Hồi 98
Bể Thước Đo Lòng

Triệu Sĩ Nguyên ngẩng mặt lên không, bật cười ha hả:
- Rất tiếc hòa thượng chạm hơn một chút! Ba viên xá lợi đã quy hoàn cố chủ.
Lão hòa thượng hét lớn:
- Một lý do nữa khiến bần tăng không dung thứ được ngươi.
Lão lắc đôi vai rộng, thân hình chớp lên, phát xuất một chiêu trong thần quyền của phái Thiếu Lâm.
Chiêu đó có cái tên là Kinh Thiên Động Địa, một chiêu phủ đầu từ trên giáng xuống.
Khí thế của lão mãnh liệt vô cùng, quyền phong cuốn ào ào, tay quyền của lão chuyển động như núi đổ.
Thiếu Lâm Thần Quyền là một trong bảy mươi hai tuyệt kỷ của phái Thiếu Lâm, giả dĩ lại do một bậc cao tăng thi triển dĩ nhiên có cái áp lực phi thường.
Bên ngoài, Triệu Sĩ Nguyên cười sang sảng, song trong tâm chàng cũng phải hãi hùng, thầm nghĩ:
- Lão hòa thượng này quả có thần lực, bình sanh ta chưa hề gặp một tay có nội gia công phu thâm hậu như lão! Lão không kém Âm Dương lệnh chủ hoặc Vô Tình lệnh chủ chút nào!
Giả như ta không dùng Thiên Linh Tam Thức, cũng chưa chắc gì ta thủ thắng nổi!
Chàng nổi máu anh hùng, nhất định không dùng Thiên Linh Tam Thức.
Vận khí đan điền, chàng tung bổng người lên, tạt qua một bên nhượng chiêu đầu tiên của lão.
Hòa thượng đánh hụt, vọt mình tới luôn, xoay nửa vòng, đối diện với Triệu Sĩ Nguyên, hai tay cùng đưa lên, đánh ra chiêu Song Long Song Châu.
Quyền phong tỏa rộng trong một trượng tròn, cuốn đi ào ào như sóng vỗ.
Chiêu thứ hai của hòa thượng mãnh liệt hơn chiêu đầu gấp mấy lần.
Triệu Sĩ Nguyên cau mày, đảo bộ tránh luôn, chứ chưa hoàn thủ.
Hai lần đánh hụt, hòa thượng sôi giận hét lên một tiếng lớn:
- Xem đây!
Xuống tấn vững như núi, chân lún sâu vào đá, tay hữu bẻ vuông giác độ, cánh tay khoét một vòng, lấy đà rồi bàn tay trả lại tư thế bình thường quạt tới.
Tay tả đồng động tác, phát tiếp một chiêu nữa.
Hai tay tuy trước tuy sau, song lực đạo phát huy rồi lại hợp nhất ngay, tạo thành một cột trụ lực đạo, chiếc cột đó xoáy tròn tròn đồng thời di động tới mãi, bức dồn không khí, thành một áp lực hùng mãnh.
Rồi như một hỏa lôi, cây trụ đó bỗng nổ tung ra, không gian chấn động, vách núi rung rinh.
Triệu Sĩ Nguyên khen thầm:
- Luyện thần quyền đến mức độ đó là đạt đến tột đỉnh hỏa hầu.
Lần này chàng không né tránh, ngang nhiên vươn hai cánh tay nghinh đón.
Qua hai lần thực nghiệm, chàng biết là mỗi lượt chuyển mình, hòa thượng nương thế gia tăng lực khí.
Do đó chàng không tạo dịp cho lão ta nữa.
Giả dĩ, thực sự thì lúc đó, dù chàng có muốn tránh, chỉ sợ chàng không tránh kịp.
Chàng ngưng tụ chân khí, tiếp chiêu liền.
Một tiếng nổ làm rung rinh cục diện, cát bụi đá bay mù mịt, lâu lắm không gian mới lắng đọng lại như thường.
Hòa thượng bị chấn dội xa hơn trượng, thần sắc nhợt nhạt, thở hồng hộc như trâu, tuy lão không chịu đựng nổi Thiên Linh Thần Chưởng của Triệu Sĩ Nguyên, song chừng như lão chẳng bị tổn thương quan trọng.
Triệu Sĩ Nguyên không việc gì.
Xuất phát chiêu đó chàng vận dụng bảy thành lực thế mà hòa thượng vẫn không hề hấn, bất quá lão bị chấn dội vậy thôi.
Như thế công lực của hòa thượng quả thật cực kỳ thâm hậu.
Triệu Sĩ Nguyên hết sức hãi hùng, nhìn sững lão, tự hỏi lão là ai?
Trong võ lâm hiện đại, theo chàng hiểu thì có thể không một nhân vật nào chịu nổi một chưởng Thiên Linh với bảy thành lực của chàng.
Nhưng hòa thượng này lại chịu nổi!
Nếu lão ta trở thành một ma đầu thực sự thì lão phải lợi hại hơn Tào Duy Ngã gấp mấy bậc.
Lão hòa thượng tự cho mình là vô địch trong thiên hạ, bây giờ lại bại nơi tay một thanh niên, tự nhiên lão phải hận hơn là khâm phục, do đó lão bật cười khan, từ từ bước tới.
