Chẩn Bệnh Thế Tử

Ngâm xong tôi lên cáng mà đi, tử cửa cung Khánh Thụy qua đình Quảng Minh, rồi qua cửa Đại Hưng, theo đường phía hữu đi hơn nửa dặm nữa thì đến dinh quan Chính Đường. Cửa dinh cao lớn, voi đi lọt, hai bên có dựng điếm túc trực[56] bày đồ nhung trang mười phần nghiêm chỉnh; quân lính canh ngày đêm, tra xét bọn người tạp nhạp. Tôi vào trọ trong phạn điếm. Bọn tòng nhân đi sắm sẵn áo mũ để tôi vào sảnh đường. Bấy giờ chuông lầu đã điểm canh tư. Trên sảnh bài thiết nghi trượng sáng bóng, chói cả mắt. Trước sân bọn lính đi lại như chợ. Tôi đứng đợi giờ lâu mới hỏi viên dịch trưởng trực nhật. Y nói: “Có phải lão sư là thày thuốc ở Hương Sơn tên là Lãn Ông chăng?”. Tôi đáp: “Chính phải đó! Nhưng sao quan nhân biết tôi?”. Người ấy nói: “Thời thường từng thấy thượng quan đàm đạo, lại nghe có Thánh chỉ tuyên triệu, nên mới biết việc đó; lão sư nên đợi một lát, Thượng quan vào chầu qua đây, đón xe mà yết kiến, thật thuận tiện”. Tôi theo lời ngồi đợi một lúc, quả thấy Thượng quan đi ra. Mọi người đều tránh né, im hơi. Trong sân có đặt một cỗ kiệu. Trước và sau kiệu, những người mang nghi trượng phân ban ra mà đứng chỉnh tề. Tôi rảo bước tới trước sân bái kiến. Vị thượng quan truyền cho chước miễn, lại kêu đến trước mặt, cười mà rằng: “Ngày nào thì khởi hành? Ngày nào thì đến kinh?”. Tôi thưa lại đầy đủ. Thượng quan quay lại, nói sẽ mấy câu với một vị quan nhỏ còn trẻ tuổi, rồi bước lên xe vào triều.
Tôi còn chưa hiểu ra sao thì viên quan này đến mời tôi về tư thất. Bấy giờ tôi mới biết thanh niên ấy là trưởng tử của thượng quan, tuổi ước trên dưới hai mươi, tướng mạo đẹp như ngọc. Vị này mời tôi ngồi cùng chiếu, tôi cố từ hai ba lần, vẫn cứ không nghe, một mực khiêm tốn, kế đó chia ngôi chủ khách mà ngồi. Quận hầu mở đầu rằng: “Nghe lão sư bão học hoài tài, nhởn nhơ nơi núi hang, cây đàn chén rượu làm vui, lại có lòng cứu giúp người, từng thấy cha tôi nhiều lần khen rằng hiện nay về nghề thuốc không ai ở trên lão sư. Tôi một lòng ngưỡng mộ đã lâu, may thay một sớm được thừa nhan, thật là tam sinh hữu hạnh”. Tôi cảm ơn, nói rằng: “Tôi là kẻ sơ cuồng[57] chốn sơn lâm, dám đâu sánh với đời. Quận hầu[58] ban cho tiếng khen ấy làm tôi sợ hãi vô cùng”. Quậ n hầu sai người đến dinh quan Trung Kiên truyền lính gác nhà quét sạch sân và nhà, kê giường trải chiếu, hẹn giây lát hồi báo. Người này đi chẳng bao lâu trở lại thưa rằng các việc đã xong xuôi cả. Quận hầu nói rằng: “Dinh này huyên náo không tiện, nhà chú tôi có một nơi tuy chẳng rộng rãi nhưng mát mẻ đáng yêu. Hiện nay chú tôi có công vụ phải qua trấn Sơn Tây cho nên mới để không cái dinh ấy, mời lão sư đến đó nghỉ ngơi”. Nói đoạn, đứng dậy dắt tôi đi qua nội sảnh ước độ vài mươi bước, theo cửa nhỏ mà vào, thì thấy ngoại sảnh, trung đường, phòng ngủ, nhà bếp đều có ngăn nắp. Quận hầu vào trung đường cùng tôi ngồi nói chuyện. Lúc đầu tôi tưởng đây cũng là công tử vương tôn sinh trưởng nơi phú quý, quen tập nhiễm thói phồn hoa; sau mới biết ông là người học vấn uyên bác, hiểu rõ những điều phải trái xưa và nay, phàm nhân tình thế vị đều đã nếm đủ, hơn nữa có tính khiêm tốn, tuyệt nhiên dung mạo không chút chi kiêu hãnh. Tôi thấy vậy lại càng kính phục. Trời gần tối ông mới cùng tôi cáo biệt. Tôi sai bọn theo hầu thu dọn hành trang để đi yên nghỉ. Còn bọn trấn binh đi hộ tống thì cho trở lại trấn cũ, khỏi nói đến nữa.
