Nghĩa đệ của Cựu hoàng

Bắt chước sư phụ Huỳnh Ðại, mỗi khi làm ăn lớn Bảy Viễn đều coi thầy bói. Lúc mới ra thành đầu Tây, trước thái độ lơ là của tướng De la Tour, Bảy Viễn hoang mang và nhờ Huỳnh Ðại giới thiệu một thầy Tàu chuyên lấy tử vi đoán tương lai. Thầy cả quyết tuổi Giáp Thìn (1904) của Bảy Viễn là số ba chìm bảy nổi, như rồng khi thăng khi giáng. Tuổi 44 là bước ngoặt quan trọng trong đời, những năm sau đó sẽ vượng lên về tiền bạc và về danh vọng. Ban đầu Bảy Viễn không tin vì mấy tháng nằm chờ thời, Bảy Viễn tưởng chừng đời mình sắp tàn đến nơi. Nhưng rồi tình hình sáng sủa ra: được phong Ðại tá, phụ trách an ninh Ðô thành, sau đó được giao giải tỏa lộ 15 Sài Gòn - Vũng Tàu. Tưởng vậy là ngon rồi, ai ngờ tháng 4.1952 lại được thăng Thiếu tướng, cuối năm 1953 được Bảo Ðại nhận làm bào đệ.
Bảy Viễn hỏi Huỳnh Ðại vì sao Cựu hoàng chọn Bảy Viễn làm bào đệ, Huỳnh Ðại cười hóm hỉnh:
- Chữ bào đệ báo chí dùng là sai. Theo chữ Hán - Việt, bào đệ là anh em ruột cùng một mẹ một cha. Ðúng ra trong trường hợp này phải gọi là nghĩa đệ, tức em kết nghĩa mới chính xác.
Bảy Viễn gật gù:
- Sư phụ nói đúng. Cựu hoàng nói tiếng Tây rành hơn tiếng Việt nên dùng sai chữ là dễ hiểu. Nhưng mình cứ thắc mắc sao lại chọn mình trong khi chung quanh ông ta thiếu gì bọn nịnh thần, đa số là trí thức?
Huỳnh Ðại đầy tự tin:
- Chuyện này tế nhị lắm. Thoạt tiên mình nghĩ chú Bảy gửi phụ cấp hàng tháng 240.000 đồng rồi sau đó chi đẹp nửa triệu đô la để Cựu hoàng "lì xì" cho các bồ nhí. Nhưng về sau, mình eo nhiều tin mật - do các bạn mình sống bên cạnh Bảo Ðại - mình mới biết rõ thêm ông ta.
Bảy Viễn càng tò mò:
- Xin nói rõ ra cho mình biết.
Huỳnh Ðại giải thích:
- Pháp muốn lợi dụng Bảo Ðại để chống Việt Minh, Bảo Ðại quá biết điều đó và ông ta cũng tương kế tựu kế, lợi dụng Pháp để cải thiện đời sống lưu vong của mình. Cao ủy Pignon đặt hai chuyên viên bên cạnh Bảo Ðại. Cả hai đều đã từng sát cánh với Bảo Ðại. Nhưng Bảo Ðại lại yêu cầu Cao ủy Pignon rút hai người này đi vì ông ta không thích sự can thiệp của họ. Ðể tỏ ra mình không là bù nhìn của Pháp, Bảo Ðại nhất định không "đóng đô" ở Hà Nội dù Pháp dành cho ông ta lâu đài Puginier nơi là các Toàn quyền Pháp "ngự". Bảo Ðại cũng chê Sài Gòn vì Pháp không giao cho mình lâu đài Norodom là dinh Toàn quyền trước 1945. Ông không muốn làm nhân vật số hai.
Và Bảo Ðại chọn Ðà Lạt làm nơi thiết lập văn phòng Quốc trưởng. Tại thành phố nghỉ mát sang trọng này, Bảo Ðại mở các giải trí trường, vũ trường, sòng bạc như Hồng Kông và Ma cao. Chủ trương này cố nhiên gặp sự chống đối của Pháp: Một vị Quốc trưởng không thể là một "tay chơi quốc tế" như vậy. Dự án biến Ðà Lạt thành một casino quốc tế của Cựu hoàng bị Pháp ách lại. Vì vậy Cựu hoàng mới chọn Bảy Viễn là đồng minh để cùng khai thác Ðại Thế Giới. Hiểu chưa?
Bảy Viễn bây giờ mới sáng ra:
- Thì ra mình được Cựu hoàng chiếu cố là do chủ trương kinh tài khai thác máu đỏ đen của thiên hạ.
