Kể tiếp chuyện lão Chộp
Phần 2

Chuyện lão Chộp, một ông thợ cày làng An Đoài đã bắt sống viên phi công Mỹ Pete Peterson thì cả thế giới đều đã biết rồi. Tất nhiên, thiên hạ cũng chỉ mới biết tường tận chuyện đó trong vài năm trở lại đây thôi. Còn khi sự kiện ấy đang thực sự diễn ra thì lại không có mấy ai biết. Bởi khi đó đang chiến tranh. Bom đạn mù mịt. Nói như câu nói cửa miệng của dân mình lúc ấy thì giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Cả nước thành mặt trận. Cụ già bắn rơi máy bay. Trẻ con cũng thành dũng sĩ. Chỉ bước chân ra ngõ đã gặp anh hùng. Nhìn đâu cũng thấy anh hùng cả. Bởi vậy, việc lão Chộp bắt giặc lái Mỹ trở thành chuyện bình thường. Bình thường nên chẳng có ai để ý đến nữa. Chính lão Chộp cũng đã quên khuấy chuyện đó. Mà quên từ lâu rồi. Chỉ đến khi viên phi công ấy, ngài thượng nghị sĩ Mỹ Pete Peterson trở lại Việt Nam làm đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì câu chuyện cũ lại bùng lên thành một sự kiện nóng hổi. Bao nhiêu phóng viên thông tấn báo chí trong nước và thế giới lần về làng An Đoài tìm gặp lão Chộp. Rồi chính Đại sứ Pete Peterson khi vừa đặt chân tới Hà Nội cũng đã đến thăm lão Chộp, thăm lại làng An Đoài. Và nói như lời ngài thì đó là mảnh đất mà ngài có nhiều kỷ niệm sâu sắc. Pete Peterson rất mừng khi lão Chộp vẫn còn sống. Cứ như lời ngài đại sứ thì cuộc chiến tranh đã qua quả là một quá khứ u buồn. Con người ta chẳng ai có thể thay đổi được quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể thay đổi được tương lai. Ngài muốn cùng lão Chộp hướng về tương lai. Rồi ngài bảo lão Chộp: Lần trước, để tới được An Đoài, tôi phải nhảy dù. Còn bây giờ thì tôi có thể đến thẳng An Đoài bằng xe ô-tô. Lão Chộp cũng mời ngài, nếu có thời gian rảnh rỗi thì ngài cứ đến lão chơi. Tất nhiên nếu ngài có về An Đoài thì xin ngài cứ đi bằng xe ô-tô cho đàng hoàng, chứ đừng có nhảy dù như mấy chục năm trước. Còn nếu ngài vẫn cứ nhảy dù thì lão Chộp lại đành phải chộp ngài thôi. Tất nhiên, đó là điều bất đắc dĩ mà lão Chộp hoàn toàn không muốn như thế. Và rồi cũng từ đó, lần nào tôi về quê, lão Chộp cũng tới hỏi thăm sức khoẻ đại sứ Mỹ mà lão vẫn quen miệng gọi là ông Bu Sơn. Lão làm cứ như tôi có thể gặp đại sứ Mỹ dễ dàng lắm. Có lần lãoo còn nhờ tôi chuyển đến ngài đại sứ chút quà quê. Đó là nải chuối tiêu với chục trứng gà. Đối với người thôn quê, thì đó là quà quý. Người ta vẫn thường dùng món quà ấy thăm người ốm hay đàn bà đẻ. Chỉ tiếc tôi không sao chuyển được giúp lão món quà đó. Điều ấy lại làm lão rất ngạc nhiên:
- Thế ra gặp ông Bu Sơn mà khó đến thế kia à? Tôi tưởng bác cùng ở Hà Nội với ông ấy. Người cùng làng với nhau thì gặp nhau lúc nào chẳng được.
Tôi đã viết một thiên phóng sự kể khá kỹ về cuộc gặp gỡ giữa lão Chộp và ngài đại sứ Mỹ, rồi đưa chuyện lão vào cuốn Chân dung và đối thoại. Có người tưởng tôi làm thế chỉ để cho cuốn sách thêm dày. Có người trách tôi sao lại để lão Chộp ngồi chồm chỗm trong cái chiếu dành riêng cho các nhà văn. Thực ra, tôi nghĩ mình không nhầm. Tôi trịnh trọng mời lão ngồi chung chiếu với các nhà văn vì lão là một nhà thơ dân gian. Nhưng trong cuốn sách, tôi chẳng nói chút gì về thơ lão mà chỉ bàn đến chuyện đánh giặc của lão thôi. Tài đánh giặc của lão Chộp đã nổi tiếng khắp nước. Còn thơ ca của lão Chộp thì chỉ nổi tiếng trong làng An Đoài Cánh thợ cày thuộc thơ lão vanh vách. Họ bảo: Chúng tôi chỉ thấy mỗi thơ ông Chộp là hay. Cứ làm theo thơ ông Chộp là chúng tôi có tiền. Còn thơ các bác, nói khí vô phép, không thể nào... sực được.
Lão Chộp có đến hàng trăm bài thơ, mà toàn thơ nói về cách làm ăn ở ruộng đồng, vườn tược:
Bà con toàn thể xã ta
Đồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Sang năm ta cứ dái dê ta giồng...
