Phần I - Chương 2
NGUYÊN TỬ

N
guyên tử là đơn vị nhỏ nhiệm cấu tạo mọi vật trên thế giới này. Cái bàn, cái ghế, cái đinh, cái búa, cái kéo và những vật chung quanh chúng ta đề được cấu tạo bằng Nguyên tử.
Một bức tường là do nhiều viên gạch xây thành. Một trái núi là do vô vàn vô số những hạt bụi kết thành. Nếu phá vỡ bức tường, người ta lấy lại được từng viên gạch. Viên gạch và hạt bụi được tạm gọi là những đơn vị căn bản cấu tạo vật chất mà tiếng Pháp gọi là Unité formant corps.
Ðể hiểu rõ Nguyên tử, chúng tôi xin định nghĩa rõ ràng những danh từ căn bản như sau:
Vật thể, Vật chất, Thể chất (Matter) (1): Là bất cứ vật gì choán một chỗ trong không gian và có phương hướng như không khí, nước đá và con người. Ánh sáng và nhiệt không phải là Vật thể vì không có Trọng lượng.
Phân tử (Molecule, Particle): Là những mảnh nhỏ nhất có những đặc tính của chất nguyên thủy. Ví dụ một Phân tử đường là một mảnh nhỏ nhất, nhưng vẫn có đặc tính của đường. Dùng những dụng cụ đặc biệt, người ta có thể phân tách Phân tử thành những phần nhỏ nhiệm hơn, đó là Nguyên tử.
Một Phân tử đường có thể chia thành 12 Nguyên tử than, 22 Nguyên tử khinh khí và 11 Nguyên tử Dưỡng khí. Và nếu người ta kết hợp những Nguyên tử đó với nhau, những Nguyên tử này trở lại thành một Phân tử đường như cũ.
Các Phân tử liên kết với nhau bằng Nạp điện (Electrical charge). Chúng liên kết chặt chẽ với nhau trong những vật rắn chắc, và di chuyển nhẹ nhàng trong không khí và nước.
Ngày 10-10-1996, báo chí Mỹ đã loan tải rằng giải thưởng Nobel Hoá chất đã được trao cho ba khoa học gia có tên là Richard Smally và Robert F. Curl thuộc Ðại học Rice ở Houston, Texas; và Harold W. Kroto thuộc Ðại học Sussex ở Anh-Cát-Lợi. Họ đã có công khám phá một loại Phân tử than trong đó có 60 Nguyên tử than liên kết với nhau thành hình một trái banh.
Nguyên tố (Element) (1): Có tất cả 90 loại Nguyên tử và khoa học đã chế thêm 18 Nguyên tử nữa, cộng chung là 108. Những Nguyên tử naỳ có tên là Nguyên tố. Ví dụ Trung tâm Sưu tầm Nguyên tử ở miền Nam Ðức Quốc đã tạo nên những Nguyên tố 107, 108, 109 và 110.
Nguyên tố nhẹ nhất được tìm thấy trong Thiên nhiên là Khinh khí và Nguyên tố nặng nhất là Uranium. Tất cả những Vật chất trên thế giới này được cấu tạo bằng khoảng 100 loại Nguyên tử khác nhau.

