Dịch Thuật: Lão Sơn Nhân
Hồi 48
Cờ Sai Một Thế, Kế Độc Vô Song

Thiếu nữ bị tê liệt từ cổ trở xuống, cứng đờ người ra, nhưng đầu óc vẫn tỉnh. Nàng biết rằng phản kháng lại vô ích, đành há miệng ra nuốt đại đi. Đại hán thấy nàng nuốt một cách ngon lành liền cũng bắt chước bỏ chỗ vi cá còn lại vào miệng, nhai ngấu nghiến nuốt. Chừng một lát, hắn thấy khí nóng từ nơi bụng dưới đưa lên, thoáng cái tản khắp cả mình mẩy, bốc lên mặt. Hắn giật mình, cúi xuống ngó, thấy mặt thiếu nữ lúc nãy trắng xanh, mà giờ thì gò má đỏ ửng lên, đôi mắt lừ đừ nhìn hắn, như say sưa đắm đuối.
Quả tình hai người lúc đó thấy người nóng ran, dục hoả bốc lên ngùn ngụt. Hắn ôm chặt lấy thiếu nữ, nàng bị điểm huyệt cứ đờ người ra như gỗ.
Hắn lăm le định giải huyệt để nàng tỉnh lại nhưng bản lãnh còn thấp kém, làm sao giải huyệt nổi. Hắn vần xoay chê chán, đâm ra phát khùng lên, hết lật úp nàng xuống lại lật ngửa lên. Cuối cùng cáu quá, hắn ghé răng cắn vào vai, vào đùi, rồi đấm xuống thùm thụp. Nàng hình như không đau đớn gì cả, trái lại đôi mắt lim dim, có vẻ lấy làm dễ chịu thích thú là khác!
Ẩn mình nơi bóng tối, Nhâm Vô Tâm thấy vậy, bất giác thở dài nghĩ thầm:
- Bỏ thuốc vào món ăn, việc rõ ràng lắm rồi! Nhưng để thết ai? Phải chăng là để hại Bách Duy? Bách Duy phải chăng là môn hạ của Nam Cung thế gia? Đã là môn hạ thì cần gì phải dùng thuốc mê với thết tiệc? Nếu lão không phải là môn hạ Nam Cung thế gia thì sao lại bịa đặt câu chuyện, nói láo?
Bấy nhiêu nghi vấn dồn dập trong đầu óc, thực là khó giải đáp. Nhưng cũng từ bên trong những phức tạp đó, hầu như chàng tìm ra một vài manh mối.
Bỗng từ trong tối, một bóng thiếu nữ như bay tới. Dáng vẻ với khinh công cũng chẳng kém gì Cúc Nhi. Vừa thoáng thấy hai người đương ôm nhau lăn lộn dưới đất, thiếu nữ giật mình “ủa” lên một tiếng, nhưng kịp đưa tay lên bịt miệng lại, mắt lẹ như chớp liếc nhìn xung quanh một lượt. Bỗng nàng đưa hai tay lên vỗ “bốp bốp” hai tiếng. Cách đó ước hai mươi trượng xung quanh cũng nổi lên tiếng vỗ tay trả lời. Lập tức bốn bề đều có lửa bốc lên ở khoảng các nhà mồ, và thiếu nữ kia đã lẩn mình vào bóng tối. Liền đó, có hai đại hán áo đen chạy ra, mỗi người xách một thùng nước đổ chụp lên đầu hai người nằm dưới đất.
Đại hán cùng Cúc Nhi vụt tỉnh táo trở lại. Đại hán nhìn xung quanh, ra vẻ kinh hãi, vụt cái hắn la to lên một tiếng, cắm đầu chạy biến vào trong bóng tối. Liền đó nghe hắn rú lên một tiếng rùng rợn rồi im bặt đi. Rõ ràng là hắn đã bị đập chết!
Còn thiếu nữ tức Cúc Nhi mặt mũi cũng kinh hãi, tái đi, nhưng vẫn không động cựa được vì chưa được giải huyệt.
Mọi việc xảy ra trong giây phút. Nhâm Vô Tâm không ngờ rằng bọn Nam Cung thế gia điều động người lẹ đến thế, mà bốn bề tám mặt đều thấy gió thổi ào ào, ánh lửa loe loé, duy không thấy bóng người đâu cả. Đủ biết rằng nơi đây cực nguy hiểm, do những tay đầu não của Nam Cung thế gia như Tố Thủ Lan Cô điều khiển. Do sự truyền tin quá lẹ, dù chàng đi về phía nào cũng không qua được con mắt họ. Với một mình Lan Cô, cũng đủ thấm mệt rồi, nếu lại thêm một hai tay cự phách nữa như Hoàng Phủ Thiếu Hồng thì chàng khó lòng trốn thoát.
Bỗng có tiếng còi rít lên liên tiếp. Vòng đai lửa dần dần thâu hẹp lại. Bóng hai người to lớn chạy tới chỗ đất trống khiêng thiếu nữ (tức Cúc Nhi) đem đi.
Ánh lửa chung quanh mỗi lúc một mạnh, rồi tiếng chân chạy qua lại huỳnh huỵch. Giữa một rừng biển toàn là mồ mả cây cỏ um tùm, sự kiện biến diễn thực kinh nhân động phách.
Nhâm Vô Tâm không khỏi lạnh gáy, chàng không thể cứ ẩn nấp mãi được, trong khi vòng đai lửa cứ thu hẹp dần lại.
