Về đất liền lần Một

Sau 3 lần toan tính thất bại, Bảy Viễn cùng nhóm Tư Ðiền làm xong bè và hạ thủy tại Bến Dầm. Nhưng bè chưa tách bến thì bị chó săn sủa dữ dội. Bọn rờ-sẹc Miên chạy ào xuống, nổ súng đuổi bắt.
Bảy Viễn chống cự ác liệt, cánh tay trái anh bị đâm khá nặng, đành bó tay quy hàng.
Tây vui mừng trọng thưởng toán rờ-sẹc Miên, đồng thời nhốt bốn tên tù nguy hiểm mà Bảy Viễn là kẻ cầm đầu.
Từ đó bọn Tây gọi Bảy Viễn là "chen de file" (tên đầu đảng).
Sau 12 ngày nằm xà lim, nhóm tù vượt ngục bị đưa ra làm khổ sai vác gỗ từ trên núi xuống Sở Củi. Thời gian sau lại chuyển qua dập đá san hô. Vì biết Bảy Viễn có biệt tài tổ chức tù vượt ngục nên Tây không giam giữ anh lâu tại một nơi mà cứ đổi khám xoành xoạch. Ở Sở Củi hay Sở Lưới, đâu đâu Bảy Viễn cũng theo một sách ; đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Mấy tờ giấy bộ lư (giấy 100 đồng) cuộn tròn trong ống đót nhét trong hậu môn vẫn là "vật bất ly thân", không thầy chú nào khám phá được.
Trong hoàn cảnh nào Bảy Viễn cũng cố gắng giữ sức khỏe bằng cách tập thể dục, tối thiểu mỗi ngày một giờ. Muốn vượt ngục, sức khỏe là yếu tố quan trọng số một.
Thấm thoắt đã 3 năm Bảy Viễn ở đảo. Ðã 4 lần vượt ngục thất bại nhưng Bảy Viễn vẫn không bỏ cuộc.
Anh tính toán kỹ cho chuyến thứ năm. Và chuyến này phải là chuyến thành công. Cánh tay mặt eủa anh vẫn là Tư Ðiền. Bảy Viễn giao Tư Ðiền năm trăm để lo mua sắm vật liệu cần thiết. Lần này Tư Ðiền tuyển chọn ê kíp thật ngon. Trong 5 người có 1 thợ rừng và 4 bạn biển.
Họ âm thầm lên núi bứt mây đóng bè. Song song với việc đóng bè. Bảy Viễn lại bỏ tiền ra nhờ vợ mã tà 76 mua nhu yếu phẩm: 100 kí nước uống, 5 ký đường, 2 ký chanh tươi, 10 ký chuối khô, 3 ký muối...
Ðể hạ thủy bè an toàn, Bảy Viễn chọn ngày giờ đặc biệt: đúng đêm 30 tháng chạp âm lịch - đêm giao thừa Tết Canh Thìn, nhằm ngày 8.2.1940. Chọn ngày này rất hay. Trước nhất, đêm ba mươi, trời tối như mực. Thứ hai, đêm ba mươi Tết thiên hạ ở trong nhà vui thú gia đình, bọn rờ-sẹc Miên cũng làm biếng đi tuần tiễu. Nhưng hay nhất là chuyến vượt đảo nhằm giữa mùa gió chướng. Chỉ cần gặp một ngọn gió là bè phăng phăng rẽ sóng, chỉ một đêm là tới mũi Cà Mau.
Nghe anh bạn biển cho biết mùa gió chướng đã nhiều lần giúp tù Côn Ðảo vượt ngục, Bảy Viễn càng thêm tin tưởng. Từ nơi giấu bè trên núi Chúa, phải mất 4 tiếng mới xuống tới bãi biển.
Một chuyện lạ: Tết năm đó trời mưa to, mưa vuốt mặt không kịp. Nhưng rất may là biển không động. Mặt biển đêm ba mươi tối đen như than nước. Bè đã đóng xong, vai trò của Tư Ðiền kể như hoàn tất, nhường chỗ cho người tù tên Nhan là dân chài quen việc sóng gió và nhắm hướng....
Ra khơi không bao lâu thì biển động, sóng cao cả hai thước, bè lắc lư như quả trứng.
Nhan nhanh nhẹn cột dây vô cột buồm, chỉ huy mọi người ngồi đúng vị trí và tát nước biển tràn vô bè.
Bảy Viễn thận trọng lấy ống đót giấu tiền khỏi hậu môn cho vào túi cao su cột cổ.
