Dịch Thuật: Lão Sơn Nhân
Hồi 55
Trạm Truyền Thanh, Thi Mưu Đấu Trí

Diệu Vũ quả quyết nói:
- Sư huynh cứ yên tâm, hắn dẫu khôn ngoan quỉ quyệt, nhưng trước khi Nhâm tướng công đến đây, tiểu đệ cũng quyết đấu trí với hắn một phen, cho hắn biết tay đệ tử Võ Đương là lợi hại.
Diệu Không đưa mắt nhìn Diệu Pháp, Diệu Pháp thở dài nói:
- Đại nghĩa trước mắt không cho phép ta được do dự. Sư đệ cần đi ngay cho được việc.
Diệu Không cúi đầu nói:
- Tiểu đệ xin tuân lệnh!
Nói xong lập tức quay mình đi luôn. Diệu Pháp ngẩng mặt lên nhìn mặt trăng rồi nói:
- Thời gian đã muộn, ta phải về ngay gặp anh em Ngô thị mới được, kẻo tới lúc việc xảy ra rồi muốn cứu cũng không kịp nữa.
Diệu Vũ thò tay vào mình lấy ra hai dải lụa vàng đưa cho Diệu Pháp một chiếc, còn một chiếc buộc vào cổ tay mình. Diệu Pháp ngạc nhiên hỏi:
- Đây là quỉ kế của Bách Duy, sao ta lại…
Vừa nói tới đây chợt nghĩ ra, bèn lẳng lặng buộc dải lụa vào tay, đoạn cùng Diệu Vũ thủng thỉnh bước về dịch quán.
Vừa tới gần cổng, chợt thấy hai gã áo đen nhảy ra, mỉm cười nói:
- Vị anh hùng này đã tỉnh rượu chưa?
Diệu Vũ giơ tay giữ chiếc nón rơm đội trên đầu, đôi mắt mấp máy lè nhè nói:
- Đa tạ bằng hữu! Tại hạ muốn giải rượu bằng rượu nên lại muốn uống thêm vài chén nữa.
Gã áo đen chợt thấy hơi rượu nồng nặc xông vào mũi, suýt nữa buồn nôn, vội nhăn mặt lùi lại mấy bước, gượng cười nói:
- Vân Yến đã bắt đầu, chủ nhân tôi sai tôi đi mời các quan khách. Còn một vị nữa đâu rồi?
Diệu Vũ nheo mắt hỏi:
- Cả thảy có mấy con đường đi vào trong trạm?
Thốt nhiên trước mắt hoa lên, gã áo đen mặt vàng như sáp đại biểu cho Nam Cung thế gia sáng nay không biết từ đâu đã lù lù hiện ra. Hắn vỗ vai Diệu Vũ cười ha hả:
- Vị anh hùng này làm tại hạ đi tìm khốn khổ!
Diệu Vũ giật mình kinh sợ, thấy hắn giơ chưởng lên, tưởng là hắn cao hứng, tùy ý vỗ vào vai mình, sự thật thì hắn đã dồn tụ sẵn sức mạnh bên trong, vội giơ tay lên đỡ, hàm hồ hỏi:
- Tìm tôi ư?
Cái đỡ ấy trông bề ngoài cũng chỉ nhẹ nhàng hờ hững mà kỳ thực là chiêu thức tinh diệu trong Miên chưởng của Võ Đương. Nhưng đối phương ý không ở chổ đó, hắn trông thấy dải lụa vàng trong tay Diệu Vũ liền rụt ngay tay về cười nói:
- Ban sáng tiểu anh hùng bỏ tiệc đi trốn, làm cho tệ chủ nhân trách phạt bọn người hầu thậm tệ, bây giờ tiệc tối đã bắt đầu, mời hai vị nhập tiệc.
Diệu Vũ nghĩ: “Tên này như đã biết rõ lai lịch của mình.” Bèn cũng thuận đà “ừ” ào một câu, rồi kéo Diệu Pháp theo gã đi vào. Vừa tới cửa trạm, đã nghe bên trong tiếng cười nói ồn ào như vỡ chợ.
Người đàn ông đưa hai người đến đây rồi vái chào lui ra. Diệu Vũ, Diệu Pháp ngang nhiên bước vào nội sảnh. Trong sảnh đèn sáng rực rỡ như ban ngày, hơn một trăm bàn tiệc người đã ngồi chật kín, quan khách phần nhiều nghiêng đầu rỉ tai, thì thào bàn tán. Thấy hai người vào cũng không ai buồn để ý.
Diệu Vũ mắt sáng như sao nhìn quanh một lượt, rồi đột nhiên xăm xăm đi thẳng vào bàn tiệc chính giữa, cúi xuống gọi một người: “Ngô huynh…” rồi ngầm đưa tay trái lên để lộ miếng vải vàng, thì thầm nói tiếp:
- Tình thế đã biến, Ngô huynh nên thông tin cho các anh em, bảo họ bỏ chiếc vải vàng này xuống.
Ngô Nhân kinh ngạc vội hỏi:
- Có phải huynh đài vâng lệnh của Bách Đại đại sư chăng?
Diệu Vũ nghĩ thầm: “Nếu ta nói rõ Bách Duy là gian tế của quân địch thì sợ mọi người nổi lòng căm phẫn làm náo loạn lên sẽ hỏng việc lớn, chi bằng hãy giấu đi cho êm chuyện”.
Bèn khẽ gật đầu nói:
- Bách Đại đại sư sai tôi chuyển cáo các vị hãy bỏ hết những dải lụa vàng đi, và cả bốn chữ “Thanh truyền hỏa tiễn” cũng đã bị quân địch biết hết cả rồi không nên dùng nữa.
Ngô Nhân đưa mắt nhìn Bách Duy ngồi ở phía xa rồi thì thào đáp lại:
- Nhờ huynh đài đáp lại với Đại sư: Từ giờ Ngọ đến giờ Tý đã có sáu, bảy người y theo tín hiệu tìm đến liên lạc với bọn tôi, trong số có rất nhiều vị danh tiếng lừng lẫy ẩn cư đã lâu ngày… Đêm nay, thế nào chúng tôi cũng phải cho họ một trận.