Chàng trấn tĩnh tinh thần, đưa mắt nhận định bốn phía. Thấy góc phía đông, ánh lửa sáng rực, phía tây ánh lửa nhẹ nhất. Chàng nghĩ thầm, “Nơi ánh lửa yếu ớt nhất chính là nơi bố trí mai phục, mạnh nhất, nguy hiểm nhất”.
Lập tức chàng lượm một cục gạch ném về phía tây cách xa chỗ chàng đứng độ hai trượng. Kế theo, chàng liệng một khối gạch nữa ra ngoài bốn trượng.
Quả nhiên ánh lửa từ ba phía đông, nam, và bắc lập tức di động, tiếng chân huỳnh huỵch chạy đổ xô cả về phía tây là phía có gạch ném xuống.
Không để lỡ cơ hội, chàng thoát mình đi như thỏ chạy về phía đông. Phía này vừa một giây phút trước là nơi náo nhiệt nhất, thì lúc này yên lặng như tờ, không một ánh lửa.
Chàng thở phào một hơi! Chỉ cần đề khí vọt mình đi ba cái nữa là ra khỏi đống mồ hoang. Dù có truy binh tập nã cũng không sợ nữa. Nhếch vai một cái, chàng vọt người đi lẹ hơn lên. Trong khi chân chưa chạm đất, sửa soạn đề khí để vọt mình đi nữa, bỗng nghe có tiếng từ trong bóng tối gọi:
- Nhâm Vô Tâm! Người trúng kế ta rồi! Đứng lại!
Năm vệt xẹt sáng ngời như điện, cùng với tiếng hô “Đứng lại” thét gió bay tới, nhằm đánh vào sau lưng, trước ngực chàng.
Vô Tâm kịp đưa tay quơ một cái, thân hình hạ xuống liền.
Tiếng lạnh lùng từ trong bóng tối lại gọi ra:
- Nhâm Vô Tâm! Lúc này xung quanh ngươi đều có mai phục toàn những tay võ nghệ cao cường. Nếu ngươi định trốn chạy, lập tức có chín mươi đạo ám khí phát ra, hạ ngươi trong chớp mắt.
Tuy chẳng tin rằng có chín mươi đạo ám khí mai phục quanh mình, nhưng cũng biết rằng số ám khí của họ chẳng ít đây. Chàng lạnh ớn xương sống lên. Té ra vừa rồi, tiếng chân dồn dập di chuyển về ba phía kia, chỉ là hư binh, trong khi họ đã đoán trúng là chàng sẽ lẻn qua phía tây này. Thế mới thực là nước cờ dươn:10px;'>
Cách phục sức với cỡ tuổi của bà ta đều quá ư tương phản.
Theo sau bà ta còn có bốn vị phụ nhân cũng mặc áo trắng theo hầu. Sắc mặt người nào cũng lộ vẻ nghiêm trang và u uất, làm cho người ta trông thấy đều có cái cảm giác nặng nề bứt rứt.
Huyền Nguyệt đưa mắt nhìn bà cụ già một lượt, rồi nghĩ thầm: “Chẳng lẽ bà cụ già ốm yếu thế kia lại chính la Nam Cung phu nhân?”
Bụng tuy nghĩ vậy, nhưng ông ta vẫn đứng lên, chắp tay ngang ngực, cúi đầu nói:
- Bần đạo Huyền Nguyệt xin kính chào lão tiền bối!
Bà già gõ nhẹ đầu chiếc gậy trúc xuống đất, cười nói:
- À, Vũ Đương danh gia, lão thân cam thất kính!
Huyền Nguyệt hơi giật mình, nghĩ bụng: “Bà lão này rõ ra người đã lăn lộn giang hồ lâu năm, nên có vẻ lão luyện lắm.”
Bà già lại tươi cười nói:
- Xin mời các vị ngồi. Lão thân vì mới bị cảm, nên không thân hành ra đón quý khách được, mong các vị miễn trách cho.
Nói xong liền ngồi xuống ghế trước.
Bốn thiếu phụ mặc áo trắng, tuổi tác không đều nhau, đứng xếp thành một hàng dài, phía sau lưng bà lão.
Quần hào thấy chủ nhân đã ngồi, bèn cùng lần lượt ngồi xuống.
Ngôn Phượng Cương sẽ hỏi Thượng Tam Đường:
- Bà cụ già kia có phải là Nam Cung phu nhân không?
Thượng Tam Đường cũng thì thầm đáp lại:
- Huynh đệ chỉ quen vị chủ nhân thứ ba nhà này, ngoài ra không biết ai cả. Vị trung niên phu nhân đứng hàng thứ hai kia tức là vợ ông ta.
Hai người nói rất nhỏ, nhưng hình như cũng bị bà già nghe tiếng. Chợt nghe bà ta cười nhẹ một tiếng rồi nói:
- Nam Cung thế gia đã có quy cũ thành nếp, không bị lễ giáo của người đời bó buộc...
Nói xong, lại quay lại bảo người thiếu phụ đứng hàng thứ hai:
- Sao con trông thấy bạn cũ của vong phu mà không ra chào một tiếng?
Thiếu phụ cúi đầu sẽ nói:
- Tôn tức xin tuân lệnh.
Nói xong sẽ nhấc gót sen, đứng cách xa xa, đối trước Thượng Tam Đường, khom mình thi lễ, nói:
- Vị vong nhân Thường Tố Ngọc bái kiến Thượng đại kha.