Tháng hai ngày mồng một, tôi nghe tiếng gõ cửa rất gấp. Tôi sai người mời khách vào thì thấy một tên lính hầu thở hổn hển bước tới. Đó là kẻ dịch mục của quan Chính Đường. Y thưa với tôi rằng: “Có thánh chỉ tuyên triệu lão sư, quan truyền mệnh còn đợi ở trụ sở của quan lớn tôi. Tôi vâng mệnh chạy đến báo lão sư biết và đã lấy lính bản dinh đem cáng đến đón ngoài cửa rồi, mời lão sư vào chầu trong phủ ngay”. Áo mũ chỉnh tề, tôi bước lên cáng đến cửa phủ. Lúc ấy dịch mục đi trước hét đường, còn cáng thì đi vùn vụt như thể ngựa chạy. Tôi bị một phen đưa đẩy, sốc sác lấy làm mệt nhọc. Khi đến cửa phủ thì được người dẫn đi qua hai lần cửa nữa rồi rẽ theo đường bên trái mà tiến bước. Tôi ngẩng đầu lên coi thì bốn phương tám mặt, nơi nào cũng cây cối um tùm, chim kêu hoa nở, gió thoảng hương đưa. Những hành lang, những bao lơn bước bước đều liên lu, nơi nơi đều cân đối. Kẻ gác cửa có việc gì thì truyền báo, kẻ công dịch qua lại như mắc cửi. Tôi thầm nghĩ: “Mình vốn là công gia tử đệ, sinh trưởng ở kinh đô, mọi chốn trong Cấm thành đều thông thuộc; duy sự thể trong phủ chỉ được nghe nói thôi, mới hay cái giàu sang của nhà vua chẳng phải tầm thường vậy”. Tôi ngâm mấy câu để ghi nhớ:
Kim qua vệ sĩ ủng thiên môn
Chính thị Nam thiên đệ nhất tôn
Họa các trùng lâu lăng bích Hán
Châu liêm ngọc hạm chiếu triêu đôn
Cung hoa mỗi tống thanh hương trận
Ngự uyển thời văn anh vũ ngôn
Sơn dã vị tri ca quản địa
Hoảng như ngư phủ nhập đào nguyên
 
Qua vàng[59] ngàn cửa lính canh đền
Đây chính trời Nam chốn chí tôn
Nguy ngật lâu đài sông Hán[60] khuất
Lung linh liêm mạc[61] ánh vàng xuân
Cung hoa không dứt mùi hương thoảng
Ngự uyển đưa kêu tiếng vẹt dồn
Quê kệch chưa tường nơi vũ nhạc
Tưởng mình đâu lạc tới đào nguyên.
Hải ngạn kinh hành khách
Thương mang vạn lý thu
Ba đào chấn ngao cực
Vân vụ khởi thiên thu
Dục nhặt thiên trùng lãng
Tùy phong nhất diệp chu
Cổ nhân ta hoạn hải
Thâm ý tại trầm phù.
 
Trông biển lòng ai sợ
Khí thu tỏa khắp miền
Ba đào xua cá vực
Vân vụ mấy tầng thiên
Trời tắm ngàn trùng sóng
Gió đưa một lá thuyền
Hoạn đồ người thuở trước
Thăng giáng ý lo phiền.