Diệu Vũ kinh sợ nghĩ bụng: “Không biết vị cao nhân tiền bối nào mà có tài xách động được nhiều hảo thủ như vậy?. ”
Giữa lúc ấy, chợt nghe một người có giọng sang sảng nói to:
- Liên cô nương, các vị bằng hữu ngồi đây, phần nhiều đều không quản xa xôi ngàn dặm tìm tới chỉ muốn chiêm ngưỡng phong thái của các vị phu nhân trong Nam Cung thế gia. Chẳng biết tiệc yến đêm nay, có vị nào ra mặt không?
Toàn trường nghe xong câu ấy đều nín thinh, lắng nghe trả lời. Chỉ thấy Liên nhi cầm chén rượu giơ cao lên mỉm một nụ cười duyên dáng nói:
- Thái phu nhân tôi không quen cảnh náo nhiệt nên hôm nay không có xuống đây.
Nàng nói xong lại cầm chén rượu chuyển từ tay trái sang tay phải, đôi mắt đong đưa, động tác cực kỳ mỹ lệ.
Chợt nghe trong bàn tiệc có người tặc lưỡi khen:
- Đẹp quá! Thật là thiên tiên giáng thế!
Ngô Nhân vừa nghe lọt tai câu ấy, lập tức quay phắt lại trừng mắt nhìn.
Người naid=3537&chuongid=26')">Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49
  • Hồi 50
  • Hồi 51
  • Hồi 52
  • Hồi 53
  • Hồi 54
  • Hồi 55
  • Hồi 56
  • Hồi 57
  • Hồi 58
  • Hồi 59
  • Hồi 60
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!3537_54.htm!!!ay nên thế nào? Xin Đại sư ra lệnh.
    Bách Duy đưa mắt nhìn ba người rồi cất tiếng:
    - Vừa rồi bần tăng nhận xét địa thế và tình hình nơi trang viện. Tuy phía xa xung quanh bao bọc không kín đáo nhưng đại khái toà nhà chính quay mặt về phía nam, cổng lớn hướng về nam, hai bên đông và tây đều có cổng nhỏ. Thông thường thì từ hai cổng nhỏ nầy, một ngả thông với vườn hoa, một ngả thông xuống nhà bếp.
    Diệu Pháp nói:
    - Đệ tử nhận ra rằng cánh cửa bên đông, nước sơn đen bóng, còn cánh cửa bên tây hơi có ám khói. Vậy chắc là cửa bên đông đi vào hoa viên, còn cửa kia là lối xuống bếp.
    Bách Duy mỉm cười gật đầu:
    - Đạo huynh nhãn lực hơn người, và tinh tế hết sức. Chúng ta chia ra hai người lẻn vào trong, hai người gác ngoài tiếp ứng.
    Diệu Vũ góp ý:
    - Chúng ta đứng gác ở ngoài cửa phía đông, nơi đây có nhiều cây, lại có giả sơn dễ ẩn hình.
    - Sao bằng nấp ở gần nhà bếp, nơi chứa củi. Không nên vớ vẩn ở hoa viên, vì đó là nơi bọn người nhà, đầy tớ trai gái họ thường hay lén lút, vụng trộm.
    Ngừng một chút Bách Duy bỗng hỏi:
    - Nhưng còn... nơi phòng ngủ của trang chủ ở đâu, anh em có ai biết không? Nơi để tiền của, họ hay để ở bên chỗ nằm...
    Diệu Pháp nói:
    - Đệ tử biết sao được phòng ngủ của họ ở đâu?
    Bách Duy cười, nói;
    - Không khó gì. Bần tăng đã có vài chục năm kinh nghiệm về nghề cường đạo, nên có thể... Các vị cứ theo cách thế này mà làm...
    Lão ghé vào tận tai mỗi người, lão thì thầm dặn dò.
    Bốn người đi tới trang trại vào khoảng gần cuối canh hai. Trời tối như mực, có hai ba ngọn đèn gió le lói soi những bóng cây rậm rì. Hai người đi về phía đông, hai người đi về phía tây, loáng cái đã vượt cổng vào trong...
    Nửa giờ sau bên trái nhà bếp đột nhiên bốc khói rồi lửa sáng rực. Tiếp theo là tiếng người kêu gọi nhau: “Cháy, cháy lớn!”
    Trang trại náo động cả lên, kẻ chạy đi, người chạy tới, tán loạn kinh hoàng. Một người lớn tuổi, có vẻ là quản gia la to lên:
    - Các người mau tới cứu hoả! Ta đi kiếm viên ngoại!
    Nói rồi vội vã chạy về phía sau viện. Giữa lúc đó có hai cái bóng người nấp trên nóc nhà nhảy xuống, theo sau lão quản gia.
    Ngay lúc đó, từ một gian nhà phía sau có người đẩy cửa thò đầu ra, cất tiếng hỏi:
    - Trương Nghi đó ư? Có việc gì thế?
    Quản gia Trương Nghi vừa la vừa run:
    - Cháy... Cháy to!
    Hai tiếng “cháy to” vừa thoát ra khỏi miệng quản gia thì từ trong khuôn cửa, một mụ đứng tuổi, béo lùn, tay ôm một đứa con nhỏ, đã chạy xộc ra ngoài, la thất thanh:
    - Cháy! Ối làng nước ơi, cháy. Mau cứu... cứu hỏa.... cứu...
    Mụ la đến đứt cả hơi, người run lên cầm cập. Theo chân mụ là một người đàn ông bụng phệ miệng tuy nói cứng:
    - Việc gì phải kêu khóc! Bình tĩnh... bình tĩnh!
    Kỳ thực thì nước mắt lão đã chạy quanh và sợ run lên. Hai người dắt nhau theo quản gia chạy về phía nhà bếp!
    Hai bóng người từ trong tối lập tức vọt ra nhào vô trong phòng. Trong phòng vang lên mấy tiếng ầm ầm như phá phách rồi có tiếng như lục soát tìm kiếm.
    Phía ngoài mọi người đổ xô cả xuống bếp để cứu hoả. Một lát sau, hai bóng người từ trong phòng bước ra, trên lưng đều đeo một bọc lớn, khá nặng. Họ ngang nhiên vừa đi vừa nói chuyện.
    Tiếng Diệu Không nói:
    - Kể ra chúng ta vơ vét... khá nhiều quá!
