Chương 6

- Sao? Cháu không tin à?
Giây phút bàng hoàng đã quạ Minh Kha trở lại giọng điệu bình thường của mình:
- Xin lỗi, cho phép cháu được bói, nếu ở địa vị của cháu, cô có tin tự nhiên mình lại có những người thân như vậy hay không?
Bà Mai gần như quắc mắt:
- Nhưng đó là sự thật. Cô chính là Đoàn Kim Mai, chị ruộc của chaa con Đoàn Minh Chiến và cô Đoàn Thanh Tâm. Cô và nội đã định cư ở đây đã lâu, vẫn luôn luôn tìm kiếm cháu.
Minh Kha không muốn tranh cãi. Nàng cảm thấy đau đầu vì những điều quá bất ngờ. Và tự dưng nàng cũng khó chịu trước trò " Đố em" lòng vòng của hai mẹ con bà Trần. Họ đang muốn gì ở nàng?
Và câu hỏi đó lại tuộc ra từ môi nàng:
- Thế bây giờ bà và cô muốn sao?
Nghĩ chắc có lẽ Minh Kha đã nghe lọt tai, bà Trần dịu ngọt:
- Kha à, nếu không biết cháu thì thôi. Giờ biết rồi, nội và cô không bỏ cháu phải khổ đâu.
Minh Kha nhếch cười:
- Cháu đâu có khổ, những ngày qua cháu đã sống rất yên vui, thanh thản với cô Tâm.
- Nhưng bây giờ TÂm đâu còn, cô không muốn cháu thui thủi với cô TÂm.
- Cô thương hại giùm cháu đó sao?
Bà Mai nhíu mày:
- Cháu đừng nên hỏi cô với một giọng điệu như thế. Nên nhớ là cô đang làm mọi việc cho cháu vì lợi ích của cháu.
- Cháu cám ơn - Minh Kha lạt lẽo nói - Từ trước đến giờ cháu đã quen tự lực, không nhờ vả ai, vậy mà cháu rất lấy làm sung sướng.
Bà Trần nhăn mặt, giọng bực bội:
- Đúng là giọng lưỡi của mẹ nó, vợ thằng Chiến...
Không muốn xúc phạm đến hai người đàn bà trước mặt, nhưng Minh Kha không khỏi tức giận trước câu hỏi của bà Trần. Lớn lên trong sự thiếu vắng tình thương của cha, Minh Kha gần như đã dành hết tình thương cho mẹ.Nàng hiểu rõ tâm sự của người đàn bà có co bị hất hủi. Chính hai mẹ con bà Trần là người gây ra cuộc bể dâu. Và gần hai mươi năm trôi qua, họ vẫn không ngừng kết tội mẹ nàng.
Sắc mặt nặng nề, Minh Kha lạnh lùng nói:
- Xin lỗi, cháu hơi mệt cháu muốn nghĩ ngơi một lát.
Hai người đàn bà nhìn nhau giây lát, bà Mai đổi giọng nhẹ ngàng:
- Được rồi, cháu cứ nghĩ ngơi. Hôm khác cô sẽ trở lại.
Nhưng bà Trần không thống nhất với con gái, bà nói:
- Khoan đã, ta muốn con chuẩn bị đồ đạc ngày mốt ta sẽ cho người đón cháu về nhà. Và hãy nhớ là không phải ai cũng có may mắn này đâu.
Hừ một tiếng nhỏ trong cổ họng Minh Kha quay mặt đi, nàng cố nén bực dọc và không trả lời.
Bà Mai phụ họa với mẹ:
- Đúng đó, hãy nhớ là cô và nội có rất ít thời gian. Mấy hôm nay vì cháu chúng ta đã mất một khoản thu nhập rồi đó.
Không bị ai đánh mà Minh Kha cảm thấy đau. Cả cuộc đời họ là một cuộc cân đong đo đến không khoan nhượng, Minh Kha cũng đâu khác gì một con tính trong bài toán của họ. Lạnh lùng và lạnh lùng!
Tự dưng Minh Kha cảm thấy nhẹ nhàng như đã trút được gánh nặng. Nàng nhếch môi cười khô:
- Xin lỗi đã làm nhọc lòng bà và cộ Nhưng con xin nói rõ để cô và bà yên lòng. Con sẽ không đi đâu cả, con không muốn thay đổi hoàn cảnh sống của mình hiện giờ.
Bà Mai trợn mắt:
- Nghĩa là... con không cần nội và cô?
Nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ, Minh Kha buồn buồn nói:
- Con sẽ trở về quê hương. Nơi đó dầu nghèo nhưng mọi cái đều quen thuộc, rất quen thuộc.
- Nhưng con sống với ai khi cô tâm đã chết rồi?
- Con sẽ cố gắng tìm mẹ, tự dưng con co niềm tin mạnh mẽ là mẹ còn sống.
Bà Trần bực bội giật lấy cái xách tay treo trên lưng chiếc ghế dựa, bà vừa quay lưng, vừa bảo với con gái:
- Thôi về, không đâu dư hơi thuyết phục nó.
Minh Kha không tiễn dẫu bằng ánh mắt đối với hai người đàn bà lạ, họ bảo họ là nội và cô của nàng, vậy mà nàng không một chút cảm thấy gắn bó. Chợt Minh Kha nghĩ đến bà hạnh, người đàn bà mù ở xóm nghèo quê hương nàng. Bà ấy là người dưng đấy không hiểu sao giờ nàng khao khát được trông thấy bà, ngã đầu một chút vào bờ vai mỏng manh của bà...
Minh Kha ngồo bó gối trên giường nhìn ra ngoài trời vẻ tư lự. Thời gian qua thật nhanh, mới đó đã gần hai năm kể từ ngày nàng bị tai nạn. Nhớ ngày nào mới đến đây Minh Kha gần như tuyệt vọng khi nhìn thấy gương mặt của mình. Thế nhưng nhờ vào thuốc men. Những dụng cụ hiện đại của Pháp và nhất là tài phẫu thuật khéo léo của bác sĩ Luân. Khuôn mặt Minh Kha gần như đã lành lặn và mịn màng trở lại. Nàng bây giờ đã hoàn toàn cởi lốt hoá thành một cô gái khác xinh xắn và kiều diễm hơn. Nói như vậy không có nghĩa là Minh Kha đã hoàn toàn bình phục. Nàng còn phải lên bàn mổ một lần cuối cùng nữa. Đây là lần phẫu thuật quan trọng nhất có thể sẽ làm thay đổi giọng nói của nàng. Minh Kha không tưởng tượng nổi lúc ấy sẽ ra sao? Người ta có còn nhận ra được nàng nữa không? Rồi một thoáng Chương hiện về trong trí. Cảm giác vui buồn lẫn lộn. Thời gian ơi! Sao mi không giúp ta quên đi người ấy? Minh Kha tự hỏi như vậy. Chợt có tiếng gõ cửa phòng. Minh Kha vội vàng sửa lại thế ngồi ngay ngắn nói:
- Bác sĩ vào đi! Cánh cửa mở.
