Chương 3

Trang thiếu thiện cảm với Lệ Hoa nên luôn nghĩ xấu về nhỏ đó. Nghèo là do phần số, ai muốn. Thông cảm và giúp đỡ Hoa không hết lại miệt thị. Ở xóm này nó rất được lòng Thùy Dương tin ở nhận xét đúng đắn của ngoại và bao vị cao niên họ không bao giờ nhìn lầm.
Vả lại Hoa sống từ nhỏ tới lớn nơi này, không ai lạ tính tình của nó.
− Nói thế tức mày cho là tao sai?
− Phải -Dương gật mạnh đầu thay câu trả lời.
− Vậy tao không còn gì để nói nữa.
Thiên Trang bực dọc bỏ đi, lòng cứ ấm ức.
− Không chịu xuống ghe về, còn đi đâu nữa Trang?
− Thuỳ Dương hiểu tụi nó thì về chung đi, cứ mặc kệ Trang -Trang giận dỗi không chịu, khiến Thuỳ Dương cau mày bực bội vô cùng, không còn nén được lòng kiên nhẫn.
− Nhất định không về phải không?
− Tao...
− Nói được thì phải chịu trách nhiệm, theo mà về tới nhà Lệ Hoa. Lỡ làm thì xé to luôn cho rồi.
− Được thôi, bộ tao sợ à?
Chiếc ghe quay trở về xóm, nhẹ tênh hàng hoá, nhưng trĩu nặng giận hờn, nghi kỵ.
Cẩm Thi ngồi tụt phía sau lại cùng Minh và Thắng. Cả ba im thin thít như bị ngậm bồ hòn. Không khí của bầu trời sau cơn mưa như loãng ra quãng đãng mà sao Thùy Dương vẫn thấy ngột ngạt khó thở.
Ghe chỉ có năm người mà chia làm ba nhóm -Thuỳ Dương ngồi ghế trung lập, khó chịu vô cùng. Vẻ mặt ai cũng lầm lì cau có. Thậm chí như thù hận không thèm nhìn nhau. Chẳng còn chi hứng thú với sông nước. Minh cho ghe tăng tốc, rẽ nước lao vút vào bờ.
Nước sông đỏ ngầu phù sa, nhưng cũng lắm rác rưởi sau cơn lũ, giờ rút thành dòng xuôi về biển. Từng cụm lục bình với cánh hoa tím nhạt tả tơi trôi lững lơ, hững hờ, càng làm cho không gian tệ hại hơn.
Ghe tắt máy tấp vào bờ. Thắng vọt lẹ lên, tay giữ chặt sợi dây kéo rít vào thân cây cong ven sông ngoằn ngoèo bao nhiêu là rẽ trắng đục nằm vắt vẻo chông cheo vào nhau như bao thân rặn.
− Xong rồi, mời lên bờ giùm cho. Cẩm Thi, đưa tay đây, Thắng kéo lên để khỏi té.
− Khỏi cần -Thi cau gắt, bởi trong lòng còn đầy ắp nổi giận khôn nguôi -Tôi tự biết lên, ở miệt ruộng vườn đâu tiểu thư đài các gì, lo chăng người ta kìa. Thắng giỏi thì bợ đỡ đi.
− Ê! Giận cá chém thớt hả bà -Thắng la lớn -Làm ơn mắc oán, biết vậy ai thèm nói.
− Nhịn Thi một vài lời cho tao nhờ Thắng ơi, khổ quá trời, còn cố gây chiến -Minh lên tiếng nói như than -Làm được bao nhiêu điều tốt đẹp mà vẫn thấy buồn buồn thế nào ấy.
Thuỳ Dương vịn vào cây sào đó để bước lên bờ vững hơn, rối hãy kéo Thiên Trang.
− Dương biết rồi. Còn Minh sao đứng đó hoài vậy?
Trang lặng im lên bờ không thèm nói gí thêm, lầm lũi đi trước, chẳng buồn chào hỏi ai một lời. Thuỳ Dương ái ngại cười gượng nói như một lời xin lỗi.
− Thông cảm nhé các bạn tánh nó xưa nay vẫn thế nhưng thật sự tốt lắm chẳng có gì đâu.
− Thi thật không hiểu Thùy Dương sao lại thân với Trang được, người đâu khó ưa, tự cao, tự đại. Nói càng làm ẩu, đổ oan cho Lệ Hoa. Chẳng biết có mất tiền thiệt không nữa hay nói xạo.
Thi vốn chẳng ác cảm với ai, dù bạn mới hay cũ, nhưng chẵng lẽ lần này là ngoại lệ.
− Thôi bỏ qua đi - Minh xen vào -Có mất người ta mới nói. À phải! Thuỳ Dương về xem lại nhé, tìm được nhớ cho bọn này hay. Thật ra chung nhóm có chuyện thế này cũng ngại.
Sự thể thì không biết sao, nhưng mình mong rằng Lệ Hoa chẳng tệ hại như Thiên Trang nghĩ đâu.
− Dương biết, chỉ hy vọng tìm được số tiền để giải oan và xoá bỏ khoảng cách của các bạn đối với Thiên Trang. Thuỳ Dương xin lỗi nhé.
− Có gì đâu -Thắng lên tiếng -Qua cây cầu nhớ cẩn thận nha Dương, kẻo té đó. Tụi này về đây. Mai gặp lại ở uỷ ban xã nếu như Thuỳ Dương thấy thích.
− Nhất định mình sẽ tới. Xin chào -Dương vẫy nhẹ tay từ biệt các bạn. Mọi người chia nhau rẽ về hướng nhà mình.
Ngoại cười thật tươi đón Trang và Thuỳ Dương ân cần nói:
− Hai đứa giỏi lắm, ngoại có lời khen đó. Mau vào nhà thay đồ rồi ăn cơm.
− Con không đói -Thiên Trang lầm lì đi vội ra phía sau với cái quần xắn cao tới gối, phơi bày cặp chân thon dài.
− Nó sao vậy Thuỳ Dương -Ngoại lo âu nhìn theo hỏi nhỏ -Lại cự với đứa nào trong nhóm nữa à? Ngoại thật không hiểu sao chẳng chịu hoà thuận.
Tụi con đứa nào cũng tốt cả mà. Hồi sáng đi chung, ngoại mừng lắm.
− Kệ nó đi ngoại ơi -Dương ngồi xuống ghế cạnh bà cằn nhằn tiếp -Lúc sáng đòi đi, mới có chuyện này. Để con vào trong một chút, không thể mất vô lý như vậy được.
− Con nói mất cái gì hả Thuỳ Dương.
− Dạ tiền. Năm trăm ngàn của Thiên Trang, nó đổ cho Lệ Hoa lấy cắp.
− Trời đất, bỏ quên ở bộ ván sau nhà nè. Ngoại cất trong túi áo khi lượm đây.
− Thiệt hả ngoại -Dương reo lên mừng rỡ cầm lấy ngay số tiền từ tay bà. Nhỏ bật dậy thì thấy Thiên Trang đang cúi thấp mặt tần ngần ở cạnh cửa im lặng không nói câu nào.
Thuỳ Dương nhìn bạn lắc đầu chê trách nhưng không nói ra, bước lại gần.
− Tiền bỏ quên ở nhà nè Trang.
− Tao biết rồi -Trang nói nhỏ mà giọng điệu có cái gì đó nửa hối hận, nửa ngở ngàng pha lẫn tự trách.
− Tâm trạng cô con gái thị thành hôm nay đột biến mạnh, ánh mắt nhìn đời nhìn người đã hoàn toàn thay đổi.
Thiên Trang ngồi bó gối, nhìn màn mưa giăng kín cả một góc trời, buồn không sao tả được.
Cái xóm nhỏ quê ngoại đột nhiên như trầm xuống im ắng đến lạ lùng. Cái im lặng của những người nhàn hạ, vô công rảnh nghề như Trang.
Còn mọi người dân nơi đây hầu như ai cũng bận rộn với công việc đồng áng của mình, khi mưa xuống ruộng.
Mùa vụ mới bắt đầu nhịp nhàng rộn rã, cùng reo vui như những tiếng chân trâu khua vang trong sương sớm khi ra đồng, sau đợt gà gáy sáng buổi bình minh.
Những bếp lửa hồng tí tách nhảy nhót với vần khói lam quấn quýt mái tranh, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, dịu dàng thuần hậu. Có vẻ chỉ ở miền quê đất nước Việt Nam mới có được.