    Diệu Vũ cười nói:
    - Phì! Đại sư sẽ chê trách chúng ta là còn non tay cho mà coi! Nếu là đại sư thân hành vào đây thì phải biết!
    Diệu Không nói:
    - Nếu là Nhâm tướng công thì quyết không bao giờ có cái thủ đoạn “gà gáy, chó trộm” như thế này.
    Diệu Vũ nói:
    - Đúng thế! Tướng công là bậc chính nhân quân tử mà! Có điều lạ rằng Bách Duy đại sư nếu quả là bậc cao tăng từ nhỏ đã vào chùa Thiếu Lâm tu hành thì sao lại có lối hành động với những kinh nghiệm trộm cướp tài tình như bữa nay! Nếu không phải chân tu đạo hạnh thì sao làm được đến chức Đường chủ La Hán Đường!
    Diệu Không chép miệng nói:
    - A! Nghĩ kỹ ra thì lạ thật! Phải chăng trước khi vào Thiếu Lâm, đại sư vốn là tay cường đạo?
    Diệu Vũ giơ tay che miệng:
    - Suỵt! Chớ có hỏi han hoặc nhắc đến việc ấy trước mặt đại sư. Nghe không? Giờ chúng ta thoát lên nóc nhà rồi ra phía trước!
    Hai người nhảy vọt lên nóc gian nhà chính, xuống sân phía trước, thoắt cái đã ra khỏi trang viện. Lập tức, một hiệu còi dài nổi lên, hai hiệu còi ngắn đáp lại. Bốn cái bóng người tìm đến với nhau, hợp thành một bọn kéo về nhà trọ.
    Sáng hôm sau, bọn Bách Duy lên đường sớm đi về phía Trạm Truyền Thanh. Ra khỏi nhà trọ chừng hai mươi dặm, họ cho xe vào tuốt một khu rừng rậm, sửa soạn trang hoàng lại chiếc xe, trông cực kỳ hoa lệ. Bốn người thay đổi y phục, kẻ áo bào, người áo chẽn, toàn là gấm, vóc thượng hạng. Diệu Vũ đóng vai kẻ giong xe, nhưng cũng ăn vận bảnh bao, lót tay bằng một vuông lụa tía, cầm chiếc roi ngựa khoa tít lên, cho xe ra khỏi rừng theo đường lớn tấn phát như bay.
    Chỉ một giờ sau đã thấp thoáng thấy bóng mấy gốc hoè nơi Trạm Truyền Thanh, lớn tới mấy người ôm, cao như cột cờ, cành lá xoè ra như chiếc tán vĩ đại.
    Còn cách ngoài trăm trượng, Bách Duy sốt ruột, từ trong xe thò đầu ra ngó nhìn mấy gốc hoè, thở phào một cái như trút bớt gánh nặng trên vai đi. Đêm nay, ở dưới mấy gốc cây hoè kia, lão cần dò xét cho ra một sự kiện đại bí mật.
    Lúc này còn là buổi sáng. Vậy mà trong Trạm Tuyền Thanh cũng đã ầm ĩ tiếng người. Trên con đường nhỏ lát bằng đá xanh hai bên la liệt các hàng quán bày các món ăn uống. Mỗi bàn ăn, mỗi gian quán đều có năm, ba người, hình dáng to lớn hung hãn, ăn uống chuyện trò. Họ không cần phải trả tiền ăn, vì họ đều là người của Nam Cung thế gia, được phái tới để đón tiếp bốn phương hào kiệt, mà các quán ăn đều do Nam Cung thế gia đài thọ.
    Dưới gốc hoè, bốn năm mụ đàn bà áo xanh, tóc điểm hoa râm, ăn vận mộc mạc, nhưng mắt sáng như sao, vẫn có vẻ uy nghi tôn quý. Trước mặt họ là một chiếc bàn dài, bày bút, mực, giấy. Người ít tuổi nhất cầm bút thoăn thoắt viết, còn bốn mụ kia thì ngồi yên, không động cựa, cũng chẳng ngước mắt lên nhìn ngó chung quanh.
    Còn cách hơn mười trượng tới dãy quán ăn, bọn Bách Duy đã đánh hơi thấy mùi rượu thịt. Nhận kỹ ra thì các gian quán tuy sơ sài, xong các món ăn đều tươm tất vào hạng trân hào mỹ vị cả. Từ trong cửa xe ngó ra, Bách Duy cau mày, nói:
    - Trạm Truyền thanh, ai ngờ lúc này lại giống như một đại tửu quán. Bực thật.
    Sở dĩ lão bực mình vì nghĩ rằng dưới gốc hoè đấy, đêm nay có việc bí mật. Vậy mà Nam Cung thế gia lại bày quán rượu chè huyên náo ngay tại đây thì còn gì là bí mật nữa. Diệu Pháp không hiểu ý lão, bèn hỏi:
    - So sánh võ nghệ, kén rể, tất nhiên phải náo nhiệt. Nhưng không hiểu vì lẽ gì chúng ta cũng có thể tới chứng kiến được.
    Diệu Không nói:
    - Nam Cung thế gia bày trò chiêu rể, chỉ có hại không có lợi. Huyên náo lắm càng may cho chúng ta, có gì mà Đại sư phải bực tức.
    Không thể nói tâm sự thực ra được, Bách Duy cười gượng mà rằng:
    - Bần tăng quen sống yên tĩnh. Tới chỗ quá huyên náo thì cảm thấy khó chịu đó thôi. A, quên!
    Ngừng một giây, lão mỉm cười và tiếp:
    - Từ nay chúng ta phải gọi nhau bằng anh em. Quen miệng cứ tự xưng là bần tăng không được.
    Xe đã từ từ chạy chậm lại. Bỗng có tiếng người to lớn, vận áo đen từ bên đường nhảy ra ngăn giữ lại. Diệu Vũ giả vờ nổi giận, giơ roi quát:
    - Buông ra! Định làm gì vậy?
    Một người đầu bịt khăn đen, có thêu chỉ vàng, trầm giọng nói:
    - Chúng tôi là môn hạ của Nam Cung thế gia. Nếu các vị là khách qua đường, thì xin đi vòng qua lối khác.
