Dịch giả Tịnh Minh
Chương 7
Hôn Lễ Của Tất Đạt Đa

Tịnh-Phạn mãi suy nghĩ về những điều mà A-tư Đà đã nói với ngài. Không muốn gia đình bị tắt ngúm, ngài tự nhủ:
"Ta sẽ khơi dậy trong lòng con ta một sự ham mê dục lạc; có lẽ rồi ta sẽ có cháu nội và chúng sẽ kế thừa phát đạt."
Vì thế, quốc vương cho triệu hoàng tử đến, ngài tâm sự với chàng:
"Con ơi! con đã đến tuổi lập gia đình, nếu con thấy hài lòng với cô nào, hãy báo cho cha biết."
"Tâu phụ vương, cho phép con suy nghĩ bảy ngày. Bảy ngày nữa con sẽ tâu lại phụ vương."
Chàng suy nghĩ:
"Ta biết nỗi khổ đau bất tận bắt nguồn từ dục vọng. Cây cối mọc trong rừng dục vọng sẽ kết rễ trong khổ đau xung đột, và cành lá của chúng là độc tố. Dục vọng cháy như lửa, tai hại như một lưỡi gươm. Ta không phải là hạng người kiếm tìm phụ nữ. Số kiếp của ta là sống giữa núi rừng u tịch. Ở đó, qua thiền định, tâm hồn ta sẽ yên tĩnh êm đềm, ta sẽ có hạnh phúc. Nhưng hoa sen không nảy nở và phát triển ngay giữa đám hoa đồng cỏ nội sao? không ai có vợ con mà vẫn đạt đến trí tuệ siêu việt sao? Những ngài chứng đắc vô thượng bồ đề trước ta đều trải qua nhiều năm kết duyên với phụ nữ. Và đến lúc từ giã họ để được niềm an vui của thiền định thì việc ra đi là nguồn hỷ lạc to lớn hơn. Ta sẽ theo gương các ngài"
Hoàng tử chỉ nghĩ đến những phẩm hạnh mà chàng đánh giá là cao nhất ở một phụ nữ. Đến ngày thứ bảy, chàng đến gặp phụ vương và tâu rằng:
"Tâu phụ vương, người mà con sẽ kết hôn phải là một phụ nữ tài đức hiếm có. Nếu phụ vương thấy ai có tài năng thiên phú theo con kể thì phụ vương có thể cưới người ấy cho con!
Chàng tâu:
"Con sẽ kết hôn với cô nào đang độ thanh xuân và đẹp như hoa; nhưng nét trẻ đẹp của cô ấy không làm cho cô ấy vô dụng và kiêu ngạo. Con sẽ kết hôn với ai có tình thương yêu âu yếm của một người chị và một người mẹ đối với tất cả chúng sanh. Nàng sẽ ngọt ngào chân thật và không biết đố kỵ. Nàng sẽ không bao giờ nghĩ đến ai ngoài chồng ngay cả trong mợ Nàng sẽ không bao giờ nói lời kiêu căng ngạo mạn. Nàng sẽ khiêm tốn. Nàng sẽ hiền hòa nhẫn nhục như một kẻ nô lệ. Nàng sẽ không tham lam tài vật của kẻ khác. Nàng sẽ không có những đòi hỏi vô ý thức. Nàng sẽ hài lòng với số phận của nàng. Nàng sẽ mặc nhiên với rượu ngon kẹo ngọt. Nàng sẽ dửng dưng với âm nhạc phấn hương. Nàng sẽ lạnh nhạt với tiệc tùng ca vũ. Nàng sẽ mến thương thị vệ của con và thị nữ của nàng. Nàng sẽ đi ngủ sau cùng và dậy trước hơn ai. Con sẽ kết hôn với cô nào thanh tịnh thân khẩu ý."
Chàng tiếp:
"Tâu phụ vương, nếu phụ vương biết cô nào có đủ những đức hạnh đó, xin phụ vương cưới cô ấy cho con."