Thời tiết giông bão bất thường làm đảo lộn tính toán của Bảy Viễn.
Bão kéo dài 5 ngày đêm. Lương thực dự trữ đã hết sạch. Nước uống không còn, ai cũng khát.
Nhưng Hai Nhan đã có cách trị khát. Anh ta có mang theo nửa chục lưỡi câu.
Năm ngày sau, bão tan, bè vẫn lênh đênh trên biển, Nhan thả câu kiếm được khá nhiều cá cho đồng đội sống qua ngày. Mờ sáng ngày thứ mười, Nhan kêu lên khi vớt một chiếc lá trên biển: "Tới đất liền rồi, anh em ơi".
Nửa giờ sau bè tới bờ.
Không ai biết đấy là đâu. Bảy Viễn nhảy ngay lên bãi, đi vô xóm. Gặp một ngôi chùa, hỏi thăm mới biết nơi đây cách Phan Thiết 10 cây số, cách ga Mường Mán 8 cây số. Sư trụ trì khuyên anh em yên tâm nghỉ ngơi trong chùa lấy sức, chừng khỏe rồi hãy đi.
Bảy Viễn rủ hai bạn tù Tư Ðen và Hai Nhan về Sài Gòn "mần ăn" với mình nhưng cả hai đều từ chối. Tư Ðen trở lại Ba Biên giới với nghề rừng, còn Hai Nhan thì bám nghề biển. Vậy là một mình Bảy Viễn lên ga Mường Mán về Sài Gòn.
Ngày trở về của Bảy Viễn thật là vui. Tòa kêu án 12 năm khổ sai, anh ở đảo có 4 năm, tức chỉ một phần ba. Về nhà sớm hơn 8 năm. Vợ con mừng không thể tả. Thằng con đầu lòng tên Paul đã 14 tuổi, đang học năm thứ nhất Trường Trung học Pétrus Ký. Nó là niềm hãnh diện của Bảy Viễn. Anh không may, học ít, nên mong muốn con học khá hơn mình để ra đời không thiệt thòi thua em kém chị. Vợ Bảy Viễn buôn bán đủ ăn.
Bảy Viễn yên chí đi tìm thăm bạn bè trong giới giang hồ.
Bạn của Bảy Viễn phần lớn là dân Bình Xuyên, đứng đầu là Ba Dương, Mười Trí, Sáu Ðối, Tư Ty, Tư Hoạnh, Năm Bé.
Ba Dương là thầy võ, quê Bến Tre nhưng cư ngụ tại cầu Rạch Ðỉa, làng Tân Quy, quận Nhà Bè.
Mười Trí là dân Bà Quẹo quận Hóc Môn, đầu đảng Cửu Long Chín Rồng.
Sáu Ðối là anh chị cảng Tân Thuận.
Tư Hoạnh là tướng cướp hùng cứ vùng cầu ông Thìn.
Tư Ty là anh chị vùng Bình Ðông, xóm Câu Bót.
Năm Bế là dân chơi từ Hải Phòng trôi nổi về xóm Chiếu và Kinh Tẻ.
Gặp lại Bảy Viễn, Ba Dương vui mừng nói:
- Anh Bảy nghỉ xả hơi ngoài đảo có hơi lâu, bốn năm qua, biết bao nhiêu nước chảy dưới cầu. Ðể mình kể sơ qua vài việc lớn cho anh Bảy biết. Bọn Nhựt lùn đã nhảy vô Ðông Dương, thằng Tây sợ lắm. Pháp đang thua ở chánh quốc nên sợ Nhựt chiếm thuộc địa. Hiện giờ thMouseOut="#">Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm

Từ biệt điện Ðà Lạt, Bảo Ðại theo dõi tình hình chiến sự.
Pháp đang trên đà thua. Ðánh không thắng, các tướng Pháp chọn chiến thuật con nhím - co cụm lại các vị trí cố thủ, nhử đại quân đối phương tới để tiêu diệt. Không phải là nhà quân sự nhưng Bảo Ðại chỉ cần nhìn danh sách các đại
tướng Pháp lần lượt ra đi cũng đủ biết đại sự không êm rồi: Leclerc, Valluy, Sa lan, Blaizot, Carpentier, De Lattre rồi tới Navarre là tướng đang kẹt trong chủ trương cố thủ Ðiện Biên Phủ.
Ðể theo dõi tình hình, Bảo Ðại quyết định trở qua Pháp, vì theo Cựu hoàng, số phận Việt Nam sẽ được giải quyết tại bàn hội nghị giữa các cường quốc đang họp tại Genève.
