Chương 2

− Được rồi, cứ lo học thi cho tốt nghe. Dì sẽ đưa cháu về quê.
− Cháu nôn nao ghê!
− Làm như chưa bao giờ về quê không bằng.
− Vâng! Thật lâu rồi đó dì.
− Ừ!... Nhắc đến dòng sông quê hương là nghe nao nao trong lòng.
Hai dì cháu cứ mỗi người 1 câu khiến cho câu chuyện cứ rôm rả mãi không sao rứt ra được.
Đêm ấy, Hải Qùi lại sang ngủ với dì Hiền Lương để nghe dì kể thật nhiều chuyện về 1 vùng quê đầy thú vi.... Vẫn theo trình tự 1 cách đều đặn,sáng, trưa, chiều với những công việc tưởng chừng như không có gì, vậy mà cứ lặp đi lặp lại, bỗng dưng Hải Qùi ngao ngán khi đến dạy cho Lâm Vân.
Lãm Vân:
− Em cố gắng phát huy kỹ năng làm bài văn nhé! Chương trình thi nặng lắm đó!
Diệp Quỳnh xen vào:
− Thì phiền chị làm dùm cho Lãm Vân, chừng nào thi nó học thuộc những bài mẫu đó.
Hải Qùi buồn bã ra về, ra đến cổng cô còn đụng đầu phải bạn bè của Đông Trần nữa chứ! Anh chàng rõ ràng lắm bạn nhiều bè, khi thấy cô này, khi lại cô khác.
Thấy Hải Quì, cô gái lại cười tươi hỏi:
− Có anh Đông Trần ở nhà không chị?
Hải Qùi lắc đầu rồi biến nhanh, cô chỉ muốn rời khỏi ngôi biệt thự này mà thôi.
~ ~ ~ ~ ~ ~
Ông bà Vĩnh Đông bận rộn suốt ngày, đến tối mới thường ở nhà. Ông Vĩnh Đông có vẻ vui tính, nói nhiều, còn bà Đông thì ít nói. Bữa ăn nào bà cũng hỏi Lãm Vân:
− Sao, học hành có tiến bộ không con?
Lãm Vân lên tiếng:
− Dạ... con cũng đang cố gắng đấy thưa mẹ.
− Đang cố gắng là sao? Mẹ nghe người bạn quen giới thiệu về cô sinh viên đó. Con người ta giỏi thì mình cũng phải cố gắng, thuê sinh viên dạy kèm cũng tốt lắm, có nhiều cô tận tình với công việc, các cô này có trách nhiệm.
Lãm Vân cười:
− Thì người mẹ chọn mà, không chê vào đâu được.
Đông Trần lên tiếng:
− Có điều... mẹ Ơi! Mẹ hỏi xem cô con gái út của mẹ có tận tình với việc học không?
Lãm Vân nhìn Đông Trần, gương mặt phụng phịu, cô bé nói:
− Á! Anh chơi em há!... Đáng lẽ anh phải cám ơn em nữa kìa.
− Cám ơn nhỏ về chuyện gì chứ?
− Tự anh biết rõ mà.
− Anh đâu có thông minh như nhỏ.
− Xí.
Nghe hai con trò chuyện, ông Vĩnh Đông hỏi:
− Hai đứa con nói cái gì ba chẳng hiểu nổi?
− Bí mật mà ba. - Giọng của Lãm Vân.
Bà Vĩnh Đông lại hỏi Lãm Vân:
− À! Mấy ngày nay có Diệp Quỳnh sang không con?
Đông Trần nháy nháy mắt với Lãm Vân, Lãm Vân nhỏ nhẹ nói:
− Dạ... thỉnh thoảng chị ấy có ghé chơi.
Ông Vĩnh Đông lên tiếng với bà Đông:
− Em có liên hệ với anh chị Diệp chưa?
Lãm Vân tưởng ba mẹ nhắc tới việc cưới xin hay gì gì đó có liên quan đến Diệp Quỳnh với Đông Khang, cô bé lên tiếng:
− Ba mẹ tính chuyện của anh Khang phải không?