Thượng Tam Đường vội đứng lên, chắp tay đáp lễ nói:
- Phu nhân trí nhớ tốt quá! Tại hạ không thể biệt tận tâm lực lo lắng hậu sự cho Nam Cung huynh, mỗi lần nghĩ đến, thực rất lấy làm ân hận.
Thường Tố Ngọc buồn bã nói:
- Thượng đại kha không quản xa xôi ngàn dặm tới đây phúng điếu vong phu, Thường Tố Ngọc rất lấy làm cảm kích.
Nói xong lại cúi mình thi lễ, rồi lui về chỗ cũ.
Huyền Nguyệt đứng lên chắp tay nói với lão phụ nhân:
- Bần đạo nghe tiếng Nam Cung thế gia đã lâu. Hôm nay rất lấy làm hân hạnh được các vị phu nhân tiếp kiến.
Lão phu nhân cười một cách buồn bã nói:
- Vong phu Nam Cung Minh, vì không nghe lão thân can gián, sinh dũng nhất thời, tranh hùng trên đỉnh núi Thiếu Thất, đến nỗi...
Thượng Tam Đường ngắt lời nói:
- Nam Cung lão tiền bối là một bậc nhân kiệt, khi ở trên Thiếu Thất sơn, một mình đánh bại anh hùng thiên hạ, khiến cho quần hào phải khuynh phục, đồng tâm phụng tặng vinh diệu “Võ lâm đệ nhất gia”. Thiết tưởng trăm ngàn năm nay mới có một nhà Nam Cung là được hưởng cái vinh diệu ấy...
Lão phu nhân ngắt lời:
- Vì được cái vinh diệu ấy nên mới khiến cho nhà tôi già trẻ lớn bé năm đời đều thành quả phụ. Chúng tôi đã phải mua cái vinh diệu ấy bằng một giá quá đắt.
Bà quay lại nhìn bốn thiếu phụ đứng sau lưng một lượt, rồi lại nói tiếp:
- Những nỗi đau đớn uất ức, lão thân đã phải ẩn nhẫn suốt mấy chục mùa mưa nắng, chưa từng hé răng than thở với ai. Chỉ đáng thương cho các con dâu, cháu dâu tôi, hết thảy lại dẫm cả vào vết xe đổ của tôi...
Bà nói đến đấy, giọng bỗng chìm hẳn xuống, hai hàng lệ già từ từ lăn xuống hai gò má.
Huyền Nguyệt đưa mắt nhìn bốn vị phu nhân đứng sau bà già, thấy người đứng đầu hàng mé phải tuổi trạc năm mươi, người thứ hai tuổi ước chưa đầy bốn chục, người thứ ba chỉ vào khoảng ba mươi hoặc ba mươi hai, còn người đứng cuối cùng có lẽ mới độ mười bảy mười tám. Người nào cũng mặc quần áo trắng, bịt tóc bằng khăn trắng, không tô son phấn, kẻ nhạt lông mày. Nói về dung sắc, thì người nào cũng đáng gọi là mỹ nhân cả.
Chợt nghe cái giọng ai oán của bà già lại cất lên:
- Nam Cung thế gia xưa nay vẫn ít đi lại với các nhân vật võ lâm, nên cũng không thể nói đến chuyện ân oán được. Chỉ vì vong phu tự ý sinh cường, chiếm được cái vinh diệu “Vũ lâm đệ nhất gia” thì cũng rước ngay cho nhà Nam Cung chồng tôi một cái thảm hoạ đứt ruột đau lòng, tuyệt nòi mất giống, một nhà toàn đàn bà goá. Các vị thử nghĩ xem trong các nhân vật võ lâm, còn có nhà nào cảnh huống thê lương hơn nhà tôi không?
Huyền Nguyệt đạo trưởng cũng ngậm ngùi than thở giây lâu rồi nói:
- Uy danh của nhà Nam Cung thế gia đã làm chấn động Đại giang Nam Bắc. Nhưng trong giới võ lâm, đã có mấy ai biết đến những nỗi đau đớn khổ tâm của năm vị phu nhân! Ôi! Danh lợi hại người đến thế kia ư?
Lão phu nhân chỉ thở dài một tiếng, lặng ngắt không nói gì nữa.
Một bầu không khí ảm đạm thê lương như bao trùm lấy toà nội sảnh. Một lát sau, Huyền Nguyệt mới lên tiếng:
- Anh em chúng tôi đến quấy nhiễu quý phủ hôm nay, trong bụng rất lấy làm thắc mắc, mong lão tiền bối tha thứ, và sẵn lòng giúp đỡ chúng tôi một chút.
Lão bà ngẩng lên hỏi:
- Đạo trưởng muốn lão thân giúp đỡ việc gì, xin cứ nói thẳng cho biết!
Huyền Nguyệt nói:
- Lão tiền bối có biết tiếng Trung Nguyên Tứ Quân Tử không ạ?
Lão phu nhân nói:
- Lão thân tuy chân không hề bước ra khỏi cửa, nhưng các bạn cũ của vong phu thỉnh thoảng lại chơi, bàn về các việc trong giang hồ, cũng có thấy nhắc đến tên bốn vị ấy.