Triệu Sĩ Nguyên cũng bực cho con người không biết tự lượng sức mình, chàng bắt buộc phải dằn mặt lão ta một phen, nếu cần cũng có thể hạ sát lão luôn để trừ một hậu hoạn cho phái Thiếu Lâm.
Chàng nghĩ một cao tăng trong Thiếu Lâm tự phải có đức độ hơn người, song lão hòa thượng này xem ra còn đầy tham săn si như vậy hẳn có cái tâm bất chính, và trước sau gì lão ta cũng có hành động đáng tiếc như Phổ Tế đại sư.
Chàng bật cười sang sảng, vận tụ chân khí chờ đợi.
Lão hòa thượng bước tới một bước, rồi một bước, cuối cùng song phương chỉ còn cách nhau độ bốn năm thước thôi.
Họ sắp sửa xuất thủ, và lần này thì hẳn là phải một còn một mất.
Bỗng có tiếng y phục quét gió rẹt rẹt từ xa vọng đến.
Lão hòa thượng và Triệu Sĩ Nguyên cùng giật mình, không hẹn mà đồng cùng lùi lại phía hậu năm thước, nới rộng khoảng cách giữa nhau. Họ cùng nhìn về phía đó.
Có tiếng niệm phật hiệu rất gần:
- A di đà phật!
Tiếng niệm phật hiệu vừa dứt, bốn bóng người lao vút đến cục trường.
Bốn người đó là Tứ Phật Thiếu Lâm, Liễu Nhân, Liễu Duyên, Liễu Trần và Liễu Phi.
Trông thấy Triệu Sĩ Nguyên, Liễu Nhân lão tăng lộ vẻ mừng kêu lên:
Tố Dung cô nương đến đúng lúc, giải tỏa một lúng túng cho Âu Dương Ngọc Kỳ và cho cả chàng.
Nàng không thể đáp mà chàng cũng khó nói tiếp!
Nhưng có sao đâu? Miễn là nàng hiểu được chàng thì thôi! Bao nhiêu đó cũng đủ cho nàng hiểu chàng rồi?
Chàng không đòi hỏi gì hơn, rồi đây thời gian sẽ sắp xếp mọi việc cho nhau kia mà!
Bây giờ chàng nhớ đến Võ Lâm Tứ Khuyết.
Chàng đã cắt đặt họ Ở quanh vùng chờ đón Âu Dương Ngọc Kỳ. Nàng đến Tung Sơn rồi, nàng cũng vào khu Thiếu Lâm tự thuyết phục môn đồ Vô Cực phái rồi.
Thế sao Tứ Khuyết chưa trở lại hội họp với chàng.
Chàng hú vọng một tiếng dài. Tiếng hú chấn động cả núi rừng trong một phạm vi rộng lớn.
Hú xong chàng chờ một lúc lâu, chẳng nghe bọn Tứ Khuyết đáp lại.
Chàng khẩn trương phi thân lên mô đá cao, hú vọng lượt nữa, lần này chàng báo hiệu triệu tập cả bốn người.
Nhưng thời khắc trôi qua, Tứ Khuyết vẫn vắng bóng.
Như vậy là có biến cố xảy đến cho họ rồi!
Không còn chờ đợi được nữa, Triệu Sĩ Nguyên lập tức chạy về phía chân núi Thiếu Thất, lướt qua các chỗ ẩn nấp của Tứ Khuyết.
Tất cả đều biến mất dạng.
Chàng lại lo sợ họ đã theo tiếng gọi triệu tập, trở lại Thiếu Lâm tự rồi, liền quay mình trở lên núi.
Nhưng đang đi chàng nghe như có tiếng kêu la từ phía Thái Thất Phong đưa đến.
Lắng nghe qua âm thanh, Triệu Sĩ Nguyên nhận ra chính Mã Hoằng phát xuất tiếng kêu la!
Lập tức chàng giở thuật khinh công lao vút mình về hướng đó, chàng càng đến gần càng nghe tiếng kêu la vang to hơn.
Khoảng cách chỉ còn độ năm trượng.
Chàng thầm nghĩ, người nào đó chế ngự được bọn Tứ Khuyết cùng một lúc, một chỗ, hẳn phải là tay có bản lĩnh cao lắm.
Chàng không dám khinh thường xuất hiện đột ngột, mà âm thầm tiến tới.
Trước mắt chàng là một gành đá nhô ra, dưới gành có một ngôi thần miếu.
Miếu sơn thần, nơi núi nào lại chẳng có? Miếu không lớn lắm, bất quá chiếm một địa diện độ trượng vuông thôi.
Những tò a sơn thần miếu này phần lớn là do tiều phu và giới thợ săn dựng lên, trước để cầu ơn trên phù hộ hành nghề, sau có chỗ nghĩ chân những lúc đi về.
Cho nên lối kiến trúc rất đơn giản.
Trước miếu có cây to, tàng rộng tròn như chiếc tán. Tứ Khuyết bị treo thòng lòng từ tàng cây, thân hình đong đưa theo gió.
