Chương 5

... Họ có chia tay nhau hay không, Hải Qùi cũng không rõ, có điều Hải Qùi biết giữa họ đang có mâu thuẫn. Cô cũng không lợi dụng tình hình này để đến với anh chàng, vì họ giàu sang quá! Đông Khang tỏ thái độ rất quan tâm, và nhất là nói chuyện với anh, Hải Qùi thấy dễ chịu hơn với Đông Trần. Đông Trần tỏ ra săn đón, chiều chuộng, ga lăng kiểu đàn ông nhưng cách tiếp xúc của anh thì đủ chứng tỏ anh con nhà giàu nên tỏ ra quyền uy và nhất là anh xem việc chọn bạn gái để đi chơi như là một thói quen sinh hoạt bình thường như hàng ngày chúng ta sống phải ăn, mặc. Ngay từ khi đến dạy cho Lãm Vân, Hải Qùi đã nhận ra được điều đó.
Với Đông Khang lại khác, chín chắn hơn, nghiêm túc hơn, trò chuyện với anh không hề cảm thấy sự cao thấp vì giàu nghèo, Đông Khang trân trọng kiến thức và cách sống của mọi người. Điều này khiến cho Hải Qùi tự tin khi tiếp xúc với anh.
Không biết giữa Diệp Quỳnh với Đông Khang đã xảy ra chuyện gì nhưng điều thoải mái nhất đối với Hải Qùi là Diệp Quỳnh không xuất hiện lúc Lãm Vân học nữa mà ngược lại, bao giờ đến giờ của Lãm Vân, Hải Qùi cũng đều gặp Đông Khang ở ngoài vườn, nơi Hải Qùi để xe.
Mới chiều qua Hải Qùi đã gặp anh đang ngồi ở đấy với nụ cười thật tươi khi thấy bóng cô xuất hiện.
Giọng Đông Khang thật trầm ấm:
− Để anh đưa Hải Qùi về nhé!
− Dạ thôi em đi về được mà.
Ngay từ đầu Hải Qùi đã xưng hô với Đông Khang thật tự nhiên, thân mật vì thấy anh lớn hơn mình, và cả Đông Khang cũng xưng hô rất thân thiện với Hải Qùi như thế.
− Vậy hôm khác nhé! Hải Qùi này, bây giờ anh hỏi về việc học của Lãm Vân có được không?
Hải Qùi cười và trả lời, cô biết Đông Khang đang chọc quê mình.
− Hy vọng Lãm Vân học tập ở cô giáo nhiều điều tốt.
− Ý anh đừng nói như thế, quê Hải Qùi lắm đó.
Chính vì thấy Đông Khang quá tế nhị nên Hải Qùi cũng không dám cư xử khiếm nhã. Có lần Diệp Quỳnh đến và sỉ vả Hải Qùi thậm tệ, Hải Qùi chẳng hề nói với Đông Khang. Lần ấy cả Lãm Vân vẫn còn giận cô. Có tiếng chân người lên gác. Chẳng ai khác ngoài dì Hiền Lương. Dì vào phòng Hải Qùi nói:
− Chưa ngủ sao Hải Qùi.
− Dì cũng vậy mà!
− Có bao giờ dì ngủ trước mười một giờ đâu, còn cháu thì có khi đột ngột tám giờ đêm cũng khò khò như thường.
Hải Qùi cười nói:
− Đó là lúc đầu óc cháu mệt mỏi, căng thẳng chứ bộ, có bao giờ cháu ngủ đến sáng luôn đâu nào?
− Thôi đi, cô cứ ngủ gà, ngủ gật như vậy mệt lắm!
− Thì giờ là vàng bạc, ngủ mãi cháu thấy tiếc lắm.
Dì Hiền Lương cốc lên đầu Hải Qùi và nói:
− Nhưng mỗi người trong chúng ta tùy theo độ tuổi phải ngủ một ngày, một đêm bao nhiêu lâu cháu có biết không?
Hải Qùi cười:
− Cái đó... phải tìm báo Sức khỏe và gia đình mới biết...
− Ôi! Con nhỏ này... mơ mộng gì đó?
− Dì... tin rằng cháu biết mơ mộng sao?
− Trời đất! Chẳng lẽ con gỗ đá sao?
− Con là tảng băng trôi mà!
Nụ cười dì Hiền Lương thật đẹp - Hải Qùi chợt hỏi:
− Dì ơi, nếu như bây giờ có ai muốn cưới dì, dì nghĩ sao?
− Nói khùng gì đây nhỏ.
− Cháu nói thật mà! Tuy dì đã ngoài bốn mươi nhưng dì có sức cuốn hút đó...
− Thôi đi cô, để cho tôi sống với mẹ con cô một thời gian, bao giờ các cháu đủ lông, đủ cánh, lúc ấy dì sẽ trở về quê hương có dòng sông thơ mộng để sống phần đời còn lại của một kiếp người.
− Nói gì nghe bi đát quá vậy dì... Cháu sẽ không cho dì trở về quê đâu! Dì vẫn ở lại đây hoài với tụi cháu.
− Ê! Bộ định không đi lấy chồng sao?
Hải Qùi lắc đầu:
− Sống như dì sướng hơn.
− Thôi đi cô, đừng có nói trước...Nè! Lúc này không than phiền gì đến cô gái tên Diệp Quỳnh sao?
− Tốt rồi dì ạ! Nhưng không phải cô ta tốt với Hải Qùi đâu.
− Có phải một phép mầu đã làm cho mọi người tốt đẹp hơn phải không?
Hải Qùi chỉ cười rồi bỏ vào phòng.
Bên tai của Hải Quì, giọng hò của dì Hiền Lương vang vang. Dì hò giọng Huế cũng trữ tình không kém gì các cô gái Huế. Dạy văn, phải như dì mới cuốn hút học trò, nào hát hò, ngâm thợ.., chứ dạy văn mà khô khan không xúc cảm kiểu như Hải Qùi chắc không hấp dẫn được học sinh đâu. Có lẽ vì vậy mà Lãm Vân chẳng tha thiết học... Mặc kệ, dầu sao Hải Qùi cũng đâu phải là sinh viên sư phạm. Ra trường, cô sẽ kiếm việc ở một công ty nào đó để làm. Hy vọng sẽ giúp đỡ được phần nào cho gia đình...
...Buổi sáng đến giảng đường học mà đầu óc của Hải Qùi cứ mơ màng đâu đâu. Hải Qùi cứ nghĩ mãi về đêm chủ nhật vừa qua, không hiểu sao nàng lại nhận lời đi uống nước với Đông Khang. Thật ra nàng không hề biết đến chuyện riêng của Đông Khang và Diệp Quỳnh. Chỉ vì thấy anh là người tốt nên Hải Qùi trân trọng thế thôi.
Nhỏ Qúy Đông cứ thúc cùi chỏ vào người Hải Qùi:
− Sao bâng khuâng rồi phải không?
− Khùng quá!
− Sao khùng chứ!
− Người ta đã có người yêu... Họ xứng đôi.
− Chuyện đó đâu quan trọng, biết đâu anh chàng thấy mày dễ thươnkhoẻ rồi ăn cơm luôn mẹ nhé!
− Ừ! Để mẹ tắm cái đã, nóng nực và mệt mỏi, tắm xong sẽ thấy dễ chịu mẹ sẽ ăn cơm thật ngon. Bữa nay dì Hiền Lương cho mẹ con mình ăn món gì nhỉ?