Huyền Nguyệt nói:
- Trung Nguyên Tứ Quân Tử bị ám hại ở trên Bách Trượng Phong phía Bắc tỉnh Triết Giang cùng một lúc. Trước khi bọn họ bị hại, còn có người giả danh phi thiếp mời rất nhiều nhân vật cao thủ võ lâm tới Bách Trượng Phong dự hội. Nhưng khi quý vị cao bằng đến nơi, thì Tứ Quân Tử đã tắt nghỉ rồi. Khắp mình bốn người không có thương tích gì, chỉ thấy lòng bàn tay phải hơi hiện lên một cái dấu đỏ. Vì những nét bên trong nhỏ quá sức mắt không sao hiện nhận được, nên chúng tôi không quản xa xôi nghìn dặm tới đây, định mượn quý phủ viên ngọc rết và chiếc kính thuỷ tinh để soi cho rõ. May ra có thể tìm được vết tích gì của hung thủ chăng. Rồi lại xin phụng hoàn quý phủ lập tức.
Lão bà thở dài một tiếng mà rằng:
- Trung Nguyên Tứ Quân Tử có khôn thiêng, tất cũng phải cảm kích các vị đã tận tình tận nghĩa đối với bạn bè như vậy. Ôi! Gia đình Nam Cung nhà tôi ông cháu, cha con năm đời đều bị ám hại, thì chẳng thấy một nhân vật võ lâm nào tra cứu hộ cho.
Thượng Tam Đường nói:
- Năm xưa chín đại môn phái và hào kiệt bốn phương liên danh tặng tấm biển “Vũ lâm đệ nhất gia”, lại lập ra bốn điều giới luật bắt buộc các nhân vật trong võ lâm đều phải nhất luật tuân theo, thành ra lại vô tình mua cho gia đình Nam Cung thế gia một thảm hoạ tày trời, đến nỗi gia trưởng năm đời đều phải chết thảm. Nếu bây giờ lão phu nhân chịu phi thiếp mời tất cả các môn phái, giao cho họ trách nhiệm điều tra hung thủ. Tôi tin rằng không khi nào họ từ chối.
Đôi mắt lão bà chợt loé lên một ánh sáng kỳ dị, nhưng chỉ một thoáng qua, lại khôi phục được vẻ bình thường cười, nói:
- Chỉ lo sợ lão thân không mặt mũi nào...
Rồi quay lại bảo người đàn bà lớn tuổi nhất:
- Con vào trong nhà lấy cái kính thuỷ tinh ra đây...
Người đàn bà vâng lệnh quay vào. Bà ta lại bảo Thường Tố Ngọc:
- Cháu vào lấy cho ta viên ngọc rết.
Thường Tố Ngọc cũng vâng lệnh lui ra. Lão bà gõ chiếc gậy xuống đất, đứng lên hỏi:
- Linh thể của Trung Nguyên Tứ Quân Tử hiện nay ở đâu?
Thượng Tam Đường chắp tay nói:
- Xin lão phu nhân thứ cho chúng tôi cái tội mạo muội, bốn cỗ thi hài hiện đặt ở trong xe ngoài cửa phủ.
Lão bà “a” một tiếng rồi nói:
- Nam Cung thế gia trừ mấy mụ gái goá này ra, thì còn ai nữa? Cố nhiên là các vị không coi vào đâu?
Ngừng một giây, rồi lại tiếp:
- Lão phu bị cảm chưa khỏi hẳn nên không thể bồi tiếp các vị lâu được, xin cáo lui trước.
Rồi cũng không chờ bọn Huyền Nguyệt trả lời, bà già chống gậy thủng thỉnh bước vào nhà trong. Hai thiếu phụ cũng đi theo.
Thế là trong nội sảnh chỉ còn trơ lại bọn khách, cả tên nữ tỳ áo xanh, từ nãy vẫn đứng chờ ngoài cửa, lúc này cũng biến đâu mất nốt.
Một cơn gió nhẹ, thổi vào chiếc màn trắng, làm cho bức màn răn răn từng nếp sóng gợn, khắp gian phòng chỉ có một màu trắng toát, càng làm cho không khí tăng thêm phần khủng bố và thê lương.
Thượng Tam Đường se sẽ thở dài một tiếng, nói nhỏ với Huyền Nguyệt:
- Đạo trưởng, việc ta cho người dong xe, vào trong viện làm cho chủ nhân Nam Cung thế gia tức giận, có thể bất lợi cho mình.
Huyền Nguyệt lạnh lùng nói:
- Việc đã lỡ rồi, cũng chỉ đành ngồi mà đợi biến. Chủ nhân đã sai người đi lấy ngọc và kính, chẳng lẽ lại giở mặt.
Thượng Tam Đường tỏ vẻ lo lắng hỏi:
- Lão phu chỉ lo chọc giận chủ nhân Nam Cung thế gia thì phiền lắm.
Ngôn Phượng Cương cười nhạt nói:
- Trong mấy hôm ở đây, huynh đệ đã nhẫn nại đến cực điểm rồi. Nam Cung thế gia tuy vinh quy, nhưng huynh đệ dù sao cũng là chưởng môn một phái, bình sinh chưa hề để ai khinh dễ bao giờ.
Thượng Tam Đường vội xua tay nói:
- Thôi thôi. Ngôn huynh hãy nể mặt tiểu đệ, cố nhẫn nhục thêm ít nữa...
Bức màn trắng thốt nhiên lại hé mở, rồi người trung niên phụ nhân tay bưng một cái hộp nhỏ bằng gỗ, chạm trổ rất khéo thủng thỉnh bước lại gần bàn, đặt chiếc hộp gỗ xuống nói:
- Trong hộp gỗ này có cái kính thuỷ tinh, mà các vị hỏi mượn... Vị nào nhận vật này đây?
Thượng Tam Đường chỉ Huyền Nguyệt nói:
- Xin đưa cho vị đạo trưởng này.