- Ồ! Bác sĩ luân mỉm cười, giọng vui vẻ - Tôi đến để cám ơn về chiếc áo. Thế nào, tôi có thể quảng cáo sản phẩm được chứ?
Minh Kha cười khiêm tốn. Nàng nghiêng đầu ngắm nghiá công trình trên người bác sĩ. Rõ ràng trông ông khác hẳn so với chiếc áo bluse trắng thường ngày. Bác sĩ nói tiếp:
- Mặc chiếc áo này tôi có cảm giác mình trẻ lại hàng mấy tuổi, em thấy có đúng không?
- Tại bác sĩ không quen mặc loại áo này nên nghĩ vậy! - Minh Kha thật thà.
- Không phải! Em có biết vì sao không hở?
- Sao ạ?
- Vì kiểu áo rất đẹp và rất la.
- Ồ! Nếu vậy thì ông nên cảm ơn tác giả của quyến catalộ Vì em chỉ là người photo " mốt" thôi!
- Nhưng photo có sáng tạo thì vẫn được coi trọng như thường.
Minh Kha thầm man phục rí nhớ tuyệt vời của bác sĩ, chỉ cần xem qua tập ảnh một lần ông biết ngay kiểu áo của mình có trong catalô và phần Minh Kha sáng tạo chính là cổ áo. Đúng là áo cổ lọ hợp với dáng dong dỏng cao làm bác sĩ trẻ ra rất nhiều. Dẫu sao Minh Kha cũng có một cái nhìn khá độc đáo. Nàng biết chọn đúng điểm mà người khác thích.
- Minh Kha em đang nghĩ gì đó?
Không hiểu từ lúc nào bác sĩ Luân đổi cách xưng hô thân mật như vậy.
- Em nghĩ đến câu nói của bác sĩ.
- lại có gì sai ư?
Minh Kha không trả lời mà hỏi lại:
- hình như bác sĩ cố tình làm hỏng em?
- Làm gì có!
- thì lúc này không phải bác sĩ đưa em lên chín tầng mây là gì?
- Điều đó không sai vì em xứng đáng được động viên như thế! Và có thể em sẽ bỏ thói tự ti.
- Có nghĩa là em phải tự tin?
- Đúng! Vì em có đủ khả năng để trở thành người tạo mốt nổi tiếng.
Nói tiếng ư? Minh Kha chưa bao giờ dám nghĩ đến điều đó ngay cả trước đây. Thân phận và hoàn cảnh của nàng rồi đây chẳng biết thế nào thì làm sao có thể mơ ước xa vời như vậy. Vả lại nàng đâu có nhiều vốn để thực hiện ước mơ đó.
- Minh Kha, tôi biết em rất chịu khó. Sau này về nước em cứ mạnh dạn mở cửa hàng đan len. Và nếu em không ngại tôi hứa sẽ đỡ đầu cho em.
- Không được đâu bác sĩ!
- Tại sao?
- Vì em đã nợ bác sĩ quá nhiều rồi. Nếu tình trạng này cứ kéo dài đến một ngày nào đó em sẽ hoàn toàn mất khả năng chi trả.
Bác sĩ Luân bật cười lớn:
- Nhưng tôi có đòi đâu mà sơ.
- Chính vì bác sĩ không đòi nên em càng áy náy hơn. Minh Kha chuyển đề tài - Hình như bác sĩ định đa6u phải không ạ?
Bác sĩ Luân hơi giật mình, ông nhìn đồng hồ rồi vội vàng chụp chiếc mũ nỉ lên đầu:
- Em ở đây tôi ra phố một chút nhé!
- Ơ... em cũng muốn đi cùng với ông được không ạ?
- không được! Bây giờ là mùa đông ngoài trời rất lạnh. Hơn nữa vết thương của em vẫn chưa lạnh hẳn. - Thấy Minh Kha có vẻ không vui bác sĩ Luân nói thêm- - Đến lúc khỏi hẳn tôi hứa sẽ giới thiệu em với Paris được chứ?
Minh Kha hơi buồn nhưng không dám nói nữa vì nghĩ rằng bách sĩ Luân có lý. Nàng gật đầu cười gượng:
- Bác sĩ đi đi a.
Bác sĩ Luân đi rồi căn phòng của Minh Kha như rộng the6m ra. Không có việc gì làm đầu óc Minh Kha lại miên man suy nghĩ... Chợt mắt nàng loé sáng. Màng mở ngăn tủ lấy ra một cuộn len màu tím cà và bắt đầu đan.
Sáng nay, Chương thức dậy thật sớm. Chàng mặc quần áo định ra ngoài thì có tiếng gõ cửa phòng. Đã biết trước là ai, chàng nói:
- Mẹ vào đi!
Bà Mỹ Hương nhẹ nhàng đẩy cửa bước vào, nụ cười nở sẵn trên môi. Bà nói như giải thích:
- Thấy đèn mở sáng mẹ nghĩ con đã dậy nên đến đây...
Chương mặc xong quần áo, chàng có vẻ sốt ruột:
- Mẹ gặp con có chuyện gì không?
- Mẹ định nhờ con một chuyện Chương à! Hôm nay con không phải lên chỗ làm nữa. Mẹ đã nhờ người khác thay con.
Thật ra hôm nay Chương cũng không định đi làm (lúc này Chương không còn làm trên công trường nữa, chàng đã về xây nhà cho bà Mỹ Hương) chàng và Măng đã bàn trước với nhau là họ sẽ cù`ng đến chỗ Minh Khạ Họ muốn dọn dẹp nhà cửa và đốt cho nàng một nén hương. Tất nhiên Chương có thể làm bất cứ việc gì cho mẹ chàng trước khi đến nhà Minh Kha nhưng cách sắp xếp của bà Mỹ Hương làm Chương bực bội. Chàng từ chối.
- Hôm nay con bận rồi. Nếu mẹ cần gì thì để ngày mai vậy!.
- Đâu có được, bà Mỹ Hương giãy nãy- công việc này không thể dời đổi.
Chương cau mày nhưng cũng không tò mò:
- Chuyện gì mà xem mẹ quan trọng dữ vậy?
- Mẹ muốn ba giờ chiều nay con đến bến xe đón giùm người khách từ Sài Gòn ra.
Chương nhún vai:
- Chuyện có vậy mà mẹ quan trọng quá. Sao không nhớ anh Hai tài xế có tiện hơn không?
Bà Mỹ Hương nhăn mặt:
- Con không hiểu gì cả. nghe mẹ nói nè. Đây không phải là một người khách bình thường đến ở khách sạn tạ Mà là một người thân đã từng đỡ đầu cho công việc làm ăn của mẹ. Lần này họ đến đây cũng vì muốn hợp tác làm ăn với mẹ. Vì vậy ta không nên bỏ lỡ cơ hội đó. Con phải giúp mẹ tiếp đón họ đàng hoàng mới được. Chương à! Vì mẹ một lần đi con!