Cấu tạo của một Nguyên tử

Dựa theo Cổ Nguyên lượng Cơ học (Old Quantum mechanics), một hạt Nguyên tử cũng giống như một Thái Dương Hệ nhỏ bé, ở giữa có một Nhân hay Lõi (Neucleur) và những Phân tử (Particle) nhỏ nhiệm chạy chung quanh cái Nhân y những Hành tinh chạy chung quanh Mặt trời.
Cái nhân gồm có hai Phân tử gắn liền với nhau gọi là Dương Ðiện tử (Protons) và Trung Hoà tử (Neutrons). Dương Ðiện tử và Trung Hòa tử có thể chia cắt thành những Phân tử nhỏ nhiệm hơn nữa gọi là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles). Vì cả hai Phân tử này đều nằm trong Nhân của hạt Nguyên tử, người ta gọi chúng là những Phân tử Nhân (Neucleons)
Nguyên tử nhỏ đến nỗi nguời ta đặt 2 triệu rưỡi Nguyên tử sát nhau thì chỉ bằng đường kính của đầu kim. Nguyên tử rất nhẹ. Ví dụ đem cân hơn một Sectillion (1+21 số 0) Nguyên tử Uranium, nó chỉ nặng bằng 1/28 gram. Nói rõ hơn, một hạt Nguyên tử có đường kính bằng 10-8 (1 phần 100 triệu của một centimét, hay 1 Angstrom: A0).
Một hạt Nguyên tử rất lớn nếu so với Nhân của nó. Trong một hạt Nguyên tử nhỏ bé có cả một khoảng hư không mênh mông vì Nhân của nó chỉ bằng 1/100,000 khoảng hư không đó. Nhân của nó bé tựa như người ta đặt một hòn bi trong một hình cầu rộng lớn. Cái khoảng trống mênh mông đó, đức Phật gọi là Không đại.
Một hạt Nguyên tử được chia thành ba thành phần chính: Dương điện tử, Trung hòa tử và Âm điện tử.
Dương điện tử (Proton). Là một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử bền vững, nạp Dương điện (+), thuộc dòng họ Baryon, có Trọng khối bằng 1,836 lần Trọng khối của một Âm điện tử.
Ðiện lượng không tùy thuộc lớn nhỏ hay nặng nhẹ, mà điều quan hệ là nó nạp Dương điện. Ðiện lượng của Dương điện tử và Âm điện tử không khác, chỉ khác nhau ở dấu hiệu. Rất khó tách rời Dương điện tử ra khối hạt Nguyên tử vì nó nằm sâu trong Lõi của hạt Nguyên tử mà người ta gọi là Proton Nhân.
Trung hoà tử
(Neutron). Là hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, trung tính điện, thuộc dòng họ Baryon, có Trọng khối bằng 1,839 Trọng khối của một Âm điện tử. Rất bền vững, và có đời sống kéo dài khoảng 16.6 phút. Trung hòa tử và Dương điện tử phối hợp với nhau tạo thành Lõi của hạt Nguyên tử.
Dựa trên Tân Nguyên lượng Cơ học (New Quantum mechanics) và Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics - QCD), gần một thế kỷ đã qua, các vật lý gia đã khám phá ra rằng Nguyên tử lâu nay được coi là đơn vị nhỏ nhất của một Vật thể lại được cấu tạo bằng những Hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử nhỏ nhiệm hơn mà Vật lý gia Murray Gell-Mann đặt tên là Quark (Hạt ảo, Cực vi).
Âm điện tử (ELectron). Là một Vi phân Tiềm Nguyên tử cùng dòng họ với Lepton, có Trọng khối bằng 9,1066 x 10-28 gram và một Ðiện lượng vào khoảng 1,062 x 10-8 Coulombs. Trong một hạt Nguyên tử có nhiều Âm điện tử. Người ta có thể rời nó bằng cách va chạm nó với những hạt Nguyên tử với nhau. Ðiện tử này tích Âm điện (-), và chỗ nào cũng có nó. Nó có đời sống riêng, và rất dễ dàng tách rời khỏi một hạt Nguyên tử. Nhưng chung quanh Nguyên tử tuồng như có hàng rào từ lực ngăn cản Âm điện tử thoát ra ngoài.
Âm điện tử rất nhẹ và chỉ nặng bằng 1/1800 Trọng lượng của Dương điện tử và Trung hòa tử. Dương điện tử và Âm điện tử có cùng số Tích điện, hay Nạp điện. Bởi vì một hạt Nguyên tử thường có cùng một số lượng Dương điện tử hay Âm điện tử. Việc quân bình này cho rằng Nguyên tử, chất căn bản cấu tạo Vật chất, thường Trung tính điện. Nguyên tử được nhận diện khác nhau ở số lượng, chất Ðồng vị (Isotope), và Nguyên tử trọng (Atomic weight).
Tất cả những hạt Nguyên tử đều được những Phân tử cùng loại tạo nên. Ví dụ Dưỡng khí có 8 Âm điện tử, 8 Dương điện tử và 8 Trung hòa tử. Nhôm (Aluminium) có 13 Âm điện tử, 13 Dương điện tử và 14 Trung hoà tử. Sự khác nhau đó được biểu thị bằng số Nguyên tử trọng.