Trước mặt Tứ Khuyết có một lão hòa thượng thân vóc ốm gầy như que củi, dáng thấp.
Hòa thượng đang cầm một cành khô đập liên hồi vào Tứ Khuyết, song luân phiên từng người một.
Tứ Khuyết hiện tại có bản lĩnh khá lắm rồi, thừa sức chịu đựng những sự hành hạ thông thường, thế mà vẫn kêu la ơi ới, như vậy đủ biết hòa thượng đang thi triển một thủ pháp rất độc đối với họ.
Triệu Sĩ Nguyên để ý, chỉ nghe mỗi một mình Mã Hoằng kêu lớn quá, còn Kim Lập, Trương Phàm và Từ Kiệt thì cắn chặt hai hàm răng, bất quá họ chỉ rên ư ư rất khẽ vậy thôi.
Đau kêu là đã đành, roi chưa đến mình Mã Hoằng đã rú lên rồi.
Do đó hòa thượng đánh hắn nhiều hơn ba người kia.
Thực ra chẳng phải Mã Hoằng nhát sợ hơn ba người kia, sở dĩ hắn kêu la như vậy là để báo động thôi.
Nếu Triệu Sĩ Nguyên có đi ngang qua đó hẳn phải nghe, và cả bọn bốn người sẽ được cứu.
Hòa thượng mỗi lần đánh một người là mỗi lần hỏi:
- Nói hay không nói? Triệu Bồi Nhân hiện ẩn cư ở tại địa phương nào?
Không một ai đáp lời hòa thượng.
Kim Lập, Trương Phàm và Từ Kiệt thì im thin thít, trừ rên ư ử, còn Mã Hoằng thì la hét như heo bị chọc tiết.
Họ bị đánh khá nhiều, y phục rách nát, da thịt cũng rách nát, chỗ nào chưa rách thì sưng phù lên, lằn roi chằn chịt.
Trông thấy cảnh đó, Triệu Sĩ Nguyên sôi giận bừng bừng.
Tại sao có chuyện phi lý như thế! Chàng chịu khổ sở ngàn vạn dặm đến đây cứu Thiếu Lâm tự thoát khỏi đại nạn, rồi bây giờ chính hòa thượng Thiếu Lâm lại dùng thủ pháp Bách Luyên Sang Ma, một trong bảy mươi hai tuyệt học của Thiếu Lâm phái, tra khảo bốn người vệ sỉ của chàng, truy tra tung tích phụ thân chàng?
Nhưng chàng chưa vội phản ứng, chỉ cười lạnh, gằn giọng:
- Dừng tay đi thôi!
Chàng đã đến trước mặt hòa thượng.
Tuy nhiên chàng không xuất thủ bất ngờ, chỉ muốn đoạt cành cây nơi tay lão hòa thượng, sau đó sẽ dùng lời nghiêm nghị trách cứ.
Với ý định đó, chàng vươn tay ra chụp cành cây nơi tay lão hòa thượng.
Nào hay, cành cây lại vuột tay chàng, như một vật trơn tuột khỏi mấy ngón tay do sức kéo của người cầm vật.
Hòa thượng lại hạ thấp mình xuống, vọt ngược về phía hậu, xa hơn trượng.
Lão đứng lại, trố mắt nhìn Triệu Sĩ Nguyên, vẻ kinh hãi hiện nơi mặt, lão cất giọng khàn khàn, nửa tán nửa mỉa:
- Khá lắm đó! Suýt chút nửa là ngươi đắc thủ rồi! Có bản lĩnh như vậy, kể ra ngươi cũng đáng là cao thủ thượng thặng trên giang hồ. Song không may cho ngươi, là gặp phải bần tăng. Kết quả ngươi vẫn vô dụng như thường!
Triệu Sĩ Nguyên cũng kinh ngạc, không tưởng là lão hòa thượng thành tựu đến mức độ đó.
Tuy nhiên chàng không tin là lão hòa thượng thắng nổi chàng.
Bất quá chàng khinh thường một chút mà thành sơ thất, vả lại chàng cũng không hoàn toàn có ác ý đối với lão hòa thượng.
Đấu với eight:10px;'>
Vầng cương khí bao bọc quanh chàng bị chấn động mạnh.
Nơi ngón tay áp út của Châu Thiên Nhậm có một chiếc nhẫn, nơi chiếc nhẫn có gắn một mũi châm màu lam.
Chính mũi châm đó chọc phá vầng cương khí của Triệu Sĩ Nguyên, vầng cương khí có thể ngăn chận chưởng lực, song không ngặn chận nổi một mũi nhọn do bàn tay ấn vào.
Giả như ám khí từ xa phóng đến thì vầng cương khí có thể đẩy bật ra, hoặc xô vẹt qua một bên, nhưng mũi châm không do đà phóng lao vút đến mà lại do áp lực ấn vào.
Tự nghiên nó phải xuyên thủng.
Cương khí bị xuyên thủng một chỗ là toàn diện bị phá hủy qua sức chấn động của mũi châm.
Trong trường hợp này, nhứt định là mũi châm phải đâm xuống đầu vai Triệu Sĩ Nguyên.