    Mặt vác lên, có vẻ như đầy tớ nhà quan cậy thần cậy thế, Diệu Vũ nói:
    - Các chú không có mắt sao. Trông người với xe cộ thế này mà bảo là khách qua đường sao..?
    Đại hán kia quắc mắt lên, lớn tiếng:
    - Các bạn tới phó hội ư? Vậy càng phải xuống xe tại đây, đi bộ vào trong phủ chúng tôi ghi trên trước đã.
    Anh em Diệu Vũ đều giật mình, nghĩ thầm:
    - Hú vía! Đúng như đại sư tiên liệu. Nơi đây kiểm soát kỹ thiệt.
    Bụng nghĩ vậy, Diệu Vũ vờ hỏi:
    - Ghi tên ư? Ghi tên làm cái gì?
    Chợt có tiếng khẽ quát “Xa phu im đi!” Bách Duy ở trong xe nhảy ra, bộ dạng uy nghiêm rõ ra phết một tay giang hồ hào kiệt. Diệu Pháp, Diệu Không theo sau, tuy bề ngoài cố giữ bộ điệu, dáng vẻ là những tay tên tuổi trong làng võ, kỳ thực thì trong bụng lo nơm nớp chỉ lo bị lộ tẩy. Còn Diệu Vũ thì “dạ dạ” cúi đầu, làm bộ rụt rè, đứng né ra một bên.
    Bách Duy tiến lên, ôm tay quyền vẻ mặt trang nghiêm, nở một nụ cười mà rằng:
    - Người giong xe của ta không hiểu quy cũ. Ông bạn xin bỏ qua cho.
    Đại hán vội thi lễ, nói:
    - Trang chủ quá khách khí. Tôi đâu dám.
    Thấy đại hán kêu Bách Duy là “Trang chủ”, Diệu Vũ tức cười, xong lại nghĩ mà phục thầm:
    - Một thầy chùa mà đóng giống hệt vẻ một trang chủ. Khà! Khà!
    Nghĩ vậy, Diệu Vũ càng thêm ngờ vực về lai lịch của lão.
    Chỉ thấy Bách Duy cười ha hả mà rằng:
    - Phải lắm! Được lắm! Chúng ta có thể tới kia ghi tên chăng?
    Đại hán nói:
    - Xin mời trang chủ! Đó là quy cũ của Thái Phu Nhân chúng tôi đặt ra, để phòng ngừa những kẻ lăng nhăng hỗn tạp vào. Tiểu nhân chỉ là vâng mệnh thi hành thôi.
    Phía đằng kia, mụ đàn bà áo xanh vẫn như tuồng chẳng lưu ý đến mọi việc xảy ra. Kỳ thực thì mắt mụ như điện, khẽ chớp chớp là mọi sự tình đều lọt vào tầm mắt của mụ.
    Chẳng đợi bọn Bách Duy tiến đến tận nơi, người đàn bà đứng tuổi từ nãy vẫn hý hoáy viết, vội đặt bút đứng dậy cười mà rằng:
    - Các vị từ xa tới. Mà luật lệ ở đây làm phiền các vị. Tiện thiếp không được an tâm. Xong việc, chủ nhân tôi sẽ xin tạ lỗi.
    Thấy người đàn bà nầy bất quá chỉ là hạng vú em, hoặc quản gia thôi, vậy mà nói năng đường hoàng. Ngay đến hạng chủ nhân các nhà khác, ăn nói cũng lịch sử đến thế thôi. Diệu Vũ có ý phục thầm Nam Cung thế gia là có khuôn phép.
    Bách Duy ôm tay quyền nói mấy lời khiêm tốn. Các mụ áo xanh khác nhìn lão, mỉm cười. Mụ lớn tuổi nhất nói:
    - Các vị đều là những bậc có danh vọng lớn trên giang hồ. Tiện thiếp trộm phép xin các vị cho biết đại danh để lưu vào sổ vàng danh dự.
    Bách Duy mỉm cười thi lễ:
    - Tại hạ tên Phùng Duy. Còn đây là Phùng Pháp, Phùng Không đều là cháu tại hạ. Bất quá chúng tôi chỉ là hạng vô danh trên làng võ lâm. Các đại nương quá khen ngợi.
    Mụ đàn bà ngồi bên gật đầu, mở lẹ một cuốn sổ dày ra, nhìn vào mà rằng:
    - Phùng lão anh hùng! Từ trước chưa dự hàng lục lâm.
    Ngưng một giây, thấy Phùng Duy “dạ” một tiếng, mụ nói tiếp:
    - Phùng lão anh hùng từ trước chưa làm nghề bảo tiêu, cũng không hề mở trường thâu đồ đệ.
    Bách Duy nói:
    - Dạ.. dạ... Nhà không giàu có nhưng nhờ trời con cháu được no ấm, nên chưa hề làm nghề minh phiêu hay ám phiêu. Nhất là võ nghệ chỉ biết có vài ba miếng nên càng không dám nhận thu đồ đệ.
    Mụ kia lại hỏi:
    - Phùng lão đại hiệp! Phải chăng ngươi từ Lương Châu tới?
    Bách Duy chắp tay nói:
    - Chúng tôi không phải người Lương Châu! Và cũng không hề tới vùng đó bao giờ.
    Mụ gấp cuốn sổ lại, ngẩng đầu nhìn Bách Duy rồi nói:
    - Phùng lão anh hùng không phải là hào kiệt trong hàng Hắc đạo, cũng không ở trong hàng Bạch đạo. Và cũng không có họ hàng thân thích trong hàng Phùng Khang thế gia, lại chưa từng có hành động gì tai tiếng...
    - Dạ! Tại hạ chỉ là hạng vô danh trong làng võ.
    Mụ đàn bà nhiều tuổi nhất hỏi:
    - Ngô Tứ Nương ạ! Phùng lão anh hùng với khí phái võ công như kia mà lại không có tên tuổi trên giang hồ sao? Ngô Tứ Nương à! Đó là một sự lạ.
    Chợt thấy Ngô Tứ Nương nở một nụ cười, thong dong nói:
    - Lâu lắm không gặp mặt. Ba vị có lẽ quên không nhận ra tiện thiếp rồi.
    Bách Duy giật mình, hỏi:
    - A! Té ra Đại nương nhận biết tại hạ. Xin tha lỗi. Chẳng hay đã hân hạnh được gặp Đại nương tại đâu...?
