Sự đời như một giấc mơ

Là một tay hiếu động quen lao vào làn tên mũi đạn, Bảy Viễn không phịu nổi kiếp sống nhàn hạ của một kẻ mà giới chính trị Pháp gọi là "hàng tồn kho" - nhân vật được nuôi dưỡng chu đáo chờ khi hữu sự đem ra sơn phết để dùng. Cứ ăn không ngồi rồi, Bảy Viễn ngẫm nghĩ và thấy số phận của mình cũng hao hao giống Cựu hoàng Bảo Ðại mà
mình đã kết nghĩa anh em. Cả hai đều là "hàng tồn kho", chỉ khác một điểm: Bảo Ðại thì quá chán cảnh múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị còn Bảy Viễn vẫn còn hăng tiết vịt.
Trong thời gian lưu vong, Bảy Viễn chỉ khoái ngồi quán cà phê vỉa hè Paris đọc báo, theo dõi tình hình Sài Gòn. Ðược biết toàn bộ tham mưu của mình đều bị bắt sống đày Côn Ðảo, Bảy Viễn nhớ thời oanh liệt mấy chục năm về trước, ở tù mà còn kết bạn với vợ mã tà 76 để cô nàng làm tham mưu cho những chuyến vượt ngục đánh bạc với đại dương và bão tố. Anh em giang hồ ra đảo là chuyện bình thường, chỉ thương các cha chính khách sa lon Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng....
Thấm thoát mấy năm trôi qua. Nhà Ngô bạo phát bạo tàn, làm cha thiên hạ chỉ có chín năm - từ 1954 đến 1963 - thì bị đảo chính, Diệm và Nhu chết trong thiết vận xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Sài Gòn, còn cậu em út Ngô Ðình Cẩn thì bị Nguyễn Khánh xử tử.
Bảy Viễn thấy sự đời như một giấc mơ, vinh đó rồi nhục đó. Có ai vênh vang bằng Ngô chí sĩ, từ Thủ tướng lên Tổng thống, hạ bệ Quốc trưởng Bảo Ðại nhờ quan thầy Mỹ đứng sau giật dây.
Nhưng éo le thay, cũng chính quan thầy Mỹ đứng sau giật dây cho đám tướng tá phản lại nhà Ngô.
Càng nghĩ, Bảy Viễn tin số mình đỏ. Ðáng lẽ chết về tay nhà Ngô, nhưng vào giờ chót quan thầy Pháp kịp thời ra tay cứu mạng.
Ðang ngáp dài ngáp ngắn nơi quán cà phê thì một tin làm Bảy Viễn tỉnh như sáo: Mỹ thay đổi chiến lược tại Việt Nam với chính thể quân nhân cầm quyền. Trước đây, dưới thời nhà Ngô, Mỹ chủ trương diệt giáo phái, nắm độc quyền cai trị nhưng đã thất bại. Bây giờ Mỹ quay 180 độ, o bế giáo phái để cùng hợp lực chống Cộng. Theo một số tù Côn Ðảo được phóng thích trong đó có anh em Bình Xuyên thì Trần Văn Ân đã dụ các sĩ quan Bình Xuyên tham gia lập lại quân đội Bình Xuyên để giúp chính phủ quân nhân chống cộng.
Hay tin này, Bảy Viễn mừng quýnh. Suy nghĩ mấy ngày, Bảy Viễn viết thư cho Tổng thống Mỹ Johnson hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn và con đường 15 nối Sài Gòn -Vũng Tàu như trước đây. Viết xong, hy vọng sẽ được trả lời niềm nở. Nhưng hoài công.
Thấy chồng cứ đi tới đi lui và thở dài, bà Hoa nói:
- Năm 1960, ông đã viết thư cho Tổng thống Eisenhower một lần rồi, người ta có trả lời vốn gì cho ông đâu! Bây giờ lại viết cho Tổng thống Johnson, xin ông chớ hy vọng mà uổng công....
Bảy Viễn bực mình gắt:
- Sao bà biết người ta không trả lời cho tôi?