Ông Vĩnh Đông cười:
− Con nhỏ này!... Chuyện của anh Khang con để anh Khang con về mà tính. Ba mẹ làm sao tính được chứ. Ba mẹ chỉ tính công việc của ba mẹ thôi.
Ông Diệp vốn là bạn thân của ông Vĩnh Đông. Ông Diệp thừa hưởng gia tài của gia đình nên làm ăn phát đạt, ông đã cùng Vĩnh Đông hùn hạp làm ăn, sau này Vĩnh Đông khấm khá, ông đã rút phần hùn ra để Vĩnh Đông tự chủ. Hai bên gia đình rất thân, ông Diệp cũng có ba đứa con, chị lớn của Diệp Quỳnh là thông dịch viên của một công ty nước ngoài, nghe đâu bạn trai của Diệp Quyên là một anh chàng ngoại quốc, còn Diệp Quỳnh sau khi tốt nghiệp đại học cũng không về công ty Hoàng Diệp mà thích làm việc cho các công ty nước ngoài hơn.
Lãm Vân nhìn ông bà Vĩnh Đông rồi lên tiếng:
− Ba mẹ cần gặp chị Diệp Quỳnh lắm sao?
Ông Đông nói:
− À! Cũng có chút việc...
Lãm Vân chợt hỏi:
− Bao giờ anh Khang về hở ba mẹ?
Bà Vĩnh Đông cười:
− Gì mà nôn nao dữ vậy con?
− Chị Quỳnh cứ hỏi hoài làm cho con cũng nôn nao luôn.
Đông Trần chọc quê Lãm Vân:
− Người ta có cớ để nôn nao, còn em nôn nao vì lí do gì há!
− Anh hai đi học ở nước ngoài về không nôn nao được sao, chỉ vì anh quá thờ ơ thế thôi - Phải rồi, anh chỉ nôn nao có một việc là...
Lãm Vân úp úp mở mở rồi cười, Đông Trần trừng mắt nhìn em gái.
Ông bà Vĩnh Đông nhìn hai con rồi lắc đầu, bà Vĩnh Đông hỏi:
− Anh con thì nôn nao cái gì vậy Lãm Vân?
Được thể Lãm Vân nói:
− Ảnh nôn nao...xem buổi chiều nào con có giờ học văn với anh văn.
Ông Vĩnh Đông cười nói:
− Thế à!
Bà Vĩnh Đông lại lắc đầu nói với Đông Trần:
− Con có quá nhiều bạn... Vậy mà con bé kia lại lọt vào "mắt ngầu" của con sao?
Đông Trần nhăn mặt:
− Sao mẹ lại bảo con "mắt ngầu"?
− Chứ chẳng lẽ lọt vào "mắt xanh" của anh... Ba mẹ biết không...mỗi lần con có giờ học là có anh Trần đó.
Bà Vĩnh Đông nói:
− Không nên Đông Trần ạ!
Đông Trần lên tiếng:
− Sao bạn nào con quen... mẹ cũng bảo không được cả?
− Vì con chưa chín chắn.
− Chớ không phải mẹ...không muốn con quen với...
− Con quen với ai cũng được, miễn con chín chắn, và quan hệ đúng đắn. Ba mẹ chỉ sợ con hào nhoáng đào hoa lại khổ cho người ta.
Đông Trần có vẻ buồn, tuy trong nhà ba mẹ thương con cái rất đồng đều nhưng lúc nào Đông Trần cũng có cảm giác Đông Khang được ưu ái hơn, có lẽ bản tính trầm lặng của Đông Khang và sự tận tụy với mọi việc đã khiến cho Đông Khang luôn được nêu gương còn với anh lúc nào cũng bị xem là người không chín chắn, là ham chơi. Rất may anh cũng đã ra trường và làm việc nếu không sẽ bị chê đến mức nào.
