Chương 1 (d)

Phong mỉm cười, đôi mày nâng cao, nhìn một cách dịu dàng, một hình ảnh yêu kiều, thấy lòng cảm động một cách rất êm nhẹ. Một ánh hương âu yếm vừa lướt tới như hơi gió ấm. Phong nghĩ đến Mai.
Nguồi bồi mang thức ăn lên bầy trước mặt Bích và Phong. Anh nuốt nước bọt gật đầu, gọi hắn lại gần và bảo:
- Thôi bác để chúng tôi nói chuyện riêng không cần lấy gì nữa hết.
Người bôi đi khỏi, anh liền thay đổi quấn áo với Bích, lột bộ râu mép ra dán lên môi bạn và trong ba phút Bích hoàn toàn thành ông già lúc nãy còn Phong thì hoàn toàn... hiện nguyên hình. Anh gọi bánh tây, dăm bông nhét vào túi rồi dặn Bích:
- Liệu, xuống đi, kêu xe bảo kéo đến sở mật thám nhé.
- Được.
- Nhưng không cần đến nơi. Nó không theo anh nữa đâu vì nó tin chắc anh đến sở mật thám thực, và thế nào cũng đi cấp báo với bọn đồng đảng... anh đi một lát thì bảo xe theo đường khác mà trở về. Phải hết sức coi chừng, đừng để nó trông thấy nữa. Tốt hơn, là tìm cách trút lốt ngay đi... mà cố bắt chước giọng lè nhè của tôi lúc gọi xe đấy!
- Được, thế còn anh?
Phong đáp:
- Tôi sẽ theo gót nó đến tận sào huyệt. Nó rình tôi lâu lắm đấy, tôi biết ý mới nghĩ ra được cái mưu vừa rồi. Tôi cải trang đi ra, cải trang một cách vụng về để cho nó dễ nhận ra và để mắc lừa... chứ anh tính, nếu tôi muốn tránh mặt thì đời nào... bây giờ đến lượt tôi rình nó, tôi lại theo nó cho đến kỳ cùng, nghĩa là đến tận sào huyệt của đảng gian... mà tôi đã theo thì đừng hòng thoát.
- Anh có mang theo gì đề phòng không?
- Có.
- Bánh tây dăm bông... thôi, đi đi nhé, chúc anh thượng lộ bình an.
- Chúc cả anh nữa.
Bích bắt tay Phong rồi đi.
Phong liền nhảy ra đứng nép sau bức cửa kính nhìn xuống.
Người trẻ tuổi âu phục mầu nâu đang lờ vờ xem một cửa hàng giầy ở bên kia đường, bỗng quay ra và khi Bích lên xe bảo kéo đến sở mật thám thì Phong thấy hắn giơ đồng hổ báo lúc ấy đã gấp.
Hắn nhìn theo xe Bích tới lúc khuất hẳn rồi đưa mắt trông lên gác hàng cà phê, sau cùng, vẫy một cái xe khác. Hắn ung dung lên ngồi và trở về phía đường Phúc Kiến.
Phong nghĩ ngay đến cái xe đạp anh sẽ thuê ở một nhà gần đây.
Trước khi xuống anh lấy ở túi ra một gói thuốc là mới, ngắm nghía một điếu châm hút và lẳng lặng mỉm cười. Đó là một thứ thuốc Ăng Lê đắt tiền, bịt giấy vàng ở một đầu và có một công dụng khác thường đối với Lê Phong lúc đó.
Phong theo hút người lạ mặt qua hai phố. Hắn ngồi trên chiếc xe tay chạy đằng trước còn anh đi xe đạp cách hai chục bước sau. Không một lần nào người lạ mặt quay đầu lại nên anh không sợ hắn nhận ra được. Trong trí tưởng tượng của hắn, Lê Phong đã ra khỏi hàng Bình Minh từ lúc nãy và đã đến sở mật thám. Vẻ mặt của hắn lúc trông thấy người bạn của anh đi xuống, và sự hấp tấp của hắn lúc gọi xe, đủ tỏ cho Lê Phong biết hắn đã mắc lừa.
Qua hàng Bồ, qua hàng Buồm.
Đến Mã Mây, Phong bóp phanh cho xem đạp chậm lại, và hoang phí một cách ngoa ngoắt, anh lại vứt già nửa điếu thuốc lá đương hút xuống vệ đường, sau khi đã châm một điếu mới. Đó là điếu thuốc thứ sáu kể từ lúc anh ở hàng cà phê ra.
Gần hết phố Mã Mây, người lạ mặt xuống xe và rẽ vào một cái ngõ hẻm bên tay phải. Phong tức khắc đến đó, gọi một đứa bé bán lạc đến gần bảo:
- Bé con, mày có bao nhiêu lạc?
Đứa bé chưa hiểu, anh hỏi nữa:
- Bán hết lạc trong hộp thì được mấy hào?