Châm tự nhiên có tẩm độc, dù chàng có cơ thể bách độc bất xâm đành là không sợ độc, song để châm đâm trúng vai thì trong cuộc tỷ thí chàng cầm như bại rồi.
Bại là phải theo lão, làm môn đệ của lão!
Cho nên khi nào chàng dám để bại!
Lập tức chàng thi triển chiêu thức Ngọa Vân Khán Nguyệt, đồng thời uốn mình theo thế Thiết Bản Kiều, vừa lách vai qua một bên, vừa ngã người về phía hậu, ngửa bụng lên, tránh mũi châm.
Nhưng bàn tay của Châu Thiên Nhậm vươn dài theo, dù lão không hề nhích bước.
Lão áp dụng môn công Thông Tý Thần Quyền tuyệt diệu, bàn tay của lão tìm vai của Triệu Sĩ Nguyên mà ấn xuống.
Chịu hai chân làm trục, thân trên chơi vơi, Triệu Sĩ Nguyên lách quá né lại, tránh bàn tay của Châu Thiên Nhậm, vất vả vô cùng, mà nguy hiểm không tưởng nổi!
Thiềm trưởng lão thở dài, nghĩ thầm:
- Tiếc thay!
Lão nhắm mắt lại, không nở nhìn một thảm cảnh.
Nhưng song phương với tư thế đó, tương trì qua một lúc, Châu Thiên Nhậm vẫn chưa đánh trúng được đầu vai của Triệu Sĩ Nguyên.
Tuy nhiên Triệu Sĩ Nguyên làm sao chịu đựng nổi trong tư thế đó một cách lâu dài?
Bỗng chàng hú vọng một tiếng lớn, đảo nhanh mình qua một bên, chỏi hai tay xuống đất, nhấc bổng đôi chân lên, phóng luôn song cước qua Châu Thiên Nhậm.
Song cước cùng nhằm một đích chung, song cước chạm đích bật kêu một tiếng bịch, Châu Thiên Nhậm bị bắn tung lên, văng ra xa ngoài hai trượng.
Triệu Sĩ Nguyên đứng dậy liền, Châu Thiên Nhậm rơi xuống rồi cũng lộn người qua một vòng, lấy thế đứng lên ngay.
Thoát hiểm rồi Triệu Sĩ Nguyên rùng mình, cho rằng vừa tiếp nhận một bài học đích đáng, từ nay chàng sẽ không bao giờ dám khinh suất, xem thường bất cứ ai.
Phần Châu Thiên Nhậm tuy không thọ thương, song bị đá bay như vậy là cầm cái bại trong tay.
Bại là hi hữu! Bại là giao bức chân dung tổ sư cho Triệu Sĩ Nguyên rồi!
Lão thừ người một lúc lâu rồi ngẩng mặt lên không, nhếch nụ cười thảm, lão cười luôn mấy lượt, cuối cùng đôi mắt lão rực sáng niềm bi phẩn cực độ.
Lão nhìn sang Thiềm trưởng lão.
Thiềm trưởng lão giật mình, hai tay ôm ngực, bên trong áo có bức chân dung tám vị tổ sư.
Bằng mọi giá lão phải bảo vệ chân dung đó, nhất định không để nó trở về tay Châu Thiên Nhậm.
Để chắc ý hơn, lão toan vút mình rời khỏi cục trường.
Lão chậm hơn Châu Thiên Nhậm một giây, lão chưa nhích động thân hình, Châu Thiên Nhậm đã bay lên rồi.
Nếu Châu Thiên Nhậm đáp xuống, là chận đầu Thiềm trưởng lão ngay.
Ngờ đâu Châu Thiên Nhậm bất thình lình xoay người nửa vòng trở lại chỗ cũ.
Chân vừa chấm đất lão hét to:
- Kẻ nào trong rừng đó! Sao dám ám toán lão phu?
Thì ra trong khu rừng gần đó có người phóng chỉ phong trúng huyệt Kiên Tỉnh ở đầu vai Châu Thiên Nhậm.
Do đó lão bắt buộc phải quay mình trở lại bị điểm huyệt rồi, có đáp xuống cũng vị tất còn đủ công lực tranh đoạt bức chân dung với Thiềm trưởng lão.
Châu Thiên Nhậm vừa quát, từ trong rừng hai bóng người cũng vừa xuất hiện.
Hai người đó bước tới trước mặt Châu Thiên Nhậm.
Một người nghiêng mình, cung kính thốt:
- Điệt nữ kính chào sư thúc!
Châu Thiên Nhậm nằm mộng cũng không tưởng là gặp Âu Dương Ngọc Kỳ trong phút giây này.
Cứ theo sự ước hẹn của lão với Âu Dương Ngọc Kỳ thì nàng phải đến Thiếu Lâm tự sau khi lão tiếp thu ngôi chùa.
Tại sao nàng đến sớm?
Người kia dĩ nhiên là Tố Dung cô nương!
Bởi quá kinh ngạc về sự xuất hiện bất ngờ của Âu Dương Ngọc Kỳ, Châu Thiên Nhậm sửng sờ một lúc lâu.