Hàng ngày đọc báo, Bảo Ðại thất vọng về.
Tướng Bedell Smith vô đề ngay:
- Tôi không tin rằng ngài và người Pháp đạt được một cuộc ngưng chiến trong danh dự với cộng sản. Họ không muốn chia đất nước Việt Nam, các ngài cũng vậy. Ngài nên tiếp tục cuộc chiến đồng thời thương thuyết để đi tới hòa bình. Tổng thống Eisenhower không thể trực tiếp can thiệp vì lý do chính trị nội bộ, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Nhờ chủ trương đưa lính Mỹ từ Triều Tiên hồi hương mà ông ta đắc cử tổng thống. Nay không thể dưa quân đội Mỹ sang Việt Nam, nhưng chúng tôi có thể đem lại cho ngài một quân đội Việt Nam hùng mạnh mà các ngài đang cần. Chúng tôi sẽ huấn luyện quân đội của ngài. Ngài chỉ cần bổ nhiệm các tướng lĩnh và bộ tham mưu. Ngài hãy làm áp lực để người Pháp giao chúng tôi nhiệm vụ huấn luyện các sư đoàn mới thành lập của ngài. Ðây là tất cả những gì chúng tôi có thể can thiệp.
Ðể Bảo Ðại an tâm, Bedell Smith nói thêm:
- Vì ngoại trưởng, trưởng đoàn thương thuyết Foster Dulles bay về Mỹ nên tôi phải đi thay. Nếu Ngoại trưởng còn ở Pháp thì đích thân ông ta sẽ tới gặp ngài để trao đổi những điều cơ mật như hôm nay.
Bảo Ðại giữ thái độ dè dặt trước đề nghị của Mỹ. Cuộc đời trải qua nhiều sóng gió của Cựu hoàng đã tạo cho ông một sự cẩn trọng. Làm thế nào không bị ràng buộc là tối ưu.
Vài ngày sau, Mỹ lại đưa đề nghị mới với Bảo Ðại: yêu cầu Bảo Ðại nhận Ngô Ðình Diệm làm Thủ tướng sau khi ký kết hội nghi Genève chia hai Việt Nam từ vĩ tuyến 17.
Bảo Ðại không ưa Ngô Ðình Diệm vì trước đó đã đụng chạm về chính kiến. Nhưng trong thế kẹt, đành phải chọn kẻ "cựu thù" làm Thủ tướng. Cựu hoàng đâu biết quyết định này sẽ đưa tới tai họa cho mình vài năm sau.
Tình hình diễn biến nhanh đến chóng mặt.
Bảy Viễn lúc nào cũng nghe ngóng về số phận của Cựu hoàng, vì đó là lọng che đầu của viên Thiếu tướng gốc Bình Xuyên.
Nghe tin Bảo Ðại mời Ngô Ðình Diệm về nước làm Thủ tướng, Bảy Viễn lấy làm lo. Nghe nói Diệm là một người ngoan đạo, có ông anh là Tổng giám mục Ngô Ðình Thục, Bảy Viễn sợ vị Thủ tướng ngoan đạo này sẽ đóng cửa các giải trí trường thì Bình Xuyên mất "vú sữa" đã nuôi ông ta mấy năm qua.
Ngô Ðình Diệm về nước vào cuối tháng 6.1954. Ai cũng biết Diệm là "hàng tồn kho" của Mỹ.
Khi đưa Diệm về, Mỹ nâng viện trợ lên 500 triệu mỹ kim/năm, nhưng đưa thẳng cho Việt Nam chứ không qua tay người Pháp đồng thời cũng đưa sang một đoàn cố vấn quân sự làm nhiệm vụ huấn luyện tân binh để dần dần hình thành một quân đội quốc gia hùng mạnh.
Diệm bỏ xứ sang Mỹ sống trong tu viện để chờ thời trong nhiều năm, tới khi Mỹ làm áp lực buộc Bảo Ðại mời Diệm về nước làm Thủ tướng thì Diệm coi như mình "tu đã đắc dạo". Công việc đầu tiên của Diệm là về Huế làm lễ "vinh quy bái tổ.
Chuyện éo le là ở đất Thần kinh, không ai biết "chí sĩ" họ Ngô là ai ngoài một số ít quan lớn triều đình. Nhưng khi máy bay chuẩn bị đáp xuống cố đô Huế thì Ngô Ðình Diệm bỗng sáng rỡ cặp mắt: một tấm thảm đỏ được trải từ nơi phi cơ đậu cho tới phòng khánh tiết nhà ga.