Vua triệu vị đạo sĩ hoàng gia đến và kể tất cả những đức tính của người phụ nữ mà hoàng tử muốn kết hôn, ngài phán:
"Này đạo sĩ Ba-la-môn, hãy đi đi! hãy viếng hết mọi nhà ở Ca-tỳ-la-vệ; hãy thăm dò các cô thanh nữ. Nếu ngài thấy ai có đức hạnh cần thiết như thế thì đưa đến gặp hoàng tử dù cho hắn thuộc giai cấp bần cùng. Con ta không tìm người giàu sang đẳng cấp mà tìm người đức hạnh vẹn toàn."
Đạo sĩ đi khắp kinh thành Ca-tỳ-la-vệ, nhà ai người cũng vào, gặp cô nào người cũng dò hỏi một cách khéo léo nhưng chả tìm đâu ra một người tương xứng với hoàng tử Tất Đạt Đạ Cuối cùng, người đến nhà của Thiện-giác (Dandapani) thuộc dòng tộc Thích-Ca, và thấy Da Du (Gopa), ái nữ của Thiện-giác, là đạo sĩ hoan hỷ liền. Nàng xinh xắn, thùy mị. Vừa trao đổi với nàng vài lời là đạo sĩ không còn gì phải nghi ngờ nữa.
Đạo sĩ trở về tâu vua Tịnh-Phạn:
"Tâu bệ hạ, bần đạo đã tìm được một kiều nữ rất tương xứng với hoàng tử."
Vua hỏi: "Người thấy nàng ở đâu?"
Đạo sĩ Bà-la-môn tâu: "Nàng là ái nữ dòng Thích-Ca của Thiện-giác."
Dù vua Tịnh-Phạn rất tín cẩn vị gia sư nhưng ngài vẫn cho vời Gia Du và Thiện-giác đến gấp. Ngài nghĩ: "Ngay cả những nhà thông thái nhất cũng có thể phạm phải lỗi lầm. Biết đâu đạo sĩ chẳng vì cảm tình thái quá với nàng. Ta phải tìm hiểu thêm ái nữ của Thiện-giác và cũng để xem ý con ta.
Vua truyền làm nhiều loại trang sức bằng châu báu và phái một sứ thần đi thông báo khắp thành Ca-tỳ-la-vệ rằng:
"Trong bảy ngày nữa, hoàng tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh-phạn, sẽ tặng phẩm vật cho các tiểu thư ở kinh thành. Vậy mong tất cả các vị có mặt tại hoàng cung vào ngày thứ bảy!"
Đúng ngày ấn định, hoàng tử ngồi trên một ngai vàng trong đại điện của hoàng cung. Tất cả các tiểu thư ở kinh thành đều có mặt và sắp hàng trước hoàng tử. Chàng tặng mỗi cô một bảo vật, nhưng khi họ đến gần ngai vàng, vẻ đẹp kỳ diệu của chàng làm họ run sợ đến nỗi phải cúi đầu quay mặt. Họ vội đi không kịp nhận tặng phẩm. Một số cô vội quá nên vừa chạm mấy đầu ngón tay vào tặng phẩm là nó rơi ngay xuống sàn.
Da Du là người đến sau cùng. Nàng thản nhiên bước tới với đôi mắt tươi tỉnh tròn xoẹ Hoàng tử không còn một tặng phẩm nào. Nàng tươi cười nói với chàng:
"Thưa hoàng tử, tiểu thiếp đã làm phiền hoàng tử chăng?"
Tất Đạt Đa đáp: "Qúi nương chả làm gì phiền ta cả."
"Thế sao hoàng tử xử tệ với tiểu thiếp?"
Chàng đáp: "Ta không xử tệ với quí nương. Qúi nương là người đến sau cùng nên ta không còn ngọc để tặng."
Bỗng nhiên chàng nhớ trên tay đang đeo một chiếc nhẫn quí, chàng cởi ra và tặng nàng.
Không nhận nhẫn, nàng nói:
"Thưa hoàng tử, tiểu thiếp có thể nhận chiếc nhẫn này của hoàng tử sao?"