− Trang! -Thuỳ Dương bước nhẹ tới đập vai bạn -Sao ngồi ủ dột vậy? Buồn quá hả? Mưa hoài là như thế đó.
− Không! Chỉ thấy bâng quơ đôi chút thôi, chứ không hẳn buồn.
− Nói nghe có vẻ thi vị đấy -Dương ngồi xuống cạnh bạn, do dự giây lát rồi nói -Chút nữa đi xuống dưới xóm hả?
− Để làm gì? Ngoại biểu hả?
− Ờ, không có tại Dương rủ Trang thôi. Nghe đâu Lệ Hoa bệnh nặng lắm, muốn đi thăm.
− Nếu thế thì Dương đi một mình có lẽ hay hơn có Trang đi theo.
− Bộ Trang còn giận sao?
− Đâu có. Tại nhỏ Hoa không ưa mình. Vả lại, tính hai đứa có lẽ cũng không hạp lắm. Tới kỳ cục.
− Nhưng tội nghiệp Lệ Hoa -Thuỳ Dương nhỏ giọng -Nhà thi nghèo, bệnh tá lả. Mẹ nó chuyển viện ba bốn hôm nay rồi, chờ mổ, nhưng không có tiền. Ngoai đi gom góp lòng hảo tâm của chòm xóm. Cùng chẳng được là bao.
− Vậy phải tính sao?
− Dương cũng không rõ nữa.
Thiên Trang im lặng, đôi mắt nhìn ra cửa rồi nhẹ thở dài. Hình như trong đầu nhỏ đang bận rộn suy nghĩ vấn đề gì đó.
− Đi không Trang -Dương nhắc lại và chờ đợi.
− Không! Có lẽ Trang về thành phố thôi. Ở đây chán rồi.
− Gì kỳ vậy -Dương nhăn nhó đứng lên bước theo Trang -Chẳng phải nói ở đây hết tháng này hả?
− Thì có, nhưng bây giờ đổi ý, bộ không được hả? Dương ở lại đây chơi đi. Có thể, tuần sao Trang xuống.
− Nói thiệt không?
− Thiệt!
− Vậy định chừng nào về?
− Bây giờ nè.
− Trời đất, điên vừa thôi bà! -Dương kêu lên cau mày -Mưa thế này sao đi. Dầm mưa bị cảm như Lệ Hoa đó.
− Không sao đâu, Trang biết tự lo liệu cho mình.
− Chờ ngoại không?
− Chờ -Trang nói xong thì đi nhanh vào phòng soạn lại áo quần, tần ngần khá lâu nhỏ trở ra chìa tay về phía Thuỳ Dương nói -Đi thăm Lệ Hoa cho Trang gởi ít quà. Nhung đừng nói là của tao đó.
Tự ái cao nó không chịu nhận đâu. Còn nữa, Dương gặp Minh và Thắng thì đừng nói gì nhé. Mặc kệ họ nghĩ Trang thế nào cũng được.
− Trang khó hiểu quá trời. Lúc thế này khi thế khác, như người cõi trên ấy. Thôi đừng về, đợi sáng mai đi luôn.
− Ý Thuỳ Dương là....
− Ta về nữa. Đi hai về một buồn thấy mồ. Ở lại cũng chẳng vui gì.
− Coi chừng ta chứ gì? -Trang dài giọng - Làm như tuổi mi lớn hơn ta không bằng. Định làm chị. Thôi không nhiều lời. Tóm lại ngày hôm nay ta nhất định về. Còn Dương phải ở lại, coi giúp gì được cho Lệ Hoa không.
− Nè! Mi giận lây qua ta à?
− Giận quái chi cho mệt chứ? Hơi đâu để bụng người dưng.
− Nói vậy mà nghe được hả?
− Ai cấm -Trang bật cười khi nhìn thấy nét mặt Dương quạu đeo.
Nhỏ ôm vai bạn như dỗ dành.
− Ta hứa tuần sau xuống được chưa?
− Lấy gì để tin đây?
− Uy tín Trang chi, không lý nào Dương chẳng tin.
À phải! Khi nãy nói đi thăm Lệ Hoa đó, sao còn chưa ra cửa. Cứ đi đi ta nấu cơm cho.
− Khỏi! Thuỳ Dương lo xong rồi. Để Trang nấu chắc chắn ăn cơm ba tầng và uống chừng một hồ nước mưa khi kèm nồi cá kho quá.
Thuỳ Dương đứng lên đi ra cửa nhìn trời rối nói vọng vào -Mây tan, chắc sắp hết mưa. Chuẩn bị về là vừa đó Trang ơi.
− Biết rồi. Sao Thuỳ Dương chưa đi thăm Lệ Hoa?
− Ta đợi tiễn mi ra khỏi đường đá đỏ mới yên tâm.
− Khỉ! Không cần phải thế đâu. Trang tự đi mình là được rồi.
Đầu đường tới nhà ngoại khá xa. Một lát Thuỳ Dương quay trở vào một thân ta chạnh lòng lắm. Kẻ ở người về, bùi ngùi khúc biệt ly sầu, không chịu nỗi đâu Dương ơi.
− Nhỏ này -Thuỳ Dương cấu thật đau vào mạn sườn làm Thiên Trang nhảy nhỏm cả hai bật cười.
Cái không gian ảm đạm mưa gió như loãng đi với tiếng cười tươi hồn nhiên yêu đời của họ.
Trang ngồi lên xe, nheo một bên mắt tinh nhìn Thuỳ Dương -Về nhé. Nhớ thưa lại với ngoại giùm ta.
− Sao nói đợi ngoại?
− Thì chính Dương hối ta về.
− Trang toàn vần lân. Thôi đi đi. Áo mưa lấy chưa?
− Rồi! -Trang nổ máy -Có mua gì không dặn đi.
− Tuỳ lòng hảo tâm của Trang, không dám đòi hỏi.
− Tốt quá hén. Nè! Kề tai Trang nói nhỏ cho nghe ta về mua luôn cái anh chàng khờ trồng cây si mỗi chiều trước cổng nhà của Thuỳ Dương đem xuống tặng cho mi luôn được không?
− Í -Thuỳ Dương ré lên đánh thật đau lên vai Trang làm nhỏ nhăn mặt nhưng lại cười vang, cho xe lao vút.
− Chạy cẩn thận nhé Trang -Dương làm loa tay gọi theo và đứng nhìn khi bóng bạn khuất dần theo con đường làng ẩm thấp vì mưa nhỏ mới quay vào nhà để chuẩn bị đi thăm Lệ Hoa.
Chiếc xe Trang thật nhọc nhằn cực khổ bởi quá nhiều ổ gà to lớn lầy lội dọc chiều dài con đường dẫn ra phố huyện.
Nó tâng lên, chụp xuống. Trời xe lạnh mà người Thiên Trang mồ hôi cứ túa ra vì phải tập trung giữ chặt tay lái.
Chiếc xe cứ chầm chậm đi vì không quen đường cho mấy. Trang mày mò như người đi trong đêm tối. Bởi lớp sình ngập lấp xấp mắt cá chân do lượng mưa dai của mấy ngày qua.
Đôi giày và chiếc quần kaki đắt tiền giờ lấm lem bụi đất li ti văng tung toé. Vấy bẩn cả lên người. Nhỏ càu nhàu lẩm bẩm và hình như hơi hối hận với quyết định ra về trong ngày mưa tầm tả hôm nay.
Chợt chiếc xe loạng choạng chực ngã vì trơn. Bánh xe sau sụp xuống hố khá sâu. Trang hốt hoảng buông xe ngã chỏng bánh quay tít.
Cũng may nhỏ không té, nhưng áo quần, mặt mũi toàn nhuộm cả màu đỏ đặc quánh của sình lầy.
Ngoa ngán bực bội Trang đưa mắt nhìn quanh như cầu cứu ai đó. Con đường vắng ngắt không một bóng người.
− Chết rồi làm sao kéo xe lên đây. Bây giờ đi cũng không được mà về nhà ngoại lại càng khó hơn.
Tần ngần một lúc, Tran quyết định cởi đôi giày ném vào lồng rổ, xe cả luôn chiếc xe cứng đầu đang làm nũng cùng cô chủ nhỏ ì ra một đống.