Nghe mẹ xuống nước nhỏ Chương cũng thấy động lòng. Vả lại vào giờ này cũng kho6ng ảnh hưởng đến công việc của chàng và Măng nên chàng gật gù:
- Thôi được rồi, ba giờ con sẽ đến chỗ hẹn. Mẹ đưa hình của họ cho con.
Bà Mỹ Hương tròn mắt:
- Con định mặt bộ quần áo này đi luôn sao? Trời ơi! Đâu có được, làm gì cũng phải tranh thủ về nhà tắm rửa thay quần áo chứ con? Với lại mẹ đã nói nhiều lần rồi. Con không hợp với màu trắng, con không nhớ hôm xảy ra tai nạn con cũng mặc áo trắng đó sao? Con...
Nghe mẹ nói nhiều quá, Chương đâm bực, chàng cắt ngang lời bà:
- Nếu mẹ không thích thì đành vậy!
Xong, Chương quay đi, biết khó lòng thuyết phục con trai nghe mình một lần nữa. Bà Mỹ Hương gọi giật:
- Nè Chương! Con giữ lấy tấm ảnh này mà nhận diện.
Chương miễn cưỡng cầm lấy tấm ảnh và cho vội vào túi quần, không buồn liếc qua nó một lần.
Chương đi rồi bà Mỹ Hương mỉm cười một mình nghĩ:
- Rồi đây con sẽ phải cám ơn mẹ, con trai à!
Chương đạp xe đến nhà Minh Kha lúc ấy chỉ hơn bảy giờ. Măng chưa đến.
Sáng mùa thu, trời trong xanh và gió thổi nhẹ. Bầu không khí khô lạnh náo động bởi những âm thanh không buồn cùng không vui. Gió thổi suốt từ đêm đến sáng va vào những lá thông tạo nên âm thanh réo rắt làm cho lòng Chương nao nao. Chàng đứng lặng nhìn khóm hồng. Nó gợi lên một cái gì xơ xác, khô khan, tơi tả. Người chết, hoa chết theo không hiểu đó có phải là điều tự nhiên không nữa? Nhớ ngày nào Chương và Măng kết những cánh hồng lại làm thành một bó hoa cho cô dâu. Ôm trong tay bó hoa màu đỏ, màu của tình yêu và hạnh phúc. Chiếc áo trắng của Minh Kha nổi bật lên. Nàng giống như một quả cầu lửa mũm mĩm và xinh xắn. Thế nhưng hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay Chương và Kha.
Rời khóm hồng, Chương đẩy cửa bước vào nhà. Việc đầu tiên của chàng là mở toang các cửa sổ rồi nhìn một lượt khắp nhà. Sau cùng Chương đến bên chiếc bàn nhỏ, cao khoảng một mét, nơi có để tấm ảnh Minh Kha ngồi bên khóm hồng đã được phóng tọ Đó là tấm ảnh duy nhất mà Chương tìm được trong cái gia tài bé nhỏ của nàng. Chương cầm tấm ảnh ngắm nghiá một lúc. Xong, lau sạch bụi mặt kiếng rồi để vào chỗ cũ. Chương rút một nắm nhang chăm quẹt và cắm vào cái chai nhỏ. Không một lời khấn vái, cầu nguyện. Chàng làm công việc đó một cáh lẳng lặng và cũng chẳng biết để làm gì.
- Tới rồi, tới rồi đây!
Chương giật mình quay lại, Măng đã vào đến ngạch cửa, hai tay khệ nệ hai chiếc giỏ xách thật to, Chương đỡ cho bạn một tay, nói nữa đùa nửa thật:
- Mày khuân cả chợt Đà Lạt về đây chắc?
Măng cười toe:
- Có gì đâu, chỉ toàn rau thôi hà! Vừa ngon, bổ, lại rẻ.
- Đừng có ham ông bạn! Rau bây giờ ăn nhiều ngộ độc dễ như chơi.
- Ôi! Đó là chuyện rất hí hữu. Còn khi nào nhà nước phát lệnh cấm ăn rau lúc ấy hẵng hay.
- Chờ khi đó thì đến tao mày cũng chẳng co 'cơ hội từ giã đâu.
Đễ thôi. Nếu có chết tao hứa sẽ dẫn mày theo. Măng khều nhẹ cánh tay bạn- Ê! Tụi mình sẽ gặp lại Minh Kha chốn âm phủ, vui chứ?
Mắt Chương ánh lên một tia rất lạ rồi chàng quay ra đứng nơi ngạch cửa, giọng xa xăm:
- Minh Kha chưa chết. Nàng chỉ đi vắng đâu đó rồi sẽ trở về.
Măng trố mắt nhìn Chương ngạc nhiên như vừa phát hiện ra giống sinh vật lạ. Anh khom người đến gần sờ vào trán bạn:
- Mày mơ chăng?
Chương lắc đầu nói mà không cười:
- Sự thực bọn mình có ai nhìn thấy xác Minh Kha đâu? Cũng một đêm có thể có vài người chết vì tai nạn giao thông nhưng chắc gì đó lại là Minh Khả Tao không tin người tốt như nàng lại vắn số như vậy!
Măng không tranh cãi mà hỏi lại:
- Bao giờ mày mới chịu thoát ra khỏi giấc mộng này hả Chương? Tại sao bỗng dưng hôm nay mày lại mad đột xuất như vậy? Lương tâm bị cắn rứt ư? Hay bắt đầu nghi ngờ mọi người? - Măng ngừng lại một lúc để theo dõi thái độ của bạn- - Đúng là hôm ấy tao không nhìn thấy người ta đưa Minh Kha vào nhà xác thật, nhưng tao cũng có thể quả quyết với mày là Minh Kha đã chết.
Chương quay lại có vẻ thờ ơ với lời quả quyết của bạn. Măng nói tiếp:
- Mày không tin? Cũng đúng vì khi tai nạn xảy ra một lúc thì tao là người duy nhất tỉnh dậy trước. Nhưng liền sau đó tao bị ngất lại mày biết tại sao không?
Chương bắt đầu chú ý đến câu chuyện của bạn:
- Nếu mày là tao lúc ấy thử hỏi sẽ nghĩ gì khi thấy gương mặt Minh Kha nát bét và chiếc áo trắng của nàng nhuộn đầy máu? Nàng có sống được hay không. Và nếu sống với khuôn mặt như thế liệu nàng có chịu nổi không? Tuy Minh Kha không còn tồn tại trên cõi đời này nữa. Nhưng tụi mình vẫn thường xuyên đến đây, đó chẳng phải là biểu hiện của tình yêu, tình bạn chân thành đó hay sao? Tao nghĩ rằng biết được điều này dưới suối vang Minh Kha cũng vui.
Nén cơn xúc động xuống tận đáy lòng. Chương cố giữ gương mặt bình thản. Chàng nói:
- Mày có ly Măng à nhưng...
- không tin chớ gì? Măng xịu mặt vẻ phật lòng - Mày khỏi nói tao cũng hiểu. Tao biết lập trường của mày vững lắm mà! Thôi được, mày cứ giữ những suy nghĩ ngông nghênh đó trong đầu. Mong rằng thời gian sẽ không làm mày thất vọng. Chương, mày nhớ câu nói này của tao đi nếu Minh Kha không chết tao sẽ nhường luôn người yêu tao cho mày.