Bữa ăn chiều trong gia đình lúc nào cũng xong khoảng tám giờ tối. Nói là cơm chiều nhưng mãi đến bảy, tám giờ cả nhà mới quay quần cùng ăn uống.
Lãm Vân vừa về phòng đã nghe tiếng chị người làm gọi:
− Lãm Vân ơi! Có bạn kiếm.
Lãm Vân tung cửa phòng và chạy ra phòng khách, nhỏ Thúy Hân đang ngồi đợi trên chiếc ghế sa lông.
Lãm Vân cười nói:
− Ê! Có gì không nhỏ?
Thúy Hân nói ngay:
− Sửa soạn đi, ta có vé đi xem kịch ở sân khấu nhỏ nè.
− Ô! Ở đâu mà có vậy?
− Hỏi làm gì? Thay đồ nhanh lên đi rồi đi.
− Nhưng mà... còn nhiều bài tập quá!
− Kệ... Đâu phải dễ có vé mời như thế này, nào có đi không chứ?
− Đi chứ sao không? Ta mê nhất là sân khấu mà!...
Thúy Hân cười:
− Mày mê đủ thứ hết, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc... cải...
− Ê! Cải lương thì không à nghe!
− Xì... hồi đó mày cũng thích cải lương lắm mà... Bây giờ nhỏ bảo lớn rồi mê cải lương "quê lắm"... Nói vậy ai mê cải lương cũng quê lắm sao? Cải lương cũng là một lĩnh vực của nghệ thuật...cải lương cũng có cái hay riêng của nó chứ bộ.
− Ai mượn mày "ca" cải lương quá vậy?
− Tại nhỏ hay chê nên tao ghét.
− Chớ không phải tại nhỏ có một người chị đang hát cải lương.
− Có sao không? Ê! Nói gì thì nói vào thay đồ lẹ lên đi nhỏ.
Lãm Vân biến nhanh vào phòng rồi trở ra với bộ đồ thun quần jean, thấy Đông Trần đang trò chuyện với Thúy Hân, Lãm Vân lên tiếng:
− Anh có muốn đi xem kịch với bọn em không?
− Anh rất muốn... nhưng anh cũng có cái hẹn.
− Vậy thì bọn em đi đây!
Thúy Hân nói với Lãm Vân:
− Nhỏ đi cùng xe với ta đi, khỏi đẩy xe ra.
Ra khỏi cổng, Lãm Vân hỏi:
− Có hai đứa mình đi phải không?
− Còn có bọn của Minh - Bảo với Khải nữa... mấy bạn đó đến trước để tìm chỗ ngồi rồi.
− Mình có vé lo gì mất chỗ.
− Đề phòng vậy mà!
...Xem kịch xong Hân, Lãm Vân còn đi ăn kem với các bạn.
Khái - Minh là bạn cũ đã học khác trường với Hân và Vân, còn Bảo đang học chung với Hân và Vân nên họ chơi rất thân.
Khải hỏi Vân và Hân:
− Năm nay Vân và Hân có định thi vào trường đại học nào không?
Lãm Vân cười:
− Mới đầu năm học lo làm chi... chừng nào gần đến hẳng hay.
Khải nói:
− Lãm Vân không thích làm gì sao?
Thúy Hân nháy nháy mắt với Lãm Vân rồi nói:
− Lãm Vân thích đủ thứ.
Bảo xen vào:
− Thích đủ thứ là thích gì?
Minh đùa:
− Tức là Lãm Vân muốn vào chùa để làm nhà sư "Thích... Thích Đủ Thứ" phải không?
Lãm Vân chồm sang phía Minh và đánh vào vai Minh, Lãm Vân nói:
− Có Minh làm hòa thượng "Thích Đủ Thứ" thì có.
Minh lắc đầu:
− Minh chỉ có thích ngành thúy tượng thủy văn, hoặc địa chất thôi. Ai thèm thích đủ thứ làm chi mắc công vô chùa tụng kinh.
− Hứ!... Minh vô chùa thì vô chứ Lãm Vân chẳng vô đâu đấy nhé!