Nhưng vốn tính tiểu thư, không dai sức, chỉ vài cái đẩy mạnh lực chút xíu thôi, Trang đã thở phì phò mệt ơi là mệt. Mồ hôi cứ túa ra ướt đẫm cả người và tuôn vào mắt cay xè.
Bực mình đến phát khóc trước tình trạng bế tắc thảm hại này. Trang lại đảo mắt nhìn quanh lần nữa.
Đôi mắt nhỏ reo vui khi phát hiện từ xa một anh con trai chạy xe đạp vững vàng lướt tới.
− Anh ơi, làm ơn giúp cho -Trang gọi nhanh -kéo hộ chiếc xe em lên.
− Tôi -Minh ngần ngừ rồi tụt xuống cởi nhanh chiếc áo mưa bọc kỹ lưỡng mấy cuốn sách vào giữa, trao qua tay Trang -Làm ơn cầm lấy giùm nhé.
− Ủa! Là Minh à? -Trang cười thật tươi và reo lên sung sướng -Tưởng là ai..
− Tránh xa tí đi, coi chừng sình văng đó. Lấm quần áo bây giờ.
− Ừ! Để Trang phụ Minh nhé.
− Khỏi! Một mình tôi được rồi.
− Nhưng chiếc xe này nặng lắm.
− Không sao đâu -Minh nói và lặng lẽ xoắn cao quần dài lên khỏi gối, lội xuống nhấc bổng bánh xe sau. Trang cầm tay lái khởi động máy đi. Lên tí ga thôi. Mạnh quá kéo luôn tôi à? Cẩn thận té đó. Còn nữa, đi chân không coi chừng bị đá đâm đau lắm, mang giày vô đi.
Trang chựng lại xúc động mạnh nhìn Minh một thoáng đầy hàm ơn vì sự quan tâm nhiệt tình của anh con trai này.
Ở trong cô con gái thị thành đỏng đảnh giàu có kiêu kỳ này. Lần đầu tiên xuất hiện một tình cảm rất lạ, làm choáng ngợp. Nó ào đến như làn gió mát giữa đêm hè oi bức.
Tôi lau khô típ lửa, hy vọng nó sẽ chạy được. Trang làm theo lời Minh như một cái máy. Nhìn bàn tay thao tác lẹ lành có vẻ rất lành nghề máy này khiến nhỏ đâm thắc mắc, buộc miệng hỏi:
− Minh biết sữa máy à?
− Chút chút
− Ai dạy thế. Sau con trai ở đây giỏi quá. Công chuyện gì cũng làm được cả.
− Thôn quê mà. Ngoài viêc học còn phụ gia đình lo toan mọi thứ. Biết chút đỉnh nghề máy cũng từ học ở lớp dạy mà ra thôi -Minh lau tay đứng lên đề thử xe -Chạy rồi đó Trang.
− Ừ! Minh tài thật, không có may mắn gặp Minh. Trang chẳng biết mình sẽ làm sau nữa. Cảm ơn nhiều, nhiều lắm.
Nụ cười Trang thật tươi, làm cậu con trai ngẩn ngơ khi bắt gặp.
− Minh ơi.
− Gì?
Làm ơn một chút nữa được không?
− Nói đi.
− Trang muốn rữa tay chân. Liệu Minh có thể dẫn hộ xuống cây cầu đằng kia không vậy? Bẩn thế này, ra đường nhựa, người ta cười chết luôn.
− Cũng được nhưng nhớ rữa luôn mặt đó. Toàn là bùn đất.
− Thật không -Trang bối rối - Dính ở đâu hả Minh, chỉ hộ giùm đi. Nhỏ chùi lia lịa, nhưng càng vẽ hề thêm.
− Đừng chùi nữa Trang ơi....
− Tại sao chứ? -Trang ngơ ngác hỏi và vụt đỏ mặt quay nhanh hướng khác vì nhỏ kịp phát hiện bàn tay mình chính là thủ phạm tạo nên khuôn mặt lấm bùn như cô bé lọ lem.
Từ nhỏ tới giờ có lẽ đây là lần đầu tiên Trang biết đỏ mặt vì e thẹn.
Giữa hai người có cái gì đó ngượng ngập rất dễ thương. Khá lâu Minh mới lên tiếng. Giọng thật êm.
− Rồi chưa Trang, Minh dẫn đi rữa chân tay.
− Ừ đi -Trang cúi thấp mặt bước, nhưng đôi mắt vẫn len lén nhìn sang anh con trai vừa lạ, vừa quen. Vừa dễ thương nhưng cũng vừa đáng ghét.
Cây cầu cũng không hơn vì mặt đường, trơn trợt đến khiếp đảm. Trang mím môi lần từng bước chậm chạp nhưng vẫn không tài nào vững.
− Trang ơi. Cầm cây làm gậy chống đỡ trơn.
− Đưa đây xa quá không lấy tới thôi đi. Trang không rửa đâu ra tới đầu lộ nhựa hẳn tính.
− Ngoái đó làm gì có nước?
− Nhưng không lẽ nào không có chỗ rửa xe?
− Cái đó thì có, Minh gãi gãi đầu -Trang định lấm bẩn thế này để nguyên đi tới đó sau? Kỳ dữ lắm.
− Vậy chứ biết tính thế nào đây. Trang không đi cầu quen. Rửa chân không xong rất nhiều khả năng, uống nước no bụng luôn vì té.
− Vậy đi, Trang đừng cho tôi có ý đồ gì gì đó nhé -Minh ngần ngừ rồi nói nhanh -Đưa tay đây, tôi giữ vững hơn mà rửa chân.
− Thế cũng được -Trang thản nhiên đưa bàn tay xinh xắn thon dài của mình tin cậy đặt trong tay thô ráp đen đúa của Minh.
Tự nhiên giờ này họ cảm nhận được một tình cảm bạn bè rất thân thiết như có từ lâu. Thế là cả hai rối rít như những chú chim sơn ca buổi sáng đang líu lo hát chào bình minh về muộn với ánh nắng mặt trời le lói sau những cơn mưa dài đẫm nước.
Minh và Trang cười nói đi bên nhau, đoạn đường sình lầy, trơn trợt ngán ngẩm trước mắt Thiên Trang đột nhiên thu ngắn lại đến tiếc rẻ khoảng cách xa lạ ngày nào bay biến.
Minh dẫn chiếc xe bóng ngời của Trang sau khi được tiệm rửa sạch sẽ nhìn cô nói:
− Xong rồi! Trang có thể về thành phố bây giờ hoàn toàn yên tâm.
− Cảm ơn Minh nhiều lắm nha -Trang cười thật tươi và thật đẹp để lún sâu một đồng tiền nơi má trái nhìn vào mắt anh con trai, duyên dáng tiếp -Cho dù mai này dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì và ở trong mọi lĩnh vực hoàn cảnh nào nữa. Trang vẫn luôn nhớ và đem theo hành lý vào đời của mình kỷ niệm đẹp, êm đềm ngày hôm nay..
Nhất là tình bạn cao thượng, vô ngần của Minh đó.
− Có gì xứng đáng đâu chứ? Chẳng qua chỉ là sự tình cờ và ngẫu nhiên thôi.
− Nhưng vẫn làm cho Minh bê trễ buổi học nhóm -Trang tinh nghịch -báo hại phải nghĩ phải không.
− Ừ! Nghĩ một buổi cũng chẳng sao.
− Vậy có rủa thầm Trang không?
− Làm gì có chứ?
− Hỏi thiệt nha Minh còn giận và ghét Trang như lúc mới đến không vậy?
Nếu có thì xin bỏ qua và tha thứ giùm -Trang cúi thấp đầu thi lễ như trong phim tiếu, khiến cả hai bật cười -Minh ơi -Trang gọi nhỏ -Tuần sau lo xong công việc Trang xuống đây nghỉ hè tiếp đó.
− Thật à?
− Phải! Minh hứa tập cho Trang chèo ghe nhé.
− Ừ! Minh hứa -Cậu trai gật mạnh đầu cười mỉm khi thấy ánh mắt cô bạn gái long lanh sáng trong niềm vui thích rất vô tư và hồn nhiên.
Ở Thiên Trang có cái gì đó mà Minh không cảm nhận được như tình bạn chung lớp, chung trường, chung xóm như Lệ Hoa và Cẩm Thi.