Hải Qùi thấy Hải Đăng lè kè bên mẹ, cô cười nói:
− Ôi! Bộ còn bé lắm sao bám áo mẹ vậy cậu bé.
Hải Đăng bị “quê” nhăn mặt nói:
− Người ta mừng mẹ không được sao?
Đưa mắt nhìn dì Hiền Lương, Hải Đăng nói tiếp:
− Như vậy là không lạnh lùng phải không dì.
Đến phiên Hải Qùi bị Hải Đăng chọc quê lại cô đành cười vả lả, thế nào dì Hiền Lương củng hỏi Hải Qùi về sự hiện diện cũng như sự ra về thật nhanh chóng của gã “công tử”, dì gọi là Đông trần như thế.
Bà Hiền Thục tắm xong ngồi vào bàn ăn, bà nhìn thức ăn rồi nói với dì Hiền Lương.
− Sao chị cứ phải thêm vào khẩu phần ăn của chúng ta nhiều vậy, chị cũng nên để dành tiền cho bản thân nhé!
Dì Hiền Lương cười:
− Đương nhiên rồi với lại chị cũng phải ăn chứ! À! Cả nhà đừng lo lúc nầy dì có thêm khoảng thu nhập cho nhỏ nữa, đủ để thỉnh thoảng làm cho cả nha một vài món ăn ngon.
Hải Đăng cuốn một cuốn chả giò với rau sống chấm nước mắm rồi bỏ vào miệng, cậu bé hít hà nói:
− Có dì vào được ăn ngon ghê, hồi trước.. có những khi mẹ làm ca đêm, con ăn toàn cơm có hương vị đặc biệt, đã vậy lại thêm những món canh hết sức đặc biệt…
Hải Qui trừng mắt nhìn Hải Đăng.
Ê! Bữa nay ăn nhiều ớt hay sao mà lột lưỡi nói nhiều vậy chú nhóc.
− Dạ… tại hà… muốn nói…
Mọi người nhìn nhau cười vui vẻ, bà Hiền Thục nói với Hải Qùi:
− Con có học được nhiều món ăn ngon từ “đôi bàn tay” vàng của dì Hiền Lương hay không?
Bà Hiền Lương góp lời vào:
− Gì mà cường điệu tôi lên thế.
− Đối với dì như vậy chỉ là để ca tụng đôi chút chớ có phải tán dương gì nhiều đâu nè!
− Mỗi người một câu, không khí bữa ăn tối ở gia đình Hải Qùi rất ấm cúng và vui. Hải Qùi vừa ăn xong lại có tiếng gọi cửa, Qúy Đông, Hải Qùi vui sướng nói:
− Bữa nay hên ghê! Đang mong gặp Qúy Đông, tức thì Qúy Đông xuất hiện.
Hải Đăng lại chọc quê Hải Quì.
− Vậy sáng mai chị nên mua vé số nghe.
− Ối! Cái thằng nầy… Hay là em mua tặng chị sẽ có ý nghĩa hơn - Biết đâu lại hên nữa.
Hải Qùi chạy nhanh ra phòng khách, vừa mở cửa, Qúy Đông đã tươi cười nói:
− Mi xem cái gì nè!…
− Qúy Đông đưa ra, một bó hoa tươi màu tím, hoa thơm tỏa ngào ngạt.
− Ê! Hoa gì đẹp và thơm thế này!
− Mi không biết hoa gì à! Vào nha đi rồi biết, nhưng ta mang hoa tặng cho dì Hiền Lương cơ, chứ không phải cho nhỏ đâu à nha.
− Xì… Làm như ta không biết thưởng thức vậy …
− Nhưng dì Hiền Lương lại dễ cảm hơn mi.
− Từ hồi có dì… mi thiên vị đấy nhé!
− Để tao vào gặp dì.
Qúy Đông gặp dì Hiền Lương ở sau nhà bếp, dì đang dọn dẹp chén bát. Có lẽ mới ăn cơm xong. Qúy Đông nắm tay dì rồi nói:
− Dì lên đây, cháu có cái nầy hay lắm dành cho dì nè.
Dì Hiền Lương ồ lên khi thấy bó hoa nhung nhớ
Ôi!… Nhớ nhung tím ngát một màu.
Qúy Đông nhìn Hải Qùi nói:
− Đó… mầy thấy không! Tao tặng đâu có nhầm người, thấy hoa dì đã “xuất khẩu” thành thơ ngay.
Ba dì cháu cười. Dì Hiền Lương hỏi:
− Ở đâu mà hoa tươi thế này Qúy Đông.
Qúy Đông nói:
− Dì đem bình vào đi… Hoa từ Đà Lạt chị Qúy Hà của cháu mới mang từ Đà Lạt về đó… cháu mang ngay đến cho dì đấy!
− Ối! Dì cảm ơn Qúy Đông nghe.
Dì Hiền Lương bước vào trong, Qúy Đông đặt túi nilong trước mặt Hải Qùi rồi nói:
− Còn đây là phần của nhỏ… Có món khoai lang mật dẻo ngon lắm nè!
Hải Qùi cười.
Hình như ta chỉ biết ặ. là thượng sách hở mi.
Qúy Đông đắc ý.
− Còn phải hỏi nữa.
− Buồn vậy sao?
− Thôi đi con khỉ. Bữa nay sao vậy.
Dì Hiền Lương ra tới, dì xen vào.
− Hải Qùi đang tự vấn xem có phải mình mang trong người dòng máu lạnh hay không?
Qúy Đông nháy mắt cười:
− Có phải mày không Hải Quì
Hải Qùi dậm chân nói:
− Dì… cứ trêu cháu… chẳng lẽ cháu “nước đá” đến thế sao?
− Không nước đá thì tảng băng đó… Mới đây thôi có… người bị từ chối lời mời đó Qúy Đông.
Biết dì Hiền Lương trêu mình, Hải Qùi cứ nhăn nhó mãi. Qúy Đông nói:
− Thôi nè!… Lấy món khoái khẩu ra dùng đi, ắt sẽ ngọt ngào trở lại ngay.
Qúy Đông lấy khoai dẻo Đà Lạt, loại khoai mật được gọt từng lát rồi phơi như thế nào đấy mà nó không khô như chuối khó mà lại dẻo ăn rất ngon, mật cứ tươm ra ngọt lịm.
Hải Qùi nhón một miếng cho vào miệng rồi nói:
− Ồ! Ngon thiệt. Lâu ghê mới được ăn lại. Dì ơi! Dì ăn khoai đi, để con mang vào cho mẹ với Hải Đăng ăn.
Qúy Đông nói:
− Để ta mang vào cho… Nho thay đồ rồi đi xem chương trình “Nhịp cầu âm nhạc” với ta, ta có hai vé thứ hạng đây nè! Thay đồ nhanh lên.
− Mua vé hồi nào sao không nói với tao chứ!
− Tan chưa làm được gì cả. Phải cố gắng làm bài văn để sáng thứ hai nộp cho cô giáo trên lớp.
Vẫn giọng hách dịch, Diệp Quỳnh nói:
− Ngày mai nhà chúng tôi có tiệc, cô phải thông cảm để Lãm Vân đi mua sắm chớ, cô là gia sư thì cô phải tuân thủ theo những gì chúng tôi yêu cầu. Mong cô thông cảm.