    Ngô Tứ Nương cười khanh khách mà rằng:
    - Đạo trưởng là bậc quý nhân, lắm việc nên hay quên. Năm xưa, trên Võ Đương Sơn, tiện thiếp từng được gặp vài lần. Nay cho dù đạo trưởng ăn vận theo tục gia, cũng vẫn nhận ra được.
    Thấy mụ gọi Bách Duy là đạo trưởng, Diệu Pháp và Diệu Không đều kinh ngạc, phục mụ là nhãn lực hơn người. Sau thấy mụ nói rằng đã gặp ở Võ Đương, hai người mới được yên lòng vì Bách Duy không phải là đệ tử Võ Đương. Nhưng tại sao mụ cũng nhận ra Bách Duy là kẻ tu hành cải trang.
    Bách Duy cười, chắp tay nói:
    - Đại nương nhớ lâu... thật. Nhưng còn sư cô, chẳng rõ hoàn tục từ hồi nào. Thực là đáng mừng.
    Ngô Tứ Nương ngạc nhiên một chút, cười và hỏi:
    - Đạo trưởng nói vậy, có lẽ nghĩ rằng tiện thiếp từng làm...
    Bách Duy nói luôn:
    - Từng làm ni cô! Nếu tại hạ từng làm Đạo sĩ thì Đại nương phải là ni cô.
    Hai người cười ầm lên. Chỉ khổ cho Diệu Pháp, Diệu Không đều ngẩn ra vì không hiểu đó là sự thực, hoặc đó là sự ăn miếng trả miếng, bịa chuyện nói nhau chơi.
    Ngô Tứ Nương phì cười mà rằng:
    - Nói thực ra, hoặc giả tiện thiếp có nhận lầm chăng? Nhưng cứ khi phải như Phùng lão anh hùng mà nói rằng chẳng hề có hoạt động, lưu dấu vết gì trên giang hồ, thực khó tin được.
    Bách Duy nói:
    - Chẳng giấu gì đại nương, tại hạ vốn là dân đi hái Nhân sâm trên núi Trường Bạch, quanh năm sống chung với rắn độc, thú dữ, cho nên cũng phải có đôi ngón võ nghệ phòng thân. Duy chỉ có hai đứa cháu đây...
    Giơ tay giới thiệu Diệu Pháp, Diệu Không:
    -... chưa từng có hoạt động giang hồ. Chuyến này nếu không nhân cơ hội ngàn năm có một tại quý phủ, thì chúng tôi cũng không tới đây làm gì.
    Nguyên bọn kiếm Nhân sâm trên núi Trường Bạch, trong bọn mười người thì có chín người là tay võ nghệ cao cường. Nhân Sâm lại là của quý, bán được nhiều tiền, cho nên họ đều là tay giàu có. Bọn Bách Duy đều ăn vận hoa lệ, xe cộ sang trọng như vậy, mà nhận là dân kiếm Nhân Sâm ở Trường Bạch thì không còn ai ngờ vực gì nữa.
    Ngô Tứ Nương liếc mắt một cái, gật đầu:
    - Có thế chứ! Nhưng... nếu bảo rằng chưa từng hành tẩu giang hồ vậy sao...
    Mụ vừa cười vừa chỉ vào cánh tay cụt của Bách Duy:
    - Sao lại có thương tích như kia...
    Bách Duy thở dài, đỏ mặt nói:
    - Ấy... chính vì tranh cướp nhau một củ lão Nhân Sâm mà đến thế. Tại hạ tuy chiếm được củ Nhân Sâm quý giá vô ngần nhưng ác hại bị cụt một bên tay.
    Mụ đàn bà hình dung gầy gò, ngồi bên Tứ Nương, mặt mày nhăn nhó, bỗng đằng hắng lên một tiếng rồi hỏi:
    - Các vị quanh năm ở Trường Bạch Sơn không đi đến đâu? Tại sao lại biết Nam Cung thế gia có mở hội?
    - Hái sâm thì ở trong núi.... Nhưng chẳng lẽ hái để mà ăn. Tất nhiên là phải đi tìm người, trao cho họ đem bán ở các thị trấn lớn. Nhưng đặc biệt lần này, tại hạ xuống núi, đi xa vì hai lẽ: Một là tìm kiếm kẻ đã hạ thủ chặt cánh tay nầy của tại hạ. Hai là củ “Nhân Sâm ngàn năm” quý giá vô cùng không thể trao cho lái buôn được, tất phải đích thân đi bán. Nhân chuyến đi xa, mà được tin nơi đây có mở hội. Ngoài ra cũng vì tại hạ ở núi lâu năm, cảm thấy cô lậu, nhân dịp đem hai đứa cháu đi theo cho nó có dịp biết nơi thành thị.
    Bách Duy chống chế, che đậy rất khéo. Diệu Pháp, Diệu Không, tuy ăn vận hoa lệ, nhưng vẫn có vẻ rụt rè, ngờ nghệch. Bộ dạng rõ ra kẻ chưa từng ra khỏi núi, chưa giao thiệp giang hồ bao giờ. Thành thử mấy mụ áo xanh kia đã có ý tin lời Bách Duy nói là thật.
    Thấy họ có vẻ tin rồi, Bách Duy bèn nói tiếp:
    - Phàm việc gì, đều có nhân nguyên cả. Lần này cho các cháu đi theo, ý muốn kiếm cho mỗi đứa một con vợ. May thay được tin Nam Cung thế gia mở hội chiêu thân kén rể, cho nên chẳng quản xa xôi, ngàn dặm tìm đến đây...
    Mụ già tới đây mới nở một nụ cười, xin lỗi:
    - Chúng tôi tra hỏi kỹ lưỡng quá. Xin quý vị miễn trách cứ.
    Thấy Bách Duy nói: “Không dám”, mụ giơ tay vẫy một cái gọi người nhà:
    - Bay đâu! Bưng rượu tới.
    Lập tức bốn đại hán áo đen khệ nệ khiêng một thôi la liệt các món ăn lại. Ngô Tứ Nương thân rót rượu mời.