Một tình cảm là lạ nhẹ nhàng nhưng đầy thân ái quyến luyến, chợt đến, êm dịu như loài hương thơm của hoa cỏ dại ven đường mà cũng ngọt ngào không kém hương vị kiêu sa của loài hồng cao quý.
− Còn nữa Minh ơi -Trang lên tiếng phá tan phút trầm tư của Minh -Tập bơi lội dưới sông nữa đó. Trang chỉ quen lội ở hồ thôi.
Nghe Thuỳ Dương nói muốn lội giỏi như Minh và Thắng phải cho chuồn chuồn cắn rún mới biết hả? Vậy có đau lắm không?
Trang là đứa con gái chúa nhát gan.
sợ đau, vậy làm thế nào tập bơi giỏi cho được. Nếu vậy thì tiếc lắm. Ngoài việc đó ra có cách nào khác không hả Minh?
− Đâu có đau gì! -Minh cười gãi nhẹ đầu theo thói quen -Bơi lội giỏi là do mình tập luyện thường xuyên thôi.
Trai ở miền quê sông nước không lội giỏi là khó chấp nhận.
− Thật hả Minh -Trang tròn mắt thích thú -Vậy là có cơ hội tập được rồi.
Còn nữa, lần này về thành phố Trang sẽ trở lại và dành cho Minh bất ngờ lớn. Tuần sau nếu đi học nhớ đợi Trang ở ngã ba này nhé.
− Khoảng mấy giờ?
− Mấy giờ Minh tan học? chiều hay sáng? Lỡ trời mưa có nghỉ không?
− Chưa bao giờ nghỉ. Kể cả lúc bão.
− Cũng có ngoại lệ đột xuất chứ?
− Không có đâu.
− Vậy độ mười giờ là Trang sẽ xuống tới đây. Minh nhớ chờ nha. Không gặp Trang giận đó.
− Tôi...
− Sao chứ? Minh đừng nói là không rảnh nha -Trang phụng phịu -Hay Minh còn ghét Trang.
Thật ra, Trang rất muốn kết bạn cùng nhóm Minh. Nhưng có lẽ do tính tình không được hạp với Lệ Hoa. Hy vọng lần trở về sau này tụi Trang sẽ hiểu nhau nhiều hơn, cả Minh lẫn Thắng.
− Tôi cũng rất mong được như thế.
Mọi gút mắc ngày nào qua được cứ cho qua luôn. Coi như mình quen biết lại từ đầu.
− Ừ! -Trang gật mạnh đầu cười tươi phấn khởi. Bây giờ Trang về nhé, hẹn gặp lại.
− Chúc Trang thượng lộ bình an.
− Cám ơn nhiều!
Chiếc xe lao vút đi, còn lại bên Minh là làn khói mỏng với tâm tư xao động mạnh và những tình cảm mới lẹ len nhẹ vào hồn của ngưỡng cữa tuổi vào đời.
Thuỳ Dương nhấp nhỏm và lần tay bao nhiêu vẫn không tài nào dám bước chân qua mấy nhịp cầu tre vừa lắt lẻo, vừa trơn trợt. Nhỏ e dè nhìn người dân nông thôn bước chân vững vàng, để rồi đứng im, chôn một chỗ vì sợ té xuống con kênh nước đang xuôi chảy mạnh.
− Thuỳ Dương!
− Ủa! Thắng hả -Dương reo lên -Đi đâu vậy?
− Tới nhà Lệ Hoa. Còn Dương?
− Cũng đến đó. Nhưng không qua cầu được.
− Trơn quá, đi không quen rất dễ té.
− Dương cũng sợ như thế, cho nên cứ đứng ở đầu cây cầu này nhìn mãi qua bên kia, mà cứ ngỡ... Cầu ô thước gặp mưa ngâu vẫn không tài nào nối liền hai bờ.
Dương vừa nói vừa pha trò, khiến Thắng cũng không nín được cười.
− Thuỳ Dương nói hay đáo để. Y như làm văn.
− Còn phải nói. Thuỳ Dương vốn là cây thơ văn của lớp đó -Nhỏ nghiêng đầu duyên dáng tiếp -Còn nữa nha Thắng, truyện ngắn Dương viết cũng được đăng và có tiền nhuận bút hẳn hoi, oai không bạn?
Thắng cười tươi gật mạnh đầu vẽ thích thú in trong đôi mắt -Bái phục Dương sát đất. Mai này có dịp làm ơn nha "sư phụ " truyền thụ cho đệ tử vài ba chiêu để thử thời vận hoặc đổi dời đi.
− Được thôi, nếu như đệ tử biết phải quấy làm lễ ra mắt sư phụ coi tốt.
− Nghĩa là sau?
− Thì... -Dương vặn vẹo pha trò -Gà hay vịt gì cũng tốt như nhau cả.
− Thêm đĩa trái cây ngũ quả nữa thi mau lành nghề. Nhưng nhớ kỹ cho. Sư phụ này không ưa loại trái cây rẻ tiền đâu tệ lắm cũng trái vãi, bom, nho hay bòn bon, chocolate gì đó.
− Ối trời ạ... - Thắng cười to sảng khoái - Chưa dạy chiêu nào, giờ đòi hối lộ dữ quá.
− Vậy chứ sao? - Dương chu môi rất con gái - Muốn học phải lễ, đó là quy luật tự nhiên.Cũng như Dương nghe ngoại nói "Muốn ăn phải lăn vô bếp" thôi.
− Trả giá được không Dương?
− Tất nhiên là không được rồi. Nhưng như thế này đi, đệ tự dẫn được ta qua cầu này, rất có nhiều khả năng miễn giám năm mươi phần trăm.
Tức là khỏi gà vịt chi cả. Hái vài ba trái ổi chín cũng được.
Dương nói xong thì cượi nụ thật đẹp, khiến Thẳng chợt ngẩn ngơ đứng thừ người như kẻ mộng du.
− Thắng ơi - Dương gọi nhỏ - Sau im lặng vậy? Hay không chịu giúp giùm Thuỳ Dương?
− Đâu có - Thắng bối rối né tránh cái nhìn trong veo màu mắt biếc của người con gái thị thành - Tại Thắng đang suy nghĩ xem nên đưa Dương qua cầu bằng cách nào cho an toàn, khỏi té.
Hay Thuỳ Dương chịu khó cỡi đôi dép ra nhé.
− Ừ! Dương làm ngay.
− Còn nữa, Thắng đi trước.
Thắng gãi gãi tóc lúng túng không biết nên nói thế nào để Thuỳ Dương đừng hiểu sai lệch về mình. Cậu ngần ngừ do dự và đành im lặng luôn.
− Đi được chưa Thắng?
− Rồi...Nhưng...Dương cẩn thận nhé.
− Thuỳ Dương biết rồi. Thắng ơi, xin lỗi nhé làm ơn đưa tay dẫn giùm tôi đi, sợ té quá trời.
Giọng Thuỳ Dương như lo âu thắc thỏm, khiến Thắng ngoáy lại nhìn thì nét mặt nhỏ đã quá căng thẳng đôi mắt cứ chăm chú nhìn xuống chân.
− Dương đi bàn chân ngang cây tre như Thắng nè. Nó không thể trơn được. Còn nữa nhớ bình tĩnh đừng có run quá ảnh hưởng đến tư tưởng rất dễ té.
− Nhưng Dượng sợ quá. Nước sau mà chảy mạnh quá.
Thắng nè! Sao xã mình không bắt cầu xi măng hả. Cao và cheo leo thế này, nhóc con sao đi học được lỡ trượt chân coi như té xuống nước trôi luôn.
− Té thì lội vô bờ, con rạch nhỏ xíu chứ có rộng lớn chi mà sợ. Tại Dương không quen. Tới bờ bên này rồi đó, có gì đâu. Dương lại cười và để tay lên ngực hú hồn. Nhà Lệ Hoa không xa nhưng ngặt cây cầu cản đường. À phải! Bệnh Hoa thế nào hả Thắng.
− Cẩm Thi nói đỡ rồi.
− Minh đâu? Sao Thắng đi một mình?
− Học phụ đạo loại giỏi chuẩn bị thi cấp thành phố rồi. Hôm nay Thắng được nghỉ, nên tới thăm Hoa. Coi có giúp chi không. Sẵn gỡi tiền và qùa của chi đoàn trường luôn.
− Ủa sao hôm nay Thuỳ Dương đi có một mình vậy? Còn bạn đâu?