Hôm ấy quan văn thư sai trấn binh chọn lấy ba chiếc thuyền mành để qua cửa Cự Nham (tên xã) là chỗ cửa biển, rồi lên bờ đến chợ Hàng Cơm mà tạm trú. Ngày 25 noi đường thượng đạo mà đi (đường hạ đạo qua Thần Phù[29]), qua vài nơi có tôn lăng đều rời cáng đi bộ. Chiều tìm đến chợ trú ngụ. Ngày 26 dậy đi sớm, sau giờ ngọ đò qua bến Đài Sước[30], đến chợ huyện nghỉ ngơi ăn cơm trưa. Bỗng thấy một người khăn áo thầy tu, tay chống gậy trúc đang đi tới, phiêu nhiên có dáng xuất trần. Tôi lấy làm lạ hỏi người chủ quán, y đáp rằng: “Ông ấy vốn là sư trụ trì tại sơn tự, tinh thông nghề bói toán”. Tôi sai duợc đồng mời sư đến nhà, phân ngôi chủ khách. Tôi nói: “Được biết ông am tường về Dịch lý, muốn hỏi một quẻ về tiền trình được chăng?”. Nhà sư không chối từ, đáp ngay rằng: “Quan nhân năm nay bao nhiêu tuổi, muốn hỏi việc gì, nên thành tâm cầu xin, tự nhiên sẽ có linh nghiệm”. Tôi liền nhất nhất nói rõ. Nhà sư suy nghĩ giây lát, rồi nói to lên rằng: “Đẹp thay! Tốt thay! Đúng là có việc phi thường rồi!”. Tôi nói: “Người quân tử hỏi về điều dữ, chẳng hỏi chi về điều lành. Xin tiên sinh đừng có giấu giếm gì cả”. Nhà sư đáp: “Tôi bói được quẻ Nguyên thủ[31], đó là cái tượng vua sáng tôi hiền, Chu tước[32] ngậm thư rất vượng, Thanh long[33] ở giữa, Bạch hổ ở cuối, Quả nhân[34] gặp bản mệnh, Dịch mã[35] ứng với hành niên, quả là ứng vào việc trưng triệu, ba lần truyền đều có nhật can thời chi Lục hợp[36]. Cá nước vui duyên, giao long gặp mưa. Đó là cái triệu toàn cát toàn mỹ. Tuy nhiên cái điều phải lo ngại là Bạch hổ nhập tù, đến Kinh sẽ mắc bệnh”. Tôi nghe nói thầm nghĩ rằng: Người này học thuật tinh vi, hình mạo nham cổ, ắt có cái hiểu biết hơn người, chỉ tiếc là khi gặp được thì đã muộn, làm sao tìm biết được hết cái văn kiến súc tích của người ta. Tôi đem đầu đuôi việc mình nói thật cả ra, lại bảo rằng: “Tôi ở nơi cùng sơn tuyệt lĩnh, mây đầu non trăng mặt biển, một thú u nhàn mến tiếc chẳng rời, không biết khi nào mới được quay trở về đánh bạn cùng lũ hươu nai, chuyện trò mỗi chiều tà với bọn ngư tiều”.Nhà sư nghe nói vậy thì than thở mãi mà rằng: “Đồ cao lương làm cho phủ tạng con người ta phải đam mê; sao những kẻ khác đều mê cả mà riêng ngài lại tỉnh sao? Duy quẻ này ứng vào việc chủ khách cát vượng, trên dưới sinh hợp, nên ngày trở về của quan nhân chưa thể biết được”. Tôi nghe nói than dài mấy tiếng, sai dược đồng mang lại một món tiền lớn để hậu tạ. Nhà sư nhất mực từ chối mà rằng: “Trong chuyến đi này của quan nhân, bần đạo chỉ nguyện được uống mấy chén kinh tửu[37] là đủ rồi”. Tôi sai kẻ tùy tùng đến quán rưọu mua một chén thật ngon. Ông ta vui vẻ hai tay đón nhận, chẳng hỏi đồ nhắm, đổ rượu đầy một bát, há mồm như rồng hút sóng, nuốt một hơi hết sạch, nhổ một bãi nưóc bọt dưới chỗ ngồi, khen ngon, đoạn chắp tay vái chào mà từ biệt. ------------------------
[1] U trai: nhà ở sạch sẽ và tĩnh mịch để học hay để tu luyện.
[2] Tương phi: Nga Hoàng và Nữ Anh là hai bà phi của vua Ngu Thuấn. Sau khi vua Thuấn băng, hai bà ở đất Thương Ngô, rồi đến sông Tương, khóc lóc thảm thiết, gieo mình chết.
[3] Hương Sơn: tên huyện thuộc tỉnh Nghệ An ở phía nam sông Cả, tức là sông Lam Giang (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh).
[4] Nguyên văn: vương mệnh bất sĩ giá. Ý nói mệnh của Chúa phải thi hành cấp tốc như ngựa không kịp thắng yên.
[5] Quan Chính Đường: Chỉ Huy quận công Hoàng Đình Bảo, trước tên là Đăng Bảo, sau đổi là Tố Lý, lại đổi là Đình Bảo; người xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay; cháu của Hoàng Ngũ Phúc, đậu hương tiến, lại đậu tạo sĩ, lấy con gái chúa Trịnh Doanh. Năm 1777, làm trấn thủ Nghệ An; năm 1778, được Trịnh Sâm cho coi việc phủ chúa và lĩnh chức trấn thủ Sơn Nam. Sau khi Trịnh Sâm mất, giữ chức phụ chính, sau bị quân Tam Phủ nổi loạn giết chết (loạn Kiêu Binh).
[6] Đông cung thế tử: tức Trịnh Cán, con Trịnh Sâm và Đặng Thị Huệ.
[7] Lợi hại: điều lợi và điều hại. Nghĩa bóng: quan hệ, ghê gớm.
[8] Tam công: ba chức quan lớn trong triều đình, tức Thái sư, Thái phó và Thái bảo.