- Ông hỏi để làm gì?
- Tao hỏi để mua.
Đứa bé ngạc nhiên:
- Ông mua cả à?
- Ừ, nói mua lên, bao nhiêu?
- Nhưng mà...
- Chậc! nhưng cái gì? bao nhiêu, cứ nói đi. Năm hào? sáu hào? được không?
Đứa bé nói liều:
- Sáu hào!
- Đây, tao cho mày cả một đồng. Nhưng mày phải nghe tao dặn. Đừng đi bán lạc nữa, đứng yên đây, coi cái xe đạp này cho tao.. hễ có những người đi đến đây, ra ý tìm tòi thì mầy cầm mẩu thuốc là mà hút. Nhưng cứ để tắt, đừng châm. Hiểu chưa?
Đứa bé còn ngơ ngác chưa hiểu ra sao thì tờ giấy bạc một đồng anh nhét vào tay nó liền làm cho nó hiểu.
Không mất một giây, Phong vào trong ngõ hẻm.
Đo là thứ ngõ hẹp và bẩn, hai bên tường ép lại và như chạm trời.
Vào được độ ba chục thước thì có một đường rộng rẽ ngang. Phong ngạc nhiên vì còn thấy một dẫy nhà thấp ở đó. Hai, ba cái xe bò càng chổng ngược như những súng chĩa bắn tầu bay. Qua dãy nhà cửa đóng im ỉm, Phong đến một chỗ đường ngách nữa,và trứoc khi ra, anh đưa đầu nhìn qua chỗ khuất để xem tình hình. Người lạ mặt vội vã đi, chân bước quen trên mặt đường gạch gồ ghề và đầy những vũng nước.
Hắn đứng lại trước một cái cửa gỗ - một thứ cổng hậu đơn độc ở cuối bước tường dài đen những rêu.
Phong hết sức giữ gìn để khỏi lộ. Anh chỉ dùng một mắt ghé qua chỗ vách vỡ, cũng đủ dò xét cử chỉ của người kai. Phong nghĩ thầm:
- Sào huyệt của chúng đây rồi! hừ mình không ngờ câu chuyện lại giản dị thế. Cả một đảng tổ chức chu đáo, xuất quỷ nhập thần, thế mà rút cuộc lại để cho Lê Phong lừa được. Hai đứa rình Lê Phong đều mắc mưu Lê Phong: đứa phố Huế biết Lê Phong sẽ cải trang, đứa thứ hai đi theo người cải trang; kết quả rất thần tình, Lê Phong biết được chỗ mà chúng hết sức muốn giấu...
Phong mỉm cười:
- Ở đời chỉ cầu nghĩ nhanh một chút... nghĩ nhanh và làm nhanh..
Phong lắng tai. Người lạ mặt đằng kia sau khi nghe ngóng một hồi, đã bắt đầu lên tiếng báo hiệu. Nghĩa là gõ cửa. Phong đếm và hết sức nhớ lấy từng tiếng gõ: ba tiếng chậm, hai tiếng mau, rồi một lát ngắn, năm tiếng vừa nhanh vừa mạnh.
Rồi yên lặng.
Người lạ mặt Phong trông có vẻ quan trọng khác thường.
Trí Phong bỗng nảy ra nhiều ý nghĩ kỳ ảo cũng khác thường mà anh không kịp có thì giờ kiểm soát. Một sự gì vĩ đại sắp sẽ xảy đến. Một cảnh tượng quái lạ? một tai nạn hiểm nghèo?
Phong xem đồng hồ tay. Đúng hai phút đã qua sau những tiếng gõ cửa lúc nãy. Phong đang lấy làm lạ thì những tiếng gõ lại nhắc lại theo nguyên những dấu hiệu vừa rồi.
Chúng nó cẩn thận thực!
Phong vừa nghĩ thế thì nghe có tiếng then mở. Lòng anh hồi hộp, quả tim đập mau lên. Tiếng then gỗ lách cách đóng trong sự im lặng... Phong tìm được một tỉ dụ văn chương: then chốt của sự bí mật bắt đầu mở.
Sau khi người lạ mặt vào trong cổng, và sau khi cổng đã đóng lại, sự yên tĩnh có một nghĩa khác đối với Lê Phong. Trong trí anh, anh đoán từng bước chân đi của người anh theo dò, và những trường hợp có thể xảy ra ít lâu nữa.
Bốn giờ kém hai phút.
Phong nghĩ đến ba việc - ba đoạn trong kế hoạch của anh.
- Phải quyết ngay! Phong tự ra cho mình cái lệnh gọn gàng đó.
Anh bước lên những bước thứ nhất về phía cổng - những bước quan trọng! - và hứa sẽ dành nhiều sự kinh ngạc cho bọn Tam Sơn.