Dù đang buồn não ruột Chương cũng không thể không cười gượng, chàng nói:
- Nếu lỡ mày không có người yêu thì đến lúc ấy biết lấy ai thế, hả?
- Ừm... chắc sẽ có mà! Nếu không ta sẽ bỏ tiền ra làm đám cưới cho bọn bây, được chứ?
- Chuyện nghe khó tin thật đó, nhưng cứ thứ một lần xem sao?
Chưa biết sự thể sẽ ra sao nên Chương cũng không dám nói cứng. Câu chuyện giữa họ có phần dữ chịu hơn. Măng đưa tay cho bạn móc ngoéo. Xong, anh kéo tay Chương ra vườn:
- Nào! Công việc đầu tiên của ngày hôm nay là trồng lại khóm hồng này, mày đồng ý không?
Chương ngạc nhiên hết sức vì dưới chân chàng bây giờ là một số cây hồng đã được ươm sẵn, cây nào cây nấy nhìn rất khoẻ. Chương buột miệng khen:
- Mày chu đáo quá Măng à!
- Tao làm công việc này cốt yếu chỉ vì mày thôi để lỡ mai mốt " cô Tấm" của mày có trở lại thì còn cơ hội mà chuộc tội.
- Có lý!
Chương vừa nói vừa khom người nhổ những cây hồng đã bị chết phân nửa, để sang một bên. Còn Măng thì tranh thủ xới đất. Chưa từng làm công việc này nên động tác của họ khả nặng nề.
Tuy nhiên nhờ chuyện trò rôm rả cuối cùng họ cũng làm sống lại mảnh vườn tưởng đã bỏ phế.
Xong việc ngoài vườn. Chương bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, còn Măng thì chuẩn bị làm hỏa đầu quân. Nhìn gió thức ăn đầy ứ Chương lắc đầu ngao ngán:
- Điệu này chắc ra chợ ăn phở mới chịu nổi quá!
- Ê! Đừng phụ lòng bạn bè chứ! Bảo đảm nhanh thôi mà! Măng xuống giọng - Năm giờ chiều ăn xong về nhà cũng còn kịp chán.
- chà! Mày định bày cả mâm cổ hay sao hả? Để tao đi báo với những nhà gần đây chiều nay đừng nấu cơm nhé!
- Ây da! Anh mày có phải ba đầu sáu tay đâu mà nấu ăn đãi thiên hạ chư"? Phục vụ một " cái mõm" của chú mày thôi lưng tao đã dài ra cả khúc rồi còn đâu lo cho người khác. Thực đơn hôm nay chỉ có ba món thôi. Một: Từ bửu, hai: gỏi, ba: sườn xào chua ngọt. Từ sáng giờ chưa có gì bỏ bụng, bảo đảm đến chiều sẽ không còn... một cọng rau nào sống sót.
Chương đưa một ngón tay ra hiệu:
- Còn thiếu một món:
- Gì?
- " Măng " hầm!
- hầm... hầm cái đầu mị Muốn ăn thì cứ việc ra ngân hàng mà vay tiền. Tao đây chỉ có ngần ấy nhuận bút thôi. Hôm nay xả láng. Ngày mai ăn cháo củ cải muối cho mi sáng mắt.
Măng vờ quạu quọ treo chiếc giỏ sách lên móc và đi thẳng xuống nhà sau. Chương cười tranh thủ nói với theo:
- Nhớ mang tạp dề vào, chiếc " tà lỏn" của mi không đảm bảo vệ sinh đâu đó.
- Đồ quỷ! Măng rủa thầm.
Nói vậy chứ thật ra Măng làm bếp cũng không đến nỗi nào. Nếu nhìn hình dáng bên ngoài mà đánh giá con người anh thì chắc chắn sẽ sai lầm. Bên cạnh tính cẩn thận và tỉ mỉ ra Măng còn là một người rất ngăn nắp và sạch sẽ. Nhìn dĩa thức ăn dọn trên bàn, người khó tính đến đâu cũng phải vừa ý. Chương là người hiểu Măng nhiều nhất tuy nhiên chàng vẫn thích trêu bạn:
- Nếu là phụ nữ tao chẳng bao giờ lấy những tên đảm đang nhưi mày.
- Đâu phải dễ, ít nhất cũng tu ba kiếp mới gặp tao được! Măng vừa nhai vừa đáp tỉnh.
- Không sai, chính vì vậy nên đến giờ mày vẫn chưa có người nào đủ tiêu chuẩn làm bạn với "ông".
- Phụ nữ trên thế gian có lẽ đã bị. cận hết, nên chẳng nhìn thấy con người tài hoa này. Đừng chấp nhất họ mày á!
Chương phì cười, rất may là chàng quay ra ngoài kia. Nếu không chắc phải mua thức ăn khác. Măng trừng mắt nhìn bạn ro6`i bất giác cũng phá lên cười.
Chương cùng học và chơi thân với Măng từ tho8`i cấp hai. Vì vậy chàng không lạ gì tính tình của bạn. Măng hay nói nhưng tốt bụng. Vốn nhạy bén nên đề tài nào anh tếu cũng được. Khi xuất hiện trước các cô gái Măng bao giờ cũng nổi bật bởi tài gợi chuyện có duyên nhưng không hiểu sao đến bây giờ anh vẫn cô đơn. Thật ra trước đây Măng cũng có để ý một cô bạn cùng lớp vì cô gái này một cô bạn cùng lớp vì cô gái này một trong những khán giả nhiệt tình nhất thường xuyên ủng hộ tài kể chuyện của anh. Đúng vào ngày ra trường, Măng ngỏ ý muốn đưa cô bạn về nhà thì cô nàng mĩm cười nói:
- Cám ơn anh, bạn trai em đang chờ ngoài kia!
Có lẽ vì chuyện đó mà từ bấy đến nay Măng không để ý đến cô gái nào nữa và anh tuyên bố rằng: " Tao chẳng bao giờ dại dột tỏ tình với ai trừ phi cô gái nào đó nói yêu tao trước. " Thế mới biết đến bây giờ Măng vẫn còn " quê độ"
- chương nè! Giả sử như Minh Kha còn sống thật và trở về đây với bộ mặt giống như ca sĩ Cẩm Nhung lúc bị tạt axit mày sẽ nghĩ sao? - Măng đột ngột hỏi.
Chương có vẻ tư lự. Mãi sau chàng hỏi lại:
- Liệu khi tao nói ra mày có tin hay không?
- Thì cứ thử xem?
- Vậy mày nghe đây. Với tao Minh Kha là tất cả Hoa hậu cũng không bằng.
Nếu là ai khác có lẽ Măng sẽ nói một câu gì đó để châm chọc. Nhưng với Chương thì anh rất coi trọng những tình cảm của bạn:
- Mày chờ đến khi nào đây?