Bà Hoa ôn tồn nói:
- Mỹ phải tham khảo đám tướng tá tay sai của chúng trước khi trả lời thư ông. Mà Dương Văn Minh, Nguyễn Ngọc Thơ là những người đã phò Ngô Ðình Diệm đánh Bình Xuyên của ông, làm sao chống lại dám để Mỹ đưa ông về? ông thấy chưa? Mà dù ông có về thì đâu còn ai giúp ông đánh Việt Minh. Các anh Mười Lực, Năm Chẳng sau bao nhiêu năm lưu đày ngoài Côn Ðảo đã mệt mỏi lắm rồi, Trần Văn Ân mời lập lại bộ đội Bình Xuyên mà họ có nhận cộng tác đâu. Theo tôi nghĩ, họ sáng suốt hơn ông. Con người chỉ có một thời, cái thời đã qua rồi, khó mà trở lại. Ông còn nhớ anh Mười Trí không?
- Mười Trí thì sao?
Mười Trí sáng suốt hơn ông. Nếu hồi đó ông nghe lời anh Mười thì đâu có thân bại danh liệt như ngày nay.
Từ đó Bảy Viễn sống trong sự ray rứt, hối hận, tiếc thời gian sống trong Rừng Sác, chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Việt Minh kiên cường bất khuất, tiếc không gặp may như Bảy Môn đã đưa tiểu đoàn 3 lên miền Ðông. Nếu chuyến đó đi trót lọt thì cuộc đời của Bảy Viễn sẽ khác ngày nay. Ôi! chỉ một phút... mà cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác!
Năm 1970, Bảy Viễn chết già tại thủ đô Paris, chẳng ai đoái hoài. Tuy nhiên, thân thế và cuộc đời ông được nhiều nhà báo quốc tế ghi chép.
Tư Liệu Tham Khảo:
- Bay Viên, le mai tre de Cholon của Pierre Darcourt.
- Background to Betrayal của Hilaire du Berrier.
- The loét Revolution của Robert Shaplen.
- La guerre d' lndochine của Lucien Bodard.
- Nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thê.

Xem Tiếp: ----

Truyện Bảy viễn thủ lĩnh Bình xuyên Lời Mở Ðầu Ra Côn Ðảo lần Một Cặp rằn Khăm Chay Hạ thủ Khăm Chay Những chuyện vượt ngục Âm Mưu vượt ngục Về đất liền lần Một Cướp Tiệm Vàng Kim Khánh Cướp xưởng mộc Bình Triệu Ra Côn Ðảo lần hai Vượt Ngục Lần Hai Anh Hùng kết nghĩa Trường đua Phú Thọ Lịch Sử xe Xích Lô Ði Côn Ðảo lần thứ ba Bộ Ðội Bình Xuyên Cưới Vợ Công Tử Bạc Liêu Lực lượng Bình Xuyên Tướng Leclerc tới Sàigon Giày dép còn có số Thiếu Tướng Ba Dương Ngài Khu Bộ Phó Lễ tấn phong Mặt trận Quốc gia Thống nhất Thu Thuế nuôi quân Có đi không có về ! Đã xem 1412022 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Bảy Viễn chạy sang Pháp

--!!tach_noi_dung!!--
Nhân lúc quân đội Ngô Ðình Diệm lo tảo thanh Hòa Hảo ở miền Tây, Tư Thước bàn với Bảy Môn xé rừng phá vây lần nữa.
Bảy Môn đồng ý ngay. Anh bàn với Mười Lực:
- Hai anh em mình lâu nay sống chết có nhau lúc đi giang hồ cũng như đi kháng chiến. Nay tôi đưa tiểu đoàn 3 đi trước, nếu suôn sẻ sẽ cho liên lạc rước anh sau.
Mười Lực dặn dò:
- Cẩn thận nghe! Ðừng cho hai thằng Tài - Sang biết. Tụi nó đã đánh hơi nên mấy ngày nay cứ canh tao riết. Chúc mày thành công. Tao chờ mày ngày đêm.
Nhờ Tư Thước là tay sáng rừng nên tiểu đoàn 3 mở đường rừng về tới Phú Mỹ mà không đụng phải quân của Diệm. Công việc đầu tiên của Bảy Môn là cho hên lạc tức tốc trở vô rừng rước tiểu đoàn của Mười Lực lên miền Ðông. Rủi thay, địch đã biết lộ trình phá vây của Bảy Môn nên canh gác kỹ, đồng thời pháo kích ác liệt nơi Bình Xuyên
đóng quân.