Phong mỉm cười, một nụ cười nhạt nhẽo, lạnh lùng và hết sức ghê gớm. Giữa những cảm tưởng hồi hộp, Phong có một sự tin vững chãi. Anh biết rất chắc chắn rằng anh sẽ thành công.
Phong bước được quá nửa đường rồi. Anh tiến thêm mười bước nữa. Bỗng - cạch một tiếng - then cổng vừa mở bởi một cái tay vô hình. Không mất một giây, Phong chạy vụt lên. Tiếng chân êm như những bước nhung của con mãn. Anh vừa kịp nép mình vào chỗ khuất, bên cạnh cổng và ở cuối ngõ, thì một người đàn ông thấp bé mặc hàng tím, lách mình ở trong cổng đi ra. Theo sau hắn, một người nữa, to béo và nặng nề, hai nắm tay hộ pháp nưng nức những mỡ. Một câu chuyện rất nhanh lên tiếng ở hai cái miệng vội vã:
- Mười lăm phút đấy.
- Được.
- Đi lối ngách. Khẩu hiệu: phim hay lắm, thế nào cũng đi xem.
- Phim hay lắm, thế nào cũng đi xem. Còn gì nữa?
- Không.
- Ai xử Đông Thanh?
- Bằng. Thôi đi đi. Trời đẹp nhỉ.
- Trời đẹp nhỉ.
Câu sau cùng, Phong hiểu là một tiếng chào; anh cũng nghĩ thầm: trời đẹp không biết chừng nào, còn cái phim thì hay đến tột bực.
Mọi việc xảy ra đều như chiều ý Lê Phong. Người thấp bé khi khỏi rồi - hắn đi ra lối ngõ Mã Mây - Phong thấy người to béo còn đứng lại, viết hí hoáy trên mặt cổng. Anh đợi cho hắn xong việc, sắp sửa trở vào, thì kêu lên một tiếng.
- Úi dà!
và lao đao ngã gục xuống lối đi.
Người to béo mở to mắt nhìn rồi lại gần cúi xuống xem, cố tìm hiểu xem đứa nào là đứa này mà lại lăn vào đây để ngã. Phong không để hắn nghĩ kỹ, xuất kỳ bất ý, anh đứng thẳng dạy cùng với sáu mươi nhăm cân nặng trong hai nắm tay, Phong tính đúng lạ lùng, hai nắm tay ấy vấp hùng dũng dưới cằm khiến hắn nằm thẳng dưới chân anh, không kịp kêu một tiếng.
Phong vội vã giáng sức kéo hắn về một chỗ rất kín đáo, nhưng rất bất tiện cho sự nghĩ ngơi.
- Anh chịu khó nằm đây nhé, chỗ này không được thơm tho lắm, nhưng không hề gì. Ngủ độ một vài giờ ở chổ này cũng đỡ mệt.
Phong nhìn hơi thở trên cái bụng phương phi:
- Thở đều, ngủ ngon giấc. Nhưng muốn cho anh không bị những tiếng động quấy rối, tôi xin biếu anh vị thuốc này.
Phong rút khăn tay, lấy một lọ thuốc mà anh đem theo phòng những trường hợp này, nhỏ vào độ bốn, năm giọt và cẩn thận đậy lên mặt người bất tỉnh.
Phong vừa xoa tay vừa nói:
- Ba giờ nữa ngài cũng còn giấc, bỉ nhân tha hồ thế chân ngài.
Rồi ranh đi lại trước cổng, đọc hàng chữ phấn viết lên đó, mỉm cười, rồi ung dung đẩy cổng bước vào.
Đưa mắt một lượt, Phong hiểu rằng chàng có toàn quyền ở chỗ này - không thì ít ra cũng có toàn quyền trong một khoảng nhỏ. Người to béo ấy là một tên gác cổng sau của bọn gian phi. Một tờ nhật báo gấp tư, một ly nước con và một vài mẩu thuốc là trên mắt đất ẩm, bên cái ghế gỗ. Bằng ây thứ tỏ ra người đàn ông giữ chức phận đã lâu lắm và còn phải ngồi ở đó lâu hơn. Trước khi dò xét bên trong, anh hãy cài then lại, đứng nghe ngóng tình hình.
Một sự yên lặng lạnh lùng vẫn ám một cách hỗn độn. Chỗ Phong đứng là một cái bếp lâu không có lửa. Màng nhện nặng những bụi chằng chịt ở những đụi gỗ đen ngòm. Trước bếp là một cái sàn gạch xanh lê những rêu. Cây cỏ mọc len vào những khoảng nẻ nứt lớn. Chân tường gần một cái cửa tối, những sắt cũ, những mảnh giường gãy, và các thứ đồ dùng hư nát chồng chất lên nhau.
