Lại chuyện phiếm bên bàn trà
Phần 1

- Nghe nói ông Mai Ngữ ở cơ quan anh à?
- Vâng! Nhà văn Mai Ngữ ở cơ quan tôi. Bác ấy mới nghỉ hưu chừng hơn một năm nay. Cụ biết bác Mai Ngữ à?
- Tôi thưa có dịp tiếp kiến nhà văn, chỉ biết ông ấy qua sách vở, báo chí. Truyện Mai Ngữ có cái tôi thích. Có cái cũng tầm tầm như nhiều nhà văn khác thôi. Nhưng vừa rồi, ông ấy có một bài bác mà tôi thấy rất có ý nghĩa...
- Bài nào vậy, thưa cụ?
- Bài báo ngắn in ở mục ý kiến nhà văn trên trang nhất báo Văn nghệ.
- Nhà văn nói chuyện gì thế cụ?
- à, ông ấy cũng lại bàn về chuyện học hành. Bây giờ sinh viên học vất vả lắm. Mới có tí tuổi đầu mà dường như cậu nào cũng phải mang kính cận, kính loạn. Bọn học trò phổ thông còn khổ hơn nhiều. Chúng học đêm, học ngày. Bố mẹ còn mời thầy đến tận nhà phụ đạo. Rồi lại học thêm ở các lò luyện thi. Tốn kém bao nhiêu tiền của. Học đến rạc người mà vẫn không vào nổi đại học. Vậy mà có nhiều ông vừa làm vừa học suốt ngày chỉ thấy tiếp khách, rồi ký giấy, rồi chỉ đạo công ty này, công ty kia, rồi tíu tít cụng bia ở các quán nhậu, chẳng thấy các ông ấy dùi mài kinh sử gì mà một năm đỗ đến mấy lớp. Rồi làm được cả tiến sĩ. Không biết các ông ấy học kiểu gì, học lúc nào mà tài đến thế...
- Tôi tiếc là chưa đọc được bài viết ấy...
- Ông Mai Ngữ còn bàn đến cả việc thí tiến sĩ. Cứ như lời ông ấy thì đỗ tiến sĩ có thế bổ những chức vụ quan trọng. Vậy thì khi thi, cũng nên có những cái đề ra sao cho thiết thực, đụng đến những vấn đề lớn nan giải mà lại có tính bức xúc của xã hội ta hiện nay. Ví như, nếu anh là một cán bộ có trọng trách, anh có những biện pháp gì để không được tham nhũng không? Ngày xưa thi tiến sĩ vua cũng hay ra những cái đề ở tầm vĩ mô mà lại thiết thực như thế.
- Vâng! Cụ nói vậy thì con cũng biết vậy. Ngày xưa khác, bây giờ khác chứ, cụ. Sao cụ cứ so thời ta với thời phong kiến lạc hậu?
- Thời nào thì thi cử cuối cùng cũng là để tìm chọn người hiền tài. Công việc chính của ta bây giờ, tôi thấy chỉ đúc lại trong hai việc thôi. Cả hai việc này đều rất lớn. Làm tốt được hai việc này, giải quyết được dứt điểm hai việc này thì đâu khắc vào đấy hết.
- Cụ lại làm cho con đâm tò mò rồi đấy. Thế theo cụ thì hai việc đó là gì?
- Tôi biết anh lại lỡm ông lão về hưu rồi...
- Không, con đang nghe cụ mà...
- Về đối ngoại là mở rộng cánh cửa, làm bạn với tất cả các nước, sao cho cả hai bên cùng có lợi, tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những mâu thuẫn, bất đồng giữa các quốc gia, bây giờ hoàn toàn có thể giải quyết được bằng ngoại giao, bằng con đường thương lượng. Làm sao tránh được các cuộc xung đột dẫn đến chiến tranh, để bớt xương máu cho dân. Bây giờ, tất cả các quốc gia đều co lại vì lợi ích của chính mình. Tinh thần quốc tế vô sản chỉ còn có ở trong các pho sách xưa. Trường hợp Kosovo là một bài học rất thấm thía...
- Cụ nói vậy thì con cũng chỉ biết vậy. Thế còn việc thứ hai?