Huỳnh Ðại nói tiếp:
- Chưa hết đâu? Hồi nãy chú em nói sao Bảo Ðại không chọn trí thức làm đồng minh mà chọn dân giang hồ như chú. Sự thật là Ðảo Ðại đã chán chê các cha trí thức vô liêm sỉ. Ðời sống tại biệt điện Quốc trưởng như một tiểu triều đình, toàn nịnh thần ra vô "kiếm chác", nhất là Thủ hiến Trung phần Việt Nam Phan Văn Giáo. Cha này
tâu với Bảo Ðại: "Ðầu bếp của ngài có thể là người của Việt Minh. Nếu ngài không phản đối, tôi xin phép nếm trước các món ăn giúp ngài"
Bảy Viễn cười ngất:
- Thằng cha này nịnh quá cở, không chừa chỗ nào cho người khác nịnh. Rồi Bảo Ðại nghĩ sao?
- Phan Văn Giáo là người dắt gái cho Bảo Ðại giải trí tại biệt điện, đủ loại: Việt, Pháp, xẩm, lai, cả người Thượng nữa. Bảo Ðại trọng dụng Phan Văn Giáo nhưng thầm khinh một trí thức không có nhân cách. Rất nhiều Phan Văn Giáo quanh Bảo Ðại nên ông ta đâm sợ trí thức "mất dạy" kiểu Phan Văn Giáo. Và do vậy ông ta ngã về nhưng tay giang hồ mà có tư cách hơn.
Huỳnh Ðại kết luận:
- Chú đã chọn Bảo Ðại làm chiếc lọng che đầu thì cố tìm hiểu ông ta. Ai cũng khoái nịnh, nhưng phải nịnh cho có nghệ thuật. Nịnh thế nào mà người được nịnh thì không tự thấy xấu hổ.
Tóm lại Bảo Ðại là một con người phức tạp, cần theo dõi cẩn thận. Mình còn làm ăn dài dài với ông ta.

Truyện Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên Lời Mở Ðầu Ra Côn Ðảo lần Một Cặp rằn Khăm Chay Hạ thủ Khăm Chay Những chuyện vượt ngục Âm Mưu vượt ngục Về đất liền lần Một Cướp Tiệm Vàng Kim Khánh Cướp xưởng mộc Bình Triệu Ra Côn Ðảo lần hai Vượt Ngục Lần Hai Anh Hùng kết nghĩa Trường đua Phú Thọ Lịch Sử xe Xích Lô Ði Côn Ðảo lần thứ ba Bộ Ðội Bình Xuyên Cưới Vợ Công Tử Bạc Liêu Lực lượng Bình Xuyên Tướng Leclerc tới Sàigon Giày dép còn có số Thiếu Tướng Ba Dương Ngài Khu Bộ Phó Lễ tấn phong Mặt trận Quốc gia Thống nhất Thu Thuế nuôi quân Có đi không có về ! Hồn ai nấy giử Ði đêm có ngày gặp ma Kế mọn Nhất cử tam tứ tiện Án binh bất động Bí mật chết người Thuyết khách Tám Nghệ vào hang cọp Chịu Về Nam Bộ Ngày họp trọng đại Cọp về đồng Giải thể lực lượng Bình Xuyên ? Trúng Kế Không nhận chức Khu Trưởng khu 7 Bản Án Âm thầm rút quân Về Thành Ðại Tá Bảy Viễn Vì bạn mắc nạn Thơ Hòa Hảo vận Sư Thúc Hòa Hảo Bài thơ duy nhất Ðịch vận Ðá giò lái Hai bản án Phái đoàn ra Bắc Ngôn ngữ Giang hồ Bắt Bò lạc Duyên Nợ Tổng Hành Dinh Bình Xuyên Ai giết Tư Thiên ? Con Lộ 15 Ném đá giấu tay Tại sao sợ ông Năm ? Thiếu Tướng Bảy Viễn Lót tay mua lọng Nghĩa đệ của Cựu hoàng Chọn Tham Mưu Trưởng Liên kết thế lực mới Khai tử chữ Bảy Viễn Sanh nghề tử nghiệp Sòng bạc Monte Carlos Thống Tướng De Lattre Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm Dẹp Giáo phái Thế ba chân vạc Ðã mua cả ... chỉ còn Bình Xuyên Vô Dinh Ðộc Lập Ai giết Tướng Trịnh Minh Thế ? Ðồ dốt mà họp cả ngày Bảy Viễn chạy sang Pháp Sự đời như một giấc mơ