Khải ngăn:
− Ôi! Cho Khải xin đi... cho tới bây giờ mà hai bạn vẫn còn cãi với nhau hoài, giống cái hồi bọn mình còn học cấp hai ghê, lúc nào Minh, Vân cũng cãi lộn... Người xưa có câu "Thương nhau lắm, cắn nhau đau", phải không các bạn?
− Hứ... hứ! Bây giờ tới Khải phải không, Lãm Vân về đây!
Lãm Vân đứng lên, Khải ngồi gần đấy vội kéo tay Lãm Vân ngồi xuống rồi nói tiếp:
− Người xưa nói vậy... chớ người nay... đâu có dám.
− Vậy mà cũng nói.
Cả bọn vui vẻ trò chuyện rồi lại cãi vả, ồn ào đó rồi lại lắng dịu đó, đúng là "Nhất quỉ, nhì ma..."
Cuối cùng, Khải đèo Lãm Vân về nhà, một cuộc vui khác lại được hẹn hò... Buổi sáng đến trường Thúy Hân nói nhỏ vào tai Lãm Vân:
− Ê Vân! Chắc là anh chàng Khải "cận" để ý đến mi đó.
Lãm Vân nói:
− Ôi! Đừng có nói bậy nghe... Khải là người chững chạc, chuẩn mực, còn ta là một con nhỏ lốc chốc, hai vế đối lập hoàn toàn làm gì cảm cho nổi chứ!
− Ừ! Để rồi mi xem ta nói có sai đâu.
− Nhỏ chỉ tài đoán mò và suy diễn.
− Nhưng ta đâu có nói sai, mi có thừa nhận không?
− Chẳng có gì để ta thừa nhận cả.
− Cuộc picnic sắp tới nghe lí thú quá. Bọn mình đi chơi ở địa đạo Củ Chi, ta thích nhất là mắc võng ở những cây trong rừng... Tao nôn nao quá Lãm Vân ơi!
− Mày có vẻ sôi nổi, lãng mạn quá! Thảo nào mày học giỏi văn.
Thúy Hân cười nói:
− Thì ta làm bài điểm cao hơn nhỏ, vậy thôi chớ có gì đâu?
− Mày đứng đầu lớp về bộ môn này mà!
− Ta có muốn vậy đâu, có điều thương cô giáo dạy quá...
− Ôi! Mi còn nhân bản thế sao?
− Còn mày, có cô giáo kèm, sao không cố gắng phát huy?
− Thú thực... ta vẫn không tài nào làm tốt được, mặc dù nghe cô dạy rất mê và rất cảm, nhưng vẫn không tài nào làm hay hơn. Thôi bỏ việc đó qua đi.
Hai cô cứ rù rì nên bị phát hiện và bị kêu lên bảng. Cố gắng lắm Lãm Vân với Thúy Hân mới hoàn thành bài tập.
Trở về chỗ ngồi còn bị thầy khiển trách:
− Hai em này chắc phải đề nghị giáo viên chủ nhiệm thay đổi chỗ ngồi, ngồi như thế này không bảo đảm đâu.
Thúy Hân nói:
− Sao thầy lại nở tách hai đứa em ra...
− Ngồi học mà cứ nói chuyện mãi sẽ không bảo đảm chất lượng đâu.
Ông thầy dạy toán vốn là người khó tính, điều gì thầy nói nhất định thầy sẽ kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm.
Tan giờ học, Lãm Vân nói với Thúy Hân:
− Thế nào cuối tuần này sinh hoạt lớp cô cũng đổi chỗ hai đứa mình.
Thúy Hân lên tiếng:
− Hay mình đừng đi Lâm Vân nhé!
− Cô phê học bạ thì sao?
Có gì lớn lao đâu nào, cô phải biết lý do mới tách chúng mình ra được, mình phải cương quyết, chắc cô không nỡ đâu.
Thôi để rồi tính.