Chương im lặng, làm sao có thể nói chính xác được thời gian chờ đợi, huống chi đó chỉ là sự nghi ngờ của riêng chàng. Một năm dài biết bao sự kiện xảy ra chính mình, vậy ai biết được điều gì đang chờ đợi ở tương lai?
Măng rất hiểu và thông cảm với nỗi đau của Chương nhưng công bằng mà nói có đôi chỗ anh chưa hoàn toàn đồng ý với bạn. Đối với anh chuyện Minh Kha sống lại chỉ là hư ảo.
- Đừng xây cao lầu mộng nữa Chương à. lần thứ hai không dễ dàng gượng dậy đâu nhé!
Biết bạn có ý cha6n thành, Chương gật gù:
- Đừng lo cho tao.
- Có nghĩa là mày sẽ chờ, một năm, hai năm đên' hoa râm tóc bạc, đến răng rụng chân xiêu chớ gì.
Chương chưa kịp có phản ứng gì thì Măng nói luôn:
- Mày là thằng đàn ông chung thủy duy nhất còn lại của thế kỷ hai mươi này chắc.
Chương cười cười làm Măng ức thêm. Nhưng chỉ một lúc rồi đâu lại vào đó, câu chuyện của họ trở lại rôm rả với đề tài khác. Không ai bảo ai nhưng cả Chương và Măng đều tránh nhắc đến tên Minh Khạ Câu chuyện tưởng như không kết thúc được nếu Măng không hỏi giờ. Chương nhìn đồng hồ tay giật mình lẩm bẩm:
- Bốn giờ kém mười lăm rồi, nhanh quá! Và chàng đứng dậy nói nhanh với Măng:
- Tao có chuyện phải đi trước, mày ăn xong nhớ dọn dẹp rồi về sau nhé!
- Ê! Nhưng,... Măng gọi với.
- Nhớ tưới thêm khóm hồng.
Chương dặn khi đã ra đe6'n cửa. Xong, chàng lấy xe đạp một hơi ra bến xe, nơi cách nhà Minh Kha khoảng nữa cây số.
Chiều, bến xe tấp nập kẻ đi người đến. Kẻ buôn người bán lẫn lộn nên muốn tìm một người quả là khó. Chạy vòng vòng bến đỗ một lúc không tìm được đối tượng, Chương dừng lại và lấyn tấm hình từ sáng giờ vẫn còn nằm yên trong túi quần ra xem. Đó là tấm ảnh chụp hai người phụ nữ trong một phòng khách rất sang trọng. Một người khoảng bằng tuổi bà Mỹ Hương và một cô gái còn rất trẻ. Có lẽ họ là hai mẹ con. Chương đoán - Cả hai đều đẹp và quý phái.
Chương chạy một vòng quanh bến xe lần nữa. Vẫn không thấy bóng dáng hai người khách "quý" của mẹ chàng đâu cả. Rầy rà thật! Không biết họ đang ở đâu nữa? Đúng lúc ấy phía bên trái Chương có chiếc taxi đang đậu. Bên cạnh là cô gái ngồi thù lu giữa đóng hành lý bên bề bộn. Cô ngồi nghiêm tay chống cằm nên Chương không nhìn rõ mặt. HÌnh như anh tài xế đang " mời mọc" cô gái.
- Lên xe đi! Bảo đảm giá hữu nghị thôi mà.
Cô gái quay đi không nói. Tên tài xế tiếp tục gã gẫm:
- Cô từ SG ra đây chắc là chưa rành đường sá? Vậy cứ cho xem địa chỉ, tôi hứa sẽ đưa cô về tận nhà.
Cô gái nhún vai im lặng. Tên tài xế vẫn lì lợm
- Tôi biết cô cố tình muốn chờ người nhà thêm tí nữa. Nhưng có thể họ đã bị trục trặc gì đó? Nếu cô cứ chờ mãi tôi e rằng...
- Tôi sốt ruột quá rồi xin anh đừng lãi nhãi nữa có được không? Cô gái trừng mắt nói.
Gã tài xế cười cười. Phản ứng của cô gái làm hắn thích thú hơn là nao núng:
- Con gái SG quả có khác. Thôi được, tôi sẽ cùng chờ với cô cho có bạn vậy!
- Đừng có nằm mơ - Cô gái đứng phắt dậy - Đù co 'chết rủ xương ở đây tôi cũng chẳng bao giờ thèm bước chân lên xe " ông " đâu.
- Tôi kiên nhẫn lắm. Cô yên tâm.
- Người gì đâu mà dại như... cao su!
Cô gái lẩm bẩm rồi vơ vội hành lý của mình. Nhưng cô chẳng đi được vì đã có người chắn trước mặt, kẻ ấy không phải tên tài xế " nhiều chuyện" mà là Chương, chàng thành thật:
- Xin lỗi, vì tôi dến trễ.
Cô gái tròn mắt, nhìn Chương từ đầu đến chân, vẻ dò xét:
- Anh là ai?
- Là người cô đang chờ.
- Người nhà của bác Hương? Làm sao tôi tin đây?
Thật rầy rà không chịu được! Chương nghĩ với chàng, công việc đón tiếp này chẳng lấy gì làm hào hứng. Nó tẻ nhạt như món cơm nguội ấy. Vì vậy chàng muốn sớm kết thúc, càng nhanh càng tốt. Chương miễn cưỡng cho tay vào túi áo lấy tấm ảnh trao cho cô gái. Cô ta không cầm mà liếc nhanh qua một lưoỢc đoạt gật gù nói nhỏ như để mình nghe " đúng rồi" cô gái ngẩng lên hất mặt về phiá " gã" taxi nãy giờ vẫn còn đứng cạnh đó rồi nói lớn với Chương:
- Xe anh đâu rồi? Giúp tôi mang hành lý lên xe đi!
Nghe hỏi đến xe Chương giật mình đứng phỏng ra như người vừa bị điểm huyệt. Thì ra chàng đãng trí đến mức không nhớ cả việc về nhà lấy xe. Nhìn chiếc xe đạp nằm chỏng chơ dưới đất Chương chỉ biết lắc đầu.
Cô gái như đoán được mọi chuyện, hết nhìn chiếc xe đạp lại nhìn sang Chương, mặt đỏ hừng vì cảm thấy xấu hổ.
- Bác Hương bảo anh đến đón tôi bằng chiếc xe này đây sao?
Chương khoát tay không muốn giải thích dài dòng chàng quay sang anh tài xế nói:
- Cuối cùng cũng phải nhờ đến anh. Anh làm ơn đưa giùm cô gái đến địa chỉ, khách sạn... đường... Được không?
- Tất nhiên là được
- Cám ơn. Nhưng tôi thì không.
- Cô à? Đừng gay cấn với nhau nữa. Trời sắp tối đến nơi rồi cô không thấy sao?
- Lỗi đâu ở tôi!
- Đúng vậy nhưng cũng không phải tại anh tài xế này? Lỗi này do tôi, xem như cô nể mặt tôi một lần được không?