Vô Vi Tiên Tử Âu Dương Ngọc Kỳ cười nhẹ, đáp:
- Hẳn Châu sư thúc không ngờ là điệt nữ đến quá sớm?
Châu Thiên Nhậm quắc mắt căm hờn nhìn Thiềm trưởng lão gằn giọng:
- Phải ngươi không?
Thiềm trưởng lão điềm nhiên:
- Sư huynh đã biết thì còn hỏi làm chi nữa?
Châu Thiên Nhậm run người:
- Ngươi bán bạn, cầu vinh?
Thiềm trưởng lão nghiêm sắc mặt:
- Sư huynh cho là tiểu đệ bán sư huynh?
Châu Thiên Nhậm hừ một tiếng:
- Chẳng lẽ không phải vậy?
Thiểm Hải Xuyên ngẩng mặt lên không, cười lớn:
- Vì sơ suất, tiểu đệ bị lừa, do đó chờ thời cơ chuộc tội, như thế mà gọi là bán bạn cầu vinh được sao, sư huynh? Còn sư huynh? Phản sư, bội phái, hành vi đó sẽ được kết luận như thế nào?
Châu Thiên Nhậm nghẹn lời.
Bây giờ lão đã lở ngồi trên lưng cọp, phải ngồi luôn. Dù lòng người đã bỏ lão dần dần, lão cũng không thể quay đầu trở lại.
Lão nhìn quanh sáu vị trưởng lão còn lại, nghiến răng buông nặng:
- Ai còn tưởng đến bổn tòa, cứ theo bổn tòa?
Không người nào đáp, không người nào nhúc nhích.
Thế là lão ta hoàn toàn bị bỏ rơi, đúng trong lúc không cửa không nhà!
Chua chát thay!
Lão dậm chân, tiếp nối với giọng căm phẫn:
- Tốt! Trong tương lai lão phu sẽ thu thập từng người một các ngươi.
Một Triệu Sĩ Nguyên lão còn phải bại, huống hồ có cả Âu Dương Ngọc Kỳ? Huống hồ toàn thể các vị trưởng lão đã sang qua cái thế đối lập?
Nếu lão không bỏ đi thì hẳn là ngu lắm!
Thi triển chiêu thức Nộ Thi Xuyên Vân, lão tung bổng mình lên không.
Âu Dương Ngọc Kỳ gọi gấp:
- Châu sư thúc khoan đi! Hay nghe tiểu điệt nữ nói một câu!
Nàng phi thân theo liền, chận đầu Châu Thiên Nhậm.
Lão bật cười ghê rợn:
- Liễu đầu tìm cái chết!
Bỗng lão lộn người, chân lên cao, đầu trở xuống, hai tay cùng đưa ra.
Lão phát xuất chiêu Lực Phách Hoa Sơn, với mười hai thành lực, mãnh liệt phi thường.
Phát chưởng đó, có ít nhất cũng trên ngàn cân nặng.
Mọi người đều biến sắc, lo sợ cho Âu Dương Ngọc Kỳ. Chỉ có Triệu Sĩ Nguyên thản nhiên điểm một nụ cười.
Ầm!
Một con trốt lốc do cương khí tạo thành, xoáy vù vù, hốt cát bụi bốc lên, thẳng như cột trụ.
Châu Thiên Nhậm bị cây gió trốt đó bốc lên cao hơn ba trượng mới rơi xuống.
Phần Âu Dương Ngọc Kỳ thay vì qua cái chạm đó, hoặc lùi hoặc đứng lại một chỗ nếu không bị chấn dội, nàng lại lướt tới, theo cây gió trốt lên cao.
Nàng lên cao, không do ảnh hưởng của cái chạm dưới bất cứ hình thức nào, mà chính do cái ý của nàng vọt theo để kịp thời hứng Châu Thiên Nhậm khỏi rơi xuống đất.
Rồi nàng buông mình xuống, đặt Châu Thiên Nhậm êm đềm trên mặt đất.
Châu Thiên Nhậm bị chấn động mạnh, lúc còn ở trên không, lão ta đã trào máu miệng quá nhiều, xuống mặt đất, lão còn mửa mấy búng máu nữa.
Lão cố gượng đứng lên, bước thử mấy bước, đoạn thở dài.
Lão nghĩ, trong thiên hạ ngày nay, trừ Triệu Sĩ Nguyên ra lão chẳng biết ngán một ai.
Bây giờ lại có thêm Âu Dương Ngọc Kỳ.
Thực ra lão cũng còn mấy tuyệt kỷ, nhưng mang ra xử dụng mà làm gì? Liệu có thủ thắng nổi nới nàng chăng?
Không chắc gì thắng thủ, thì tốt hơn nên ẩn nhẩn mà chờ dịp khác.
Từ lúc xuống địa phủ, Âu Dương Ngọc Kỳ tiến bộ hết sức quan trọng.
Ngoài ra, mười ba vị trưởng lão còn sống sót trong địa phủ trở về, người nào cũng thành tựu đáng khiếp.
Trước một lực lượng đó, Châu Thiên Nhậm mong gì giành một ưu thế? Đó là không kể sự tiếp trợ của Triệu Sĩ Nguyên.