Cái cửa tối dẫn vào một căn nhà sau mà Phong biết là bỏ không, và từ căn nhà ấy trở lên, Phong đoán chắc còn nhiều căn như thế nữa. Phong tính nhẩm một vài phút những bước mình sẽ tiến. Rồi, sau một cái nhếch mép có rất nhiều ý nghĩa, Phong bước vào căn nhà đầu tiên.
Toàn một thứ bóng tối mù mờ. Một vài tia sang yếu ớt chiếu vào từ cái cửa bên kia, và ở phía trong tường, từ một vài khe cửa sở nứt. Qua một sân nữa, cũng hoang vắng như sân trước, rồi lại qua một gian nhà tối nữa. Phong đến bên một cái thang gạch dẫn lên một từng nhà.
- Lên!
Phong thầm giục mình thế.
Rồi anh tự vâng lệch.
Anh tới một căn gác tối hết sức, và rất hẹp. Có lẽ đó là một lối đi. Nghe ngóng một lúc lâu, Phong thấy như có tiếng sì sào, không rõ ở gần hay xa. Anh rón rén, đưa tay sờ lần, để men về phía có những tiếng khả nghi đó.
Một ánh đèn sáng mờ mờ đưa ra một lối rẽ. Đó là một cửa ngách dẫn tới những căn phòng có đèn.
Phong dò giữ đến bên.
Anh đưa đầu nhìn vào. Và quả tim đập mạnh.
Sau một lối mờ sáng bởi một ngọn đèn nhỏ trên trần nhà là một cái cửa đóng. Hai bên lối đi toàn bức tường ngăn.
- Đây rồi!
Câu đó Phong nghĩ thầm. Nhưng nếu anh nói lên, có lẽ không ra tiếng, Phong nuốt nước bọt cho đỡ khô cổ, và đi lại bên cánh cửa: anh sẵn sàng để đón các sự nguy nan.
Nghé một mắt sau khe gỗ nứt, Phong đứng nhòm vào. Tuy đợi đến các sự ngạc nhiên phi thường, Phong cũng vẫn sửng sốt.
Sau bức cửa gỗ đó là một gian phòng rất sang, trang hoàng hết sức lịch sự. Tường sơn vàng, sàn trãi thảm quí. Một hai chiếc ghế kiểu mới toàn bằng gỗ, kê vừa phải bên một cái dương nệm nhung hoa.
Bốn người đàn ông ăn mặc rất sang ngồi chung quanh một cái bàn thấp kê ở một bên, và sau bàn trên một cái ghế bành to, một người thiếu phụ đẹp một cách dị thường, đang yên lặng đọc một tờ báo.
Chỗ Phong đứng là chỗ rất tiện để quan sát. Bóng tối hoàn toàn vây phủ như có ý giấu hẳn người phóng viên, Phong không lo bị ai bắt gặp nếu có người chợt đi qua. Anh cũng không cần dè giữ lắm. Bọn người trong phòng ra chiều không ngờ rằng có anh đứng đây. Đó là điều vừa làm cho anh bằng lòng, lại vừa làm cho anh hơi ngạc nhiên: anh không ngờ vào được hang hùm dễ dàng đến thế.
Khe hở vừa đủ rộng để Phong trông thấy đủ cái vai trò của tấn kịch bí mật đó. Và chỗ anh nấp cũng đủ gần để anh không bỏ qua một lời nào bên trong. Tờ báo người thiếu nữ giở sang trang nghe sột sọat tiếng giấy rất rõ. Vì thế Phong lại chú ý đến sự yên lặng đặc biệt của giây phút bấy giờ. Vừa rồi, lúc sắp tới đây, anh còn nghe thấy sì sào, nhưng lúc này mọi người hình như ngóng đợi một điều gì, một lời nói, một cử chỉ, một hiệu lệnh quan trọng. Tất cả đều đạo mạo; trong phòng không khí im phăng phắc. Một bức tranh kỳ dị mà trong đó chỉ có một người cử động: đó là người thiếu nữ. Song chính người ấy cũng cử động rất nhẹ nhàng.
Tình thế ấy gây nên bởi đâu? Phong không phải nghĩ nhiều. Đo là vì cái tin trong tờ báo. Báo đó là Thời Thế và cái tin đó là bài tố cáo của Lê Phong.
Hai con mắt rất đẹp và sắc sảo của nguồi thiếu nữ đang lặng lẽ đưa trên hàng chữ in. Phong tính đến những đoạn, những giòng cô ta đọc... không thế nào biết được những cảm tưởng của con người khó hiểu ấy. Trên khuôn mặt thanh tú không để lộ một vẻ gì khác thường.
Nếu không ở trường hợp như Phong, và nếu ai khac nhìn cảnh tượng này, có lẽ tưởng đó là một cuộc hội họp tao nhã. Nhưng vẻ hiền hậu lịch sự ấy chỉ là bề mặt ngoài của một hội nghị gớm ghê. Phong thấy, cùng với cái ý tò mò chăm chú đặc biệt, một thứ cảm tưởng kính phục ngự vào tâm hồn. Sự vô lý đã có thực ở nước Nam. Giữa cái xã hội chất phác này đã có một thiên truyện phức tạp. Một người đàn bà, đứng đầu một đảng lớn, có những phương pháp siêu đảng và những thế lực khó lường.