Hoàng tử đáp: "Nhẫn này của ta, quí nương hãy nhận lấy."
Nàng nói: "Không! tiểu thiếp không muốn tước đoạt bảo vật của hoàng tử. Đúng hơn là tiểu thiếp tặng hoàng tử một bảo vật."
Nàng cáo từ.
Nghe được câu chuyện bất ngờ này, quốc vương rất lấy làm hoan hỷ.
Ngài nghĩ: "Chỉ có Da Du là có thể đối diện với con tạ Chỉ có Da Du là tương xứng với hoàng tử. Da Du không nhận chiếc nhẫn con cởi từ tay của con, hỡi con yêu quí của cha, Da Du sẽ là bảo vật của con đó."
Quốc vương cho vời phụ thân của Da Du đến hoàng cung, ngài nói:
"Thưa ngài, đã đến lúc hoàng tử Tất Đạt Đa của ta phải kết hôn. Ta tin là công chúa yêu quí của ngài đã hợp với ý con tạ Ngài có bằng lòng gả công chúa cho con ta chăng?"
Thiện-giác còn do dự không trả lời ngay, quốc vương lại hỏi:
"Ngài có bằng lòng gả công chúa cho con ta chăng?"
Thiện-giác đáp: "Thưa ngài, hoàng tử của ngài chỉ được dưỡng dục trong lộng lẫy cao sang; chưa bao giờ chàng ra ngoài cổng thành; khả năng vật chất và tinh thần của hoàng tử chưa được chứng tỏ. Như ngài đã biết, dòng tộc Thích-Ca chỉ gả con cho ai có đầy đủ tài năng, sức lực, dũng cảm và khôn ngoan. Làm sao ta có thể gả con cho hoàng tử, người mà cho đến giờ phút này vẫn còn tỏ ra ham mê lười biếng?"
Lời lẽ của Thiện-giác đã làm cho vua Tịnh-Phạn u uất. Ngài đòi gặp hoàng tử. Tất Đạt Đa đến ngay.
Chàng nói: "Tâu phụ vương, phụ vương trông buồn lắm! Có việc gì đã xảy rả"
Quốc vương không làm sao kể lại cho chàng biết những điều mà Thiện-giác đã bộc lộ một cách thẳng thắn không e ngại. Ngài im lặng.
Hoàng tử lại tâu:
"Tâu phụ vương, phụ vương trông buồn lắm! Có việc gì đã xảy rả"
"Đừng hỏi ta", Tịnh-Phạn đáp.
"Tâu phụ vương, phụ vương buồn lắm! Có việc gì đã xảy rả"
"Một vấn đề đau buồn, ta không muốn nói ra điều đó."
"Tâu phụ vương, xin phụ vương nói chọ Sự việc rõ ràng thì lúc nào cũng tốt đẹp."
Quốc vương cuối cùng quyết định thuật lại cuộc hội kiến với Thiện-giác. Kể xong, hoàng tử phì cười, tâu rằng:
"Tâu phụ vương, xin phụ vương đừng bận tâm. Phụ vương tin là có ai ở xứ Ca-tỳ-la-vệ này mà sức lực và trí tuệ siêu hơn con? Hãy triệu tập tất cả các tay quán quân về bất cứ lãnh vực nào, cho họ so tài với con và chừng đó phụ vương sẽ thấy rõ khả năng của con."
Yên tâm, vua hạ lệnh thông báo khắp thành:
"Trong bảy ngày nữa, hoàng tử Tất Đạt Đa sẽ so tài với tất cả những ai điêu luyện về bất cứ lãnh vực nào."
Đến ngày ấn định, tất cả những người tài ba lỗi lạc về các lãnh vực nghệ thuật, khoa học đều có mặt tại hoàng cung. Thiện-giác cũng có mặt tại đó và hứa gả công chúa cho ai thắng cuộc dù người đó thuộc dòng quí tộc hay thường dân.