Lão đắn đo rất lâu, sau cùng cười lạnh, thốt:
- Ngọc Kỳ, ngươi nên hiểu hiện tại ngươi không còn nắm quyền chưởng môn nữa.
Ngươi không thể phạm thượng! Bởi dù sao ta cũng là sư thúc của ngươi!
Tố Dung hừ một tiếng:
- Cái thứ phản bội, ai ai cũng có quyền...
Âu Dương Ngọc Kỳ chận lại:
- Tố Dung muội không được vô lễ!
Day qua Châu Thiên Nhậm, nàng vén tà áo, nghiêng mình cung kính thốt:
- Điệt nữ đâu dám xúc phạm đến sư thúc! Vì trẻ người non tuổi, điệt nữ đã lầm lỗi đối với sư thúc ngày trước, mong sư thúc thứ tha cho, và trở về bổn phái, cùng chung lo tạo dựng cơ đồ!
Bỗng nhiên mà nàng bất nhẩn, không nỡ trách người bội phản, tự nhận cái lỗi về mình, cứu vớt mặt mày Châu Thiên Nhậm khỏi cái thẹn nhục bội hữu phản sư.
Châu Thiên Nhậm làm sao dám nhìn mặt nàng. Nàng càng có thái độ cao đẹp, lão càng tủi thẹn hơn!
Lão cúi thấp đầu, mớ tóc bạc trắng như bông, rung rung theo niềm xúc động!
Nhưng đã muội rồi, tất cả đều muộn rồi!
Lão vụt ngẩng mặt lên, cương quyết thốt:
- Lão phu không muốn trở về!
Âu Dương Ngọc Kỳ giật mình.
Nàng thừa hiểu tâm sự của Châu Thiên Nhậm.
Động niềm trắc ẩn, nàng thở dài buông gọn:
- Điệt nữ không dám cưỡng ép sư thúc!
Châu Thiên Nhậm không ngờ Âu Dương Ngọc Kỳ buông tha lão như vậy!
Lão sững sờ nhìn nàng.
Một lúc lâu lão run run giọng hỏi:
- Ngươi... ngươi...
Âu Dương Ngọc Kỳ chận lời:
- Sư thúc cứ đi!
Nàng bước tránh qua một bên, đồng thời vẫy tay luôn về bảy vị trưởng lão.
Bảy vị cũng tránh qua một bên.
Tố Dung cô nương bất bình song không dám trái ý Âu Dương Ngọc Kỳ, chỉ hừ mấy tiếng, tỏ lộ bực tức.
Châu Thiên Nhậm do dự một chút, rồi bước qua mặt nội bọn, đi luôn.
Bỗng Thiểm Hải Xuyên như bừng tỉnh cơn mê, kêu lên:
- Chưởng môn! Thả cọp về rừng...
Âu Dương Ngọc Kỳ lắc đầu, nhẹ giọng đáp:
- Điệt nữ không còn là chưởng môn nhân nữa!
Nàng liếc sang Triệu Sĩ Nguyên, chàng vẫn đứng đờ ra đó, đưa lưng về nàng, mắt hướng đâu đâu...
Nàng nghe lòng thắt lại, khẽ cắn môi, tiếp:
- Châu sư thúc đã tiêu tan tráng chí rồi, hẳn không còn làm gì nên chuyện nữa đâu!
Thiểm Hả

Đả Tự Cao Thủ: Bạch Lục
Nguồn: nhanmonquan
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 26 tháng 9 năm 2004

Truyện Đạo Ma Nhị Đế Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 n Tử chỉ nghe Phổ Tế nói là Tiên Tử đã đánh đuổi Châu Thiên Nhậm.
Triệu Sĩ Nguyên trầm ngâm một chút:
- Cứ theo tại hạ suy đoán thì nội ngày mai Vô Vi Tiên Tử sẽ đến bái kiến lão tiền bối để tạ lỗi. Mong lão tiền bối gặp nàng rồi dành cho nàng một sự khoan hồng!
Liễu Nhân nghiêm sắc mặt:
- Vô Vi Tiên Tử là người ân của bổn phái, khi nào bần tăng dám vô lễ với người. Còn Thiếu lệnh chủ...
Dừng lại một giây, lão tiếp luôn:
- Thiếu lệnh chủ không muốn lưu lại tệ sơn à?
Triệu Sĩ Nguyên thở ra:
- Rất tiếc tại hạ còn nhiều việc khẩn cấp phải hoàn tất cho sớm. Khi nào xong việc, tại hạ sẽ trở lại đây lãnh giáo với các vị.
Liễu Nhân cau mày:
- Ngày mai, bổn phái làm lễ tấn phong cho Phổ Độ chấp chưởng quyền lãnh đạo Thiếu Lâm, thiết tưởng Thiếu lệnh chủ nán lại một hôm cho cuộc lễ thêm phần vinh diệu.
Triệu Sĩ Nguyên cười khổ:
- Sự bất đắc dĩ tại hạ phải ra đi, mong tiền bối thứ cho!