− Tôi thông cảm là điều đương nhiên rồi. Nhưng vấn đề ở đây không phải thế, làm như thế nầy là phản ngược lại. Lâm Vân em phải nghe chị, ngồi làm cho xong dàn bài văn rồi làm thành bài văn. Tôi không thể nhân nhượng được nữa.
Diệp Quỳnh gân cổ cố cãi lại.
− Cô bảo cô không nhân nhượng với chúng tôi à! Nói hay thế nhỉ. Ở đây cô chỉ là người chúng tôi “mướn” để dạy kèm. Cô chẳng có quyền gì cả. Nhiệm vụ của cô là phải làm bài văn cho Lâm Vân, Lâm Vân sẽ chép lại và nộp cho cô giáo. Nếu cô không đồng ý thì cứ trình bày với gia đình. Thiếu gì người xin dạy và họ còn thành tâm hơn cô nữa kì. Cô đừng có mà lên mặt – chúng tôi đi đây.
− Tôi không thể tiếp tục dạy, tôi đến để dạy, chớ có phải đến đây để làm bài đâu?
− Tuỳ…cô vậy……..
Diệp Quỳnh kéo tay Lâm Vân.
Diệp Quỳnh dặn dò chị người làm rồi lại đẩy xe ra cổng.
Hải Qùi cương quyết sẽ không làm bài văn, cô sẽ đợi ông bà Vĩnh Đông về, cô sẽ trả khoảng tiền mà ông bà trả trước, chẳng thà không dạy, dạy kiểu này Hải Qùi không chấp nhận.
Hải Qùi đi dạo quanh vườn sau khi đã nói rõ ý định của cô là sẽ chờ gặp một trong những người lớn của gia đình Lâm Vân để bàn bạc về việc học của Lâm Vân. Chị người làm nói:
− Cô cứ đợi ở ngoài vườn, để tôi vào làm cho cô một ly nước.
− Không cần đâu chị.
− Không sao đâu cô… Thấy cô đến dạy cho cô Vân học mà cứ phải như thế này…
Hải Qùi gạt ngang.
− Thôi… chị đừng nói gì, em cảm ơn chị đã quan tâm, chị cứ làm công việc của chị, em ngồi đây chút xíu sẽ về.
− Cô cứ tự nhiên.
Hải Qùi nhìn những tia nắng chiều vương đọng trên những nhành liễu rũ. Trông mới buồn làm sao! Thảo nào mà Xuân Diệu có những câu thơ thật tuyệt: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
Cuộc sống quá đầy đủ như thế nầy là niềm hạnh phúc của biết bao nhiêu người. Vậy mà những người được sống Trong nhung lụa, mấy ai biết được những khát khao của những người chung quanh mình. Ôi! Để ý đến những người đó để làm gì - Hải Qùi vừa định đứng lên để đi về cô đã nghe tiếng hỏi mình.
− Ủa sao Hải Qùi lại ở đây, con bé Lâm Vân đâu rồi!
− Giọng nói có vẻ quan tâm của Đông Khang khiến cho Hải Qùi thấy yên tâm hơn. Nhất định cô sẽ nói với Đông Khang về suy nghĩ của cô.
Hải Qùi cười buồn rồi nói:
− Em… rất ngại không sao tiếp tục dạy Lâm Vân được.
Đông Khanh nhăn mặt:
− Sao? Giờ nầy là giờ học phải không? Lâm Vân đâu?
− Cô bé ấy đi phố rồi…
− Đi phố… đi phố trong giờ học như thế nầy sao? Nó xin phét Hải Qùi à! Hải Qùi không nên chìu con bé.
− Thật ra em không muốn Lâm Vân đi chơi đâu… Anh Đông Khang à! Nhờ anh hỏi lại Lâm Vân, nếu tiếp tục học em sẽ dạy còn không em nghỉ, không có gì phiền cả…
Đông Khang nói:
− Sao lại nghỉ học chứ! Con bé yếu lắm, có chuyện gì xảy ra phải không? Để anh nói lại với con bé, nhất định Hải Qùi phải dạy Lâm Vân học nhé!
− Nhưng Lâm Vân cứ đi hoài, em không biết phải làm sao!
− Nó đi hoài, trời đất. Con nhỏ nầy không được rồi, nhất định anh về sẽ la cho nó một trận.
− Không được la Lâm Vân… Em nghĩ… Mà thôi anh nên hỏi Lâm Vân nhiều khi Vân không muốn học.
− Nhất định có chuyện gì đây?
− Hải Qùi không muốn đem Diệp Quỳnh ra để nói, dù sao giữa hai người cũng đã thân nhau, làm như thế mình là kẻ “nhỏ mọn, tiểu nhân, hẹp hòi…”. Việc gì rồi mọi người cũng sẽ biết, Hải Qùi vốn không phải là người hay nói.
Đông Khang nhìn Hải Qùi rồi nói:
− Hình như Hải Qùi muốn giấu điều gì phải không?
− Dạ… đâu có!
− Thôi được nếu Hải Qùi không nói thì tôi, tôi sẽ tìm hiểu vậy. Chúng ta nói chuyện khác nhé.
Đông Khang có vẻ nghiêm chỉnh trong mọi vấn đề, tuy nhiên nói chuyện cùng khá tự nhiên nên Hải Qùi thấy dễ chịu hơn.
Đông Khang hỏi:
− Hải Qùi còn đang là sinh viên sao?
− Dạ.
− Năm thứ mấy.
− Năm cuối.
− Hải Quì… thấy Lâm Vân có tiến bộ hơn lúc mới học hay không?
Hải Qùi nhăn mặt nói:
− Anh đã nói là không đề cập đến vấn đề nầy kia mà!
Đông Khanh cười:
− Không đề cập tới vấn đề đang học mà anh hỏi vấn đề đã học của Lâm Vân, có khác không bé.
− Anh nghĩ là khác sao?
− Đương nhiên rồi.
− Hải Qùi không chấp nhận bởi vì điều anh hỏi liên quan đến việc học của Lãm Vân, mà Hải Qùi muốn anh tự tìm hiểu.
− Tức cười thật, thường thường đi họp phụ huynh, cô giáo rất thích phụ huynh hỏi thăm về việc học của học sinh kia mà. Anh nghĩ cô bé cũng không ngoại lệ.
Hải Qùi lắc đầu:
− Nhưng rất tiếc em không phải là cô giáo chính thức.
− Hải Qùi không nghe người ta có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" hay sao, huống chi Lãm Vân được Hải Qùi dạy cách làm người.
Hải Qùi rụt cổ nói:
... Tối hôm ấy Đông Khang đến nhà Hải Quì, thật bất ngờ cho cô bé.
Giọng anh hết sức tự nhiên và gần gũi, Hải Qùi lên tiếng:
− Cám ơn anh đã quan tâm đến Hải Qùi.
− Vậy thì... anh mời "cô giáo" đi chơi nhé!
− Có nên không anh?
Hải Qùi vô tình thốt ra câu ấy.
Đông Khang nhìn cô bằng đôi mắt ngạc nhiên, anh hỏi dồn:
− Có phải vì anh... không có tư cách mời cô giáo hay không?
− Ấy!... Em không hề có ý đó! Anh đừng hiểu lầm.
− Em không đánh giá anh chứ?