…Cuối cùng trong giờ sinh hoạt Thúy Hân và Lâm Vân cũng bị cô giáo chủ nghiệm thay đổi chỗ ngồi, đối với lớp đó là điều bị sỉ nhục nên chiều hôm ấy Lâm Vân buồn thật nhiều. Ăn cơm xong cô bé ra ngoài vườn ngồi chơi. Tự hồi nào đến giờ Lâm Vân với Thúy Hân luôn ngồi kế bên nhau, vậy mà lần nầy bị tách đôi, Lâm Vân uất ức lắm, chẳng biết tâm sự cùng ai, chẳng lẽ lại nói với anh Đông Trần để anh ấy cười chọc quê. Không lẽ lại tâm sự với cô giáo dạy kèm ư. Thế nào Lâm Vân cũng sẽ bị cô ta “lên lớp” một trận cho mà xem. Buồn quá! Lậm Vân chỉ biết gọi điện cho Diệp Quỳnh và Diệp hẹn sẽ đến chơi nên Lâm Vân nôn nao chờ đợi.
Vừa nghe tiếng chuông cổng Lâm Vân đã vội chạy ra rối rít mời Diệp Quỳnh vào nhà.
Diệp Quỳnh lên tiếng:
− Chị em mình ra vườn đi, chị định rủ em đi phố, có nhiều mặt hàng mới trưng bày trong siêu thị lắm. Cam đoan chỉ được ngắm thôi là em sẽ hết buồn ngay.
− Lâm Vân vui lên.
− Ngắm không thì buồn lắm, em thích được ngắm và đươc của luôn.
Diệp Quỳnh cười:
− Cô bé ơi!… Chẳng lẽ đi ra siêu thị rồi trở về tay không sao, chị cũng không chịu nữa. Nào! Vào thay đồ đi, chị sẽ dẫn bé đi ăn món nào bé thích.
Lâm Vân cười sung sướng.
− Chị không hiểu em thì ai hiểu chứ!… Buồn chuyện gì chắc chắn sẽ không ăn cơm nhà nỗi đâu. Nuốt vào cảm thấy nghèn nghẹn làm sao, vậy mà ăn ngoài quán lại thích vô cùng. Chị quen kiểu nầy rồi.
− Chị thiệt tuyệt vời.
− Thật không đó, sao có lúc lại khen “cô giáo” dạy kèm nức nở vậy kìa.
− Đó lại là chuyện khác rồi. Chị nè! Chị có nhớ anh Khang không, mấy năm nay không có anh Khang chị có buồn không... Rồi những chiều thứ bảy chị có đi phố hay không?
− Trời đất sao bữa nay em lại hỏi chị như vậy. Bộ định “dọ thám” chị phải không? Nhỏ cứ nghĩ chị giống như nhỏ vậy đó, buồn là ăn hoặc ra siêu thị sắm đồ... Bởi vậy tủ đồ của chi.... chị còn phát sợ luôn vậy đó.
− Nghe Diệp Quỳnh nói Lâm Vân cười ngặt nghẽo, Diệp Quỳnh nhìn Lâm Vân rồi nói:
Nào vào thay đồ đị..
Diệp Quỳnh mặc chiếc đầm ngắn sát tay trong rất trẻ trung, sôi nổi, Diệp Quỳnh cũng bắt Lâm Vân mặc chiếc váy ngắn trông dễ thương. Diệp Quỳnh nói như thế!
Diệp Quỳnh đèo Lâm Vân trên chiếc xe đời mới trông thật ngầu. Cô bé cứ nức nở khen:
− Dáng chị chạy xe trông đẹp mà ngầu ghê.
− “Ngầu” là sao?
− Là… hay… là đẹp đấy.