- Được! Nhưng không phải bằng xe của anh ta.
- Giờ này làm gì còn xẻ Cô định đi bộ hay gọi xích lô?
- Bằng chiếc xe đạp của anh.
- Trời đất! Chương nhăn nhỏ- Xe đạp của tôi làm sao thồ hết người và cả nửa tá hàng quần áo của cô?
- Tôi không biết, đó là việc của anh.
Chương biết tranh luận với cô gái kiêu kỳ này chỉ khổ công vô ích. Dù sao cô ta cũng là khách đặc biệt của mẹ chàng. Vì vậy Chương " tế nhị" sắp xếp. Chàng nháy mắt với anh chàng tài xế rồi cả hai cùng mang hành lý của cô gái lên xe. Cô gái đỏ mặt vì bất lực còn Chương thì vời đi như không trông thấy gì. Xong chàng ngồi vào yên xe đạp cười nói:
- Nào, bây giờ cô được quyền chọn một trong hai chúng tôi?
Cô gái mím chặt môi dằn dỗi bước lên xe taxi sau khi buông lời " hăm dọa":
- Rồi đây anh sẽ phải hối hận về những gì đã nói với tôi hôm nay.
Chương mĩm cười, chàng biết mình là ai và không quen để ý đến những lời lẽ như vậy. Điều mà chàng quan tâm lúc này là mong sao chuyển tham quan của cô nàng sớm kết thúc.
Nghe chuông reo, bà Mỹ Hương đích thân ra tận cổng mở cửa. Vừa trông thấy cô gái mắt bà sáng vụt lên vẻ vui mừng:
- Ồ! Tú An bác tưởng con không đến chứ?
Dường như vẫn chưa quên chuyện bực bội khi nãy Tú An mĩm cười nhẹ. Thái độ đó làm bà Mỹ Hương hiểu lầm:
- Con đi đường chắc mệt lắm phải không? Thôi được bây giờ hãy theo bác vào nhà tí nữa ta nói chuyện sau nhé! Nói xong bà Mỹ Hương gọi người làm ra cổng mang hành lý rồi ra hiệu cho Tú An đi theo mình. Thật ra Tú An không phải loại người hay chắp nhất, cô dễ giận nhưng cũng rất mau quên. Bằng chứng là ngay bây giờ khi bước vào phòng khách sang trọng, sạch sẽ, cùng với sự đón tiếp ân cần chu đáo của bà chủ nhà, gương mặt của cô đã lấy lại một trăm phần tươi tắn. Thấy bà Mỹ Hương chuẩn bị pha trà Tú An dằng lấy và nói:
- Bác à để đó cho con đi, khi nào cảm thấy khát con sẽ tự tìm uống. À! Hay là sẵn đây con pha cho bác uống luôn nhé? Bác biết không con có nhỏ bạn vừa ở Nhật về, nó dạy con cách pha trà ngon lắm.
- Ừ! Vậy cũng được
Dù đang nóng ruột không biết Chương hiện giờ ở đâu nhưng mắt bà Mỹ Hương vẫn giống như bị hút bởi đôi tay khéo léo của Tú An, cô pha trà một cách thành thạo, chứng tỏ công việc này đã được cô thực tập nhiều lần. Một đứa con gái sống giữa thành phố tiện nghi mà chịu khó học hỏi như thế này quả là không phải dễ gặp. Bà Mỹ Hương nghỉ.
Trước đây bà và mẹ Tú An chỉ dừng lại ở mức quan hệ bình thường vì ngoài công việc buôn bán chuyển giao những chuyến hàng ít ỏi ra họ không còn gì để trao đổi bàn bạc. Nhưng kể từ hai năm nay khi bà Mỹ Hương đầu tư vào việc mở thêm khách sạn thì những lần trò chuyện của họ thường xuyên vàkéo dài hơn. Được sự hướng dẫn của mẹ Tú An rất nhiều đoàn khách từ SG ra đến nghĩ tại khách sạn Mỹ Hương và ngược lại khi cần trang trí hay cung cấp mặt hàng nào thì mẹ Tú An luôn là chỗ tin cậy. Bà Mỹ Hương đã có dịp đến nhà Tú An một lần và tất nhiên đã được tiếp đón khá đặc biệt. Bà mong có một dịp nào đó để trả ơn cho họ.
Không giống như Chương Tú An chỉ học hết cấp hai rồi lao vào công việc kinh doanh cùng với mẹ. Nhờ tuổi trẻ và sự tháo vát hiện nay cô đã có quan hệ trên một trăm cơ sở làm ăn trong và ngoài nước. Biết được " tầm quan trọng" của cô gái bà Mỹ Hương đã mạnh dạn mời Tú An đến chơi. Ngoài việc hiếu khách ra chắc chắn còn một lý do khác nữa? Phần Tú An thì sao cô đã dự định gì cho chuyến nghĩ mát này?
Tú An đã pha trà xong, cô rót một ít ra hai cốc bằng thủy tinh. Đặt một cốc vào chiếc dĩa nhỏ và bưng đến trao tận tay bà Mỹ Hương, mùi trà thơm sực nức:
- Mời bác uốn thử!
Bà Mỹ Hương hớp một ngụm nhỏ rồi im lặng thưởng thức. Ở vùng cao nguyên lạnh lẽo này hình như nhà nào cũng dự trữ trà để uống. Vì vậy họ không khó khăn trong việc nhận biết trà nào ngon, trà nào dở. Với bà Mỹ Hương thì công việc này càng đơn giản hơn. Vốn khó tính nên bà chỉ uống được loại trà đặc biệt do chính tay bà pha mà thôi! Giờ đây, công bằng mà nói Tú An có cách pha trà rất tuyệt, ngay cả bà cũng không qua nổi.
- Bác thấy thế nào ạ? Tú An hỏi.
- Ngon lắm Tú An à! Rồi bác cũng phải học cách pha trà này của con.
Tú An cười không giấu được vẻ tự hào:
- Bác biết không một số trường nữ công gia ch'anh mời con đến dạy cho học sinh của họ nhưng con không đồng ý.
- Sao vậy? Theo bác thì công việc này cũng khá thú vị đó chứ? Con sẽ có thêm một khoản thu nhập còn kẻ khác thì có được một cái nghề.
Tú An lắc đầu:
- Thứ nhất, vì con không có thời gian rỗi. Thư" hai, con chỉ thích dạy cho những người thật sự thích công việc này mà thôi!
- Vậy thì hơi ích kỹ đó, con gái à!
Đạ, con biết. Nhưng mỗi người cần có một biệt tài riêng để thu hút người khác khám phá chứ bac'.
Không hẹn mà cả hai cùng cười. Bà Mỹ Hương phát hiện ra ở cô gái có nhiều điểm giống bà, khoảng cách giữa họ như ngắn lại. Lúc ấy, đồng hồ treo tường đàn một bản nhạc ngắn để báo giờ, bà Mỹ Hương giật mình nói.
- Ấy chết! Nãy giờ mải nói chuyện mà bác quên. Tú An, con đi tắm rửa rồi ăn cơm với bác.
