Phần I: Khung khổ khái niệm
Chương 2
Phê phán kinh tế học

Tính có thể sai và phản thân đặt ra những vấn đề nghiêm trọng cho khoa học xã hội nói chung và cho lí thuyết kinh tế nói riêng. Tôi muốn khảo sát các vấn đề này chi tiết một chút, cho dù nó buộc chúng ta ở lâu hơn trong lĩnh vực trừu tượng tinh vi. Khi tôi nói rằng các ẩn ý của tính phản thân còn chưa được hiểu một cách thích đáng, tôi chủ yếu nghĩ đến các vấn đề này. Chúng ta cần hiểu chúng tốt hơn để đặt nền tảng lí thuyết cho cái tôi gọi là một xã hội mở toàn cầu.
Các vấn đề có thể nhóm lại dưới hai tiêu đề. Một liên quan đến đối tượng chủ thể, một liên quan đến nhà quan sát. Tôi sẽ thảo luận chúng theo thứ tự này, mặc dù hai lĩnh vực vấn đề có quan hệ với nhau.
Tính phản thân trong các hiện tượng xã hội
Chúng ta cần sự hiểu biết cơ bản về phương pháp khoa học hoạt động ra sao. Cho mục đích của thảo luận này, tôi sẽ viện dẫn đến lí thuyết phương pháp khoa học của Karl Popper. Mô hình đơn giản và tao nhã của của Popper cho thấy các hiện tượng đặc thù có thể khiến mang lại những khái quát hoá có giá trị phổ quát ra sao và đến lượt chúng có thể được sử dụng thế nào để giải thích và tiên đoán các hiện tượng đặc thù. Mô hình bao gồm ba thành phần và ba thao tác. Ba thành phần là: Các điều kiện ban đầu cụ thể, các điều kiện cuối cùng cụ thể, và những khái quát hoá mang tính giả thuyết. Các điều kiện ban đầu và cuối cùng có thể được xác minh bằng quan sát trực tiếp; các giả thuyết không thể được xác minh, chỉ có thể chứng minh là sai. Ba thao tác khoa học cơ bản là tiên đoán, giải thích, và kiểm tra. Một khái quát hoá mang tính giả thuyết có thể kết hợp với các điều kiện ban đầu được biết để cho một tiên đoán cụ thể. Nó có thể kết hợp với các điều kiện cuối cùng cụ thể để cho một giải thích. Vì giả thuyết không phụ thuộc vào thời gian, hai thao tác - tiên đoán và giải thích - có tính thuận nghịch. Điều này cho phép kiểm chứng, bằng cách so sánh bất kể số lượng nào của các điều kiện ban đầu và cuối cùng để xem liệu chúng có phù hợp với giả thuyết không. Chẳng số lượng kiểm chứng nào sẽ xác minh một giả thuyết, nhưng chừng nào một giả thuyết chưa được chứng minh là sai (falsify) nó có thể được chấp nhận như có hiệu lực tạm thời.
Mô hình không bắt phải mô tả các nhà khoa học làm việc thế nào trong thực tiễn; nó chỉ ra, về lí thuyết, khái quát hoá có khả năng tiên đoán và giải thích các sự kiện đơn nhất có thể được xác lập ra sao. Một khái quát hoá không thể được kiểm chứng; là đủ nếu nó chưa được chứng minh là sai, miễn là nó có thể được chứng minh là sai bằng trắc nghiệm. Giá trị chính của kiến trúc này là ở chỗ nó tránh các cạm bẫy của lập luận quy nạp. Chúng ta không cần khăng khăng rằng mặt trời sẽ luôn luôn mọc ở đằng đông chỉ bởi vì ngày nào nó cũng mọc như vậy; là đủ nếu chúng ta chấp nhận giả thuyết một cách tạm thời - tức là, cho đến khi nó được chứng minh là sai. Đây là một lời giải rất tao nhã cho cái nếu khác đi thì là một vấn đề logic không thể vượt qua được. Mẹo là ở chỗ phân biệt giữa kiểm chứng và chứng minh là sai. Nó cho phép các giả thuyết cung cấp những tiên đoán và giải thích mà không cố nài kiểm chứng. Bản thân tiên đoán và giải thích có thể là tất định hay xác suất, phụ thuộc vào bản chất của giả thuyết.
Nhận ra sự bất đối xứng giữa kiểm chứng và chứng minh là sai, theo tôi, là đóng góp to lớn nhất của Popper không chỉ cho triết học khoa học mà cho cả hiểu biết của chúng ta về thế giới chúng ta sống. Nó hoà giải các thành tựu khoa học với ý tưởng rằng chân lí cuối cùng là ngoài tầm với của chúng ta.
Có lẽ chưa được nhấn mạnh đủ rằng các giả thuyết phải có giá trị bất tận để làm cho trắc nghiệm khả thi. Nếu một kết quả riêng không thể được tái tạo, thì trắc nghiệm không thể được coi là thuyết phục. Nhưng tính phản thân gây ra các quá trình lịch sử không đảo ngược được; cho nên nó không thích hợp cho khái quát hoá có giá trị độc lập với thời gian. Chính xác hơn, những khái quát hoá có thể được đưa ra về các sự kiện phản thân không thể được trắc nghiệm, bởi vì các điều kiện ban đầu và cuối cùng không thể được tái tạo. Chúng có thể thậm chí mang lại những dự đoán và giải thích có xác suất cao, nhưng xác suất của chúng không thể được đo theo cách hệt như trường hợp một giả thuyết có thể kiểm tra được. Sự thực rằng chuỗi sự kiện nào đó đã phổ biến trong quá khứ với tần suất nào đó không kéo theo rằng xác suất của nó vẫn sẽ thế trong tương lai. Ngược lại, sự khám phá ra phân bố xác suất chắc hẳn sẽ thay đổi nó. [1] Ở đây có sự tương tự nào đó với nguyên lí bất định Heisenberg, nhưng có một sự khác biệt cơ bản: Trong cơ học lượng tử, chính một hành động - cụ thể là, phép đo - là cái xen vào; còn trong các thị trường tài chính và các tình thế phản thân, lại chính tư duy hay lòng tin là cái ảnh hưởng đến chủ thể mà nó dẫn chiếu đến.
Điểm tôi vừa nêu không hề làm mất hiệu lực của mô hình tao nhã của Popper về phương pháp khoa học một chút nào. Mô hình vẫn có hiệu lực; nó chỉ không áp dụng cho các hiện tượng phản thân. Sự hạn chế này, tuy vậy, kéo sự chú ý đến một chia tách quan trọng giữa khoa học tự nhiên và xã hội, bởi vì tính phản thân chỉ xuất hiện khi tình thế có người tham gia biết suy nghĩ. Chính sự chia tách này bản thân Popper không chịu công nhận. Ông đề xuất học thuyết sự thống nhất của khoa học, cho rằng cùng các phương pháp và tiêu chuẩn áp dụng cho cả khoa học tự nhiên và xã hội. Học thuyết này đã cho phép ông chứng minh rằng các lí thuyết như Chủ nghĩa Marx không có tư cách là khoa học bởi vì chúng không thể có khả năng được chứng minh là sai. Tôi có quan hiệm hơi khác. Tôi cho rằng các hiện tư!!!3627_5.htm!!! Đã xem 38661 lần.

Nguyễn Quang A dịch
Nguồn: Talawas
Được bạn: mọt sách đưa lên
vào ngày: 21 tháng 7 năm 2004