Diệp Quỳnh vốn kiêu căng vì sự giàu sang và xinh đẹp của mình, thời gian qua Đông Khang đi học, một mình cô đơn những chiều thứ bảy trên phố Diệp Quỳnh đã cảm nhận được nhiều điều, nhất là từ lúc đi dự sinh nhật của nhỏ bạn. Từ đấy, cô nghĩ mình không dại gì “cứ nghĩ hoài” đến một người, bao giờ anh chàng về hãy hay, thế là Diệp Quỳnh luôn vui chơi cùng bạn bè, sinh nhật, khiêu vũ liên miên. Chính vì vậy, Quỳnh càng rút ra nhiều, nhiều điều thật hay. Đàn ông, con trai thật lạ… Họ hay ca tụng và chiều chuộng phái đẹp, điều này Đông Khang lại không bằng họ.
− Chị Quỳnh ơi!…
− Gì nhỏ…
− Chị đang nhớ hay sao mà trầm ngâm quá vậy.
− Ừ! Bỗng dưng nhớ anh Đông Khang ghê!
− Lâm Vân chợt nghe thương Diệp Quỳnh vô cùng, cô bé nó:
− Mai mốt anh Khang về… em sẽ cho anh ấy biết về “tấm lòng của chị”.
Diệp Quỳnh đề nghị:
− Mình đi ăn cái gì trước đã rồi hãy vào siêu thị. À! Em có thích đi nghe nhạc không? chỗ này nhiều ca sĩ ngôi sao lắm.
− Vậy thì đi ăn rồi đi xem ca nhạc.
− Không đi mua sắm và ngắm đồ sao?
− Cái gì cũng hấp dẫn em hết… Bây giờ đi ăn đi, em thấy đói bụng quá, buổi chiều có ăn được tí cơm nào đâu.
− Bây giờ nhỏ muốn ăn gì?
− Cái gì ngon ngon chị nhỉ.
− Nhiều lắm… Nhưng thôi chúng ta ăn lẩu toàn hải sản không nhé! Nào là tôm, cua, mực, chả cá, … Ôi! Biết bao thứ ngon lắm. Chị thích lẩu hải sản.
− Em cũng thích đồ biển nữa. Mình đi ăn chị há!
− Diệp Quỳnh đưa Lâm Vân vào một hiệu ăn sang trọng.
− Lâm Vân nói:
− Có hai chị em mình ăn sao hết cái lẩu chị nhỉ.
− Hết chứ!… Chị cũng chưa ăn cơm mà!…
− Diệp Quỳnh chọn một góc bàn thật dễ chịu rồi kéo ghế Lâm Vân, Lâm Vân nói:
− Chị thường đến những chỗ sang trọng nầy để ăn lắm phải không?
− Thành phố mình hiệu ăn như thế nầy thiếu gì, còn nhiều nơi còn cực kỳ hơn nữa đấy!
− Em ít được đi… Lâu lắm ba mẹ mới chiêu đãi một bữa ăn ngoài nhà hàng.
− Diệp Quỳnh cười nói:
− Mai mốt chị đưa nhỏ đi ăn những chỗ hơn thế nữa. Bao giờ anh Khang về, đi đâu với anh Khang chị sẽ cho bé đi theo, được không?
− Thôi đi… Lâu lâu cho em bé một bữa thì được, chứ dẫn em đi theo làm kỳ đà, có gì “ông bà” chửi nhỏ nầy thì sao?…
Diệp Quỳnh cười vui.
− Nhỏ nầy!
Cái lẩu được mang lên trông thật ngon, một đĩa đầy các món hải sản. Eo ui Lâm Vân thấy nước bọt muốn tiết ra.
− Diệp quỳnh gắm bỏ thức ăn vào lẩu nước đang nghi ngút khói rồi bỏ vào chén của Lâm Vân một ít bún miến.
Lâm Vân nói:
− Em thấy người ta ăn lẩu với mì hoặc bún mà chị.
Diệp Quỳnh ra vẻ sành điệu:
− Cái đó sắp xưa rồi đó... Cũng làm bằng bột gạo, nhưng miến lại dai và ngon hơn. Em ăn miến gà đó, có thích không? Chị thích độ dai của miếng lắm.
− Nghe chị diễn tả đã thấy nước bọt trào dâng đây nè!