Người đàn bà đưa cặp mắt lạnh như băng nhìn Huyền Nguyệt hỏi:
- Đạo trưởng xuất thân ở môn phái nào, xin hãy cho biết đã.
Huyền Nguyệt nói:
- Bần đạo là Huyền Nguyệt phái Vũ Đương.
Người đàn bà chỉ chiếc hộp trên bàn, nói:
- Cái kính trong hộp này xin giao cho đạo trưởng, trước khi mặt trời lặn, xin lại đem đến chỗ này mà trả.
Nói xong, không đợi Huyền Nguyệt trả lời, lập tức rảo bước, lẩn vào sau bức màn trắng.
Đàm Khiếu Thiên nói nhỏ:
- Đạo trưởng thử mở cái hộp ra xem nào.
Huyền Nguyệt mỉm cười nói:
- Theo tôi đoán thì quyết không sai đâu.
Ngoài miệng tuy nói ra giọng quả quyết như vậy, nhưng trong bụng vẫn không khỏi nghi ngờ, bèn thuận tay mở nắp hộp ra.
Tất cả ngần ấy người, tuy đã được nghe tên ba món bảo vật từ lâu, nhưng đều chưa trông thấy bao giờ. Thấy Huyền Nguyệt mở nắp hộp ra, liền lập tức xúm cả lại xem.
Chỉ thấy trong chiếc hộp gỗ lót một lớp nhung đỏ rất dầy. Giữa hộp đặt ngay ngắn một miếng đá thủy tinh, vuông vắn hai tấc, dầy chừng nửa tấc, trong suốt.
Đó là chính tấm kính thuỷ tinh, một trong ba món bảo vật trông chỉ tầm thường có thế thôi. Quần hào xem xong không khỏi thất vọng. Ngôn Phượng Cương cười khẩy nói:
- Thì ra chỉ là một miếng đá thủy tinh thường, thế mà cũng được liệt vào hàng bảo vật! Mới biết các cụ ngày xưa cũng hay phóng đại quá.
Huyền Nguyệt lại cầm miếng kính ngắm kỹ một lúc, tuyệt không tìm thấy đặc điểm của nó ở chỗ nào, trong bụng bất giác cũng hơi ngớ, tự nghĩ: “Miếng kính này có gì quý, mà được liệt vào hàng ba món bảo vật?”
Ông để kính lên mắt soi, mới thấy cảnh vật trong nhà không một tơ hào nào không bị thu vào miếng kính, bốn phương tám góc, một mảy tóc cũng trông thấy rành rành.
Ngôn Phượng Cương thấy thần sắc Huyền Nguyệt có vẻ say sưa mê mải, trong bụng lấy làm kỳ quái, bèn hỏi:
- Đạo trưởng có thấy gì lạ không?
Huyền Nguyệt tấm tắc khen:
- Tinh hoa của nhật nguyệt dựng đục nên, lại do tay thợ khéo mài giũa, liệt danh vào hàng ba món bảo vật, quả không phải là hư truyền.
Ngôn Phượng Cương kinh ngạc nói:
- Nếu vậy chắc là có ma thuật? Đạo trưởng đưa tôi mượn xem một chút.
Huyền Nguyệt nói:
- Chúng ta hãy đem ra ngoài này soi thử cái dấu đỏ trong tay Tứ Quân Tử đã, rồi Ngôn huynh xem sau cũng không muộn.
Vừa nói vừa đứng lên bước ra ngoài sảnh. Quần hùng vừa toan đi theo, chợt nghe một giọng đàn bà lạnh lùng cất lên ở phía sau lưng:
- Các vị hãy thong thả. Ngọc rết giao cho ai đây?
Mọi người ngoảnh đầu lại, thấy Thường Tố Ngọc tay bưng chiếc hộp sắt, vừa từ trong nhà bước ra.
Thượng Tam Đường vừa toan chạy lại đỡ, thì Ngôn Phượng Cương đã bước lên đón trước nói:
- Xin giao cho tại hạ.
Thường Tố Ngọc nói:
- Xin các hạ cho biết tôn tính.
Ngôn Phượng Cương đáp:
- Tại hạ Ngôn Phượng Cương, chưởng môn đời thứ mười Ngôn gia môn đất Thần Châu.
Thường Tố Ngọc nói:
- Trước khi mặt trời lặn, xin lại đưa đến đây cho.
Nói xong cúi đặt chiếc hộp xuống đất, rồi nói:
- Trai gái không được trao tay cho nhau. Xin Ngôn chưởng môn thứ cho tôi cái tội vô lễ.
Ngôn Phượng Cương ho khan mấy tiếng rồi nói:
- Đó là lễ giáo, tôi đâu dám trách phu nhân.
Thường Tố Ngọc lạnh lùng cười nói:
- Xin phiền chưởng môn.
Nói xong quay ngoắt mình lại rảo bước đi ngay.
Ngôn Phượng Cương nhặt chiếc hộp lên, mở ra xem, bất đồ một luồng hơi lạnh từ trong hộp xông lên ông ta lẩm bẩm khen:
- Chẳng trách người ta liệt vào hàng tam bảo, cũng phải chỉ riêng có cái hơi lạnh của nó cũng đã đáng quý lắm rồi.