Lão Chộp có vẻ khoái những bài thơ như thế này lắm. Dường như đối với lão, chỉ có thơ ca mới có ý nghĩa, chứ còn chuyện đánh giặc chỉ là chuyện nhất thời. Lão gói tập thơ cẩn thận, vuông vức như một cái bánh chưng. Thế rồi vào một ngày cuối năm, lão đột ngột mang cái bánh chưng thơ ấy đến nhà tôi, gọi là để nhờ bác nếm giúp, nếu thấy nhạt thì bác cứ thêm giấm ớt vào cho nó đậm đà.
Đấy là lần đầu tiên lão Chộp lên Hà Nội. Lão gọi là chuyến đi dối già. Cô cháu gái của lão lấy chồng bên Gia Lâm, giờ làm nghề bán vải, đã bỏ ra cả một buổi chợ để đưa lão đi chơi, thăm danh lam thắng cảnh. Nhưng chỉ đi được một lúc lão đã thấy chán, vì Hà Nội chỗ nào trông cũng giống chỗ nào. Không ngờ thủ đô lại chật chội và ồn ào quá. Người chen người. Nhà chen nhà. Nhìn khắp mọi xó xỉnh, chẳng thấy hở ra một chút đất nào. Thế thì trồng cà dái dê vào đâu? Lão Chộp thấy chán quá. Chưa hết buổi sáng đã chả còn chỗ nào nữa mà đi. Mãi đến lúc ấy, lão Chộp mới chợt nhớ đến một người quen nữa là ngài đại sứ Mỹ, mà lão luôn coi ngài như một thằng em. Vì thực tình thì ngài kém lão đến ngót một con giáp. Hôm chia tay lão ở làng An Đoài, chính ngài cũng có nhã ý mời lão nếu có dịp nào về Hà Nội thì đến ngài chơi. ừ, thế thì lão đến chơi. Đến xem thằng em sống thế nào.
Lão Chộp nhờ cô cháu gái đèo đến cửa Đại sứ quán Mỹ. Rồi lão quay lại bảo cháu:
- Thôi, mày về mà đi chợ đi. Tao vào uống rượu với Bu Sơn. Lúc nào cần thì tao bảo nó đưa về. Cháu không phải đón đâu.
Thế rồi lão đến thẳng toà nhà mà cô cháu gái bảo đó là Đại sứ quán Mỹ. Lão rất ngạc nhiên khi đến toà nhà của Mỹ, lão lại gặp người Việt. Một anh gác cổng người Việt ngăn lão lại:
- Cụ già đi đâu mà vào đây?
- Tôi đến thăm ông Bu Sơn. Đây có phải là Đại sứ quán Mỹ không?
- Vâng. Đây là Đại sứ quán Mỹ!
- Thtrường. ấy là một mặt hàng rất đặc biệt. Những năm đó chuẩn bị cho Tổng tấn công. Chiến trường cần một lượng lớn đạn dược và lương thực thực phẩm. Đưa từ ngoài Bắc vào rất cồng kềnh mà nhiều khi lại hư hao. Có khi cần thông đường, lại phải hất cả một xe gạo xuống vực. Xót ruột lắm.
Chúng tôi chuyển một tấn hàng Z vào, rồi đổi hàng thành đô-la, thành súng đạn ngay tại chỗ. Như thế tiện lợi hơn nhiều. Tấn hàng đặc biệt này sẻ ra cho một trăm xe. Mỗi xe mười ký, đóng trong hòm kẽm, ngoài phủ thiếc. Trên là hàng tạp nhạp nguỵ trang. Mỗi xe có một thiếu tá hộ tống. Mệnh lệnh cấp trên là cố gắng đi trong một tháng. Nhưng chỉ 18 ngày sau, chúng tôi đã giao hàng. Đoàn xe chỉ bị cháy một chiếc, nhưng hàng vẫn nguyên vẹn.
Cuộc đời Lưu Xuân Tình là một cuộc đời triền miên đèo dốc bom đạn. Sài Gòn giải phóng rồi mà nửa tháng sau, Lưu Xuân Tình vẫn không biết cuộc chiến tranh đã kết thúc. Khi đó, đoàn xe anh vẫn đang trên đường tiếp tục chở đạn vào chiến trường. Trong xe khi ấy toàn đạn pháo cỡ lớn. Ngày 15 tháng 5, qua Pleiku, anh còn bị tàn quân của Ngô Quang Trưởng chặn đánh. Thế là đêm ấy lại tiếp tục chôn cất đồng đội.
- Vậy anh biết tin chiến thắng lúc nào.
- Lúc về đến nơi giao đạn, nghe anh em nói tôi mới biết nước nhà đã thống nhất.
- Tâm trạng anh lúc đó thế nào?
- Còn thế nào nữa. Hoàn toàn tê liệt. Mệt quá. Khi hồi lại sức thì ý nghĩ trước tiên của tôi là xin ra quân, về quê, dựng lại cho bố mẹ căn nhà, rồi cấy cày, buôn bán, nuôi vợ con. Rồi ra thì làm giàu. Hết giặc rồi. Không lẽ mình lại cứ nghèo khổ mãi. Chướng quá! Bây giờ khi đã bắt tay vào làm ăn thật sự rồi, mới hay việc làm ăn cũng chẳng phải dễ dàng, nhất là khi mình vẫn chỉ được loanh quanh trong cái bị bao cấp.