Người đàn bà ấy, Phong trông thấy đây mà Phong vẫn còn ngờ ngợ.
Nhưng đó là sự thực, sự thực nhãn tiền.
Sắc đẹp của người thiếu nữ ở đây có một vẻ trang trọng nguy hiểm. Trong cái ghế bành lớn, cô ngồi bắt chân chữ ngũ, và có một dáng quí phái vừa kiêu hãnh vừa dịu dàng.
Thong thả đặt tờ báo xuống, người thiếu nữ nhìn một người gần đó, mắt hơi nhíp lại và miệng như mỉm cười. Một lúc lâu cô ta mới nói:
- Một bài đại luận, hay lắm, nên phải lấy ngay về.
Giọng nói ôn tồn, nghe ấm và vang xa. Phong rùng mình lên như thấy một luồng điện kỳ lạ, vì anh nhận thấy, trong cái giọng dịu dàng đó, một ý quyết liệt chưa từng thấy ở một người đàn bà. Cô ta nhắc lại, đầu nhè nhẹ gất gù:
- Phải, ta nên lấy ngay về... Tiếng vang ấy đi xa chưa có lợi cho ta mấy... có ai có ý kiến gì không?
Đáp lại, câu hỏi cô ta là sự im lặng. Năm người chỉ đưa mắt nhìn nhau. Người thiếu nữ cười:
- Không ai có ý kiến gì? vậy mà việc xung không khó khăn lắm.
rồi ngoảnh mặt lại phía trái, cô ta hỏi:
- Báo Thời Thế ra bao nhiêu số?
- Hai vạn rửoi.
- Không đắt lắm, phải không?
Người kia không hiểu, vẻ lúng túng của hắn lại làm cho người thiếu nữ mỉm cười:
- Nghĩa là không bắt ta tiêu tốn lắm. Tôi muốn cho ngày hôm nay báo Thời Thế số này không lọt được ra ngoài.
Cô ta lấy sổ tay đưa mắt qua, rồi tiếp:
- Hai vạn rưởi, được lắm. Các anh nghe đây; tức khắc năm cái tay đã sẵn sàng năm cái bút chì, cử chỉ rất nhanh nhẹn khiến Lê Phong ngạc nhiên. Anh bắt đầu thấy oai quyền của người đàn bà và sự phục tùng của những người ma anh chắc là bọn bộ hạ.
Tiếng người thiếu nữ vẫn êm dịu, tương phản rõ rệt cái mệnh lệnh gọn ghẽ sau này:
- Ba anh: Thích, Thám và Thược cầm một ngàn bạc đi mua hết các số báo Thời Thế ra hôm nay. Mua hết, không để lọt ra một số nào. Những báo gửi đi các nơi cũng phải thu lấy cho bằng được.
Ba cái miệng cùng vâng một tiếng đều.
- Anh Thăng và anh Thược bé đi phụ cho mấy người kia. Dùng hết cách mà lấy báo về cho tôi, dù phải làm mạnh cũng đừng ngại.
- Vâng.
- Đưa cho chủ nhiệm Thời Thế một bức thư số sáu.
- Vâng.
- Và một giờ sau đưa bức thư số ba.
- Vâg.
- Sau bức thư số ba, anh Thái sẽ đợi chủ nhiệm Thời Thế ở nhà riêng, khoảng từ sáu rưỡi đến bảy giờ.
- Vâng.
- Và bảo hắn ta trả lời ngay: không được nhắc tới chúng ta nữa. Hai chữ Tam Sơn sẽ là tiếng huý phải kiêng.
- Vâng.
- Nếu trái lệnh thì tức khắc hạ thủ.
- Vâng.
Câu nói và câu đáp cùng có một vẻ tự nhiên rất giản dị. Người thiếu nữ lại mỉm cười:
- 7 giờ 30 tối hôm nay các anh cho tôi biết kết quả. Bây giờ anh Thược nói cho tôi biết câu chuyện Lê Phong.
Phong chú ý nhìn thì anh Thược chính là người thiếu niên đến nhà anh lúc trước. Hắn ta dọn giọng như người thí sinh trước ông giám khảo:
- Mọi việc đều đúng như chị đã định. Lê Phong tỏ ra thái độ khẳng khái và không chị nghe theo một điều kiện nào của ta. Ngay lúc ám sát xong Nguyễn Bồng, Lê Phong đã đưa tin về Thời Thế. Tôi đứng rình nghe được lúc hắn nói điện thoại và đã báo tin cho chị ngay.