Nguyên tử trọng (Atomic weight) (1). Nguyên tử trọng của một nguyên tố (Element) là Trọng lượng trung bình của những Nguyên tố của hạt Nguyên tử. Nguyên tử là trọng lượng của hạt nhân được cấu tạo bằng Dương điện tử và Trung hoà tử. Mỗi Dương điện tử đều nặng như nhau không kể đến số lượng Nguyên tố của nó. Trung hòa tử cũng vậy. Vì vậy, Nguyên lượng tử trọng có thể được biểu thị bằng cách cộng chung số lương Dương điện tử và Trung hoà tử. Ví dụ một Nguyên tử Sắt nặng gấp 4.63 lần Nguyên tử Than 12, và Nguyên tử trọng của nó bằng 4.63 x 12 = 55.85 đơn vị.
Chất Ðồng vị (Isotope) (1). Mỗi hạt nhân của một Nguyên tố đều có cùng một số Dương điện tử và Âm điện tử. Những hạt nhân của một số Nguyên tố không phải luôn luôn có cùng một số lượng Trung hòa tử. Những hạt nhân có số lượng Âm điện tử khác đó gọi là Chất Ðồng vị.
Phần lớn các Nguyên tố đều là sự hỗn hợp của hai hay ba chất đồng vị. Ví dụ một cái bình bằng sắt được cấu tạo do sự hỗn hợp của bốn chất Ðồng vị của Nguyên tố Sắt. Những chất Ðồng vị của Nguyên tố Sắt. Những chất đồng vị xuất hiện trong Thiên nhiên, nhưng các khoa học gia cũng đã tạo nên khoảng 1,000 chất Ðồng vị trong phòng thí nghiệm.
Trở lại Nguyên tử, cách 25 thế kỷ, người Hy Lạp quan niệm rằng Nguyên tử không thể chia cắt thành những đơn vị nhỏ hơn nữa, và Nguyên tử là danh của họ để chỉ những vật gì không thể chia cắt thành những phần nhỏ bé hơn.
Các khoa học gia đã dùng những phương tiện phá vỡ Hạt nhân (Atom smasher) như máy Gia tốc (Accelerator) và máy Siêu dẫn và Siêu Va Chạm (Super Conductor Super Collider) để tìm kiếm những Phân tử (Particles) vi tế hơn.
Trước khi Gell-Mann khám phá ra Quark, các khoa học gia đã biết rằng trong Nhân của một hạt Nguyên tử có những Phân tử vi tế hơn nữa gọi là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử.
Nhưng vì chưa khám phá thêm được gì hơn nữa, người ta tạm cho rằng Nguyên tử là những đơn vị căn bản cấu tạo Vật chất.
Khác với Dương điện tử, Trung hoà tử và Âm điện tử; những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử chi xuất hiện trong khoảnh khắc. Người ta khám phá ra chúng trong việc Phá vỡ Nguyên tử, hay Oanh tạc Hạt nhân trong những phòng thí nghiệm, hay những lò Nguyên tử. Những Phân tử này cũng được tìm thấy trong Tia Vũ trụ (Cosmic ray).
Quark và dòng họ: Lepton, Hadron và Gluon.
"Quark là một loại hạt không thể khám phá ra được hình tướng của nó mà đời sống hiện hữu của nó chỉ được nhận ra trong những phương trình toán học hay hiệu lực của nó trong các phép tính về Năng lượng. Hiện nay khoa học đã khám phá ra thêm 200 hạt mà đại đa số đều là Hạt ảo (Quark). Mạng lưới thế giới vô hình ngày càng mở rộng..."
Lepton. Âm điện tử thuộc một dòng họ khác với những hạt Vi phân tiềm Nguyên tử gọi là Lepton. Theo từ ngữ Hy Lạp, Lepton có nghĩa là hạt nhỏ nhiệm. Dòng họ Lepton gồm có 6 phân tử được chia thành ba cặp: Electron Neutrino, Muon Neutrino và Tauon Neutrino. Lepton là hạt nhẹ, có Nửa Ðộ Quay Tự Nội (Half-Intergrated Spins) và có Trọng khối nhẹ hơn Trọng khối của Neutrino. (Một Neutrino có Trọng khối bằng 1/1000 tỉ của một Proton. Cũng có một số Vật lý gia cho rằng Neutrino không có Trọng khối. Thí nghiệm cho thấy cứ mỗi Lepton lại có một Ðối Phân tử. Những Ðối Phân tử có cùng trọng khối với Phân tử, nhưng có tích diện ngược lại.
Ví dụ Ðối Phân tử của Âm điện tử không Tích điện (-) là một Tích dương điện (+) có tên là Positron.
Xin quý vị lưu ý rằng có Dương điện tử lại có Âm điện tử, và có Phân tử lại có Ðối Phân tử để giữ quân bình hoạt động của tất cả vũ trụ. Nếu tất cả người và vật đều chỉ có Dương điện tử (+) hết thì người nào hay vật nào có điện lượng mạnh hơn sẽ đốt cháy người hay vật khác có Ðiện lượng yếu hơn.
Ở đây cũng vậy, có Positron (+) để đối nghịch Âm điện tử (-).Ðó là cái nghĩa Càn (+) Khôn (-), Sinh Diệt, Sắc Không, Hữu Vô, có tạo dựng lại có hủy diệt như đã nói trong Sơ đồ Nguyên tử ở phần Vacuum Polarization (Chân Không Sinh Diệt).