Liễu Nhân tiếp:
- Thiếu lệnh chủ vì đại cuộc của võ lâm phải bôn ba vất vả như thế, thật đáng khâm phục. Bần tăng thành tâm yêu cầu Thiếu lệnh chủ một điều, là nếu có cần đến sự tiếp trợ của bổn phái, Thiếu lệnh chủ cứ cho biết. Bổn phái sẽ tận lực tham gia đại cuộc, một phần lớn để đáp ơn Thiếu lệnh chủ, ngoài ra cũng là một dịp góp công với hào kiệt giang hồ, bảo trì chánh nghĩa!
Triệu Sĩ Nguyên vái tạ:
- Lão tiền bối có nhiệt tình, tại hạ không còn khách khí được nữa!
Liễu Nhân gật đầu:
- Thiếu lệnh chủ cứ phân phó!
Triệu Sĩ Nguyên liền tường trình kế hoạch trừ diệt vây cánh của Tào Duy Ngã ở mỗi địa phương, rồi tiếp:
- Phổ Độ sư huynh rất rõ kế hoạch đó, lão tiền bối tùy tiện tiếp trợ Phổ Độ sư huynh, miễn sao trong phạm vi quản hạt của quý phái, bọn thuộc hạ của Vô Tình lệnh chủ bị loại trừ trọn vẹn là cái công của quý phái không nhỏ!
Liễu Nhân đáp ứng ngay.
Triệu Sĩ Nguyên lại tiếp:
- Tại hạ còn một việc này, mong lão tiền bối chấp thuận cho!
Liễu Nhân khẳng khái:
- Thiếu lệnh chủ cứ nói, dù khó khăn đến đâu bổn phái cũng quyết giúp Thiếu lệnh chủ thành việc!
Triệu Sĩ Nguyên nghiêm giọng:
- Tại hạ xin nhờ lão tiền bối dùng pháp Phật Quang Truyền Tin liên lạc với Câu Lậu Thiên Phủ.
Liễu Nhân hỏi:
- Thiếu lệnh chủ muốn báo tin gì?
Triệu Sĩ Nguyên đáp:
- Một câu thôi. Câu đó là, dĩ bất biến, ứng phó vạn biến.
Liễu Nhân mỉm cười:
- Có lẽ Thiếu lệnh chủ âm thầm ly khai Câu Lậu Sơn, rồi bây giờ sợ các vị trên đó lo rối lên, có ảnh hưởng đến toàn diện kế hoạch?
Triệu Sĩ Nguyên cũng cười:
- Lão tiền bối đoán việc như thần!
Liễu Nhân hỏi:
- Có nên cần đề cập đến sự thay đổi thái độ của bổn phái chăng?
Triệu Sĩ Nguyên trầm ngâm một chút:
- Khỏi cần, cái tin do quý phái truyền đi thì tại Câu Lậu Thiên Phủ người ta suy đoán ra cũng hiểu ngay!
Chàng lại dừng, nối tiếp luôn:
- Tại hạ cũng nhờ luôn lão tiền bối, nói lại với Vô Vi Tiên Tử là vì có việc khẩn cấp nên tại hạ không thể nán lại chờ gặp mặt nàng. Giả như quý phái thấy cần thì cứ cho nàng biết nàng sẽ phái người đến tiếp trợ.
Đoạn chàng vòng tay chào:
- Tại hạ xin cáo từ.
Vẫy tay sang Tứ Khuyết, chàng phi thân lao vút vào màn đêm, Tứ Khuyết theo ngay.
Đến lúc bình minh lên, chàng và Tứ Khuyết xuống đến chân núi, tìm nhà nông dân tạm thời dừng chân điều tức.
Chủ nhà hiếu khách, chẳng những sẵn sàng tiếp đón họ, mà còn lo cơm nước cho họ đàng hoàn.
Ăn uống xong, Triệu Sĩ Nguyên đặt năm lượng bạc tại mâm rồi cùng Tứ Khuyết ra đi không cho chủ nhà hay.
Họ qua khỏi địa phận Nam Dương, đến một vùng bằng phẳng dựa triền ngọn núi nhỏ.
Nơi vùng bằng phẳng đó có một tấm bia, dựa chân bia có một vị hòa thượng vận áo màu tro ngồi yên, lưng dựa ra ngoài, mặt hướng vào bia.
Tại vùng rừng núi, khách lữ hành dừng bước nghỉ chân là sự thường, Triệu Sĩ Nguyên và Tứ Khuyết không quan tâm cho lắm đến hòa thượng.
Cả năm người cùng lướt ngang qua đó, đi luôn.
Ngờ đâu, từ phía hậu có tiếng quát vọng theo:
- Tiểu tử! Bần tăng chờ ngươi đã lâu!
Liền theo câu nói, tiếng gió rít trên đầu họ, hòa thượng đã vượt qua, đáp xuống chận đường.
Thì ra chính là Liễu Tánh lão thiền sư.
Sự thực lão không phải là con người bại hoại, bình sanh vì hiếu võ mà thành phạm tội với môn phái, rồi cũng vì mấy hạt xá lợi mà hành hạ Tứ Khuyết, truy tra tung tích của Triệu Bồi Nhân.
Gặp Tứ Phật Thiếu Lâm, Liễu Tánh còn biết thẹn chạy đi liền, như vậy lão cũng còn lương tri, chưa đến đổi ngoan cố.