− Đánh giá gì cơ?
− Có thật là cô bé không biết hay không?
Đôi mắt Hải Qùi tròn xoe:
− Biết gì hở anh?
− "Cô giáo" không cho rành anh là loại đàn ông gì gì sao?
− Lấy gì để đánh giá anh chứ! Với Hải Qùi anh có làm điều gì không hay đâu nào?
− Vậy thì cám ơn cô bé. Hải Qùi nghĩ như thế là anh yên tâm rồi, có những cái nó đến rồi đi thật bất ngờ mà chính mình cũng không hiểu vì sao nữa. Anh đang tự hỏi những gì tốt đẹp trong tình yêu thường được giữ ở trong tâm người phụ nữ như vậy. Ngược lại, đó là dấu hiệu của sự thay đổi...
− Xin anh đừng nói chuyện đó với Hải Quì, Hải Qùi không biết gì để trả lời đâu.
− Anh thích sự thẳng thắn như thế lắm. Vậy chúng ta đi chơi cô bé nhé!
Hải Qùi về phòng thay bộ đồ. Không hiểu sao càng lúc Hải Qùi càng bị cuốn hút bởi cách nói chuyện khéo léo nhưng tự nhiên của Đông Khang. Có lẽ vì điểm này mà Diệp Quỳnh đã thay đổi tình cảm đối với Đông Khang chăng?
... Một chút nắng còn vương đọng trên cành lá, một chút tin yêu trong cuộc sống, chút hương yêu biết rung động từ trái tim vốn phẳng lặng, phải chăng đó là dấu hiệu của một thứ tình cảm kỳ diệu trong tâm hồn mỗi người khi "bỗng một lúc ta nghe mình chợt lớn, bước vào đời với lứa tuổi đôi mươi ".
Mênh mang trong nỗi nhớ vu vơ, chút bâng khuâng nhẹ trong lòng không biết tự lúc nào đã khiến cho Hải Qùi luôn nao trong lòng khi mỗi chiều có giờ dạy Lãm Vân. Thành phố vào đầu mùa, mỗi chiều tan trường nhìn dòng người trên phố, ngắm nhìn những cây thông, Hải Qùi cứ xôn xao trong tâm hồn cứ mong cho đến đêm giáng sinh. Không nôn nao sao được vì đây là lần đầu tiên cô sẽ được đi bên cạnh anh đến nhà thờ, cô sẽ đếm bước cùng anh trên những con đường dầy chặt bong người. Ôi! Thật tuyệt vời, chỉ nghĩ đến đã thấy biết bao điều kỳ diệu chung quanh rồi, bởi thế nên Qúy Đông và dì Hiền Lương cứ trêu cô mãi...
Dường như giữa Đông Khang và Diệp Quỳnh chẳng hề hợp nhau nên ngay từ khi anh từ nước ngoài về, họ ít có dịp bên nhau, Hải Qùi không muốn nghĩ đến điều này và ngay cả trong việc được anh quan tâm, cô cũng không màng... Thế nhưng điều kỳ diệu đã đến với nàng.
Hãy bình yên với những gì đang đến với chính mình, không nên chối bỏ. Qúy Đông đã nói như một kẻ dầy dạn kinh nghiệm:
− Ta biết mi e ngại vì anh chàng đã có một mối tình, nhưng biết đâu anh đã kịp nhận ra giữa họ không hợp nên ảnh đã tìm đến mi. Còn mi thì sao? Tình cảm của chính mình lẽ nào mi không cảm nhận được sao Hải Qùi. Không nên chối bỏ cả chính mình đấy nhé!
Biết bao nhiêu khó khăn đang vây quanh Hải Qùi khi cô và Đông Khang tiến xa hơn bình thường. Cuộc sống, gia đình và nhất là Diệp Quỳnh, liệu cô ta sẽ phản ứng ra sao! Mặc dù chưa có gì nhưng đã bao lần Hải Qùi bị đón đường và Diệp Quỳnh đã nặng lời với Hải Qùi. Thật là mất lịch sự nhưng Hải Qùi không hề nói với Đông Khang. Cả Lãm Vân, mặc dù dạo gần đây Lãm Vân có phần chịu học hơn nhưng đâu có nghĩa là cô bé đồng tình với nàng và Đông Khang. Dẫu sao giữa hai bên gia đình đã có sự thân mật từ bao lâu nay rồi.
Hải Qùi mở tung cánh cửa sổ nhỏ của căn phòng nhìn xuống đường, đêm vẫn dầy đặc, một nỗi khắc khoải chao nghiêng trong lòng, Hải Qùi chợt nhớ đến vần thơ của Puskine:
"Khi ánh trăng cô đơn
Rải trên đường sương lạnh
Trầm ngâm cô gái ngồi
Đời chờ bên cửa sô?
Lòng chợt thấy bồi hồi
Nhìn xuống con đường nho?
Thăm thẳm dưới chân đồi.
Một tiếng thì thầm vội vã
"Em ơi!... Anh đến cùng em"
Cô gái rung tay mở cửa
Trăng vội khuất vào bóng đêm
Hỡi chàng con trai may mắn
Hạnh phúc đang chờ người
Biết đến bao giờ trong đêm tối
Một khung cửa sổ mở chờ tôi?"
Sinh nhật của Diệp Quỳnh tổ chức thật linh đình. Diệp Quỳnh tin chắc rằng dịp này cô và Đông Khang sẽ làm hòa với nhau, mặc dù hiện thời Quỳnh cũng không biết cô đang muốn ai. Cả tháng nay quấn quít bên Nhật Đăng, Diệp Quỳnh cảm thấy mình cũng xao động bởi lẽ từng sống ở bên Tây nên Nhật Đăng thật ga lăng lịch sự, bên cạnh anh Diệp Quỳnh thấy giá trị của mình được nâng cao, bởi lúc nào Nhật Đăng cũng chiều chuộng nàng. Mới gặp lần đầu mà "tiếng sét ái tình" thôi thúc anh cứ tìm đến với nàng và suốt tháng ngày qua nàng ngụp lặn trong tình yêu của Nhật Đăng. Cuối cùng anh quyết định trở về Paris sớm để vào dịp Tết sẽ về Sài Gòn ăn Tết. Mấy ngày nay không có bóng dáng Nhật Đăng, Diệp Quỳnh lại chợt nghĩ đến Đông Khang, cô cứ so sánh mãi giữa hai người. Tình cảm mà cô dành cho Đông Khang bao lâu nay rất nhiều, vậy mà bỗng chốc tan biến bởi lẽ muôn thưở anh cũng là một gã đàn ông chỉ biết phấn đấu cho công việc, anh quên cả cách sống cho chính mình. Mặc dù nghĩ thế nhưng Diệp Quỳnh vẫn không muốn chính Đông Khang chia tay với cô. Cô vẫn quyết giữ Đông Khang cho mình, nếu có chia taythì chính cô phải là người bỏ rơi anh ta. Diệp Quỳnh nghĩ như thế nên nhất định phải mời Đông Khang dự trong đêm sinh nhật nầy. Tại sao anh lại đến với con nhỏ kia chứ! Diệp Quỳnh vốn ghét Hải Qùi ngay từ lần đầu gặp tại nhà của Lãm Vân. Để rồi xem nó có dám đến với anh Khang hay không? Từ sau lần sỉ vả Hải Quì, Diệp Quỳnh không thấy phản ứng của Đông Khang có nghĩa là cô ta không nói với Đông Khang. Nếu có nói cũng chẳng sao? Diệp Quỳnh sẽ có cách đối phó khác.