Chú ý trông trong hộp, chỉ thấy một viên ngọc rết trắng muốt, dài ngắn chừng ba tấc, soi rõ cả tóc râu mặt mũi, không khác gì tấm gương. Toàn thân viên ngọc đều trong suốt duy có sống lưng, là hơi lờ mờ hiện lên một cái gân đỏ. Ngọc đã quý lại nhờ được tay thợ khéo mài giũa, nên trông rất linh động, chỉ hơi nhác đi một chút, là trông loạn mắt ngay.
Ông ta đậy nắp hộp lại, rồi rảo bước đi ra.

Truyện Tố Thủ Kiếp Mở Màn Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6, 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32y đèn đã kiệt dầu rồi. Đầu óc loạn lên, mắt bỗng hoa đom đóm rồi tối sầm lại, “huỵch” một cái, chàng té xiêu ngay xuống!
Thấy vậy, Tố Thủ Lan Cô ré lên cười. Nàng đưa tay lên kéo mảnh vải che mặt xuống. Dưới ánh sáng ban mai, té ra nàng không phải là Lan Cô mà là Cúc Nhi giả dạng ra.
Hoàng Phủ Thiếu Hồng bước tới, đưa tay điểm vào “huyệt mê” bên sườn chàng, đoạn ngửa mặt lên trời cười rằng:
- Nhâm Vô Tâm a! Ngươi dù tài giỏi cũng vẫn mắc mưu!
Cúc Nhi cười ngặt nghẽo, chỉ tay vào chàng mà rằng:
- Ngươi có ngờ đâu rằng Tố Thủ Lan Cô lúc này ở cách xa đây vào trăm dặm, đương đích thân diệt trừ vây cánh của ngươi.
Hoàng Phủ Thiếu Hồng cười ngất:
- Hà hà! Ngươi cũng chẳng ngờ đến rằng cả năm người ở phía sau lưng ngươi vừa rồi, chẳng ai chịu nổi một cái búng tay của ngươi. Nghe tiếng chân huỳnh huỵch đi tới sau, ai cũng biết tụi năm người ấy chẳng phải là tay võ nghệ cao cường gì cả. Nhưng vì ngươi quá thông minh nên mới đoán rằng họ là tay giỏi, nhưng cố làm ra bộ chân bước nặng nề để trộ người. Nếu là tay xoàng thì ai dám tiến đến gần ngươi trong vòng một hai thước! Hà... hà! Ngươi chết vì thông minh! Biết chưa!
Một trong bọn năm người cười mà rằng:
- Nói vậy chớ tụi chúng tôi năm người lúc đó đều sợ mất mật đi. Chỉ cần hắn quay đầu lại một cái là tụi tôi té hết.
Cúc Nhi cũng cười:
- Chẳng riêng các ngươi! Chỉ cần hắn giơ tay một cái là đủ khiến tôi té lăn ra. Có thể tắt thở liền là khác! Hí hí!
Hoàng Phủ Thiếu Hồng bật cười mà rằng:
- Tóm lại, mọi sự kiện, mưu kế đều do Ngũ phu nhân nghiên cứu rất đúng. Chà! Nhưng hết sức nguy hiểm và sát nút!
Người mặt áo bào tới lúc này mới từ từ quay mặt lại. Qua lần mạng mỏng che mặt, cũng có thể nhận ra đó là Điền Tú Linh. Nàng chưa tới hai mươi tuổi mà mái tóc đã hoa râm. Mới trong vòng nửa năm thôi, do ngày đêm uất hận và lo mưu kế, mà một tuyệt đại giai nhân đột nhiên già xọm đi tưởng chừng người bốn chục tuổi. Chợt Hoàng Phủ Thiếu Hồng hỏi:
- Bây giờ xử trí hắn... ra sao?
Điền Tú Linh ngẩng mặt, thở dài:
- Ta chưa giết hắn đi được!
Thấy mọi người ngạc nhiên, nàng vuốt mái tóc, nói tiếp:
- Sở dĩ ta khổ tâm bày ra mưu kế này, cốt là làm cho hắn dần dần hoá điên rồ, hắn sẽ hao mòn đi rồi chết, chớ không thể chết ngay được. Chết ngay! Chẳng hoá ra sung sướng lắm ru!
Ngừng một giây lại nói:
- Mưu này hết sức mạo hiểm. Trước hết làm cho hắn không rõ thực lực Nam Cung thế gia, sau là khiến hắn không dò ra hình tích của Lan Cô, vì Lan Cô là địch thủ đáng sợ của hắn. Chỉ hai điểm ấy thôi là đủ lắm rồi!
Miệng tuy nói vậy,kỳ thực nguyên nhân chính vẫn là để hả giận, và vẫn hy vọng một ngày kia Nhâm Vô Tâm hối lại và yêu nàng.
Cái bóng người khoác áo cà sa sắc tro tới đây mới hiện hẳn ra.
Điền Tú Linh không quay lại nhìn, nhưng cất tiếng hỏi:
- Ai đó? Bách Duy đại sư đó phải không? Xin lại đây!
Thấy lão “dạ” và tiến lại, Cúc Nhi nhoẻn miệng cười, liếc mắt đưa tình, khiến lão té xỉu đi được. Hoàng Phủ Thiếu Hồng cũng cười mà rằng:
- Đại sư bày mưu dẫn được Nhâm Vô Tâm tới đây! Khá thực!
Bách Duy ngạc nhiên nói:
- Hắn đi lúc nào tôi không hay biết. Vả lại còn cuống lên đi tìm kiếm hắn là khác.