- Đối với sở mật thám, cái chết của Nguyễn Bồng có gì khả nghi không?
- Không, Nguyễn Bồng chết tự nhiên như người gặp tai nạn thực. Ba Sang ăn mặc giả làm ngườii thợ mộc đứng bên nó. Lúc nó nhìn lên toa trước, thấy tôi đứng với Thiệp thì hiểu ngay, nhưng nó chỉ để phòng có chúng tôi vì thế Ba Sang không bị nó chú ý. Xe đến phố Huế, trước chợ Hôm, nó toan trốn, nhưng Thiệp nhảy xuống theo nó coi chừng và phải đợi lúc khác. Xe chạy, Thiệp và tôi lại lên. Lúc bấy giờ vừa đúng 11 giờ 15. Chúng tôi thấy nó cuống cuồng lên, lo sợ ra mắt. Thiệp liền ra hiệu riêng còn tôi, tôi rút con dao giơ ra ngoài và đọc bản án xử tử nó bằng những dấu riêng mà nó vẫn nhớ. Bồng càng khiếp sợ, vội vã bước xuống trong lúc xe bắt đầu chạy. Ba Sang vẫn chờ cơ hội, liền đứng vướng lối của nó và làm như người vô tình, dẫm mũi giầy lên gấu quân nâu của Bồng... việc làm nhanh và nhậy. Ai cũng tưởng là một sự rủi ro.
Lúc người thiếu niên thuật lại cuộc gặp mặt ở nhà Lê Phong,thì người thiếu nữ nghe một cách bình tĩnh,nhưng khi đến đoạn Mai Hương vào thì nét mặt bỗng đổi khác.Phong nhận thấy,tuy chỉ trong giây lát rất ngắn,một vẻ căm tức hờn giận vụt thoáng qua.Người thiếu nữ cười gằn:
-Mai Hương...Hừ,Mai Hương cũng muốn dúng tay...
Nhưng giọng nói lại trở lại ôn tồn,cô ta hỏi:
-Bây giờ đến vụ Đức Thiệu,nhà này có năm mươi sáu vạn trong két và rất nhiều đồn điền.Đến mười hai giờ đêm nay hắn phải trao cho ta mười hai vạn.Hắn sợ,nhưng chỉ xin đưa có nửa số tiền.Các anh nghĩ thế nào?
-Hãy cứ nhận thế...
Đó là một câu trả lời của một vài người.Nhưng người thiếu nữ lắc đầu:
-Không nhận một xu nhỏ nào hết.
Rồi,không để cho bọn kia có thì giờ hiểu,cô ta đưa ra mãnh giấy con:
-Đây là bản nháp bức thư gửi cho người chủ hiệu vàng bạc này.Anh Thạch đánh máy và đưa đến ngay không sai nữa phút.Lúc đó Đức Thiệu ngồi ở hàng cơm Á Đông,ăn mặc giả làm người khách,theo sự điều tra riêng của tôi.Hắn ngồi đợi nói chuyện với viên chánh Liêm phóng.Đức Thiệu một mặt giả vờ điều đình với ta về việc đưa tiền,một mặt hẹn đến hàng cơm Á Đông để bàn tính với viên chánh Liêm phóng là người bạn quen với Thiệu.Thiệu tuy định tố cáo bức thư nặc danh nhưng vẫn chưa biết rõ thế lực và đường lối hành động của ta.Đối với hắn,ta là một sức vô hình nhưng hắn còn tưởng có thể thoát được...Vậy,tám giờ tối nay,sở Liêm phóng sẽ bắt đầu can thiệp nếu ta không đề phòng...
Một vài tiếng rụt rè hỏi:
-Nhưng tám giờ họ bàn nhau mà tám giờ kém năm ta mới đưa thư thì...
-Thì e chậm quá phải không?Các anh chưa nghĩ kỹ...
Người thiếu nữ ngừng lại,đưa đôi mắt rất tinh nhanh nhìn khắp một lượt rồi lại mỉm cười.Mỉm cười hình như là một thói thông thường mà người thiếu nữ ưa dùng trong khi nói những chuyện quan hệ.Cô ta tiếp:
-Tám giờ kém năm nghĩa là trước lúc họ bàn nhau những năm phút.Năm phút đó là điều kiện cốt yếu và vừa đủ cho phương lược của ta.Vì thế nên tôi mới dặn:tám giờ kém năm,không sai nữa phút.Đây tôi nói rõ các anh nghe.Đức Thiệu một đằng gờm ta,một đằng định hại ta,sợ ta,phải cải trang để hẹn nhau với viên Chánh Liêm phóng.Hắn chắc ta không biết,và bức thư của ta đưa cho hắn năm phút trước nkhi toanh tính một việc sẽ làm cho hắn kinh hoàng và đổi ý kiến ngay tức khắc.Các anh hẳn cũng biết trước kết quả.Câu chuyện mà hắn định bàn với viên Chánh Mật thám sẽ phải theo đúng bức thư này:
Các anh nghe tôi đọc nhé:
"Ông Đức Thiệu.Tám giờ tối nay ông gặp ông Chánh Mật thám là một điều bất nhã đối với chúng tôi.Sự bất nhã ấy chúng tôi không dung thứ được.Nhưng ông còn tìm cách chuộc lỗi,là đừng đả động gì đến việc "tống tiền ".Ông sẽ tìm lối nói với ông Chánh Mật thám cho khéo để khỏi bàn đến chúng tôi.Nếu ông không nghe lời thì sẽ thấy sự tai hại cho ông ngay đêm nay.Ông sẽ bị thiệt mạng và số tiền ông không muốn trao cho chúng tôi cũng sẽ mất.Muốn cho ông không ngờ vực gì về cách hành động cẩn mật của chúng tôi,xin ông hãy trông kỹ hai người mặc lễ phục ở gần lối cửa vào và đang ngồi uống rượu ngọt..."