Diệp Quỳnh nghe tiếng gọi của chị người làm nên vội nói lớn.
− Em xuống ngay đây!
Trang điểm xong rồi nhưng lựa mãi chẳng biết mặc bộ đồ nào nên Diệp Quỳnh cứ tần ngần mãi, có tiếng gõ cửa phòng, Diệp Quyên xuất hiện.
Quỳnh cầu cứu chị.
− Quyên ơi! Chọn giúp em bộ đồ đi, em chẳng biết phải mặc đồ nào?
Diệp Quyên cười.
− Vậy chứ bộ nào nhỏ may để mặc đêm sinh nhật.
− Nhưng em đã lỡ mặc trước khi sinh nhật rồi, em mặc hôm tiễn Nhật Đăng ra phi trường.
− Thì mặc lại có sao đâu?
− Phải chi đây là một chiếc hoàn toàn mới nhỉ?
− Thôi nhanh lên bạn bè, khách khứa đến đông đủ cả rồi đó!
− Em xuống ngay, chị tiếp hộ em nhé!
Diệp Quyên ra khỏi phòng còn quay lại nói:
− Có gói quà sinh nhật được chuyển tới, em nhanh lên xuống nhận xem của ai.
− Vâng! Em xuống ngay.
Diệp Quỳnh mặc xong chiếc áo dài Thượng Hải may kiểu cách tân rất đẹp, những đường cong trên thân thể như được hiện rõ hơn bởi nền áo màu da người có đính vô số những hạt sao lấp lánh.
Diệp Quỳnh đầy tự tin bước xuống phòng khách, mọi người vây quanh, mấy cô bạn rối rít nói:
− Dữ không! Nhân vật chính mà mãi đến giờ mới chịu xuất hiện.
Diệp Quỳnh cười thật tươi rồi nói:
− Mời tất cả các bạn tự nhiên, chúng ta sẽ ra ngoài vườn ăn tiệc và vui chơi.
Mọi người kéo nhau ra ngoài, những chiếc bàn được đặt dưới những gốc cây treo lủng lẳng những chiếc đèn lồng rất đẹp. Phía trên một chiếc bánh thật to được đặt trên chiếc bàn cao, quà cáp của bạn bè xếp chung quanh như một cái tháp...
Tiếng vỗ tay, tiếng nói cười ồn ào. Những ngọn nến được thắp sáng, cùng lúc ánh đèn chung quanh phụt tắt, Diệp Quỳnh biết mọi người đang chờ đợi lời tuyên bố lý do của cô. Bạn bè đông đủ nhưng Diệp Quỳnh cứ dõi mắt tìm kiếm một bóng hình quen thuộc. Sao mãi vẫn không thấy Đông Khang. Cả con bé Lãm Vân nữa, Diệp Quỳnh giả vờ vui với mọi người vì món quà được mang đến, một chiếc đàn pi-a-nô của Nhật Đăng. Mọi người nhìn chiếc đàn rồi nhìn Diệp Quỳnh đầu vẻ ngưỡng mộ và thán phục, vậy mà ai biết được trong lòng cô đang đau khổ vô cùng.
Đôi điều mở lời cho buổi sinh nhật xong, tiếng vỗ tay reo vui, những tiếng huýt sáo đầy hào hứng, tiếng máy ảnh bấm lia lịa.
Nhật Mai đến gần Diệp Quỳnh nói:
− Chúc mừng sinh nhật bạn. À! Món quà được gửi đến có làm bạn vui không?
Diệp Quỳnh ôm Nhật Mai rồi gật đầu, vui sướng nói:
− Cảm ơn Mai, món quà thật bất ngờ khiến cho mình xúc động không biết phải...
− Vậy thì nhỏ hãy hát một bài và tự đệm đàn đị..
− Mình không thể... À! Để mình giới thiệu với mọi người Nhật Mai sẽ đàn và hát tặng mình để mừng sinh nhật nghe.
Nhật Mai không thể từ chối được nên đành phải lên vừd đệm đàn, vừa ca.
Tiếng ca của Nhật Mai vừa dứt, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang vang, thế là cứ tuần tự các bạn lại thay phiên nhau ca.
Được một vài bản, Diệp Quỳnh vội vã mời bạn bè nhập tiệc vì sợ phần ca hát tự do kéo dài không sao dứt ra được.
Mặc dù chung quanh bạn bè nói cười, ăn uống vui vẻ nhưng Diệp Quỳnh như thiêu đốt trong lòng. Đông Khang thật đáng trách. Anh bận gì mà lại không đến dự sinh nhật của nàng chứ! Chẳng lẽ anh đã muốn dứt tình với cô rồi sao? Cục tức như chặn ngang trước ngực khiến cho Diệp Quỳnh cứng cả miệng, không sao thốt được nên lời dù muốn nói đôi điều với bạn bè.
... Xong phần ăn uống đến phần khiêu vũ... từng cặp vui vẻ ra nhảy, Diệp Quỳnh cũng nhảy cùng bạn bè một lúc, rồi sau đó cô ngồi thừ người trên chiếc băng đá mà ngậm vị đắng trong lòng.
Không còn sức chịu đựng nữa, Diệp Quỳnh định đi gọi điện thoại cho Đông Khang nhưng cô vẫn tự ái không muốn hạ mình, Diệp Quỳnh thơ thẩn ra ngoài cổng. Cô đứng một lúc chợt có tiếng xe dừng và tiếng chuông reo.
Không để cho chị bếp ra mở cổng Diệp Quỳnh vừa mở cổng, vừa vui mừng vì người xuất hiện trước mặt cô là Đông Khang, Diệp Quỳnh vẫn không kiềm chế được "cục" tức, cô sẵn giọng.
− Em ngỡ anh không đến được chứ!
Đông Khang cười.
− Xin lỗi... anh bận nên đến trễ.
− Vậy đến làm gì? Tôi nghĩ tốt nhất anh đừng đến có lẻ hay hơn.
− Anh xin lỗi Quỳnh ạ!... Ai lại không đến dự sinh nhật em được chứ, dù bận anh cũng phải tranh thủ đó.
Diệp Quỳnh hài lòng vì thái độ giận dỗi của cô ít ra Đông Khang vẫn biết mà luôn chiều chuộng, mở cổng cho anh vào nhưng cô vẫn tìm cách dỗi hờn mãi.
− Anh đã đến trễ... em phạt anh đêm nay phải ở lại đây suốt, bọn em sẽ tổ chức vui chơi suốt đêm. Ngày mai chủ nhật không phải đi làm. Anh đồng ý chứ!
Đông Khang lắc đầu.
− Không được Quỳnh ạ! Anh đến mừng sinh nhật em... một lúc anh về ngaỵ..
Đông Khang nói xong không ngờ Diệp Quỳnh đổi ngay thái độ lạnh lùng.
− Đã đến dự sinh nhật của tôi thì xem như đã chuẩn bị mọi thứ, đằng nầy anh bận thì tôi không ép. Ai lại ép buộc người khác làm những điều mà người ta không thích chứ!
− Em... thông cảm... À! Anh vào một chút được không.
− Anh không ở lại ư!