Điền Tú Linh nói với Hoàng Phủ Thiếu Hồng:
- Ta hiểu rồi! Chẳng qua vì đại sư bịa câu chuyện hoang đường, không khéo, khiến Nhâm Vô Tâm ngờ vực, hắn bèn tự động tới đây điều tra, dò xét... Nay hắn đã có ý ngờ, vậy phải thế nào chứ? Chao ôi! Khó quá!
Bách Duy nghiến răng nói:
- Vậy chỉ còn cách giết hắn đi là hơn! Nếu không thì tại hạ không dám trở về nữa, vì sẽ bị hắn giết!
Điền Tú Linh hơi cau mày, cười nhạt:
- Ta đã nói rằng không thể giết ngay hắn! Có điều rằng Nam Cung thế gia tổn phí trên ba chục năm mới rèn luyện, đào tạo thành một tay trung kiên như đại sư. Nay nếu đại sư không dám về, chẳng cũng uổng phí mấy chục năm tâm huyết rồi.
Nàng cau mày cười, ra vẻ chua chát:
- Nhưng nếu đại sư chịu cho ta mượn một vật... thì... thì mọi việc trở nên êm đẹp vô cùng!
Bách Duy ngớ ngẩn hỏi:
- Phu nhân định mượn vật... gì?
Điền Tú Linh khoan thai tiến lại bên mình Bách Duy. Hương xạ thơm tho ngào ngạt từ người nàng xông ra đủ khiến Bách Duy rạo rực ngây ngất đi rồi, huống chi nàng lại đưa bàn tay trắng muốt như ngọc, sẽ đặt lên cánh tay lão, sẽ sẽ vuốt ve rồi sẽ sẽ vỗ lên vai.
Bách Duy đỏ mặt, trống ngực đổ hồi, cúi đầu nhìn đôi bàn chân trắng nõn của nàng. Hắn cảm động sung sướng.
Nàng nhỏ nhẹ nói:
- Cho ta mượn... cái này.
Theo với hai tiếng “cái này” từ miệng nàng thốt ra, với hơi thở thơm tho khiến Bách Duy căng thẳng mạch máu, thì tay trái nàng lẹ như chớp điện đưa lên chộp đúng theo tay lão. “Rắc” một tiếng, cùng với tiếng Bách Duy thất thanh la lên, tay trái lão bị gẫy rời, thân hình lão đổ nhào xuống đất, nằm mê man như chết!

*

Chừng nửa giờ sau, Bách Duy hồi tỉnh, ngơ ngác nhìn, chỉ còn lại một mình. Cúc Nhi ngồi bên, đương vỗ về vuốt ve hắn. Hắn vừa sợ, vừa đau đớn, tức giận, cất tiếng run run nói:
- Điền... Điền phu nhân... quá... độc ác!
Cúc Nhi đưa bàn tay thơm tho vội bịt miệng hắn,và sẽ nói:
- Chớ... chớ nói thế! Chính là phu nhân thương lão đó!
Lão nhăn nhó rên:
- Úi chao đau! Thương... thương ta ư?
Cúc Nhi ghé miệng vào tận tay lão thì thầm thân mật:
- Anh này thực là thơ ngây tệ! Ngốc ở đâu! Không hiểu thâm ý của phu nhân sao? Đó là... khổ... khổ nhục kế!
Sẽ dí cho lão một cái chết điếng người, nàng cười nói tiếp:
- Đã là người đọc kinh sử rồi mà... mà còn không hiểu ư!
Bách Duy chợt hiểu ra, nhăn nhó, nói:
- A! Khổ nhục kế! Câu chuyện Vương Tá ở Thuyết Nhạc Hoàng Cái trong Tam Quốc Chí! Sao ta không biết? Cả hai cùng chặt cánh tay để lừa bịp đối phương! Nhưng phu nhân lúc nãy có dặn... gì không?
Thấy lão vừa nói vừa rên xiết, Cúc Nhi liền đặt một cái hôn lên gò má sần sùi của lão đoạn ghé tai thì thầm:
- Phu nhân nói rằng: “Lúc này anh bị khổ đôi chút. Nhưng đến ngày thành công thì... sẽ được bồi thường, ân thưởng xứng đáng.”
Đặt thêm một cái hôn lên má bên kia của lão, Cúc Nhi cười tình, sẽ giúi lão một cái mà rằng:
- Biết chưa! Đồ ngốc!
Thấy lão cười, gật đầu, Cúc Nhi lại giúi cho cái nữa mà rằng:
- Ngốc! Giá có chặt cả hai tay, và luôn cả cái đầu trọc tếu này đi thì cũng đáng đời!
Lúc này lão quên cả đau nhức, và máu ở cánh tay vẫn rỉ ra. Giờ mới chợt nhớ ra, lão đòi Cúc Nhi băng bó lại.
Cúc Nhi lắc đầu, chỉ vào một người nằm gần đó, rồi nói:
- Nhâm Vô Tâm bị điểm huyệt, còn mê man nằm kia! Chừng lát nữa tỉnh dậy, hắn sẽ tự động cứu chữa, băng bó cho. Vậy ta đợi ở đây, chừng nào hắn gần tỉnh lại, sẽ giáng cho cái đầu trọc này một chưởng khiến ngất lịm đi!
Vừa nói nàng vừa dí ngón tay búp măng vào má lão, ra vẻ thương xót mà rằng:
- Tội nghiệp cho cái thân anh! Hiểu chưa?
Bách Duy cười híp mắt, gật đầu:
- Hiểu! Hiểu mà! Nàng đánh ta luôn mười chưởng, ta cũng xin vâng!