Đầu tiên là một thanh niên nắm vững các qui luật tác văn ra thách thức với hoàng tử, nhưng đại sĩ Tỳ-xa-bà-mật Đa-la bước ra trước công chúng nói:
"Này cậu, đừng so tài vô ích. Cậu bại rồi. Hoàng tử đã được ta chăm sóc từ bé. Ta đã dạy hoàng tử nghệ thuật tác văn. Nhưng hoàng tử đã am tường 64 thể văn tự! Hoàng tử đã thấu hiểu các tự thể mà ta chưa hề nghe nói đến tên!"
Qua lời xác quyết của Tỳ-xa-bà-mật Đa-la, hoàng tử đã thắng trong cuộc so tài nghệ thuật tác văn.
Rồi để thử xem kiến thức toán học của hoàng tử, họ cho Ác-giu-na (Arjuna), dòng Thích-Ca, người đã chuẩn bị thời gian giải được những bài toán hiểm hóc nhất làm giám khảo cuộc thi.
Một thanh niên được coi là tay toán học cự phách, nhưng Tất Đạt Đa chỉ hỏi một câu là anh ta không đáp được.
Hoàng tử nói: "Đó là bài toán dễ. Đây là bài toán dễ hơn và ai có thể giải được?"
Không ai giải được bài toán thứ hai.
Hoàng tử nói: "Giờ thì đến lượt các bạn hỏi tạ"
Họ hỏi chàng những bài toán xem ra khó thật nhưng hoàng tử đã giải đáp ngay trước khi họ ra xong đề.
Quần chúng la lên tứ phía: "Hãy để cho Ác-giu-na thử hoàng tử!"
Ác-giu-na ra những bài toán khó nhất nhưng không lần nào Tất Đạt Đa không đáp đúng.
Tất cả mọi người đều sững sờ ngạc nhiên về kiến thức toán học của hoàng tử và cho rằng tài trí của hoàng tử đã đạt đến ngọn nguồn của các ngành khoa học. Họ quyết định thử tài điền kinh của chàng nhưng hoàng tử chả cần phải dụng sức cũng đủ thắng cuộc đua chạy nhảy, và đến lượt đô vật thì hoàng tử chỉ để nhẹ một ngón tay là đối thủ lăn quay xuống đất.
Họ mang cung ra, những tay cũng lỗi lạc đã bắn tên trúng vào các tiêu điểm xa tít. Đến lược hoàng tử bắn, thể lực của chàng khỏe đến nỗi chàng lên giây cung nào là gãy cung đó. Rốt cuộc, vua phái vệ binh đem ra một cây cung rất xưa, rất quí được tàng trữ trong đền, và theo họ thì xưa nay chưa có ai lên giây hoặc nhấc nổi nó. Tất Đạt Đa tay trái cầm cung và lên giây chỉ bằng một ngón tay phải. Chàng nhắm đích một thân cây xa đến nỗi chỉ một mình chàng thấy. Mũi tên xuyên qua thân cây, cắm xuống đất và biến mất. Mũi tên đã đi vào lòng đất, tạo thành một cái giếng gọi là giếng tên.
Mọi việc hình như tạm kết thúc, họ dẫn đến một thớt voi trắng khổng lồ cho người thắng cuộc hãnh diện ngồi trên lưng voi diễn qua kinh thành Ca-tỳ-la-vệ. Nhưng một công tử dòng Thích-Ca, tên Đề-bà Đạt Đa (Devadatta), rất tự hào về sức lực của mình, tóm lấy thân voi, đấm chơi một cú, thế là con voi khổng lồ lăn đùng xuống đất.
Hoàng tử nhìn cậu thanh niên bằng ánh mắt khiển trách, nói:
"Đề-bà Đạt Đa, cậu đã làm một việc quái ác."
Chàng lấy chân đụng con voi, nó đứng lên và sụp lạy trước chàng.
Mọi người lên tiếng hoan hô cuộc thắng vinh quang của hoàng tử. Tịnh-Phạn vương vô cùng sung sướng. Thiện-giác cũng hân hoan đến tràn nước mắt tuyên bố:
"Da Du, Da Du yêu quí của cha, hãy hãnh diện là vợ của một người như thế."