− Em ăn đi.
Lãm Vân nhìn chén thức ăn đặt trước mắt, cô bé hít hà rồi nhón ngay một con tôm vào miệng.
Chưa bao giờ Lãm Vân ăn món lẩu ngon như thế này, húp một miếng nước, ôi! Hương vị mới ngọt ngào làm sao! Những cọng rau xanh Đà Lạt được nhận vào nước lèo, vẫn còn một màu xanh thật đẹp.
Diệp Quỳnh vừa gắp thức ăn cho Lãm Vân vừa hỏi:
− Em muốn ăn món gì nữa, chị gọi thêm nhé.
− Một món nhưng chất lượng thế này là quá tuyệt vời rồi. Em ăn cái gì ăn một món cho đã mới thôi!
− Ai lại vậy! Đi ăn phải ăn nhiều món mới ngon. Ai lại cắm đầu cắm cổ hì hục có một món thế này, không sang trọng bé biết không?
− Sao kỳ vậy chị?
− Thì ặ. ăn một món giống "dân trùm", giống những kẻ đói.
Nghe Diệp Quỳnh lập luận, Lãm Vân tức cười quá:
− Thì cũng đúng thôi, chẳng hạn như mình vậy, em và chị cũng đang đói. Có đúng không?
− Đúng... Nhưng khi ra đường, nhất là vào hiệu ăn người ta thường muốn giữ sĩ diện.
Lãm Vân và Diệp Quỳnh ăn uống xong lại đi xem ca nhạc, về đến nhà khoảng mười một giờ, Lãm Vân vào phòng riêng là ngủ vùi, cô bé cảm thấy mệt mỏi sau một ngày học. Nghĩ đến ngày mai đến lớp học, không cùng ngồi với Thúy Hân và nhất là cảm thấy quê quê với các bạn trong lớp nên Lãm Vân lại rấm rứt buồn dù cô bé đã dặn lòng chẳng thèm để ý đến, vậy mà sao vẫn không quên được...
− Bao giờ mjốn làm tốt bài văn em cũng phải đọc kỹ để tìm hiểu đề, xác định rõ thể loại của đề bài để mình làm cho chính xác rồi tìm hiểu nội dung đề bài, xác định tài liệu để làm. Có như vậy em mới lập dàn ý được. Dàn ý là một khâu rất quan trọng, có dàn ý rồi em sẽ làm thành bài văn thật tốt thật hay.
Lãm Vân nhăn nhó khi nghe Hải Qùi giảng, đầu óc cô bé rỗng tuếch, dàn ý là cái quái gì sao mỗi lần đọc đề bài là Hải Qùi bảo phải đi tìm dàn ý, dàn ý hiện ra trong đề bài vì ít nhiều gì tác phẩm đó mình cũng biết qua... Vậy mà ngồi hàng giờ trướOc một bài làm văn, Lãm Vân chịu thôi... Lãm Vân lên tiếng:
− Em không tài nào làm được một dàn ý, đọc đề bài là em cầm bút viết vào giấy ngay những gì mình suy nghĩ.
Hải Qùi lắc đầu:
− Làm như vậy bài làm sẽ không mạch lạc, bố cục không rõ ràng đâu.
Mặc dù Hải Qùi đã nói rất nhiều lần song Lãm Vân vẫn cứ trơ trơ, trông cô bé rất thông minh vậy mà về bộ môn này nói mãi vẫn không thông suốt. Vậy mà khía cạnh khác cô bé lại tỏ ra rất giỏi.
Hầu như chiều nào Hải Qùi có giờ dạy cho Lãm Vân cũng đều có sự xuất hiện của Diệp Quỳnh. Thế là hai người lại đi chơi...
Mặc dù Đông Trần đã nhắc nhở Hải Qùi:
− Cô phải chủ động làm chủ giờ dạy của cô chứ!