− Anh vào chào bạn bè rồi nhảy một bài với em nữa chứ! Được không Quỳnh.
− Tôi không muốn cái "một chút" đó bao giờ... Anh cứ về nếu như anh bận. Có phải vì con nhỏ kia không? Thú thật tôi không chịu nổi. Anh có biết hay không? Tại vì nó mà anh không đến dự sinh nhật của tôi chứ gì! Nó chỉ là một con bé bình thường. Tôi cứ nghĩ anh đi học ở nước ngoài về, anh sẽ tiến bộ hơn, đằng nầy anh vẫn mãi là một gã "cù lần, cù lần" anh nghe chưa.
... Diệp Quỳnh trút bao nhiêu bực tức bằng những lời vô cùng khiếm nhã, Đông Khang không nhịn nổi. Anh nói:
− Diẹp Quỳnh không bằng lòng anh về đây xin chúc mừng...
Đông Khang để gói quà trên chiếc băng đá rồi quày quả đi ra khi thấp thoáng một vài bạn của Diệp Quỳnh ra tới. Có lẽ họ đang đi tìm cô, Đông Khang không muốn quay trở lại, thế là anh lại đi một mạch về nhà...
... Diệp Quỳnh đã khiến cho Đông Khang cứ suy nghĩ mãi tính nết kiêu căng, và quá khứ vòi vĩng của cô chẳng chàng trai nào chịu nổi. Với Đông Khang từ lâu rồi anh thấy Diệp Quỳnh không thích hợp nên anh cũng không tha thiết vì anh biết anh cũng không là đối tượng duy nhất của Diệp Quỳnh, Đông Khang lại càng không muốn nghe bất cứ một lời nào của Quỳnh khi nói đến Hải Quì, tại sao có một cô gái thiếu tế nhị như thế khi đánh giá về một cô gái khác trước bạn trai của mình chứ! Chính Diệp Quỳnh đã tự đánh mất mình bởi thái độ cao ngạo, kiêu căng của cô tiểu thư con nhà giàu... Đông Khang sẽ chẳng buồn nghĩ đến nữa.
Suốt đêm qua Diệp Quỳnh cùng bạn bè vui chơi. Cô uống cả rượu, sáng nay mãi cũng không dậy nổi. Đầu óc Diệp Quỳnh đau buốt nhưng trong lòng cô vẫn không nguôi cơn tức giận, nhất định phải gặp mặt họ để ba mặt một lời cho rõ ràng. Cô sẽ chửi thẳng vào mặt Hải Quì, một cô giáo giả nhân, giả nghĩa, cô ta chẳng xứng đáng với Đông Khang, cho dù Diệp Quỳnh chẳng còn tha thiết với Đông Khang nhưng cô muốn anh vẫn là của mình... Nàng thích bắt những gã đàn ông phải lụy vì nàng, chiều chuộng nàng hết mực. Con gái mà, ai chẳng ích kỷ chứ!
Có tiếng chân quen thuộc của Diệp Quyên, Diệp Quỳnh giả vờ nhắm mắt, Diệp Quyên đẩy cửa phòng rồi lại chỗ Quỳnh nằm, cô lẩm bẩm.
− Giờ vẫn còn ngủ sao Quỳnh. Dậy đi trưa lắm rồi.
Diệp Quỳnh dụi dụi mắt một lúc rồi nói nhừa nhựa.
− Có chuyện gì mà kêu em vậy... Người ta thèm ngủ quá! Để em ngủ một chút nữa đi chị.
− Vậy thì đừng có hối hận nghe cưng...
Diệp Quỳnh nghe thế vội lên tiếng:
− Cái gì mà em phải hối hận chứ!...
− Vậy mà có kẻ hối hận đó, thôi để lát nữa chị nghe điện thoại, chị sẽ nói với người ta là em vẫn khoẻ nhưng dậy không nổi. Vì suốt đêm thức trắng...
Diệp Quỳnh tung chăn ngồi dậy hỏi:
− Ai gọi điện cho em vậy chị?
Diệp Quyên cười úp mở.
− Thì... tự em biết ai gọi rồi mà hỏi làm gì? Sao có chịu dậy đánh răng rồi làm cái gì đó cho tỉnh táo đi kẻo nói chuyện người ta nghe có mùi rượu đó...
Thấy Diệp Quyên định bỏ đi, Diệp Quỳnh kêu lên:
− Ợ.. chi.... sao chị không cho em biết ai gọi điện.
− Đã bảo... kẻ trong cuộc phải biết chứ!
− Em không đoán được mà!
Diệp Quyên cười nói nhỏ vào tai Quỳnh.
− Nhiều người quá... không biết ai gọi hả... Vậy thì ráng chịu cưng ạ! Khi Diệp Quyên rời khỏi phòng, Diệp Quỳnh vội vả làm vệ sinh cá nhân, nếu như nổi tức giận không còn trong lòng Quỳnh khi cô nghĩ đến Đông Khang, có lẽ cô sẽ vui thật nhiều khi biết người phương xa hết mực quan tâm đến mình.
Diệp Quỳnh mở tung cửa sổ, nắng chiếu vào vàng cả nơi góc bàn mà nàng ngồi trang điểm. Ngước nhìn đồng hồ... chín giờ sáng. Trời ạ! Nếu Diệp Quyên không vào phòng lay gọi, có lẻ Diệp Quỳnh vẫn còn nằm nướng cho đến bữa cơm trưa. Diệp Quỳnh chạy xuống lầu và đến bên chiếc tủ lạnh xem có chút gì bỏ bụng được không, khoanh chả lụa và đĩa chả giò trông mới ngon làm sao! Nhón ngay cuốn chả giò cho vào miệng. Ôi! Ngon tuyệt.
Diệp Quyên từ phòng khách đi ra thấy Quỳnh, cô cười.
− Đói bụng rồi hở. Thôi nhanh về phòng nghe điện đi cô nương.
Diệp Quỳnh mang đĩa thức ăn chạy vù lên phòng, nhấc chiếc máy lên cô đã nghe giọng Nhật Đăng đầy âu yếm!
− Sao sinh nhật vui chứ bé!
− Cảm ơn anh đã quan tâm. Món quà của anh bất ngờ quá. Em cảm động đến phát khóc luôn, giá như có anh bên cạnh, em sẽ...
− Khóc thật nhiều phải không, có anh rồi, có muốn khóc thì cứ khóc đi cô bé!
− Hứ! Anh chọc quê em phải không?
− Cho anh biết... buổi tiệc vui lắm và bạn bè có đông không và nhất là... có chàng... nào không?
− Em mà có chàng nào chứ! Giá như có anh trong đêm sinh nhật em sẽ là người hạnh phúc nhất.
− Anh rất tiếc... nhưng anh không tin chẳng có một anh chàng nào mang một bó hoa đến tặng cho em.
− Ợ.. hoa à!... Nhiều nhiều lắm, nhưng của tất cả mọi người đến dự sinh nhật.
− Còn anh bạn ngày xưa thì sao?
− Bạn ngày xưa nào? Sao tự dưng anh lại hỏi em.
− Có đúng không? Hãy trả lời anh đi.
Diệp Quỳnh vờ giận dỗi... cô im lặng không thèm trả lời.
Bên kia giọng Nhật Đăng chùng xuống.