    Bách Duy tuy có tu hành vài chục năm, nhưng gần đây đã có vài lần phá giới, uống rượu ăn mặn rồi thì không nói làm gì. Chỉ khổ cho Diệu Pháp, Diệu Không, ăn chay từ nhỏ, nay trước một thồi rượu thịt đưa hơi lên nồng nàn, cơ hồ muốn phát lợm nôn được. Thành thử cứ lúng túng e sợ. Ngô Tứ Nương lại khéo mời:
    - Nghe nói đàn ông ở Bạch Trường Sơn đều là tay tinh tráng, tửu lượng kinh nhân. Nay các vị không uống rượu. A! Phải rồi... có lẽ các vị quen dùng thứ rượu ngâm Nhân Sâm kia. Ở đây, tuy không sẵn Nhân Sâm, nhưng... rượu này đều là thứ kén tận Thiệu Hưng để dành từ lâu năm rồi.
    Sợ mình bị lộ tẩy là nhà chùa chính cống, mọi người đều phải làm ra bộ thành thạo, nâng ly lên mời, ngửa cổ nhắm mắt uống ực xuống. Kỳ thực thì cả ba cũng cảm thấy rượu qua họng như đốt cháy ruột gan lên được. Trong khi Ngô Tứ Nương thì cứ luôn tay rót mời rượu và còn ỡm ờ nói rằng:
    - Các vị trừ phi là nhà chùa chính tông thì mới cữ rượu... ha ha... Ngay trong các môn phái, ngoại trừ Thiếu Lâm với Võ Đương ra, chưa từng nghe nói có môn phái nào lại cấm đệ tử uống rượu.
    Câu nói tuy là bỡn cợt mà bên trong như có ý bảo cho ba người biết rằng nếu các người không biết uống rượu thì chín phần mười các người là đệ tử Thiếu Lâm hoặc Võ Đương rồi.
    Bách Duy vội chống chế:
    - Hà hà...! Tiên tổ chúng tôi từng có biên vào gia phả, nghiêm cấm con cháu không được uống rượu nếu chưa có vợ. Không hiểu tại sao lai nghiêm cấm như vậy.... Hà hà!
    Vừa nói vừa quay lại nhìn Diệu Pháp, Diệu Không rồi tiếp:
    - Nhưng bữa nay vì do việc hôn nhân, thì cũng nên phá lệ, uống chơi vài chén. Chứ có quá câu chấp vào gia pháp, nếu muốn thành công..... sau nầy trong họ nếu có ai trách, thì ta xin nhận... hết lỗi.
    Nghe nói rằng “Nếu muốn thành công thì chớ quá câu chấp...” Diệu Không hiểu ý, vội cười mà rằng:
    - Tiểu điệt... xin tuân lệnh.
    Vừa nói vừa ngửa cổ nốc thẳng một hơi. Ngô Tứ Nương gật đầu mỉm cười nhìn Diệu Pháp:
    - Vị tiểu anh hùng kia đã uống rồi. Còn vị này... đợi gì không uống.
    Vừa nói vừa cầm ly rượu đầy đặt vào tay Diệu Pháp.
    Diệu Pháp nghiến răng khó chịu, nhưng vẻ mặt vẫn phải giữ ôn hoà, đón lấy ly rượu. Tay hắn run lên lật bật, lúc đó tưởng chừng ly rượu nặng đến ngàn cân, hoặc trong rượu chỉ là thuốc độc. Tay run lập lập, vừa đặt lên môi thì “phì’ một cái, hắn bị sặc, ly rượu thoát khỏi tay, “choang” một tiếng rớt xuống đất, vỡ vụn ra.
    Bách Duy, Diệu Không giật nẩy mình, Diệu Pháp tái xanh mặt đi. Ngô Tứ Nương biến sắc, cười nhạt mà rằng:
    - Thế là nghĩa lý gì? Tiểu anh hùng chẳng những coi thường chúng tôi, và cũng coi Nam Cung thế gia chẳng vào đâu cả.
    Bốn tên đại hán áo đen, nổi giận, tay quyền nắm chặt nghiến răng trợn mặt, như bộ định nhào tới hành hung.
    Diệu Pháp vừa thẹn vừa hãi, se sẽ ấp úng:
    - Tại hạ chẳng phải là cố ý!
    Ngô Tứ Nương cay cú gằn giọng:
    - Hừm! Không cố ý! Kỳ thực là....
    Mụ đàn bà nhiều tuổi nhất, nét mặt cau có, cất giọng mỉa mai:
    - Không cố ý! Phải rồi! Kỳ thực là có nhiều kẻ từ nhỏ đi tu, quen ăn chay. Ngửi thấy đồ sào nấu rượu thịt là buồn nôn...
    Bách Duy cười hềnh hệch, hỏi:
    - Đại nương nói cho vui! Ai là kẻ đi tu chứ?
    Mụ trả lời gọn lỏn như đập vào mặt Bách Duy.
    - Ngươi!
    Tiếng “Ngươi” vừa thoát ra khỏi môi mụ nọ, thì một chuỗi cười ròn rã nổi lên từ phía sau gốc hoè. Bốn đại hán ăn vận đồ gấm thêu, theo với tiếng cười, chạy lại, cúi mình thi lễ mà rằng:
    - Phùng đại hiệp. Lâu lắm chưa có dịp thăm sức mạnh của đại thúc.
    Bách Duy cười gượng, ậm à thi lễ. Kỳ thực lão chưa nhận ra bốn đại hạn này là ai. Chưa kịp hỏi han, thì bốn đại hán đã quay cả lại hướng vào Diệu Pháp. Người lông mày rậm, mắt tròn xoe, râu ria xồm xoàm giơ tay vỗ vai Diệu Pháp cười vang mà rằng:
    - Từ độ chia tay ở Trường Bạch Sơn, thấm thoát nửa năm rồi. Không ngờ lại gặp nhau ở đây...
    Thấy bọn Bách Duy ngạc nhiên, đờ mặt ra nhìn, họ vội nháy mắt ra hiệu ngầm và không rõ vô tình hay hữu ý, họ đứng chắn ngang, hình như để che khuất mắt mấy mụ đàn bà kia khỏi ngó thấy bộ mặt ngạc nhiên của bọn Bách Duy,
    Đại hán râu xồm ngoảnh lại nhìn mụ áo xanh, rồi cười mà rằng:
    - Phùng lão đệ của ta đây, vốn tính sợ rượu. Năm xưa, tại Trường Bạch Sơn bị người ta ép rượu, đến nỗi xảy ra biết bao chuyện rắc rối, tức cười... Không ngờ... ngoài ngàn dặm xa xôi, bữa nay tới đây cũng nhân câu chuyện uống rượu mà sinh chuyện...
