tay lên trán. Chẳng biết hình ảnh Hạ tíu tít bên Thoại làm anh khó chịu hay tối hậu thư của bà nội làm anh nhức đầu.
Khi nãy anh đã khẳng định với bà rằng mình có yêu Hạ, nhưng còn cô đối với anh thế nào? Sao cô không trở lại ngoan ngoãn, dễ thương như buổi tối ở Đà Lạt mà lại trơn tuột đến độ khó nắm bắt thế này?
Với bầy đàn bà như hoa đẹp khoe sắc bao quanh, Viễn quá dễ dàng trong việc chinh phục, nên có mấy khi anh tốn công, tốn sức tán tỉnh lắm đâu. Chỉ có cái cô bé cứng đầu này thực sự đã làm anh khổ sở như không là chính mình nữa.
Chuông điện thoại reo vang làm Viễn giật mình. Anh nhấc ống nghe lên: - Em đây Viễn - Giọng của Lam Anh.
- Chào! Có chuyện gì không?
"Có chuyện gì không?" Viễn cũng nghe sao giọng mình lạnh lùng, tàn nhẫn quá. Người con gái hơn năm dài cân kề với mình, mà bây giờ lại chào nhau xa lạ, vô tình quá đỗi.
- Em chỉ... em muốn gặp anh.
Lam Anh bắt đầu sụt sùi:
- Em cần gặp anh, anh Viễn.
- Không được đâu, Lam Anh - Viễn nói thẳng thừng - Mặc dù chúng ta vẫn có thể là bạn, nhưng tôi nghĩ ít gặp nhau sẽ tốt hơn.
- Tại sao vậy? - Lam Anh nài nỉ.
Viễn nhăn mặt. Anh không thích bị người khác tọc mạch nguyên nhân nào đưa đến quyết định của anh.
- Đừng hỏi câu này tốt hơn Lam Anh ạ.
Lam Anh nức nở:
- Anh nói vậy là vẫn còn giận em?
Viễn khẳng định một cách lãnh đạm:
- Không. Đã qua rồi, chuyện đã qua không bao giờ tôi muốn nghĩ đến nữa.
"Đã qua rồi!" sự sai lầm của Lam Anh hay chính vai trò của cô tả Người đàn bà trước sau gì cũng trở thành quá khứ của cuộc đời anh?
Viễn cúp máy, thấy chân dung mình thêm nét tàn nhẫn, băng giá. Đã bao cô gái phải đau đớn, khốn khổ vì thái độ ghẻ lạnh, thờ ơ của anh?
Như thằng bạn thân Quân Anh có lần rủa xả anh rằng:
- Mày là con ngựa chứng đểu cáng, kênh kiệu. Mày cần phải có tay nài giỏi để trị các chứng bệnh bất kham này, nếu không đừng mong gì sống thọ.
Tay nài giỏi. Anh cần phải có người trị mình ư? Hạ có phải là một tay nài giỏi không nhỉ? Cũng có thể lắm chứ, vì mọi người xung quanh anh nhận xét rằng dạo này anh yêu đời, vui vẻ hơn lúc trước. Cô làm anh đổi tánh chăng?
Càng ngày anh càng thấy vị trí cô bên cạnh mình là rất cần thiết, là mùa xuân của năm, là hương hoa cho trái tim đã chai sạn sần của anh.
Viễn sáng mắt lên vì viễn ảnh cô sẽ bị trói buộc bên anh. Lễ đính hôn! Phải rồi, một lễ đính hôn với đủ mọi người, bạn bè, thân thuộc sẽ là một cơ hội để anh có lại cộ Rồi sau đó, anh sẽ cố chinh phục cô mặc cho tánh tình cô đôi khi còn "chửng" hơn anh. Anh sẽ làm cho cô trở nên thuần tính, dễ yêu như ngày nào ở Đà Lạt.
Lễ đính hôn! Anh sẽ có lại cô bé khờ khạo, ngây thơ cũ, đá văng thằng nhóc Thoại ra rìa với cái quán ế ẩm của hắn.
Cám ơn nội đã nghĩ cho con cái giải pháp tuyệt vời này.
Nhưng!
Đang cao hứng, đột nhiên Viễn khựng lại. Làm sao thuyết phục được Hạ đến dự lễ đính hôn của chính "cổ" Trong khi cô và anh vẫn chỉ là công việc đóng đỡ vai với một hợp đồng miệng. Rủi cô la toáng lên trước mọi người rằng anh gạt gẫm cô, lúc đó, chao ôi biết nói sao với ông bà nội? Với mọi người?
Viễn căng óc lên suy nghĩ, suy nghĩ... Tiếng tíc tắc của đồng hồ và thời gian trôi càng làm anh nóng nảy thêm.
Mặc kệ! Anh sẽ đem tình yêu của mình ra để đánh cá với danh dự vậy. Nếu cô "yêu" anh một chút nào, Hạ sẽ không bao giờ phá vỡ buổi lễ "long trọng" đó.
Bây giờ chỉ còn phải làm sao thuyết phục Hạ đến nhà dự tiệc, trong khi cô đang chiến tranh lạnh với anh.
À! Phải rồi, còn một quân sư nữa chứ. Viễn nhớ ra. Anh cười thầm vì mình sắp phải nghe một tràng dạy dỗ của thằng bạn có tài ăn nói.
Anh nhấc máy lên và bấm số:
- Alô! Quân Anh đó hả? Tao đây!