- Việc thứ hai là chuyện đối nội. Phải giữ làm sao cho dân được bình yên làm ăn. Muốn thế thì phải triệt để chống tội phạm, nghĩa là phải kiên quyết loại trừ tội phạm, bao gồm từ thằng ăn cắp vặt cho đến bọn tham nhũng. Tệ tham nhũng hiện nay đã trở thành quốc nạn rồi. Hãy nhìn các vụ án đã đưa ra công khai trên báo chí và các hãng truyền thông thì rõ. Cả hai trận đại hồng thuỷ ở miền Trung khủng khiếp là thế, mà sự thiệt hại cộng lại mới có trên ba nghìn tỷ đồng. Trong khi đó chỉ riêng vụ EPCO - Minh Phụng đã thất thoát của nhà nước đến ngót sáu nghìn tỷ rồi. Đấy là một con số khủng khiếp. Làm sao thằng Minh Phụng có thể phá hết số tiền đó trong khoảng thời gian ấy. Cứ cho nó ngồi xé tiền thì nó cũng không thể xé hết nổi. Tôi đảm bảo với chú là nó chỉ xé đến hơn một nghìn tỷ là đã phát điên rồi. Sau vụ EPCO - Minh Phụng, dân mình phải chắt bóp mua công trái cứu nước. Mà cũng phải dồn tiền mua hai đợt mới có được bốn nghìn tỷ, vẫn chưa bằng số tiền Minh Phụng để thất thoát. Mà Minh Phụng chỉ là một vụ. Còn bao nhiêu những vụ án như thế nữa Đằng sau bọn tội phạm ấy là những ai? Rồi việc đầu tư xoá đói, giảm nghèo cho bà con miền núi ở Mường Tè. Nhà nước chi hàng mấy trăm tỷ đồng mà đến khi tiền xuống được người dân nghèo thì chỉ còn có hơn chục triệu bạc. Tham nhũng đến thế thì khủng khiếp quá. Rồi còn bao nhiêu những vụ khác nữa. Đến thế thì làm sao dân tin chúng ta được. Tôi thấy nguy lắm. Không giải quyết được tệ nạn này là không xong được với dân đâu. Bởi thế dân mới khiếu kiện. Sờ đến chỗ nào cũng có chuyện cả. Làm sao giải quyết được triệt để tình trạng này. Tôi nghĩ làm xong được hai việc ấy là sẽ yên hết. Còn những công việc khác, những việc ở cơ sở, như chuyện sản xuất, chuyện làm ăn thì cứ để cơ sở họ tự làm, chẳng cần phải can thiệp một cách cụ thể. Lênin trước đây có nói một câu rất hay: Hãy để người nông dân suy nghĩ trên luống cày của mình. Chính luống cày sẽ dạy cho người dân cách làm ăn như thế nào. Chứ anh ngồi ở Hà Nội, làm sao anh hiểu được cây lúa bằng người dân trồng lúa ở đồng ruộng. Cũng tương tự thế làm sao anh hiểu cây cao-su bằng người trồng cao-su ở Tây Ninh. Không hiểu tường tận cơ sở mà cứ chỉ đạo, thì chỉ đạo đâu hỏng đấy. Tốt nhất hãy tạo ra một cơ chế thoáng để người dân tự tìm ra cách làm ăn. Cán bộ ta chỉ lo việc lớn thôi. Làm tốt được hai việc ấy là tất cả sẽ tốt đẹp

Truyện Người thường gặp Nỗi khổ tâm của một ông chủ tịch huyện Nông dân Chuyện của một cựu chiến binh Chuyện vặt trong nhà Chuyện phiếm bên bàn trà Chuyện của người thu mua giấy vụn Lại chuyện phiếm bên bàn trà Xứ yêu Nhớ một thầy giáo cũ Lại chuyện ê-kíp Người phố ở quê Con nuôi con đẻ Người không quen ở nhà mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp Má và các con Blaga Đimitrôva Người cắm cờ trên Dinh Độc Lập Kể tiếp chuyện lão Chộp Ông chủ xe bụi Mẹ và con Hoạ sĩ Lê Thanh Minh Nhà văn Hữu Ước - người của hôm nay Nhà báo Hữu !!!36_8.htm!!! Đã xem 87905 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Xứ yêu
Phần 1

--!!tach_noi_dung!!--
Những năm gần đây, ở ta liên miên xuất hiện các cuộc thi: Thi Hoa hậu, thi Học sinh thanh lịch, thi Bé khoẻ bé ngoan, thi Chạy ma-ra-tông, thi Tiếng hát truyền hình, thi Đua xe đạp, thi Thơ, thi Truyện ngắn, thi Tiểu thuyết, và gần đây lại còn thi Viết thư cho người yêu...
Tôi rất cám ơn Ban tổ chức đã cho tôi được đọc những bức thư tình của những người tình. Thú thực, tôi đã đọc với sự tò mò và không ít băn khoăn. Có nên thi viết thư tình không? Yêu đương là chuyện riêng tư của mỗi người ngỏ lời yêu cũng là chuyện riêng tư, chuyện thầm kín của lứa đôi, sao lại mang thi thố giữa thiên hạ? Nói cho người ta nghe, rồi người ta chấm, như chấm một câu văn, một bài toán là nghĩa làm sao? Mà ai chấm? Phải là người yêu người ở trong cuộc, chứ sao lại Ban giám khảo, bao gồm những ông những bà lạ ngoắc, lạ ngơ?
