Tướng Leclerc tới Sàigon

Ngày 5.10.45, tướng Leclerc tới Sài Gòn. Ðây là một ngày lịch sử đối với người Pháp ở thành phố lớn nhất xứ Nam Kỳ. Từ hồi Nhật đảo chính -ngày 9.3.45 -người Pháp bị Nhật tàn sát và nhốt trong trại Ong-dèm (llè Rie-régiment d'lnfanterie Colonial) tức Trung đoàn II Bộ binh.
Chỉ đến lúc quân Anh - Ấn của tướng Gracey tới Sài Gòn giải giới, quân Nhật bại trận, người Pháp mới được giải thoát.
Trước khí thế của nhân dân Việt Nam vừa cướp lại chính quyền trong tay quân Nhật, người Pháp ở Sài Gòn không còn hống hách như xưa nữa. Nói theo người bình dân thì người Pháp lúc đó "như con mèo ướt". Họ khiếp vía trước các toán dân quân, tuy võ trang tầm vông vạt nhọn, dao găm mã tấu, nhưng lòng quyết tử hy sinh vì nền độc lập thì ai cũng thấy. Trong tình thế ấy, chiến hạm Triomphant chở đầy lính cập bến Sài Gòn là một nguồn tin đầy phấn khởi cho người Pháp. Kế đó là sự kiện tướng Leclerc tới Tân Sơn Nhất. Lập tức xe Jeep đưa ngay về dinh Toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất).
Tại đây hàng ngàn người đội nắng dầm mưa đón danh tướng đã giải phóng Pan kết thúc mấy năm nước Pháp bị Ðức quốc xã chiếm đóng. Ðầy chủ quan, Leclerc huênh hoang tuyên bố: "Chúng ta sẽ quét tan Việt Minh trong ba tuần lễ".
Và Leclerc bắt đầu nống ra, đánh chiếm các tỉnh miền Ðông như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, sau đó chĩa mũi nhọn về miền Tây, đánh chiếm Long An, Mỹ Tho...
Nhận định trước tình hình quân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh - Ấn và cả Nhật bại trận nữa, ủy viên quân sự Trần Văn Giàu cho các đơn vị võ trang lui ra ngoại ô đánh du kích. Trong thời điểm này, bộ đội Phú Thọ của Bảy Viễn rút về cầu Bến Phân (Gò Vấp) sau lại chạy sâu về cầu Xàng (Ðức Hòa).
Trước sức tấn công như vũ bão của đội quân viễn chinh, Bảy Viễn cho bộ đội chôn súng và giả dạng thường dân chạy "phun khói".
Giặc rút rồi, Bảy Viễn ra lệnh cho Tám Tâm đi thu nhặt súng ống chôn giấu vội vàng khi rút lui. Công việc này mất ba ngày.
Chừng trở về Tám Tâm thấy có hai người lạ trong văn phòng, Bảy Viễn giới thiệu:
- Anh Tám, đây là hai anh Tư Sang và Năm Tài do anh Tư Thiên giới thiệu với tôi. Hai anh này học cao, có khả năng giúp bộ đội Phú Thọ mình một cách đắc lực. Cho nên tôi giao cho anh Năm Tài chức trưởng văn phòng. Còn anh Tám thì vẫn giữ chức phó văn phòng như trước đây. Anh không tự ái chớ?
Tám Tâm nhìn người được giới thiệu trước khi trả lời Bảy Viễn:
- Nếu anh Bảy tìm được người có khả năng về giúp bộ đội mình thì tôi phải vui mừng chớ sao lại tự ái. Dù làm nhiệm vụ gì, tôi cũng làm hết sức mình để đưa kháng chiến mau tới thành công.
Tuy nói vậy chớ bên trong Tám Tâm ngấm ngầm điều tra về hai nhân vật được Maurice Thiên giới thiệu với Bảy Viễn.

Truyện Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên Lời Mở Ðầu Ra Côn Ðảo lần Một Cặp rằn Khăm Chay Hạ thủ Khăm Chay Những chuyện vượt ngục Âm Mưu vượt ngục Về đất liền lần Một Cướp Tiệm Vàng Kim Khánh Cướp xưởng mộc Bình Triệu Ra Côn Ðảo lần hai Vượt Ngục Lần Hai Anh Hùng kết nghĩa Trường đua Phú Thọ Lịch Sử xe Xích Lô Ði Côn Ðảo lần thứ ba Bộ Ðội Bình Xuyên Cưới Vợ Công Tử Bạc Liêu Lực lượng Bình Xuyên Tướng Leclerc tới Sàigon Giày dép còn có số Thiếu Tướng Ba Dương Ngài Khu Bộ Phó Lễ tấn phong Mặt trận Quốc gia Thống nhất Thu Thuế nuôi quân Có đi không có về ! Hồn ai nấy giử Ði đêm có ngày gặp ma Kế mọn Nhất cử tam tứ tiện Án binh bất động Bí mật chết người Thuyết khách Tám Nghệ vào hang cọp Chịu Về Nam Bộ Ngày họp trọng đại Cọp về đồng Giải thể lực lượng Bình Xuyên ? Trúng Kế Không nhận chức Khu Trưởng khu 7 Bản Án Âm thầm rút quân Về Thành Ðại Tá Bảy Viễn Vì bạn mắc nạn Thơ Hòa Hảo vận Sư Thúc Hòa Hảo Bài thơ duy nhất Ðịch vận Ðá giò lái Hai bản án Phái đoàn ra Bắc Ngôn ngữ Giang hồ Bắt Bò lạc Duyên Nợ Tổng Hành Dinh Bình Xuyên Ai giết Tư Thiên ? Con Lộ 15 Ném đá giấu tay Tại sao sợ ông Năm ? Thiếu Tướng Bảy Viễn Lót tay mua lọng Nghĩa đệ của Cựu hoàng Chọn Tham Mưu Trưởng Liên kết thế lực mới Khai tử chữ Bảy Viễn Sanh nghề tử nghiệp Sòng bạc Monte Carlos Thống Tướng De Lattre Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm Dẹp Giáo phái Thế ba chân vạc Ðã mua cả ... chỉ còn Bình Xuyên Vô Dinh Ðộc Lập Ai giết Tướng Trịnh Minh Thế ? Ðồ dốt mà họp cả ngày Bảy Viễn chạy sang Pháp Sự đời như một giấc mơ