Người thiếu nữ cắt nghĩa thêm:
-Hai người đó là hai anh lanh lợi ở hộ thứ ba.Lúc chiều tôi đã dặn dò cẩn thận.Bức thư này anh Thạch sẽ đưa tới đúng giờ đã định và sẽ thấy bộ mặt đỏ của ông Đức Thiệu tái đi.Anh Thạch sẽ hỏi: "Thưa ông,ông định thế nào? "và cầm đồng hồ ở tay,cho ông ta một phút để nghĩ.Anh Thạch nhớ chứ?
Người tên Thạch gật đầu:
-Vâng.
Người thiếu nữ xem đồng hồ
-Bây giờ đến việc nhà.Trước hết tôi hãy tính công (người thiếu nữ mỉm cười) rồi sau sẽ đến những lỗi đáng trách.
Người thiếu nữ vẫn giữ nguyên một nụ cười,khi nói câu sau,nhưng đôi mắt lạnh lùng có một vẻ nghiêm nghị đáng sợ.
-Anh Thuợc,anh Thắng sẽ cầm tám thẻ còn anh Thạch cầm năm.Sau khi đến hiệu Á Đông,anh sẽ lấy ba thẻ nữa,nếu việc thành công,còn nếu sơ suất thì...như luật đã định,chúng tôi không dùng anh được nữa.
Mấy người đàn ông chia tay nhau những tệp giấy bạc mà người thiếu nữ vừa lấy trong ví ra.Công việc rất thản nhiên,không vui mừng,và cũng không ân hận.Phong chú ý thì thấy mỗi thẻ mà người thiếu nữ nói lúc nãy là năm đồng.Phong hiểu rằng họ trả công nhau từ năm đồng (một thẻ) trở lên,nhiều ít tùy theo công việc nặng nhẹ.
-Xong việc biết ơn của tôi (lời người thiếu nữ) tôi xin tính đến việc trách phạt.
Phong chợt thấy một sự lo lắng như vừa ám đến.Câu nói ôn tồn của người thiếu nữ khiến cho năm bộ mặt đổi khắc hẳn đi.Anh chưa hiểu tại sao,chỉ phảng phất đoán sẽ có sự phi thường sắp xảy tới.Người thiếu nữ tiếp:
-Trong việc hành động của đảng Tam Sơn,kỷ luật phải giữ hết sức khe khắt,các anh vẫn hiểu.Bổn phận tôi - và bổn phận các anh - là phải theo đúng từng điều.Tam Sơn đứng vững được bấy lâu,hành động được im lặng và chu đáo đến thế là nhờ ở các anh có tài mẫn cán,cũng nhờ cả ở sự trọng kính những kỷ luật của chúng ta.
Những lời nói rất dịu dàng ấy gây nên một điều rất trái ngược lại làm không khí mỗi lúc một lạnh lùng thêm.Trong sự im lặng nặng nề người thiếu nữ thở một tiếng dài,xem xét ảnh hưởng câu nói của mình trên những bộ mặt lúc đó đã thành trơ như tượng.Một lát,sau tiếng thở dài nữa,cô ta khe khẽ gọi:
-Anh Thường.
Người đàn ông ngồi phía trái cô ta bỗng giật mình lên,đôi mắt mở to,hoảng hốt.
-Anh Thường.Xin anh trả lời cho các anh em đây nghe câu hỏi này.Kẻ định tâm phản bạn có ở trong đảng Tam Sơn được không?
Thường đáp không ra hơi:
-Không.
Thiếu nữ gật đầu,nhếch một bên môi,đôi mắt nhíu lại một chút:
-Không ở trong đảng được nghĩa là phải ra khỏi đảng,phải không anh?
Tiếng "vâng "cũng nói ra như trong một hơí gió.
-Phải ra khỏi đảng,anh Thường nhỉ,nghĩa là phải thành người không hại anh em...Và thế nghĩa là phải chết...Có phải thế không anh?