Nhưung xem ra thì lời nói của Diệp Quỳnh có giá trị hơn. Hải Qùi rất lo, dù sao dạy cho Lãm Vân thuộc trách nhiệm của Hải Quì, nếu Lãm Vân thi trượt... Hải Qùi biết làm sao đây? Trình bày chuyện này với Đông Trần chắc chắn không được rồi, còn gặp ông bà Vĩnh Đông để trình bày thì Hải Qùi lại không dám. Chẳng lẽ lại tìm gặp Diệp Quỳnh, Hải Qùi không muốn tiếp xúc với một con người đầy cao ngạo như thế nhưng biết phải làm sao đây?
Dạy cho Lãm Vân kiểu này mất công mang tiếng. Hải Qùi vô cùng lo sợ. Về đến nhà, Hải Qùi đã tìm dì Hiền Lương kể ngay cho dì nghe những điều này.
Dì Hiền Lương cười:
− Có phải tại con ác cảm với cô gái kia hay không?
Hải Qùi cười:
− Tại sao con phải ác cảm với cô ta chứ?
− Hay là cô ta ác cảm với con.
− Càng không thể...
− Vậy thì con nên gặp cô gái ấy và có đề nghị như thế.
− Liệu cô ta có chấp nhận hay không chứ!
− Trừ khi cô gái này thù nghịch với con nên muốn làm cho con mất uy tín.
Hải Qùi lắc đầu:
− Con với cô ta chẳng có liên quan gì, vậy mà sao cô ta lại tỏ thái độ ghét con đến thế.
Dì Hiền Lương suy nghĩ rồi nói:
− Trước khi trao đổi với cô gì đó, con nên trò chuyện và thuyết phục cô học trò của con.
− Con cũng dự định như thế. Con sẽ nói thẳng ý định nếu không học tốt con sẽ không dạy kèm nữa.
− Không được nói như vậy con à! Không khéo người ta cho con là cao ngạo, vì việc kiếm sinh viên nói chung làm thầy dạy kèm rất dễ... Mình cần người ta chớ người ta đa6u cần mình.
− Bởi vậy, cần kiếm tiền mới phải đi dạy kèm, chớ có sướng ích gì đâu.
Dì Hiền Lương nói:
− Dì vô thành phố là muốn sống với mẹ cháu và các cháu chớ thật ra dạy ở quê có tình cảm hơn.
− Dì lại bắt đầu nhớ dòng Bến Hải nước chảy xuôi dòng và cầu Hiền Lương muôn thưở hiền hòa.
− Ừ! Dì lúc nào cũng nhớ quê. Cháu xem nè Hải Qùi.
Dì Hiền Lương đưa quyển tạp chí trẻ cho Hải Qùi xem, eo ui dì viết báo và bài dì đã được đăng...
Hải Qùi nói:
− Dì hay ghê, viết báo cũng đem lại niềm vui đó dì.
− Ừ! Những chuyện dì gửi đi hy vọng sẽ đăng hết lên báo, tâm huyết của dì đó...
− Nói chung có nơi để gởi gắm tâm sự của mình là vui rồi.
− Nhỏ Qúy Đông bạn con cũng là một người đam mê văn chương dì nè! Hay dì viết truyện đi.
Ai in cho mình chứ!
Hải Qùi nghĩ dì có nhiều thiên tình sử để viết thành những quyển tiểu thuyết truyện hay. Nhỏ Qúy Đông nói cuộc đờ mỗi người cũng giống như một quyển tiểu thuyết có đúng không dì.
Dì Hiền Lương trầm ngâm một chút rồi nói:
Cũng khá đúng đấy cháu. Cháu thử nghiệm lại cuộc đời của mình xem sao!
Cuộc đời của cháu ư… chẳng thấy gì cả.
Dì cười hóm hỉnh.
Chắc tại cháu chưa có một mản tình vất vai…
Dì cứ trêu con…
Sinh viên năm ba rồi, ủa năm tư, sắp ra trường mà chưa có một thiên tình sử kể ra buồn lắm đó. Đâu nào dì ngắm xem cháu của dì rất xinh đẹp kia mà!