Ai đã có sáng kiến tiếp đón thủ tướng với nghi thức trọng thế ấy? Vừa xuống thang máy bay, Diệm hỏi ngay thị trưởng Huế. Thị trưởng Huế chỉ một sĩ quan, đó là thiếu úy Bảo an đoàn Tôn Thất Ðính.
Diệm gật gù nói:
- Hãy nâng đở hắn ta cho tôi!
Hồi ấy, Tôn Thất Ðính chỉ là một sĩ quan quèn. Nhờ sáng kiến chạy bay ra chợ Ðông Ba mua chiếu manh bảy tấc về nhuộm đỏ kết lại thành thảm đỏ mà sau này lên như diều gặp gió.
Nhưng chính kẻ chịu ơn mưa móc của Diệm lại là kẻ đóng vai trò then chốt trong chiến dịch Bravo II kết liễu đời bạo chúa nhà họ Ngô 10 năm sau.

Truyện Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên Lời Mở Ðầu Ra Côn Ðảo lần Một Cặp rằn Khăm Chay Hạ thủ Khăm Chay Những chuyện vượt ngục Âm Mưu vượt ngục Về đất liền lần Một Cướp Tiệm Vàng Kim Khánh Cướp xưởng mộc Bình Triệu Ra Côn Ðảo lần hai Vượt Ngục Lần Hai Anh Hùng kết nghĩa Trường đua Phú Thọ Lịch Sử xe Xích Lô Ði Côn Ðảo lần thứ ba Bộ Ðội Bình Xuyên Cưới Vợ Công Tử Bạc Liêu Lực lượng Bình Xuyên Tướng Leclerc tới Sàigon Giày dép còn có số Thiếu Tướng Ba Dương Ngài Khu Bộ Phó Lễ tấn phong Mặt trận Quốc gia Thống nhất Tướng Leclerc tới Sàigon Giày dép còn có số Thiếu Tướng Ba Dương Ngài Khu Bộ Phó Lễ tấn phong Mặt trận Quốc gia Thống nhất Thu Thuế nuôi quân Có đi không có về ! Hồn ai nấy giử Ði đêm có ngày gặp ma Kế mọn Nhất cử tam tứ tiện Án binh bất động Bí mật chết người Thuyết khách Tám Nghệ vào hang cọp Chịu Về Nam Bộ Ngày họp trọng đại Cọp về đồng Giải thể lực lượng Bình Xuyên ? Trúng Kế Không nhận chức Khu Trưởng khu 7 Bản Án Âm thầm rút quân Về Thành Ðại Tá Bảy Viễn Vì bạn mắc nạn Thơ Hòa Hảo vận Sư Thúc Hòa Hảo Bài thơ duy nhất Ðịch vận Ðá giò lái Hai bản án Phái đoàn ra Bắc Ngôn ngữ Giang hồ Bắt Bò lạc Duyên Nợ Tổng Hành Dinh Bình Xuyên Ai giết Tư Thiên ? Con Lộ 15 Ném đá giấu tay Tại sao sợ ông Năm ? Thiếu Tướng Bảy Viễn Lót tay mua lọng Nghĩa đệ của Cựu hoàng Chọn Tham Mưu Trưởng Liên kết thế lực mới Khai tử chữ Bảy Viễn Sanh nghề tử nghiệp Sòng bạc Monte Carlos Thống Tướng De Lattre Ðá giò lái Hai bản án Phái đoàn ra Bắc Ngôn ngữ Giang hồ Bắt Bò lạc Duyên Nợ Tổng Hành Dinh Bình Xuyên Ai giết Tư Thiên ? Con Lộ 15 Ném đá giấu tay Tại sao sợ ông Năm ? Thiếu Tướng Bảy Viễn Lót tay mua lọng Nghĩa đệ của Cựu hoàng Chọn Tham Mưu Trưởng Liên kết thế lực mới Khai tử chữ Bảy Viễn Sanh nghề tử nghiệp Sòng bạc Monte Carlos Thống Tướng De Lattre Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm Dẹp Giáo phái Thế ba chân vạc Ðã mua cả ... chỉ còn Bình Xuyên Vô Dinh Ðộc Lập Ai giết Tướng Trịnh Minh Thế ? Ðồ dốt mà họp cả ngày Bảy Viễn chạy sang Pháp Sự đời như một giấc mơ