− Về thành phố rồi. Tuần sau mới xuống. Đi hồi sáng lúc trời mưa.
− có chuyện gấp hả?
− Dương không biết. Tự nhiên đòi về.
− Kỳ vậy.
− Ừ, tính nó xưa nay vẫn thế!
Dương nói và khựng lại khi thấy Thắng rẽ vào lối nhà Hoa.
− Tới rồi Dương, vào nhà đi - Thắng giục và bước thẳng, cau mày nhìn bao quát như lục tìm thứ gì đó, Thuỳ Dương chậm chạp bước qua thềm.
Tiếng ho của Lệ Hoa từng tràng dài mệt lả. Nhỏ tựa người vào thành giường cũng cử chỉ ọp ẹp không kém chi mái nhà tranh dột nát, thở nhọc nhằn cố hỏi giọng yếu ớt.
− Mới tới hả, Thuỳ Dương, Thắng? Ngồi chơi nhé.
− Hoa đỡ chút nào không? - Thuỳ Dương lo âu nhìn nhỏ bạn và đặt nhẹ tay lên vầng trán rịn mồ hôi vì nóng nực của Hoa - Trời ơi, cơn sốt cao quá!
Mấy hôm nay uống thuốc gì vậy? Coi chừng bị viêm phổi đó. Ho quá nhiều lại sốt cao nữa.
Không được rồi Thắng ơi, đem Lệ Hoa đi tới bệnh viện là tốt nhất.
− Cẩm Thi đâu Hoa?- Thắng nhìn quanh hỏi - Sao có một mình vậy?
− Thi đi về nhà rồi. Lát nữa mới tới - giọng Hoa như đuối dần, mệt mỏi và tiếp tục là những cơn ho kéo dài như muốn xé tung lồng ngực. Nhỏ gập người cố chịu đựng. Nước mắt mũi tuôn ra rất thảm não, khiến cho người đối diện đau lòng lo lắng.
Dương rưng rưng nước mắt dùng khăn tay lau mặt cho Hoa, nhỏ giọng dỗ dành an ủi.
− Tụi mình đưa Hoa đi bệnh viện nhé, nằm thế này không tốt đâu.
− Hoa không sao chỉ cảm xoàng thôi.
− Không đơn giản như Hoa nghĩ đâu, nghe lời Thuỳ Dương đi. Nếu không kéo dài thế này mãi rất khó cho điều trị sau này đó.
Tuy không phải là bác sĩ, nhưng Thuỳ Dương chắc chắn Hoa bị cảm phổi rất nặng, không còn là cảm cúm bình thường nữa.
− Thôi Hoa không đi đâu - Hoa mệt mỏi lắc nhẹ đầu và nhắm nghiền đôi mắt đã thụt sâu vào hố.
Trông Hoa bây giờ tệ hại vô cùng. Hình hài chỉ còn trơ da với xương cùng màu da đen xạm.
− Hoa ngại gì chứ? Sức khoẻ là quan trọng lắm. Cả nhà này bây giờ chỉ còn trông cậy nơi Hoa.
Hoa ơi, nghe lời Thuỳ Dương đi bệnh viện nhé. Từ khoé mắt Hoa lăn dài đôi dòng lệ, hình như những lời nói của Thuỳ Dương làm nhỏ xúc động và tủi thân. Ai mà không muốn khỏi bệnh chứ. Nhưng tiền đâu mà có, cả nhà Hoa hiện tại là gánh nặng của lối xóm bà con rồi còn gì. Họ boa dung đùm túm, giúp đỡ về mọi mặt vật chất lẫn tinh thần.
Càng nghĩ, nước mắt Hoa lại rơi.
− Đừng khóc nữa, Hoa đang bị bệnh đó, hại thêm sức khoẻ! - Thuỳ Dương an ủi -Hoa hết bệnh học thật giỏi và ngoan hiền là cô bác vui lòng rồi. An tâm trị bệnh đi nhé.
Còn nữa, Thiên Trang về thành phố có gởi tặng Hoa món quà nhỏ nè. Không biết là gì trong đó. Nhận đi và mở ra xem, biết đâu đấy là nguồn động viên lớn vì được thêm một tình bạn chân thành cao đẹp cho dù hai cuộc sống người thôn quê kẻ thị thành.
− Hoa...-Nhỏ nghẹn ngào tay run run cầm gói quà, rồi không biết nghĩ sao ngước đôi mắt mệt mỏi vì sốt cao lên nhìn Thuỳ Dương thều thào hỏi:
− Thiên Trang không giậN mình sao?
− Nó gởi lời chúc Hoa mau bình phục và còn xin lỗi nữa.
− Lời và câu nói này phải để cho phần của Hoa mới đúng. Tại bản thân mình luôn có ác cảm và thành kiến với con gái nhà giàu.
Thật lòng mà nói đó là tình nhỏ mọn đáng xấu của con gái.
− Bỏ đi...-Thuỳ Dương gạt ngang rất nhẹ - Sáng tới giờ Hoa có uống thuốc gì chưA?
− Cẩm Thi đi mua chưa về - Hoa cúi thấp mặt, giấu nước mắt - Mình làm khổ và cực cho các bạn quá, thật sự Hoa không muốn thế này đâu.
Lệ Hoa oà lên tức tưởi. Thuỳ Dương bối rối ôM chầm lấy bạn, cố tìm lời an ủi - Không có gì cả. Nín đi, khóc hoài, Thắng cười kìa.
− Ôi! - Thuỳ Dương kêu lên kinh hãi - Lệ Hoa sao thế này, Hoa...Hoa ơi...
− Gì vậy -Thắng bật lên lo âu không kém khi thấy Lệ Hoa gục hẳn vào vai Thuỳ Dương ngất lịm - Trời đất, tính sao đây Dương.
− Thắng gọi giùm chú thiếm Lệ Hoa.
− Ờ...-Thắng vụt ra ngoài chỉ một thoáng là quay nhanh trở lại chìa chai dầu gió, nói gấp.
− Thoa hai bên thái dương cho Lệ Hoa đi. Tay chân coi bộ xanh đi và lạnh.
− Thắng phụ một tay, ở đó chỉ dẫn hoài làm gì?
− Chuyện gì vậy,chuyện gì? - Cẩm Thi ùa vào như cơn lốc hối hả lo âu hỏi dồn - Lệ Hoa sao lại như thế này?
− Thắng ơi, dẫn chiếc xe đạp ra đưa đi bệnh viện - Thuỳ Dương vừa xoa dầu vừa nói - Còn Cẩm Thi, lo sửa soạn vài ba lô đồ mang theo.
− Nhà này làm gì có xe đạp - Thắng nhìn quanh -Muợn xe của Cẩm Thi được không?
− Tất nhiên là được rồi -Thi cau mày lo lắng lên tiếng kèm theo cái thở dài tiếp -Thuỳ Dương ơi, Thi và Lệ Hoa đã cạn tiền rồi.
− Thuỳ Dương còn nhiều lắm, đừng lo. Ủa! Lệ Hoa tỉnh lại rồi nè, không sao chứ hả?
Hoa lắc nhẹ đầu cố nhướng cao đôi mắt kéo mi sụp xuống.
− Sao nóng hơn lúc nãy vậy? -Thi bồn chồn - Hai ngày rồi chẳng ăn uống chi cả. Tính sao bây giờ đây Thuỳ Dương?
− Phải đi bệnh viện thôi - Thuỳ Dương đáp dứt khoát như mệnh lệnh.
− Hoa không muốn đi.
− Con khỉ! Muốn nằm chờ chết được à?- Cẩm Thi cau gắt - không nói nhiều, Thắng dẫn xe vào đây để Lệ Hoa ngồi lên đi.
− Ờ được. Nhưng cầu trơn quá,Lệ Hoa đi không vững. Hay mượn ghe đưa.
− Thì vòng đường nhà Minh. Tuy hơi xa nhưng an toàn, có đá đỏ, không sợ trơn.
− Vậy thì đi, chần chờ gì nữa - Thuỳ Dương giục tiếp và xốc đứng Lệ Hoa ân cần nói rất êm dịu - Ráng khỏi bệnh nay mai thôi. Nghe lời tụi này đi.
Lệ Hoa chỉ còn biết lặng lẽ làm theo lời nhóm bạn. Lòng nhỏ xúc động vô cùng với sự săn sóc âu lo của họ.