Cúc Nhi cười nũng nịu:
- Mười chưởng thôi à? Phải một trăm, một ngàn chưởng cho bõ ghét!
Chợt nàng nghiêm mặt lại, nói tiếp:
- Lát nữa, Nhâm Vô Tâm tỉnh lại, việc trước tiên là lo băng bó cho anh, sau đó hắn sẽ căn dặn hỏi han. Vì hắn có ý ngờ vực anh, nên sẽ hỏi han vớ vẩn tận đâu đâu, chớ không hỏi thẳng vào câu chuyện!
Nói tới đây, nàng chợt quay đầu lại nhìn Nhâm Vô Tâm, đoạn cúi xuống thì thầm dặn dò vào tận tai bắt đầu. Chỉ thấy Bách Duy luôn luôn gật đầu, mắt lão sáng lên như điên. Một lúc sau, dặn dò kỹ lưỡng rồi, nàng chúm môi son lại, hôn lão một cái, chép miệng nói:
- Nhâm Vô Tâm sắp tỉnh lại rồi! Thôi ta tạm biệt! Trước khi đi phải tặng anh một... chưởng cho ngất lịm đi! Chớ oán ta nhé!
Dứt lời, nàng giơ tay lên. Bách Duy ưỡn lưng, phồng ngực đón lấy mà rằng:
- Một trăm, một ngàn... chưởng.
Cúc Nhi cười tình, lườm lão một cái, miệng nói:
- Anh quả niên là bậc anh hùng! Như vậy gái nào mà chẳng yêu anh!
Cùng với hai tiếng “yêu anh” mới thốt ra nửa miệng, tay nàng giáng xuống ngực lão. “Huỵch” một tiếng, lão quằn quại, trợn mắt, nằm đờ người ra.
Cúc Nhi vội đứng phắt lên, rút khăn tay lau chùi đôi môi son cẩn thận. Vẻ tình tứ, nũng nịu, yêu đương vừa rồi biến đi hết. Mặt quạu lại, mắt quắc lên, nàng co chân đá vào xác lão lăn đi mấy vòng, nghiến răng rít lên tiếng mà rằng:
- Thằng chó chết! Thằng trọc ngu xuẩn! Một ngày kia mày sẽ biết tay cô nương này.
Dứt lời, quăng mình đi như rắn, lẩn vào trong đám mồ mả, cỏ dại, biến mất dạng.
Đến lượt Nhâm Vô Tâm chợt giật mình tỉnh lại, ngơ ngác bàng hoàng. Mặt trời lên cao, tứ bề lặng lẽ, toàn là mồ mả với cỏ hoang. Nhớ lại rõ ràng mình bị lọt vòng phục kích của Nam Cung thế gia. Trước mặt là Lan Cô hai bên giữ miếng hàng giờ, cuối cùng lực kiệt,mình ngã ra bất tỉnh. Nhưng tại sao... tại sao họ không giết mình mà lại bỏ đi cả!
Chàng nát óc nghĩ, không ra đầu mối. Một lúc sau, cố trấn định lại tinh thần, chàng vẫn nằm yên, nghe ngóng...
Chợt có tiếng rên khừ khừ ở phía bên. Chàng nhỏm dậy ngó tìm. Trong lùm cỏ, một thân hình mặc áo bào sắc tro, máu me đầm đìa, nhận ra là Bách Duy, miệng tuy rên mà coi bộ mê man chưa tỉnh.
Chàng rú lên một tiếng, chạy lại ôm xốc Bách Duy lên. Xé vạt áo mình ra băng bó cho lão. Xương cánh tay gần nơi bả vai lão bị gãy vụn ra, thương tích quá nặng. Trong khi băng bó, trăm ngàn câu nghi vấn dồn dập làm loạn óc chàng lên. Nếu bảo Bách Duy là tay sai của đối phương, thì sao họ lại đánh lão trọng thương đến thế này. Nếu lão không là gián điệp của họ, thì sao lão lại bịa câu chuyện quái đản để bịp chàng? Và tại sao lão có mặt ở đây v.v... Vì sao lão bị đánh v.v...
Một lúc sau, do công phu chàng chà xát, nắn bóp, giải huyệt, Bách Duy nhăn nhó, bừng mở mắt ra, rên lên từng hồi!
Quả nhiên đúng như Điền Tú Linh tiên liệu, đợi lão tỉnh hẳn rồi, chàng vội hỏi nguyên nhân và do ai hạ độc thủ.
Theo lời Thiếu Lâm dặn, Bách Duy bịa đặt lại câu chuyện lúc lão tìm đến nơi vừa lúc bọn Nam Cung thế gia đương vạch miệng chàng ra, nhồi vào một liều thuốc.
Nghe tới đây, Nhâm Vô Tâm tái mặt đi, mồ hôi vã ra. Thấy vậy, Bách Duy cười thầm, chép miệng nói tiếp:
- Chỉ tiếc rằng bần tăng tới trễ một chút.
Lão chép miệng, thở dài nhìn vào bên tay bị gãy.
- Nhưng dù đến sớm thì cũng chẳng...
Nhâm Vô Tâm vội hỏi:
- Đại sư có nhận ra hình dạng và màu sắc thuốc đó thế nào?
Bách Duy cuống lên, lắc đầu. Nhưng rồi lại nói:
- Hình như là sắc đen. À, không phải! Sắc vàng! Cũng không phải...
Một lúc lão nói ra đến tám màu sắc khác nhau.
Chàng lắng Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60