− Thôi chứ cô bé!... Nếu không có thì thôi, cho anh xin vậy. Nè... chẳng bao lâu nữa anh sẽ về quê ăn Tết... Tết nầy chúng ta tha hồ vuui chơi. Em hãy lên kế hoạch cho anh nhé!
Diệp Quỳnh vui sướng nói:
− Vậy thì Tết này mình đi Hà Nội, Huế và trở về Sài Gòn anh nhé!
− Xin vâng, cho anh dừng nghen. Gởi gió mang về cho em nghìn nụ hồng... đấy!
− Em muốn nói với anh...
− Anh đang bận đây... Để lúc khác anh gọi về cho em nhé. Chúc bé vui.
Diệp Quỳnh thẩn thờ bên chiếc điện thoại... Nhật Đăng xa nghìn dặm mà vẫn gởi quà và gọi cho cô để chúc mừng sinh nhật, còn người ở bên nầy thật gần mà sao lại xa mờ... xa mờ thật sự chăng?...
Chiếc cần câu trong tay Lãm Vân đọng đậy, cô bé vui sướng kêu lên, chẳng thấy con cá nào ăn mồi mà miếng mồi thì đâu mất tiêu. Từ lúc đi câu đến giờ anh Đông Khang đã câu được hai con và cả chị Hải Qùi cũng được một chú.
Lãm Vân phụng phịu nói:
− Sao em câu mãi mà không có chú cá nào đến đớp mồi cả.
Đông Khang nói:
− Không đớp sao miếng mồi đâu mất tiêu vậy bé.
Lãm Vân ngây ngô.
− Vậy con cá của em đâu?
− Nó lội mất rồi...
− Như vậy là em yếu bóng vía lắm phải không?
− Ai nói vậy?
− Em nghe người ta nói những người yếu bóng vía không câu được cá.
Đông Khang phì cười.
Hải Qùi cũng góp lời.
− Vậy yếu bóng vía là sao Lãm Vân.
Lãm Vân nhìn Đông Khang rồi nhìn Hải Qùi giọng ấp úng:
− Em chẳng biết nữa... yếu... bóng vía là cái gì vậy anh... chị.
Hải Qùi nhìn Lãm Vân. Dạo gần đây Lãm Vân rất dễ thương, chịu học, thỉng thoảng Đông Khang đưa Lãm Vân đi chơi đều có cả Hải Quì, anh hay đùa.
− Cho Lãm Vân thâm nhập thực tế để làm văn tốt hơn.
Lãm Vân cười nói:
− Em sẽ cố gắng tìm hiểu xem "bóng vía" là cái gì.
Hải Qùi nói tiếp:
− Bóng vía theo tự điển có nghĩa là: Sự sống vô hình tồn tại trong con người, người ta hay nói người yếu bóng vía hay sợ ma, hoặc không câu được cá.
− Ối! Gì mà lại quá, em không hiểu, nói vậy bóng vía là cái gì đó rất trừu tượng phải không chị?
− Ừ!
Đông Khang nhìn hai cô gái rồi nói:
− Nói cho dễ nhớ, bóng vía có thể hiểu là một phần bản chất tâm hồn của một cá nhân nào đó, có phải không? Người yếu bóng vía có phải là người có cá tính hơi yếu, không bản lĩnh hay sợ trước bất cứ một việc gì đúng không hai cô bé.
Lãm Vân cười.
− Em... thì được rồi, nhưng với chị Hải Quì... anh kêu cô bé... không biết người ta có chịu không?
Hải Qùi phì cười trước lời nói của Lãm Vân, trò chuyện vu vơ một lúc mỗi người lại một góc với chiếc cần câu. Cuối cùng Lãm Vân cũng câu được một con cá.
Lần đầu tiên Lãm Vân được ăn món cá nướng, cô bé vô cùng thích thú mặc dù lúc đầu cũng ghê ghê, sờ sơ....
... Đây là một điểm vui chơi lý thú vì được sống chan hòa với thiên nhiên nên ngày nghỉ người ta thường đến vui chơi thật đông.
Lãm Vân có vẻ thích thú với công việc câu cá, trèo cây, nằm vắt vẻo trên chiếc võng thật thích thú. Cô bé nghêu ngao ca những bài tình ca nhẹ nhàng...
Đến xế chiều Đông Khang bảo Vân chuẩn bị về để thứ hai đi học.
Sau một ngày đi chơi, Lãm Vân cảm thấy vui thật nhiều vì cô bé được sống với thiên nhiên trong lành, có bao giờ Đông Trần cho cô bé đi chơi như thế nầy đâu? Anh Đông Khang có vẻ quan tâm đến những người thân trong gia đình hơn, Lãm Vân cũng tội nghiệp anh Đông Trần, bởi lẽ trước đây khi anh Đông Khang chưa trở về, Đông Trần rất thích Hải Quì, có điều chẳng hiểu sao Hải Qùi lại không dành cho Đông Trần chút tình cảm nào trong khi với Đông Khang dù thời gian biết nhau rất ít, vậy mà họ có vẻ hiểu nhau và ngày càng gần nhau hơn trong cách sống, trong suy nghĩ. Lãm Vân hiểu vì sao anh Đông Khang với chị Diệp Quỳnh ngày càng xa dần. Cái mà người ta gọi là "quan điểm", là "lập trường", là nhân cách gì đó, có lẽ đã được thể hiện rất rõ ở anh Đông Khang và chị Diệp Quỳnh. Xem ra chị Diệp Quỳnh không muốn buông anh Đông Khang mặc dù chị vẫn có khối người theo làm vệ sĩ.
Để xem rồi chuyện tình của họ sẽ đi đến đâu?
Lãm Vân nhìn lên bầu trời, một làn khói quyện mái nhà tranh... Bây giờ thì cô bé hiểu thật sự về những rung động trong văn học, tất cả xuất phát từ hiện thực, nếu như không có hiện thực làm sao thêu dệt được những tác phẩm tuyệt đẹp được. Lãm Vân thật sự hiểu được ý nghĩa của câu nói mà chị Hải Qùi đã cho trong một đề luận: Có ý kiến cho rằng: "Mỗi giờ văn học, có thể làm cho các em rung động, các em yêu đời, yêu lẽ sống và lớn lên them một chút."
Vâng! Bây giờ thì Lãm Vân đã lớn lên thêm một chút để yêu đời, yêu cuộc sống và nhất là yêu thiên nhiên như lời thơ của Xuân Diệu: "Là thi sĩ nghĩa là ru với gió - Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Để tâm hồn treo ngược ở cành cây - Hay rả rích như ve sầu tháng hạ".
Diệp Quỳnh giận dữ, cô không nói được nên lời khi đối diện với Hải Quì.
− Không ngờ... cô đã lôi kéo được cả anh Khang và Lãm Vân... Có phải cô nhằm vào cái gia tài của họ không?
Hải Qùi nhìn Diệp Quỳnh cười cười, cô nói:
− Tại sao tôi phải nhằm vào cái gia tài đó chứ! Nếu như đó là ý nghĩ của chị thì chỉ có chị mới nghĩ thế chớ tôi chẳng bao giờ...
− Cô là... đồ...
− Xin lỗi chúng ta là người có văn hóa không nên ăn nói thô lỗ như thế được...
− Nói thế nào là thô lỗ, cô xem cô có xứng với gia đình của Đông Khang hay không?
− Xã hội ngày nay không phân biệt sang hèn như thế!...