Lúc Bảy Viễn tha chết hai anh em Tài -Sang, nhiều người chê Bảy Viễn không kiên quyết loại trừ hai con rắn độc, nhưng Bảy Viễn chỉ cười.
Chưa phải lúc giũ sổ hai tên Phòng Nhì. Chúng còn có thể giúp Bảy Viễn thoát nguy bằng cách liên lạc với Trung tá Savani tìm cách nhờ nhà binh Pháp can thiệp vào giờ chót.
Bảy Viễn tính đúng.
Ðúng vào lúc quân Diệm siết vòng vây toan bắt sống tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên thì máy truyền tin của Năm Tài reo lên.
Tiếng Savani ra lệnh thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng theo người của ta cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do
lính Pháp xây trước đây. Tư Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sáng hôm sau, xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu.
Pháp đưa ba tên tay sai quan trọng sang Lào bằng phi cơ nhà binh và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.
Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới thủ đô paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ các lực lượng giáo phái chống Diệm.
Vậy là cuộc chống trả bạo chúa nhà Ngô của Bảy Viễn kéo dài trên nửa năm, kể từ ngày 28.4 đến 7.11.1955.
Các chính khách quốc tế đánh giá Bảy Viễn cao hơn các chính khách salon và hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo - đa số thay đổi lập trường vì đồng đô la của CIA còn Bảy Viễn vẫn một lòng trung thành với quan thầy cũ là Pháp. Chính vì vậy Chính phủ Pháp, dù Thủ tướng thuộc chính đảng nào cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng Bảy Viễn, cũng như cựu hoàng Bảo Ðại, là những "người bạn tốt của nước Pháp".
Nhưng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, lại phải nhờ quan thầy Pháp. Sau cùng thì ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn. Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa. Nhưng việc con trai là Thiếu tá Lê Pau bị kẹt trong vòng vây bị Diệm bắt làm Bảy Viễn ăn ngủ không ngon. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị hốt, sau đó đưa ra tòa, lãnh án ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị Ngô Ðình Nhu tách ra giam riêng trong Phú Lâm. Vì sao Nhu tách Lê Paul ra? Sau này Bảy Viễn mới được ký giả Hilaire Du Berrier cho biết. Trận đánh quyết liệt trong giai đoạn chót từ ngày 20.9 tới 12.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đêu bị bắt sống. Khi chiếm tổng hành dinh Bảy Viễn tại Chánh Hưng, tiểu đội của Trung úy Nguyễn Văn Tâm tình cờ phát hiện một kho bạc. Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Bọn lính dù tha hồ nhét đầy vào áo choàng nhà binh. Trung úy Nguyễn Văn Tâm cố nhiên chiếm phần nhiều nhất. Ông ta còn xí phần cặp ngà voi dài trên thước rưỡi dâng cho Thủ tướng Diệm. Sau chiến công này, Tâm được vinh thăng Ðại úy, đề bạt quận trưởng Hốc Môn.
Ngô Ðình Nhu tịch thu tất cả tài sản mà Bảy Viễn gửi ngân hàng, Nhu tin rằng Bảy Viễn còn nhiều kho tàng cất giấu đâu đó nên dùng Lê Paul làm con tin buột Bảy Viễn phải nhả ra để chuộc tính mạng con mình. Nặng tình cốt nhục
Bảy Viễn cho Nhu biết tất cả tiền gửi nhà băng Bảy Viễn giao hết cho nhà Ngô để xin lại Lê Paul.
Nhưng Nhu quá tham cho rằng tiền trong nhà băng tất nhiên thuộc về Việt Nam Cộng Hòa. Chuộc Lê Paul phải là số tiền Bảy Viễn khôn giấu đâu đó trong nước - thật ra thì không có kho tàng nào. Thế là số phận người con trai 27 tuổi của Bảy Viễn đã được Ngô Ðình Nhu giải quyết theo luật giang hồ: ngày 14.4.1956, xe cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh, giữa đường xô xuống bắn chết.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--