[9] Cơ công: chỉ Cơ Đán tức là Chu Công, chú vua Thành Vương nhà Chu, có công dẹp loạn miền đông nam, trở về cải định quan chế, sáng chê lễ pháp; sau lại đóng đô ở Lạc Ấp, gọi là Đông Đô.
[10] Hiên Kỳ: Hiên Viên hoàng đế và Kÿ Bá, hai người có công trong y học thời cổ.
[11] Đạo đồ: học trò theo học thuốc.
[12] Đồ thư: tranh và sách. - Gươm đàn: thanh gươm và cây đàn, đồ dùng của người học trò xưa.
[13] Vĩnh Dinh: một địa điễm ở vùng Vinh.
[14] Bặt thiệp: đi trên cỏ và lội trong nước, có nghĩa lặn lội khó nhọc.
[15] Cấm Giang: sông ở vào hai huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
[16] Thiết Cảng: có nghĩa cửa Sắt ở đông bắc huyện Hưng Nguyên và phía nam huyện Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
[17] Dưỡng chân: nuôi dưỡng cái tính thành rất mực.
[18] Ba sinh: do chữ Hán tam sinh có nghĩa là ba lần sinh ra ở đời để trả cho hết duyên nợ (duyên nợ ba sinh).
[19] Đông Lũy: tên làng thuộc huyŒn Đông Thành, tỉnh Nghệ An.
[20] Vị khí: cái khí trong dạ dầy.
[21] Hoàng Mai: tên xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
[22] Long Sơn: tên núi ở làng Nhân Sơn, huyŒn Quÿnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
[23] Giờ ngọ: khoảng thời gian từ 12 giờ đến hết 14 giờ ngày nay.
[24] Theo Trung Quốc Sử Lược của Phan Khoang thì vua cuối cùng nhà Tống dời ra ở đảo Nhai Sơn (Quảng Đông), có đại tướng Trương Thế Kiệt, tể tướng Lục Tú Phu phò trợ. Quân Nguyên đánh Nhai Sơn, Tú Phu cõng vua nhảy xuống bể tự tử (1279). Thế Kiệt đi đường thủy qua Việt Nam mưu sự khôi phục, đi đường gặp bão, thuyền chìm mà chết.
[25] Khe Lãnh Thủy, ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, về phía bắc. Khe từ trong núi chảy ra, nước lạnh ghê người, nên gọi là thế
[26] Hoan Ái: Nghệ An và Thanh Hóa.
[27] Hộ tống nghênh: thay đổi nhau mà tiễn đưa và nghênh đón (nói về hình trạng núi non).
[28] Tiên thạch vân nang: sự tích Tần Thủy Hoàng muốn xây một cái cầu bằng đá ngoài biển để tiện đường đi về phương đông. Một đạo gia học được phép đưa đá ra biển, lấy roi đánh vào những hòn đá, đá cũng phọt máu, rồi dùng bao bỏ đá mà quẩy đi.
[29] Thần Phù: tên cửa biển cũ ở chỗ giáp giới tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hóa (địa hạt huyện Yên Mô và huyện Nga Sơn). Cuối đời Lê, cửa ấy bị ậát bồi lấp hết. Nay ờ huyện Yên Mô có một cái tổng tên là Thần Phù.
[30] Đài Sước: tên đèo. Nghĩa đen, đèo kinh hoàng.
[31] Nguyên thủ: vua một nước. Ngày nay bất luận quân chủ, dân chủ, người nào làm thủ lãnh toàn quốc được gọi là nguyên thủ.
[32] Chu tước, Bạch hổ: hai trong sáu vị thần thuộc Hắc đạo trong tháng. Ở phương nào và ngày nào những vị thần ấy xuất hiện, người ta kiêng việc làm đất cát, nhà cửa, dời chỗ ở, đi xa, làm giá thú, xuất quân.
[33] Thanh long: một trong sáu vị thần thuộc Hoàng đạo. Sáu vị thần ấy là Thanh long, Minh đường, Kim quỹ, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh. Ngày nào trong tháng gặp vị thần ấy thì nên làm mọi việc, tránh được các điều hung ác.
[34] Quý nhân tức là Thiên ất Quý nhân, chia ra Dương quý và Âm quý; thần này có được sự hòa bình của âm dương phối hợp, nên khiến người gặp những điều tốt đẹp.
[35] Dịch mã: vị thần ảnh hưởng thích hợp cho việc phong tặng quan tước, đi xa, dời chổ ở, v..v..
[36] Lục hợp: tên thần lúc nhật nguyệt nhập hội (nhật nguyệt hợp tú chi thời). Ngày có Lục hợp nên hội tân khách, kết hôn nhân, lập khế khoán, hợp giao dịch.
[37] Kinh tửu: rượu do người Kinh chế tạo.