Hoa cười thật tươi nhìn nhóm bạn. Nhỏ đã bình phục trở lại sau năm ngày nằm bệnh viện.
Tình bạn của họ đối với Hoa thật không dễ dùng lời lẽ nào để tri ân và diễn tả.
− Xong rồi, ăn cơm đi! - Cẩm Thi kéo tay Thuỳ Dương từ dưới bếp chạy ào lên nói lớn. Lệ Hoa, Thắng và Minh cùng quay đầu lại và họ chợt bụm miệng để khỏi tuôn ra những tràng cười rộ.
Thuỳ Dương tinh ý nhìn theo ánh mắt của họ và nhỏ cũng phá lên cười.
Những nụ cười trong trẻo cao vút khiến cho Cẩm Thi tròn to mắt, ngơ ngác nhìn nhóm bạn hỏi.
− ChuyệN gì vậy?
− Thi ơi, làm ơn cho - Hoa cố nén nụ cười to lên tiếng - Lấy gương soi mặt và rửa giùm.
− Trời ạ, bộ dính lọ nồi sao? - Thi kêu lên đỏ bừng mặT và đi nhanh ra sau.
Chỉ một thoáng là Thi quay trở lại, hai tay chống mạn sườn chỉ từng đứa trong nhóm.
− Các người đó, xấu không chê vào đâu được!Ta làm bếp ít nhiều gì cũng dính lọ.
Không thèm chỉ giùm, cứ bò lăn ra cười. Bạn bè cái ngữ gì vậy? NÈ! Bữa chiều hôm nay Minh với Thắng bị phạt phải ăn hết sáu chén cơm vun với rau muốn luộc chấm nước mắm ớt, cho chừa tật hay cười.
Còn Thuỳ Dương -Cẩm Thi bậm môi vẻ nghĩ ngợi khá lâu -phạt Thuỳ Dương cùng Lệ Hoa mỗi người ba chén ăn với cá lóc kho tiêu và canh bầu.
− Trời ơi, phạt kiểu ấy thì còn gì bằng.
Cả bọn reo lên tươi cười hớn hở chỉ có Lệ Hoa là nhìn hơi khác,lòng bất ổn, cố nén những tiếng thở dài não ruột.
Cả bọn ai cũng qúa tốt với Hoa và Lệ Hoa đã nợ họ quá nhiều. Nhìn họ Hoa muốn nói rất nhiều, nhiều lắm lòng biết ơn của mình.
BữA ăn dọn lên,nghi ngút khói thơm lừng những hạt gạo lúa mới đầu mùa, nhưng mẹ ơi lòng Hoa thổN thức và rưng rức nhớ. Tự nhiên nước mắt làm mi Hoa cay cay rồi hai giọt lệ nóng lăn dài, không sao chế ngự được.
Bởi ở căn nhà này những buổi chiều về, khi khói bếp vờn quanh mái tranh, quấn quýt ngọn trúc sau hè, là mẹ bươn bả quay về sau ngày lao động cực nhọc nơi đồng sâu ruộng cạn.
Mẹ cùng đàn con quây quần bên nhau cùng nói nói cười cười, cùng món ăn bốc khói.
Ấy vậy mà con ngồi đây trong vòng tay yêu thương chở che của bè bạn, còn mẹ, mẹ của con giờ này mẹ ra sao rồi?
Có phải đang vất vả vật lộn đâu đớn cùng bệnh tật, với trăn trở nỗi lo cơm áo gạo tiền cho đàn con thơ dại.
Mẹ ơi! -Lệ Hoa gọi khẽ mẹ trong nỗi lòng nức nỡ âu lo khôn cùng.
− Hoa! -Thuỳ Dương ân cần đặt tay lên đôi vai gầy run run của bạn.
Nhỏ thật sự muốn thông cảm chia sẻ nôi! niềm đang âm ỉ cháy bỏng trong lòng Lệ Hoa về bệnh tình của mẹ -Đến ăn cơm đi. Mới hết bệnh đó. Phải ăn cho nhiều mau có sức khoẻ.
− Tôi... -Hoa cuối mặt quẹt nước mắt. Cả bọn lặng im...
Đảo mắt nhìn một vòng rồi Thuỳ Dương cau đôi mày thanh tú như đang suy nghĩ một vấn đề gì đó. Mâm cơm nguội dần, nhưng chẳng ai buồn cầm đũa.
Lũ em Hoa no bụng vụt chạy túa ra sân hét toáng lên vô tư lự hồn nhiên như những chú chim nhỏ đang tung cánh giữa bầu trời cao lộng gió.
Tự nhiên Hoa ao ước mình được trở lại tuổi trẻ thơ ấy, không âu lo, không có những nỗi buồn thương vì bất tài vô dụng khi mẹ lâm bệnh. Chưa bao giờ Hoa tự sỉ vả và nguyền rủa mình như thế này, nước mắt cứ rơi rơi.
Thuỳ Dương nhìn các bạn rồi hắng giọng lên tiếng. Như người chỉ huy:
− Mau lại ăn cơm đi để nguội mất ngon. Xong xuôi nhà ai nấy về, lo chuẩn bị, mai lên bệnh viện thành phố thăm mẹ Lệ Hoa.
− Thật ư? -Hoa reo lên chụp vai Thuỳ Dương hỏi gấp -Hoa có được đi cùng không?
− Đương nhiên là được rồi. Bởi mẹ chắc cũng đang trông đợi con gái của mình -Dương bình tĩnh trả lời rồi tiếp -Minh, Thắng và Cẩm Thi có ý kiến gì không?
− Thi sẽ về hỏi ý mẹ, sáng mai sẽ trả lời.
− Hai tụi này cũng thế -Thắng nhìn Dương -Dù gì cha mẹ cho phép thì đi yên tâm hơn. Nhưng tin chắc mẹ sẻ không từ chối đâu.
Nói thật lòng nha, lên trên đó Thuỳ Dương phải bám sát tụi mình, nếu không, có đi không về thì chết cả đám.
− Yên tâm, chuyện đó Dương bảo đảm, còn nữa các bạn xin phép ba mẹ ở chơi vài ba ngày nhé coi như Thuỳ Dương chiêu đãi, tức là bao trọn gói.
− Được thế thì còn gì bằng -Hoa buồn rầu lên tiếng, giọng nói vẫn còn pha lệ -Nhưng chỉ xin các bạn một yêu cầu nhỏ -Hoa cúi thấp mặt cố giấu mà quẹt ngang dòng lệ tiếp:
Hoa thật lòng muốn ở cạnh bên mẹ mà an ủi chăm sóc cho người thôi.
Mẹ bệnh đau, Hoa không còn lòng dạ nào mà cùng nhóm vui chơi được.
− Cái đó có lẽ tất nhiên rồi -Cẩm Thi xen vào -Thật ra nếu mẹ còn bệnh nặng thì tụi này cũng không đi chơi đâu.
− Như thế sao được, bao lâu nay Hoa làm phiền các bạn quá nhiều, giờ hy sinh nữa -Thật lòng quá áy náy.
Hoa vặn vẹo mười ngón tay vào nhau đưa đôi mắt biết ơn nhìn cả bọn tiếp -Các bạn vui vẻ coi như Hoa rất nhẹ lòng.
− Nhỏ Hoa lúc này nói ra toàn những câu ơn nghĩa, khó nghe quá.
Minh cau mày bỏ dúng lên nhìn ra cửa -Tụi mình vốn là bạn, lúc hoạn nạn giúp được gì thì giúp có chi đâu nói mãi.
Còn nữa, mẹ Hoa cũng như mẹ của bọn này. Bác có khoẻ hơn mới có lòng dạ vui chơi cười cợt chứ?
Thôi! Lo ăn cơm đi rồi giải tán trời sắp tối rồi đó.
− Ừ! Nào ngồi vào đi- Thắng kéo ghế giục -Cẩm Thi, Thuỳ Dương cả Lệ Hoa nữa. Tối nay Thi ở lại đây à?
− Không có -Cẩm Thi cầm đủa lên tiếng, Lệ Hoa khoẻ rồi, không cần nữa. Vả lại, mình về nhà để xin phép ba mẹ.
− Vậy Hoa thấy có được không? -Thuỳ Dương hỏi -Hay là mình ở lại đêm nữa cho vui.