    Một đại hán khác cất tiếng oang oang lên nói:
    - Ấy chính vì không uống rượu mà có người đã gán cái tên đẹp đẽ là “Dê rừng già” Hà... hà hà! Vì duy chỉ có “ dê rừng” mới không biết uống rượu mà thôi...
    Mọi người cười ầm cả lên. Bọn Bách Duy cũng ôm bụng cười. Diệu Pháp trong lòng nghi hoặc, ngẩn mặt ra nghĩ thầm:
    - Họ giở trò gì? Họ nhận lầm chăng? Họ có ý che đậy cho bọn mình chăng? Nhưng mình có quen họ bao giờ.
    Bách Duy thì phá lên cười và nháy mắt ra hiệu Diệu Không. Hiểu ý Diệu Không cũng lăn ra cười.
    Mấy mụ đàn bà khẽ đưa mắt cho nhau, vẻ mặt trở nên hoà hoãn, vui vẻ ngay. Ngô Tứ Nương cười nói:
    - Té ra “Tứ hổ” ở Trường Bạch có quen biết với ba vị đây?
    Đại hán râu xồm hếch lông mày, so vai lên, nói:
    - Chẳng những quen biết mà còn thân nhau như anh em ruột.
    Một đại hán nói:
    - Phùng gia hái sâm ở Trường Bạch Sơn vài chục năm nay. Ai mà chẳng được uống rượu sâm, với món lạp xường trứ danh của họ Phùng.
    Một đại hán, mặt rỗ như tổ ong bầu, lại thêm mấy vết sẹo ở trán, nói góp:
    - Họ Phùng chẳng những là bạn thân mà ceight:10px;'>
    Bách Duy vẫn quì dưới đất, hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi, ngập ngừng nói:
    - Bách Duy vâng theo lệnh của Ngũ phu nhân canh ba đêm nay theo người xách đèn lồng đến một nơi nghe người chỉ thị kế hoạch rồi ghi lấy và cho chim bồ câu đưa đi…
    Kế đó, hắn thuật lại cho mọi người nghe những lời dặn dò trong tờ mật lệnh. Nhâm Vô Tâm nghe xong chỉ cúi đầu im lặng, chẳng nói chẳng rằng. Bách Duy ngừng một lát rồi nói:
    - Người ấy thật là thần bí và những mưu mô của hắn tất cũng quan trọng lắm. Nhâm tướng công không nên…
    Nhâm Vô Tâm chợt ngẩng đầu lên cười ha hả nói:
    - Xin đại sư hãy đứng lên, tại hạ còn có chuyện muốn nói!
    Bách Duy theo lời, từ từ đứng dậy, dáng điệu tỏ ra hết sức cung kính. Nhâm Vô Tâm mỉm cười nói:
    - Đại sư làm môn hạ cho nhà Nam Cung thế gia đã lâu, đã biết rằng vũ khí của họ ngoài võ công, dược vật, mỹ sắc ra, lại còn có những mưu mẹo giảo quyệt, cố làm ra vẻ thần bí để lòe người ta, khiến cho không ai dám manh lòng kia khác. Sau lưng Nam Cung thế gia còn có người giật dây, điều lạ không phải là không thể có được, nhưng việc này đại sư vâng lệnh truyền đi việc cơ mật, chỉ là do Điền Tú Linh cố ý dàn cảnh. Nếu quả có người chỉ thị cơ mưu thật thì hoặc giả đó chính là Điền Tú Linh cũng nên, đại sư không nên để cho họ lừa.
    Bách Duy nghe xong lạnh toát cả người, lẩm bẩm: “Có lẽ việc trọng yếu như vậy tại sao các vị phu nhân không thân hành đi lấy mà lại giao cho người ngoài?”
    Hắn lại thở dài nói tiếp:
    - Tài trí của Nhâm tướng công còn gấp trăm Bách Duy, vậy mà Bách Duy còn mơ màng muốn đánh bại tướng công để chiếm đoạt địa vị, thật là không biết tự lượng, ngu xuẩn vô cùng.
    Nhâm Vô Tâm cười nói:
    - Chưa chắc! Đại sư chẳng qua là người trong cuộc nên không được sáng suốt, chứ tại hạ đã chẳng bao nhiêu lần bị bại về tay đại sư đấy ư?
    Bách Duy lạy sụp xuống đất, dập đầu cồm cộp. Nhâm Vô Tâm xua tay nói:
    - Đại sư làm gì thế?
    Bách Duy run run nói:
    - Bần tăng chỉ xin Nhâm tướng công nể mặt phái Thiếu Lâm tha mạng cho một lần. Nếu tướng công không hỏi đến lỗi trước, bần tăng nguyện đem chút hơi tàn vì thương anh kiệt mà tận tâm tận lực để chuộc tội.
    Huyền Chân đạo trưởng cũng nói đỡ:
    - Nhâm tướng công! Chúng ta cũng nên nghĩ đến vị cao tăng đã tử nạn là Bách Tường đại sư mà mở cho hắn một con đường sống.
    Nhâm Vô Tâm thở dài, vụt giơ tay lên đập vào bối tâm Bách Duy, Bách Duy rùng mình tiến lên một bước. Nhâm Vô Tâm nói:
    - Nói thật cho ngươi biết, nếu ngươi không trở lại thì lúc này đã chết ở dọc đường rồi.
    Bách Duy ngập ngừng nói:
    - Bần tăng cũng đoán thế!
    Nhâm Vô Tâm mỉm cười nói:
    - Ngươi là người giả dối đa nghi, vậy nên ta phải đành lấy cái đạo của ngươi để trị ngươi vậy.
    Giữa lúc ấy chợt trong trạm Truyền thanh nổi lên một tiếng hú thật dài. Huyền Chân đạo trưởng cau mày nói:
    - Tiếng hú đưa đi xa như thế, ngoài vị cao nhân đó ra, tài của ai mà có cái công lực ghê gớm như vậy?