- Bác đừng lo, còn chưa đói bây giờ đâu. Con muốn xem phòng trước à!
- Tùy con thôi.
Bà Mỹ Hương cười dễ dãi. Xong, bà đích thân dẫn Tú An xuống phòng vệ sinh. Trong khi Tú An tắm rửa bà tranh thủ tìm gặp bà Ba người làm. Để hỏi thăm về Chương.
- Cả ngày nay nó có về nhà không?
Đạ, không ạ!
- Chi có nghe nó nói đi đâu không?
Đạ cũng không!
Bà Mỹ Hương khẽ cau mày nghĩ ngợi. Chương đi đâu kiả Tại sao lúc sáng ta không hỏi nó điều đó? Chợt hình ảnh tai nạn năm nào hiện nhanh trong trí, bà Mỹ Hương không giữ được vẻ lo lắng nói:
- Chị nhờ ai đó đi tìm gất thằng Chương về đây giùm tôi được không?
Đạ được nhưng tìm cậu hai ở đâu ạ?
- Lên công trường, đến nhà bạn bè nó. Nếu không có, có thể tìm ở những quán cốc bên đường chị hiểu chứ?
- Dạ, dạ!
Bà Mỹ Hương ngồi phịch xuống ghế thở dài. Bà tự hỏi: "Kiếp này ta phải mắc nợ vì con chăng? Chương ơi, sao con ngông nghênh quá vậy? Con có biết là dang làm khổ mẹ hay không?" Những ngày Chương ở hẳn trên công trường bà hoàn toàn không lo lắng vậy mà khi chàng về đến nhà rồi thì bà lại chẳng yên tâm. Không hiểu sao bà cứ phập phồng lo sợ mỗi khi Chương ra đường, bà sợ Chương gặp bạn bè, sợ chàng bỏ đi đột ngột...
Hồi chiều này, bà Mỹ Hương về rất trễ vì bận vài công chuyện ở khách sạn. Nhìn thấy hai chiếc xe vẫn còn ở nhà bà run lên vì giận. Chương đã không nghe lời bà. Chàng đã làm cho bà bị bẻ mặt khi đi đón Tú An bằng chiếc xe cà tàng. Thế nhưng TúAn vẫn vui vẻ phải chi cô buông lời phàn nàn, hay trách móc một tiếng có lẽ bà Mỹ Hương sẽ thấy dễ chịu hơn. Đằng này...
- Ối! Lạnh quá!
Tú An từ phòng tắm bước ra, cô co ro trong chiếc áo ngủ sát cánh màu xanh ngọc. Bà Mỹ Hương vội vàng mở chiếc áo bằng lông thú trên người của mình khoác lên vai cô gái:
- Đừng lo, con sẽ ấm lại sau năm phút.
- Còn bác? Tú An e ngại.
Bà Mỹ Hương vừa khoát tay vừa ra hiệu cho Tú An đi theo mình trở lên lầu. Bà nói:
- Bác còn áo khác, con cứ giữ lấy chiếc ấy mà mặc. Bác tặng.
- Thưa bác, nhưng...
- Không việc gì phải ngại. Những thứ mẹ con gởi biếu bác còn đáng giá hơn nhiều.
Nói xong, bà Mỹ Hương bỏ đi nhanh. Có lẽ bà đi lấy áo. Tú An biết cô có muốn từ chối cũng không được. Thật ra chiếc áo dài nhung mẹ cô gởi biếu bà Mỹ Hương chỉ bằng một phần ba giá trị chiếc áo lông thú mà cô đang mặc. Bà MH đã dành cho mẹ con cô một sự ưu ái khá đặc biệt, còn con trai bà thì sao? Chàng trai ban chiều có vẻ gì đó không giống người làm. Hay là... mắt Tú An chợt loé sáng. Cô vừa nghĩ ra điều gì thú vị chăng.
Bà Hương trở ra với chiếc áo len dày màu cặn rượu. Đúng là dân Đà Lạt có khác, mỗi người có ít nhất từ hai đến ba chiếc áo len dự trữ. Thiếu nó họ sẽ chẳng làm gì được. Dường như đọc được những suy nghĩ trong đầu Tú An, bà Mỹ Hương cười nói:
- Con thấy đó, dân ở đây cần cái ấm hơn cả ăn uống- Bà Mỹ Hương kéo cao cổ áo, nói tiếp - Bây giờ con cứ để hành lý ở đây, bác cháu ta đi xem phòng trước nhé.
- Ở đâu ạ?
- Phiá này này! Ở đó còn hai phòng đặc biệt bác dành riêng cho người thân. Con cứ việc xem qua và chọn một trong hai.
- Ngoài con ra không còn có ai ở đó?
- Hoàn toàn yên tĩnh.
- Ây da! Sợ ma chết đi. Con muốn ở cạnh phòng bác kia.
"Trời hỡi" chuyện gì thế này? Bà Mỹ Hương ngỡ như mình nghe lầm. Cả tuần nay bà đã xem xét cho sửa lại phòng ốc để đón tiếp cô khách thế mà vẫn có những chuyện bà không lường trước được. Làm sao Tú An có thể ở cạnh phòng bà. Chẳng lẽ...
- Bác à, nếu có gì không tiện thì...
- Ồ! Không, không, không có gì! Bà Mỹ Hương lúng túng. Vấn đề là tại vì căn phòng đó lâu nay không ai... dọn dẹp nên khá bề bộn. Vậy thì trong khi chờ đợi người làm sắp xếp lại, bác cháu ta sẽ ăn cơm nhé!
Tú An cười gật đầu. Cô vô tư không hề biết rằng những đòi hỏi của mình là quá đáng.
Cơm nước xong, bà Mỹ Hương giục Tú An về phòng nghỉ ngơi sớm mặc dù cô vẫn chưa thấy buồn ngủ. Tuy nhiên Tú An cũng không thể ngồi lại phòng khách vì vì bà MH đã đứng dậy:
- Bác còn vài việc cần dặn người làm. Sáng mai ta gặp lại, được chứ?
Đạ!
Thái độ là lạ của bà Mỹ Hương làm Tú An hơi thắc mắc nhưng rồi nàng cũng quên khuấy đi khi đặt chân đến " dinh cơ" riêng của mình. Đó là một căn phòng khá rộng rãi, bên trong có để một tú áo, một giá sách, và một bàn viết, trên bàn có sẵn một bộ ấm trà kiểu Trung Quốc.
Tú An cầm một quyển sách lên xem thử. Có nhiều quyển còn mới nguyên không hề gì có một chút bụi bám vào. Đa số sách có nội dung nói về ngành kiến trúc, và tập ảnh chụp những ngôi biệt thự lớn trên thế giới. Tất cả thứ này là cuả ai nhỉ?.
Trước đây hình như Tú An có nghe mẹ nhắc đến con trai của bà Mỹ Hương nhưng cô không chủ ý lắm đến nghề nghiệp của anh tạ Chỉ biết rằng " ông ấy" rất ít khi có mặt ở nhà, thế thôi.