Thực ra, những cuộc thi viết thư tình như thế này cũng đã được tổ chức rồi, tổ chức một cách bí mật trước khi có cuộc thi kia, mà còn có từ trước nữa, từ thời cổ, khi người ta yêu và thổ lộ tình yêu, đã có bao nhiêu bức thư tình. Vị giám khảo chấm những bức thư đó không ai khác ngoài người tình, người đang được yêu. Những bức thư tình thì nhiều, nhưng trái tim người được yêu thì chỉ có một. Thế thì phải chấm thôi, phải tuyển chọn thôi không còn cách nào khác. Vậy là bao nhiêu cuộc thi viết thư tình đã thầm lặng diễn ra trên khắp hành tinh. Người trúng giải đăng quang thì tưng bừng bước lên xe hoa, người bị loại thì âm thầm quay đi trong bóng tối...
Bây giờ, đọc những lời ngỏ yêu, do ban sơ khảo - những ông mai, bà mối - chuyển cho, thoạt đầu, thú thực, tôi cũng tò mò muốn làm ông Nguyễn Bính đi dan díu với Kinh thành - Nghe duyên thiên hạ xem tình nghi dưng. ấy mà rồi, cũng như người đang yêu, ngấm bùa mê, thuốc lú, tôi mụ mẫm lang thang bước trong cõi mộng mị có tên gọi rất hiện đại, rất muôn thuở là mình yêu. ở đấy có bao nhiêu nụ cười bao nhiêu nước mắt.
Tôi thực sự xúc động trước những số phận, những mảng đời éo le, ngang trái. Con người thật đáng thương. Những kẻ đang yêu còn đáng thương hơn nữa. Bởi tình yêu mỏng manh lắm. Chỉ một thoáng hờn giận, một chút ghen tuông một thoáng rụt rè, e ngại, không dám tin cái điều mình tin. Thế là rồi mất nhau, mất vĩnh viễn, có khi biết là đang mất đấy mà rồi vẫn không sao cứu vãn được tình thế. Mà vì sao kia? Vì cái số? Thôi, cứ đổ cho cái số. Cái số nó như thế. Rồi lại như ông bà ta xưa, như bao cặp tình nhân muôn thuở xưa, lại ngửa mặt lên trời, trách ông Tơ, bà Nguyệt ở cái cõi u u minh minh cao tít mù khơi kia những thấu lòng người! Trong xứ sở yêu đương này, có bao nhiêu cảnh ngộ như thế, hoặc tương tự như thế.
Sau mỗi trang thư là những câu chuyện, những số phận có sức ám ảnh, lại được kể bằng một giọng chải chuốt, có khi khá mùi mẫn và mơ mộng. Tình yêu đã biến người ta thành kẻ mơ mộng. Trong số những bức thư tình đã được chọn lọc này, tôi thực sự bị ám ảnh khi đọc bức thư có tên Em cố tránh mà cứ vương vào sợi tơ trời. Thư kể về một mối tình thầm lặng của một thầy giáo, nguyên là một cựu chiến binh với một cô giáo thành phố về dạy học ở thôn quê. Cả hai đều đã có gia đình êm ấm của mình. Họ yêu nhau, tôn trọng nhau và đều biết dừng lại ở đâu. Đây là một hiện trạng thường gặp trong đời sống xã hội hiện đại của ta. Thư viết bằng một giọng mộc mạc, giản dị, chẳng cần phải bóng bẩy, văn hoa mà đọc lại thấy rất thật, chính vì thế mà nó xúc động và có sức ám ảnh. Tất cả những nhân vật trong thư: cô gái con ông giáo, vị tướng về hưu là chồng cô giáo và thầy giáo cựu chiến binh... tất cả đều là những người tốt, những người cao thượng và nhân ái, vậy mà rồi vẫn bi kịch một bi kịch cao thượng. Đó là bi kịch của những người tốt trong xã hội tốt đẹp của chúng ta.
Thời gian rồi sẽ qua đi. Mọi nỗi vui buồn trắc trở rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng những gì tốt đẹp thì sẽ còn lại mãi. Đó là tình yêu, là lòng yêu thương của con người đối với con người. Tình cảm ấy sẽ còn lại mãi, dù đời người vô cùng ngắn ngủi...
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Mõ Hà Nội
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--