− Sao lại không, cũng còn khối người đó... cô nên nhớ giữa chúng tôi, hai bên gia đình rất là thân, anh Khang nhất thời mà để ý tới cô chỉ vì thương hại mà thôi...
Cách nói năng kênh kiệu của Diệp Quỳnh rất khó nghe nên Hải Qùi không muốn trò chuyện. Hải Qùi nói:
− Tôi thấy chị không lịch sự khi chận đường tôi, đã bao lần như thế rồi chị biết không? Nếu cần chúng ta cũng nên hẹn gặp nhau được chứ!
− Tôi không rỗi rảnh để hẹn hò với kẻ không cùng quan điểm với mình. Nhưng tôi cảnh cáo cộ.. côn không được tiếp tục với Đông Khang.
Hải Qùi cười.
− Chị nên về mà nói với anh Đông Khang, vả lại tôi cũng được biết chị đang có dự định đi Pari kia mà!...
− Tôi cấm cộ..
− Chuyện đó tự nhiên như vậy, ai dám đặt điều. Chị tưởng mình là ai chứ!...
− Đồ khốn...
Diệp Quỳnh giơ tay định đánh Hải Qùi đã bị một bàn tay nắm lại. Diệp Quỳnh nhìn Đông Khang trân trân, Đông Khang nói:
− Chúng ta nên về nhà, hay ghé vào một quán nước nào mà nói chuyện không khéo lại biến thành một tiêu khiển để mọi người hiếu kỳ vây quanh xem thì chẳng khác nào bọn làm xiếc.
Diệp Quỳnh... lên xe và nói:
− Tôi... không thể...
Cô ta lên xe và vọt thẳng.
Hải Qùi nhìn theo Diệp Quỳnh, cô lắc đầu nói:
− Không sao hiểu nổi...
Đông Khang nói:
− Em không hiểu sao? Vì cô ấy là con nhà giàu được chiều chuộng và không muốn thua ai, giờ lại phải thua một người, nên cô ta rất buồn...
− Ợ.. haỵ.. cô ta mà thua ai chứ!
Đông Khang đẩy xe đạp của Hải Quì, cả hai cùng song song đếm bước trên con đường nhỏ. Đông Khang nói tiếp:
− Em nghĩ sao về Diệp Quỳnh?
− Cho em xin... miễn có ý kiến về một người khác khi họ vắng mặt, vả lại dù cho không vắng mặt cũng vậy, em không thích bình phẩm về người khác.
− Thế càng haỵ.. Đó là điều mà cô gái giàu sang kia thua em đấy!
− Em mà anh đem so với Diệp Quỳnh sao? Hai người hai quan điểm, hai lối sống kia mà!...
− Gì mà gay gắt về điều đó mãi thế. Anh nghĩ trong cuộc sống ngày nay dù giàu hay nghèo ai cũng phải có tri thức, tri thức thì đâu phân biệt đẳng cấp, vả lại em cũng hiểu chuyện giữa anh và Quỳnh, có lẽ vì Quỳnh đã không giữ được tính cách của người có văn hóa, một cô gái như thế mà lại cư xử như người thiếu học, quê mùa thì thật là đáng tiếc, điều đó khiến cho anh cảm thấy thanh thản khi biết mình không mắc sai lầm nếu như cứ vương vấn một tình yêu không ra gì cả.
− Nhưng người ta vẫn yêu anh kia mà!...
− Anh không tin điều đó... Chỉ tại ích kỷ mà Diệp Quỳnh không muốn anh dành tình yêu cho người khác ngoài cô ấy.
− Anh thấy như vậy mình có tàn nhẫn lắm không?
− Cái gì tàn nhẫn chứ! Tình yêu tàn nhẫn ư?... Anh hay em tàn nhẫn. Chính Diệp Quỳnh đã tự tạo ra những gì mà cô ấy cho là có lợi cho chính cô ấy nhưng tình yêu và nhân cách sống của mỗi người không cho phép cô ta làm điều đó...
− Anh nói y như một nhà tâm lý học...
− Còn em là cô bé học trò chăm chỉ nghe thầy tâm lý dạy có phải không?
− Em sẵn sàng... đó.
Nắng đã nhạt dần trên phố. Đông Khang vẫn đếm bước bên cạnh Hải Quì, đường phố đông đúc hơn, nhưng riêng Hải Qùi với Đông Khang con đường bỗng dưng đẹp hơn, dễ thương hơn và gần hơn. Hai người cứ đi mãi, đi mãi...
Đông Khang bảo:
− Anh sẽ đưa em về nhà.
− Anh đi bộ như thế nầy...
− Anh và em cùng đi thì cho dầu có đi đâu anh cũng thấy con đường thật gần, và con đường đến nhà em mới...
− Đáng sợ làm sao! Vì nó dài lê thê.
− Có thế chúng ta mới được đi bên nhau như thế nầy...
Hải Qùi ngạc nhiên hỏi:
− Có phải tình cờ anh đến nơi mà em và Diệp Quỳnh gặp nhau...
− Làm sao tình cờ được chứ cô bé! Em có nhớ có lần anh không đi làm suốt buổi trưa hay không?... Anh đợi cô ấy đến nhà để nói chuyện nhưng rồi cô ấy không đến, Diệp Quỳnh đã đón đường em, đe dọa em, nói những lời khiếm nhã... Sao em không nói cho anh hay chứ! Có phải em còn ngờ vực anh nên mới thử thách anh hay không?... Thế là... anh phải để ý những buổi chiều em rời khỏi nhà sau khi dạy Lãm Vân về... Biết đâu Diệp Quỳnh... lại toan tính điều gì đó... Cũng rất may là cô ta chưa thực hiện.
− Anh muốn nói Diệp Quỳnh chưa thực hiện điều gì?
− Biết đâu... cô ấy dự định cho du đảng...
− Hứ!... Hứ! Anh nói nghe ghê quá!
− Sài Gòn đầy cạm bẫy và cũng lắm trò xấu xa nào trộm cướp, nào tệ nạn, nào lưu manh...
Hải Qùi rụt cổ nói:
− Thôi anh đừng nói nữa, anh tưởng tượng những điều thật kinh khủng...
− Đó là sự thật, anh chẳng tưởng tượng đâu?... Có điều đó chỉ là một phần nhỏ... Anh tin rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp, khi ai cũng có ý thức sống tốt đẹp...
− Và tình yêu cũng vậy... phải không anh?
Hải Qùi dừng lại nói tiếp:
− Trời đã nhá nhem tối rồi, anh đó xích lô trở về đi, không nên đi bộ mãi, nhà em còn xa lắm mà.
Đông Khang nói: "... Yêu nha mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội. Mấy đèo cũng qua" mà, phải không em?
Hải Qùi cười giơ tay vẫy một chiếc xích lô và nói với Đông Khang.
− Anh về đị.. chiều mốt em có giờ dạy cho Lãm Vân, chúng mình sẽ gặp lại...
Hải Qùi mỉm cười nhìn theo bóng chiếc xích lô khuất dần trên con đường cô mới đạp xe thong thả trở về nhà...
Đèn phố đã giăng màu khắp nơi trông đáng yêu làm sao! Bất giác Hải Qùi ngước lên bầu trời, cô hy vọng tìm gặp sợi tơ trời của chính mình.

Hết


Xem Tiếp: ----