Thường nhắm miệng lại,nuốt nước bọt một cách khó nhọc,Phong trông thấy cái yết hầu cử động rất rỏ dưới cổ anh ta.Người thiếu nữ lại hỏi:
-Có phải thế không anh?
Thường mới rụt rè đáp:
-Phải.Nhưng...tôi không hiểu tại sao...
-Tại sao tôi lại hỏi anh câu đó phải không?Tại sao ư?Tại tôi muốn xem anh có nhớ luật lệ không,và có lẽ cũng tại một vài cớ khác nữa.Đây tôi xin hỏi;những bản thảo trong giấy má bí mật của đảng ít lâu nay mất nhiều tờ quan trọng,anh có biết ai lấy không?
Thường trả lời không,nhưng vẻ mặt khuynh loạn của anh ta cho mọi người biết là anh ta nói dối.
-Hừ! Anh không biết? Có lẽ anh cũng không biết những chỗ ta tụ họp,những phố ta lấy làm nơi hẹn hò,với những số điện thoại,những bản chữ bí mật...tất cả những giấy má ấy có lẽ anh hkông biết có người vẫn để ý sưu tầm;Anh không biết nhưng chúng tôi biết.Chúng tôi lấy làm lạ rằng sao những vật đó lại ở trong phòng số 7 là phòng của anh...Dù các giấy má quan hệ và những đường lối, thời khắc,và những ước khoản của bọn ta...Các thứ đó đều ở phòng anh,trong một cái hộp đồi mồi đựng thư tình,và để dưới đáy tủ,cho không ai chú ý:Điều đó chứng tỏ anh có một ý tưởng không thân thiện đối với anh em nhà.Anh súc tích việc tố giác bạn hữu trong lòng và đợi dịp tốt để hại cả một đoàn thể...Ít lâu nay,anh bị dò xét mà không ngờ.Anh đi đâu giao tiếp với ai,thư từ đi đâu con mắt Tam Sơn trông suốt được cả.Anh đả biết Tam Sơn làm việc gì cũng có đủ tang chứng.Tam Sơn biết cử động của anh rồi,vậy Tam Sơn phải khuôn xử.
Nàng cười một cách ghê gớm,giọng nói vẫn lưu loát êm dịu ôn tồn.Phong thấy người thiếu nữ có một năng lực phi thường để chỉ huy trong bọn người bí mật kia...Anh vừa thù ghét vừa cảm phục thầm.Và trong lúc đang có những cảm tưởng khiến anh ngạc nhiên cho lòng mình thì nghe một câu gở lạ:
-Anh em,xin đứng cả dậy để chào anh Thường lần sau hết.Anh Thường sẽ tự xử,để tránh cho anh em một chút mất thì giờ.
Bốn người như bốn cái bóng lặng đứng dần lên.Trừ có một Thường.Có lẽ anh ta khiếp sợ quá không cử động nữa.Một người đến bên để dìu anh ta dậy nhưng người thiếu nử can lại:Thường chết rồi.
Thuốc độ ngấm nhanh thực (lời người thiếu nữ)mà Thường cũng biết điều.Việc phản phúc của anh ấy mới chỉ là một ý nghĩ một lúc khởi đầu.Thường hiểu là đến thế thì không còn mong gì.Đó là số phận của kẻ bội phản...
Cô ta đưa ngón tay ấn lên một cái khuy điện ở thành ghế.Hai người lực lưỡng ở một căn buồng khác mở cửa bước vào.Trông thấy cái xác cứng đờ ở đó,hai người không kinh ngạc,lẳng lặng khiêng đi.
Người thiếu nữ thở một hới dài,khoát tay như cố đuổi một ý nghĩ âm u,rồi tiếng cười nói lại trở nên trong trẻo vui vẻ,cô ta ngoảnh nhìn ra cửa,phía Lê Phong đang ẩn.
-Bây giờ thì xin mời ông Lê Phong vào chơi!
Phong thấy lạnh toát cả mình.Anh sực hiểu ra rất nhanh.Cái nguy hiểm đến cũng rất mau chóng.Anh ngảnh nhìn lối anh vừa qua lúc nãy:hai người đàn ông tiến lên.Trên đầu anh,ánh sánh bỗng bừng lên trong một ngọn đèn điện.
Người thiếu nữ trong kia nhắc lại câu lễ phép:
-Mời ông Lê Phong vào chơi.
Ba giây đồng hồ để tính hết các việc nên làm,Phong chau mày,cắn môi dưới,ngoáy ngón tay lên một vòng không khí rồi mỉm cười.Anh chưa có một kế gì.Nhưng anh cũng vặn quả nắm mở cửa bước vào,cúi đầu trước người thiêú nữ và nhã nhặn lịch sự như vào một "phòng khách văn chương "...