− Khỏi đi, Hoa đã hết bệnh rồi, phiền các bạn bao nhiêu đó đã quá đủ.
− Nữa nói hoài. Thôi ngồi xuống mà ắn chén cơm nóng này đi chị hai lũ nhỏ -Minh đẩy chén cơm còn bốc khói về phía Lệ Hoa. Cả nhóm ăn thật nhiệt tình. Thuỳ Dương khen luôn miệng làm Cẩm Thi phồng mũi cười nói huyên thuyên. Cả bọn buông đũa khi thức ăn đã hết sạch. Thuỳ Dương bưng mâm.
− Để đó lát Hoa rửa cho. Dương theo các bạn về đi. KHông quen đường lại tối dễ vấp té lắm.
Cẩm Thi ơi, bó cho Dương cây đuốc.
− Để tôi đưa Thuỳ Dương về -Thắng lên tiếng rất thản nhiên, nhưng Cẩm Thi thấy ưng ức thế nào ấy. Nhỏ cau mày nhìn kín đáo quan sát Thuỳ Dương rồi không nói thêm, vớ túi xách đi nhanh ra cửa.
− Ê! Chờ tôi với Thi -Minh chạy vội theo, nhưng vẫn ngoái đầu nói to cùng Thắng -Tao về trước nhé Thuỳ Dương ơi, chào. Mai sáng gặp lại.
− Ừ! Coi chừng té bây giờ -Thắng cũng la to không kém, rồi nhìn Thuỳ Dương hỏi -Về chưa Dương?
− Về! Tao về Hoa nhé. Thu xếp đi, dẫn bé Lan theo cho mẹ vui, chắc trên đó nhớ út lắm.
− Chỉ sợ nó quậy phá nơi công cộng.
− Ta giữ cho. Sáu tuổi rồi đã biết vâng lời, lo chi cho mệt.
− Cũng được, để tính lại coi the nao.
− Vay, Duong ve nha.
− Ừ! đi cẩn thận đó.
− Biết rồi.
Dương và Thắng bước ra sân.
− Nè! Vào nhà đi, theo làm gì, sương xuống rồi. Trở vô đi.
Lệ Hoa không nói gì, đứng im nhìn theo bóng Thắng và Thuỳ Dương khuất dần, cùng màn đêm đen và trùm xuống vạn vật
Nhỏ thở dài lặng lẽ quay trở vào nhà. Bên tai bản hoà âm muôn thuở của côn trùng cứ thi nhau rỉ rả như khóc than ai oán. Càng làm cho Lệ Hoa nhớ thương, lo lắng về mẹ vô cùng.
Cả nhóm nôn nao chờ đợi một mình Cẩm Thi đến để cùng đi.
Lệ Hoa căng to mắt nhìn xóay vào con đường bồn chồn thấy rõ. Mặt trời cứ cao dần và hình như quá vô tình trôi trôi mãi.
Thuỳ Dương vén cao tay áo nhìn chiếc kim bé tí tẹo nhích dần lên con số chín rồi chắc lưỡi.
− Nhỏ Thi này, không biết thế nào sao đến trễ quá trời. Đi trưa trời nắng chịu gì nỗi.
Tối hôm qua đi về, Thi có nói gì với Minh không?
− Hơi bồn chồn nhưng Minh không rõ lý do.
− Sao không hoi? - Lệ Hoa chen vào - Không biết mẹ nó có cho đi không nữa. Chờ thế này nóng ruột quá trời. Hay tụi mình đến nhà Thi đi xem thế nào.
− Lỡ nó đi tới đây bằng lối vòng thì sao? Cút bắt còn mất thời gian thêm - Thắng nói lớn - chờ độ mười phút nữa đi, không tới mình xuất phát.
− Bỏ Cẩm Thi ở nhà à?Không được đâu - Hoa vội cản - Nó sẽ giận lắm đó.
− Ai biểu đi trễ làm chi, toàn sử dụng giờ dây thun không, cà rà lượm thượm nhất là bà ấy - Minh càu nhàu -Đợi chờ là tui chúa ghét.
− Minh tập tánh "ga-lăng" đi là vừa. Con trai cần phải kiên nhẫn một chút mới thành công! - Thuỳ Dương cười mỉm nói như pha trò, tạo không khí mới - Biết đâu Thi có chuyệN gì đó đột xuất. Ráng đợi thêm đi, bất quá chiều khoảng ba giờ cũng còn kịp chán.
− nói gì như vậy - Minh lên tiếng rồi kéo ghế ngồi xuống, tiếp -Con gái sao cứ thích người khác chờ kỳ vậy Thuỳ Dương?
− Bộ Minh đã từng chờ đợi ai rồi à?
− Đâu có, chỉ tiện miệng hỏi thế.
− Đừng chối nha, thành thật khai báo đi bạn -Thuỳ Dương lém lỉnh và soi mói điều tra Minh - Nói thật đi, có cần giúp đỡ gì khôNg?
Chung xóm này hay xã khác vậy. Lọt vào mắt Minh chắc đẹp lắm hả?
− Thuỳ Dương ơi, tha cho Minh đi, không có ai đâu.
− Sao tin được đây?
− Hỏi thử thằng Thắng đi sẽ rõ.
− Không! Hai người chung một phe.
− Vậy nếu như Minh nói chờ bạn của Thuỳ Dương thì sao?
− Tức là Thiên Trang hả? - Dương thích thú trố mắt nhìn Minh để đo lường xem xét mức độ thành thật được bao nhiêu phần trăm, rồi nói tiếp giọng.
Thật ra Trang có nhiều tính tốt lắm đó Minh, coi vậy chứ cũng dễ thương và biết điều. Tóm lại ngoài cứng trong mềm. Học cùng rất giỏi chẳng thua Minh đâu.
Nhỏ đó giỏi đồng đều các môn. Thầy cô ai cũng thương cả.
− Bởi vậy mới sinh ra tự mãn và tự kiêu! - Thắng xem vào -Cá mặt kênh kênh đời, nói năng khó ưa khó nghe,ai chịu cho nỗi. Vô phước lắm mới chọn nhằm người bạn gái như thế đó.
− Nè! Mày nói đủ chưa vậy? Nói xấu người vắng mặt mình cũng không tốt đâu.
− Phải mày không vậy Minh? - Thắng ngạc nhiên -Hình như hơi lạ nha, tự nhiên bênh vực "bà chằn" đó.
− Mày nói khó nghe thì có - Minh đỏ mặt, nhưng Thuỳ Dương tinh ý nhìn được, nhỏ cười mỉm định tra tới nhưng CẨm Thi chạy bay vào hổN hển gọi lớn:
− Hoa ơi, Lệ Hoa có tin vui rồi.
− Tin gì chứ -Hoa bật dậy như lò xo - Noi mau đi, tin gì?
− Đừng cho hay là Lệ Hoa trúng số độc đắc đó nha Thi - Thắng hớt lời liền bị nhận cái trừng mắt sắC như dao lam của Cẩm Thi làm cậu rụt cổ, le lưỡi thối lui nhún nhẹ vai -Thêm một bà chằn nữa Minh ơi.
− Thắng giảm bớt âm thanh lại, không ai nói mình câm đâu! - Thi ngồi xuống ghế thản nhiên kéo ly nước về phía mình uống cạn - Thiên Trang bạn Thiên Trang ở thành phố xuống rồi.
− Lãng xẹt! Chuyện nọ, xọ chuyện kia. Nói chưa xong chuyện này, nhảy sang chuyện khác.
− Còn Thắng, chuyên gia "chọt gậy bánh xe", biết gì đâu mà xen vào.
NGươì gì khó ưa đến lạ lùng - Cẩm Thi cự -Tất nhiên phải có sự liên quan người ta mới nói chứ.
− Vậy sao không nói mau xem sao? - Dương giục - Ai liên quan với ai.
− Hỏi làm gì, mình về nhà ngoại sẽ biết rõ thôi - Thắng lại lên tiếng -Nói trước, ai thân với nhỏ đó cứ đi.Tôi thì không!
− Nói ít một chút được không? -Minh kéo tay Thắng chỉ cái ghế ra hiệu - Mày làm ơn ngồi xuống đây cho Lệ Hoa nhờ.
Không biết gì thì vựa cột để nghe cho rồi, lên tiếng hoài. Con trai chi bẻm mép quá.
− Chí phải! Mắng như thế cho Thắng chừa cái tật cướp lời rồi nhảy tọt vô miệng người khác để ngồi.