Lão không dám hoành hành, tự tung tự tác trước mặt Tứ Phật, nên bỏ đi, rồi chờ Triệu Sĩ Nguyên rời Tung Sơn lão âm thầm theo dõi mãi đến đây.
Thấy đã xa Thiếu Lâm tự rồi, lão xuất hiện đón đường.
Triệu Sĩ Nguyên đã biết được cố tật của lão ta nên cũng không muốn có hành động quá đáng đối với lão.
Nhưng bây giờ, chàng nhận ra lão quyết sanh sự với chàng rõ rệt.
Lão đã không lành thì chẳng lẽ chàng cam chịu cho lão uy hiếp?
Trước hết ch Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 ng dùng lễ, sau đó sẽ tùy cơ có thái độ thích hợp.
Chàng ôn tồn thốt:
- Tại hạ đã nói rõ rồi, sao lão thiền sư còn theo đuổi mãi? Ba hạt xá lợi đó tại hạ đã giao hoàn Thiếu Lâm tự từ lâu, bây giờ còn đâu nữa mà lão thiền sư đòi hỏi?
Liễu Tánh hừ một tiếng:
- Ai nói với ngươi là ta đòi ba hạt xá lợi của bổn phái chứ?
Lão dùng hai tiếng bổn phái, như vậy là lão còn xem mình như một đệ tử Thiếu Lâm, lão chưa vong bổn.
Triệu Sĩ Nguyên giật mình:
- Lão thiền sư không đòi ba hạt xá lợi?
Liễu Tánh hừ một tiếng:
- Võ công trên ba hạt xá lợi bần tăng đã học hết rồi, bần tăng còn cần gì mấy vật đó nữa?
Triệu Sĩ Nguyên trố mắt:
- Lão thiền sư đã học hết võ công trên ba hạt xá lợi, thì những vật đó không còn cần thiết đối với lão thiền sư nữa, thế tại sao lão tiền sư lại truy tầm gia phụ luôn hai mươi năm dài?
Liễu Tánh cười lạnh:
- Bần tăng hỏi ngươi, vật đó của môn phái nào?
Triệu Sĩ Nguyên mỉm cười:
- Lão thiền sư hỏi lạ thật! Nếu không phải là vật của Thiếu Lâm thì tại hạ khi nào trả về Thiếu Lâm?
Liễu Tánh xì một tiếng:
- Lệnh tôn không phải là đệ tử của Thiếu Lâm, lại đoạt vật của Thiếu Lâm, bần tăng có bổn phận phải hỏi tội!
Triệu Sĩ Nguyên cười khổ:
- Gia phụ tìm ba hạt xá lợi trả về cho Thiếu Lâm tự, là muốn làm một việc hữu ích cho quý phái đó.
Liễu Tánh bĩu môi:
- Khéo dư hơi làm việc cho thiên hạ! Bần tăng là đệ tử của phái Thiếu Lâm, sau khi học xong võ công rồi lại chẳng tự mình mang về bổn phái được sao, mà phải nhờ đến người ngoài chứ?
Lão tiếp luôn:
- Trước lúc lệnh tôn giao hoàn xá lợi, nào ai biết chỗ dụng tâm của người chứ? Bần tăng không thể bỏ qua đâu!
Triệu Sĩ Nguyên nghiêng mình nghiêm giọng:
- Thì bây giờ sự việc đã rõ ràng rồi, lão thiền sư nên cởi mở tâm tư một chút!
Liễu Tánh lắc đầu:
- Không được! Xá lợi đã ở trong tay lão ta hơn hai mươi năm, có ai dám bảo đảm là lão không học lén những môn công của bổn phái? Các ngươi không phải là đệ tử Thiếu Lâm, thì không có quyền học lén võ công của Thiếu Lâm! Bần tăng nhất định phải hỏi tội!
Thấy lão hoài nghi tư cách của cha, Triệu Sĩ Nguyên nổi giận, dửng cao đôi mày, gằn từng tiếng:
- Gia phụ có phải là người gian tham đâu, sao lão thiền sư vọng độ cái tâm quân tử?
Liễu Tánh cười lớn:
- Ngươi cho bần tăng là một trẻ con lên ba tuổi phải không? Có khi nào ngươi thấy mèo chê mở không chứ! Phàm người học võ mà lại chê bí kíp kỳ công thì đúng là một sự lạ, như mặt nhật mọc Tây lặn Đông!
Triệu Sĩ Nguyên nóng mặt trợn mắt nhìn lão.
Nhưng chàng còn cố dằn, tiếp tục giải thích:
- Sau ngày lấy ba hạt xá lợi nơi tay lão thiền sư thì gia phụ lâm vào cảnh tán thất công lực, do thủ đoạn của Vô Tình lệnh chủ, do đó người không thể mang liền đến Thiếu Lâm tự, mãi hai mươi năm sau người mới sai phái tại hạ đưa vật về cố chủ!
Liễu Tánh cũng trừng mắt lắc đầu:
- Bần tăng không tin!
--!!tach_noi_dung!!--

Đả Tự Cao Thủ: Bạch Lục
Nguồn: nhanmonquan
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 26 tháng 9 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--