Tú An quét tia nhìn khắp căn phòng một lần nữa. Rõ ràng nơi đây vẫn còn ấm hơi người, nó chẳng có vẻ gì là bỏ lâu ngày không dọn dẹp như lời bà Mỹ Hương nói. Nhưng bà nói dối Tú An để làm gì chứ? Còn thái độ của bà nữa, dường như không được tự nhiên cho lắm thì phải.
Tú An đi đi lại lại trong phòng ra chiều suy nghĩ. Đoạn cô ngồi vào và thuận tay kéo hộc bàn. Không có gì trong ấy ngoài ngoài bút chì, thước kẻ và một mảnh giấy vụn. Tú An chú ý đến tờ giấy học sinh gấp tư hãy còn chưa nhàu nát: chợt môi cô khẽ động đậy khi liếc thấy: " Chương 25/9 đến rồi đó! Liệu hồn mà sắp xếp đến chỗ hẹn. Phần nhang đèn và thức ăn để tao lọ Măng".
- 25 Tháng 9. Tú An lẩm bẩm đúng là ngày hôm nay rồi! Còn Chương! tên này nghe quen quá! Có lẽ đó là con trai bác tên Chương chăng? và cũng là chủ nhân của căn phòng này? Ôi! Sự có mặt của ta đã làm xáo trộn tất cả khi phát hiện ra ta, anh chàng sẽ nghĩ gì nhỉ? Kẻ mạo hiểm thách thức? Chà! Chắc chắn sẽ có một cuộc chạm trán thú vị đấy! - Tú An mĩm cười nghĩ.
Thế nhưng chẳng có gì xả ra với Tú An. Sáng hôm naỵ Khi Tú An thức giấc thì phòng bên bà Mỹ Hương vẫn chưa nghe động đậy. Tú An pha một bình trà để sẵn. Đang loay hoay chợt cánh cửa phòng hé mở. Một vùng ánh sáng bị che khuất bởi dáng cao to của một người nào đó. Tú An ngước lên bắt gặp cái nhìn sững của chàng trai không quen cũng không lạ:
- Anh là...
Chương lắc mạnh đôi vai, giọng gay gắt:
- Ai cho phép cô đến ở trong phòng tôi vậy hả?
Tú An ngơ ngác:
- Phòng này của anh ư? Sao không ai cho tôi biết điều đó vậy kià?
- Thôi không nói nhiều nữa. Mời cô dọn sang phòng bên kia dùm cho.
- Ây da! Anh tưởng dọn vô rồi dọn ra nhẹ nhàng lắm sao? Còn Anh? Anh tưởng anh là ai mà dám ra lệnh cho tôi hả?
Chương trừng mắt vì bực, chàng chưa kịp nói gì thì tiếng bà Ba, người làm xen vào:
- Cậu Chương, đây là cô Tú An, khách của bà chủ. Có chuyện gì cậu ra ngoài nói với tôi được không?
Đì ba, anh Chương là...
- Con trai bà chủ, và cũng là người "sở hữu" căn phòng này từ trước đến nay.
Giờ thì Tú An đã hiểu vì sao khi mình đòi được ở cạnh phòng bà Hương, bà lại tỏ ra lúng túng như vậy. Có lẽ bà không nỡ từ chối Tú An. Mẹ thì tốt thế, còn con trai gì lại cộc cằn đến thế. Tú An nghĩ đến chuyện anh chàng đón mình hồi chiều vừa bực lại vừa buồn cười.
- Ồ! Vậy mà bác Hương chẳng nói gì với tôi cả. Nếu không chúng ta thương lượng với nhau trước hay hơn không? Có đâu để anh sượng sùng thế này!
Biết Tú An cố tình trả đũa chuyện khi chiều. Chương hừ nhỏ rồi quay ra, chàng không thể lớn tiếng với phụ nữ.
Ra ngoài, Chương đi thật nhanh xuống cầu thang, mặc cho bà Ba chạy theo gọi:
- Cậu Chương...
-...
- Cậu đứng lại nghe tôi...
Chương quay phắt lại làm dì Ba im bặt:
Đì không phải giải thích gì cả. Nhờ dì nói lại với mẹ rằng, đừng bao giờ cho người đến chỗ làm quấy rầy tôi. Còn nữa, đồ đạc của tôi dì cứ vứt đại vào một xó nào đó hoặc đốt bỏ cũng được.
- Cậu Chương, cậu đừng nóng nảy như vậy. Hãy nghe tôi đây. Thành thật mà nói, tối qua bà chủ định gặp cậu để hỏi ý kiến nhưng mãi đến khuya cậu vẫn chưa về nên...
Chương lắc đầu ngồi vào xe cho nổ máy thật to, chàng nói trước khi nhấn ga:
Đì không hiểu mẹ bằng tôi đâu.
- Kià cậu...
Chương không muốn ở nhà thêm một phút giây nào nữa. Chàng ngắt lời dì ba bằng cách nhấn ga cho xe lao nhanh ra khỏi cổng. Từ ngày xảy ra tai nạn đến giờ chàng đâm ra ít nói và rất dễ cáu gắt. Lúc nào chàng cũng có vẽ nghĩ ngợi xa xôi nên đầu óc ít khi được thanh thản. Đôi khi chàng cũng muốn quên hết mọi chuyện để tập trung được một khoảnh khắc rồi đâu lại vào đó. Không tìm được cách nào giúp chàng cởi mở hơn, bạn bè gọi chàng là ông " thần sầu " cho đỡ tức.
Chương có nỗi khổ tâm riêng. Nhiều lúc chàng thấy mình thật ích kỹ. Khi từ chối giúp đỡ công việc kinh doanh của mẹ. Nhưng biết làm sao được khi chàng vàbà MH thường xuyên xảy ra những chuyện bất động. Hai mẹ con giống như nước với lửa. Vốn là một bà chủ lớn có tên tuổi nên bà Hương muốn toàn quyền quyêt' định mọi việc mà không cần hỏi ý kiến bất kỳ người nào, ngay cả việc sẵn sàng vứt đồ đạc của con trai ra ngoài để chiều theeo yêu cầu của " cô thượng khách".. Đến bây giờ Chương vẫn còn thấy giận mẹ thật nhiều. Bà làm chàng bị chạm tự ái. Lâu nay bà thừa biết Chương vốn không thích ai vào phòng chàng, kể cả việc vào để dọn dẹp. Đồ đạc chàng chẳng có gì nhiều, vấn đề là các bản vẽ, chàng không muốn ailàm xảo trộn nó. Vậy mà... Nhớ đến căn phòng của mình bị dọn dẹp trống rỗng, rồi những bản vẽ mà chàng giữ gìn hết sức cẩn thận giờ đây hẳn nó nằm im ở một góc nào đó... Cứ nghĩ đến điều ấy. Chương không làm sao giữ được bình tĩnh. Chàng cắn chặt môi cố đẩy ra khỏi đầu những chuyện vừa rồi để lòng được thanh thản. Thế nhưng chàng không thể.