Cẩm Thi nói và trừng mắt hình như muốn uy hiếp Thắng để rồi cuối cùng thì liếc cái đuôi sắc lẻm như lưỡi dao lam.
Nhưng lần này Thắng phản công mạnh - Vậy chứ Thi nói tôi nhảy miệng ai để ngồi cho lọt, chắc người đó cũng "mồm năm miệng mười" rộng tới mang tai quá.
− Thắng! - Thi ức khôNg chịu được, nên quyết định dùng tới "sát ưng trảo" của mình. Mười ngón tay vươn ra và chụp tới, nhưng Thắng do có đề phòng nhảy vội đi nơi khac cười khúc khích như trêu tức thêm đối phương - ái da, tôi sợ quá!
Hoa nôn nóng chận ngang sự đuổi rượt của hai bạn, nhăn mặt lên tiếng.
Coi như Hoa năn nỉ đi Thắng, làm yên ngồi yên cho Cẩm Thi nói việc gì kìa.
Đừng quên là tụi mình còn lên thành phố, Hoa phải thăm mẹ thôi.
Giọng nhỏ buồn bã thế nào ấy khiến Thắng giật mình ngồi ngay lại vị trí cũ.
− Khỏi lên thành phố chi cho mệt và tốn kém - Thi nói tiếp - Tóm lại lần này "đại ân nhân" của Lệ Hoa là một đối thủ "đáng gườm" khi trước.
− Ai vậy? Nói đại ra coi - Thắng nhổm lên giục thì bị Minh ấn mạnh vai ngồi trở lại.
− Thì Thiên Trang chứ ai.
− Thiên Trang ư? - Thuỳ Dương kinh ngạc - nói rõ hơn một chút được khôNg?
− Dĩ nhiên là được rồi. Lúc sáng tới nhà ngoại định rủ Dương đi sang đây tập trung lên thành phố.
− chuyện đó ai cũng biết rồi, nói mãi dài dòng quá!
− Thắng này xen ngang hoài. im đi cho bọn tao nhờ -Minh như nổi quạu, cự - Nói tiếp đi Thi.
− Ừ! -Thi nhìn Thắng xuôi cò,nhỏ cảm thấy rất hài lòng, hắng cao giọng nói tiếp - Thi gặp mẹ Lệ Hoa và bà thiếm ở nhà ngoại đó.
− Thiệt sao Thi? - Hoa chụp vai bạn rối rít - Mẹ mình sao rồi, khoẻ khôNg, cớ sao lại về, mổ rồi hả, nhanh như vậy à?Hay bị đuổi viện vì không có tiền?
− Bình tĩnh đi Hoa, để yên cho Cẩm Thi nói hết - Thuỳ Dương ấn vai bạn -Nè, ngồi xuống đây đi.
− Dương ơi, Hoa sợ sự thật sẽ là - NHỏ oà lên khỏc. Cẩm Thi cau mày gắt - Lệ Hoa dạo này mau nước mắt đến lạ, chẳng chịu nghe đầu đuôi, ất giáp gì cũng khóc được cả.
Là chuyện đáng vui, đáng mừng lúc nãy tôi nói rồi đó "chi hai lũ nhỏ ơi".
Mẹ hết bệnh rồi, mà không cần phải mổ, nghe rõ chưa?
− Thật hả Thi? Ôi! Sung sướng quá mẹ ơi... -Giọng Lệ Hoa reo vui không gì tả xiết, nhỏ ôm chầm lấy Thuỳ Dương cười ra nước mắt.
− Thật ra là sao vậy Thi?-Minh từ tốn hỏi -Nghe có rõ ràng không vậy?
− Lối xóm đông nghẹt nhà ngoại thăm hỏi chú mừng kìa, sao không nghe rõ được.
BÁc sĩ nói chỉ cần chạy tiau cũng bán tan sỏi nơi gan rồi, không cần phải mổ.
− Trời ơi, mẹ ơi con vui quá! -Hoa hét toáng lên - đi mau, tới nhà ngoại, mình rất muốn gặp mẹ các bạn ơi. Đi đi nhé.
− Khoan đã! Thi chưa nói xong mà đi nỗi gì.
− Vừa đi vừa nói cũng được vậy, Hoa không thể chần chơnàn thêm giây phút nào nữa đâu!
− Nhưng ta cần nói cho mi biết để chuẩn bị tâm lý và lời cảm ơn Thiên Trang và gia đình bạn ấy! - Thi nói nhanh - Họ chính là người ơn của Hoa.
− Tại sao?
− Bởi Trang đã giúp đỡ mẹ Hoa nhiệt tình trong điều trị kể cả tiền bạn vật chất, còn đem xe nhà mười hai chỗ ngồi đưa về tận nơi này.
− Thi, Hoa không nghe lộn chứ? Hay mi nói lầm.
− Không tin thì tới đó mà hỏi.
− Rất có thể là như vậy - Thuỳ Dương nói lớn giọng không giấu nỗi niềm vui.
− Chú ruột Thiên Trang vốn là một giáo sư tiếng tăm và uy tín ở bệnh viện Chợ Rẫy. Ông rất cưng chiều Thiên Trang. Nó mở lời nhờ vả, ông lập tức chấp nhận ngay, chẳng khó khăn chút nào.
− Thật vậy sao Dương?
− Nói dối Hoa làm gì. Thôi không đi thành phố nữa, mình về nhà ngoại mừng mẹ Hoa nhé các bạn.
− Không ngờ tính tìn như thế lại quá tốt -ThẮng phân vân lên tiếng.
− Trang còn không nghĩ tới huống chi là Thắng. Đi được chưa?
− Đi! - Cả nhóm ra sân đi nhanh về hướng nhà ngoại.
Hoa nói cười ríu rít. Chỉ có Minh là hơi trầm lặng. Bởi lẽ cậu đang suy tư theo đuổi riêng một hoài bão và tình cảm mới lạ đối với cô bạn gái vừa thoạt quen đã thấy quá gần.
Minh thật sự rất vui nhưng niềm vui còn phong kín chưa thể nói cùng ai, có lẽ chỉ duy nhất một người là Thiên Trang hiểu thấu!
Chiều! Đi giữa những con đường đất đỏ được bao quanh là những cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mượt mà như tấm thảm nhung chạy ngút ngàn tầm mắt. Thấp thoáng xa xa những rặng tre ngà khác, làng quê Việt Nam đẹp vô cùng, bạt ngàn bao câ trái, ôi giữa khoảng trời cao lộNg gió, rộng thoáng khoáng đãng là những cánh diều sải cánh nhiều kiểu dáng, vẽ trên nền trời xanh bao đường nét tuyệt vời của buổi chiều còn nhuộm ít nắng vàng sót lại.
Sợi dây chỉ bé cỏn con nối liền cánh diều căng gió lưng chừng trời và đất. "Đời thường và khát vọng!"
Trong không gian khoáng đãng bình an, những cổng đường làng đẹp đến lạ lùng. Trang đi cạnh Minh, cả hai cùng im lặng mà nghe lòng dịu êm như đang say vì vị ngọt của cây quả đầu mùa.
Họ nối bước bên nhau đi lần về dòng sông xanh thẳm lững lỡ trôi, êm đềm thơ mộng.
Màu sông như màu mắt Thiên Trang ngọc ngà dịu mơ, nhưng lắm lúc cũng biến động.
Cạnh bãi đậu ghe là Thuỳ Dương và Thắng, họ đang xếp và thả trôi theo dòng nước bao chiếc thuyền con xinh xắn, chòng chành rồi lãng đãng trôi về nơi vô định.
Hoa và Cẩm Thi từ đâu ùa ra cắc cớ mỗi người xô mạnh Trang và Minh vào nhau rồi tuôn chạy biến đi, mang theo hơi gió âm vang bao nụ cười hồn nhiên vui nhộn, chứa đầy niềm tin lẫn sức sống vươn lên, như bao cánh diều bay bỗng...
Chiều thật đẹp! Có lẽ trong suốt cuộc đời...ít ai có được những buổi chiều như thế này. Nó là hành trang cuộc sống là kỷ niệm êm đềm...là vầng thơ ký ức.
Ôi mùa hè!...Mùa hè chói chang nắng... nhưng ngọt ngào tình cảm của miền quê ngoại.

Hết


Xem Tiếp: ----