    Diệu Vũ nói:
    - Tiếng hú ngắn dài hình như có ý muốn cầu cứu?
    Nhâm Vô Tâm liền nói:
    - Thôi ta đi!
    Nhâm Vô Tâm nói xong, kéo tay Huyền Chân đạo trưởng rồi cả ba cùng trổ thuật khinh công chạy như bay về trạm, để mặc Bách Duy đứng ngơ ngẩn bên đường.

    Truyện Tố Thủ Kiếp ---~~~cungtacgia~~~---

    23 Tác phẩm

    Bách Duy vẫn quì dưới đất, hai hàng nước mắt lã chã tuôn rơi, ngập ngừng nói:
    - Bách Duy vâng theo lệnh của Ngũ phu nhân canh ba đêm nay theo người xách đèn lồng đến một nơi nghe người chỉ thị kế hoạch rồi ghi lấy và cho chim bồ câu đưa đi…
    Kế đó, hắn thuật lại cho mọi người nghe những lời dặn dò trong tờ mật lệnh. Nhâm Vô Tâm nghe xong chỉ cúi đầu im lặng, chẳng nói chẳng rằng. Bách Duy ngừng một lát rồi nói:
    - Người ấy thật là thần bí và những mưu mô của hắn tất cũng quan trọng lắm. Nhâm tướng công không nên…
    Nhâm Vô Tâm chợt ngẩng đầu lên cười ha hả nói:
    - Xin đại sư hãy đứng lên, tại hạ còn có chuyện muốn nói!
    Bách Duy theo lời, từ từ đứng dậy, dáng điệu tỏ ra hết sức cung kính. Nhâm Vô Tâm mỉm cười nói:
    - Đại sư làm môn hạ cho nhà Nam Cung thế gia đã lâu, đã biết rằng vũ khí của họ ngoài võ công, dược vật, mỹ sắc ra, lại còn có những mưu mẹo giảo quyệt, cố làm ra vẻ thần bí để lòe người ta, khiến cho không ai dám manh lòng kia khác. Sau lưng Nam Cung thế gia còn có người giật dây, điều lạ không phải là không thể có được, nhưng việc này đại sư vâng lệnh truyền đi việc cơ mật, chỉ là do Điền Tú Linh cố ý dàn cảnh. Nếu quả có người chỉ thị cơ mưu thật thì hoặc giả đó chính là Điền Tú Linh cũng nên, đại sư không nên để cho họ lừa.
    Bách Duy nghe xong lạnh toát cả người, lẩm bẩm: “Có lẽ việc trọng yếu như vậy tại sao các vị phu nhân không thân hành đi lấy mà lại giao cho người ngoài?”
    Hắn lại thở dài nói tiếp:
    - Tài trí của Nhâm tướng công còn gấp trăm Bách Duy, vậy mà Bách Duy còn mơ màng muốn đánh bại tướng công để chiếm đoạt địa vị, thật là không biết tự lượng, ngu xuẩn vô cùng.
    Nhâm Vô Tâm cười nói:
    - Chưa chắc! Đại sư chẳng qua là người trong cuộc nên không được sáng suốt, chứ tại hạ đã chẳng bao nhiêu lần bị bại về tay đại sư đấy ư?
    Bách Duy lạy sụp xuống đất, dập đầu cồm cộp. Nhâm Vô Tâm xua tay nói:
    - Đại sư làm gì thế?
    Bách Duy run run nói:
    - Bần tăng chỉ xin Nhâm tướng công nể mặt phái Thiếu Lâm tha mạng cho một lần. Nếu tướng công không hỏi đến lỗi trước, bần tăng nguyện đem chút hơi tàn vì thương anh kiệt mà tận tâm tận lực để chuộc tội.
    Huyền Chân đạo trưởng cũng nói đỡ:
    - Nhâm tướng công! Chúng ta cũng nên nghĩ đến vị cao tăng đã tử nạn là Bách Tường đại sư mà mở cho hắn một con đường sống.
    Nhâm Vô Tâm thở dài, vụt giơ tay lên đập vào bối tâm Bách Duy, Bách Duy rùng mình tiến lên một bước. Nhâm Vô Tâm nói:
    - Nói thật cho ngươi biết, nếu ngươi không trở lại thì lúc này đã chết ở dọc đường rồi.
    Bách Duy ngập ngừng nói:
    - Bần tăng cũng đoán thế!
    Nhâm Vô Tâm mỉm cười nói:
    - Ngươi là người giả dối đa nghi, vậy nên ta phải đành lấy cái đạo của ngươi để trị ngươi vậy.
    Giữa lúc ấy chợt trong trạm Truyền thanh nổi lên một tiếng hú thật dài. Huyền Chân đạo trưởng cau mày nói:
    - Tiếng hú đưa đi xa như thế, ngoài vị cao nhân đó ra, tài của ai mà có cái công lực ghê gớm như vậy?
    Diệu Vũ nói:
    - Tiếng hú ngắn dài hình như có ý muốn cầu cứu?
    Nhâm Vô Tâm liền nói:
    - Thôi ta đi!
    Nhâm Vô Tâm nói xong, kéo tay Huyền Chân đạo trưởng rồi cả ba cùng trổ thuật khinh công chạy như bay về trạm, để mặc Bách Duy đứng ngơ ngẩn bên đường.
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: bhoang, chi-quang, ptk, hanamichi,
    vohinhhiepnu, hoang1980, Lam y khách
    Nguồn: Vietkiem.com
    Được bạn: mọt sách đưa lên
    vào ngày: 9 tháng 7 năm 2004

    --!!tach_noi_dung!!--
    Hồi 54
    --!!tach_noi_dung!!--
    Hồi 56
    --!!tach_noi_dung!!--
    Truyện Cùng Tác Giả Âm Dương Tam Thư Sinh Chiến Yên Hùng Cái Cuồng Hiệp Tà Kiếm Đàn Chỉ Thần Công Điệu Sáo Mê Hồn HẢI NỘ TRIỀU ÂM Hàn Mai Kim Kiếm Ma Đao Sát Tinh MA HOÀN LÃNH NHÂN Mai Hoa Quái Kiệt

    Xem Tiếp »