Dưới Lepton có: Electron, Muon, Tauon, Electron Neutrino, Muon Neutrino và Tauon Neutrino. Tôi chỉ nói qua về Muon vì bài đã quá dài.
Muon. Muon có họ hàng với Lepton. Trọng khối bằng 207 Trọng khối của Neutrino, là một Tích Âm điện, và có đời sống bằng 2.2 x 10-6 (2 phần triệu của một giây đồng hồ). Trước kia, Muon có tên là "Mu Meson".
Muon, được phát hiện khi các khoa học gia tìm tòi việc Bức xạ (Radiation) của Tia Vũ Trụ (Cosmic ray) để tìm kiếm Tia Gamma (Gamma ray). Thay vì Tia Gamma, họ bất ngờ phát hiện những đám mưa rào đầy những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử gọi là Muon. Việc phát hiện này khiến khoa học phải xét lại những ước đoán căn bản của họ về Thể chất (Matter) và Năng lượng (Energy).
Hadron. "Thuộc loại Tương tác của Lực mạnh (Strong force) đối ứng với các hạt Lepton thuộc loaị Tương tác nhẹ. Mỗi hạt Hadron được cấu tạo từ 3 đến 27 hạt Quarks hay nhiều hơn... Tất cả hạt Hadron cùng dòng họ đều có cùng một Ðộ Quay Tự Nội (Intergrated Spins). Trong một Hadron, mỗi Phân tử vừa là thành phần vừa là toàn thể. Các Hadon cùng dòng họ có thể trao đổi được với nhau..."
Dưới Hadron còn có Meson và Baryon.
Meson. Hạt trung bình, Tương tác mạnh, có Nửa Ðộ Quay Tự Nội, có Trọng khối, và thường liên kết Lepton với Baryon. Meson có dòng họ là Pion, Kaon và Eta.
Baryon. Hạt nặng như Neutron và Proton, có Ða Vạch Hyperdron (Hyperdron Multiplets), thuộc loại Tương tác mạnh, có nửa Ðộ Quay Tự Nội (Half-Intergrated Spins) và nặng hơn Meson. Họ hàng với Baryon, có hai loại: Nhân (Neucleon) gồm có Proton và Neutron, và loại Ða Vạch gồm có Lambda, Cascade và Omega.
Gluon. Thuộc loại Tương tác mạnh, không có Trọng khối, thường liên kết các hạt Quarks với nhau. Gluon có họ hàng với Quang tử, Graviton, Gluon mạnh và Gluon yếu.
Có 4 lực trong Thiên nhiên: Ðiện từ lực (Electromagnetic force), Lực Mạnh (Strong force), Hấp lực hay Trọng tường (Gravity) và Lực yếu (Weak force).
Những lực này liên kết những hạt căn bản với nhau để tạo thành Nguyên tử. Mỗi lực đều có hạt Boson riêng biệt. Boson là những Phân tử căn bản truyền tải lực giữa các Phân tử. Lực mà các hạt Bosons truyền tải đến những Phân tử khác gọi là Ðiện từ lực. Hạt Boson truyền tải những từ lực được gọi là Quang tử (Photon).
Lực liên kết các Quarks với nhau gọi là Lực mạnh. Hạt Boson truyền tải lực này gọi là Gluon.
Lực làm mọi vật rơi xuống đất và giữ vững Trái đất quay chung quanh Mặt trời gọi là Hấp lực hay Trọng trường. Lực liên kết với hạt Boson được gọi là Graviton.
Lực chịu trách nhiệm v phóng xạ tuyến của những Nguyên tử bất ổn và tan rã phóng ra gọi là Lực yếu. Lực này được truyền tải trong việc trao đổi giữa những Phân tử Y và Z.
Khoa học ngày nay đã khám phá thêm Lực thứ 5 và thứ 6.
Lực thứ năm gọi là Ý thức Tâm linh hay là lực căn bản của vũ trụ. "Trước kia, người ta cho rằng vũ trụ là một bộ máy đồng hồ khổng lồ. Nhưng Eddington lại cho rằng vũ trụ không phải là bộ máy đồng hồ khổng lồ mà là một Tâm tưởng lớn."
Tâm tưởng lớn trong kinh Phật gọi là Diệu Tâm. Kinh dạy rằng Pháp giới (vũ trụ) là một màn Thiên La Võng vừa của chung và vừa của riêng. Hành giả, qua nhiều A tăng kỳ kiếp tu hành, từ Ý thức (Thức thứ sáu) vượt qua Mạn na thức (Thức thứ bảy), lọt vào Không hải của Tàng thức (Thức thứ tám hay A lại da thức), và tìm đường đến Diệu tâm mà nhà Thiền gọi là Bản lai diện mục, hay Ông chủ.
Sau đây là Bảng ghi Trọng lượng và Trọng khối của dòng họ Lepton:
Tên
Trọng lượng (Kg) Trọng khối (MeV)

Âm điện tử 9.11 x 100.511

Muon 1.88 x 10 105,700
Tauon 3.18 x 10 1,784,000 +/-3
Electron Neutrino 0°?
Muon Neutrino 0° 0.250
Tauon Neutrino 0°?
° Trích trong cuốn "The Ultimate Theory of the Universe" của Pram Nguyen.

Bốn Lực của Thiên Nhiên

Lực Chiều dài Tầm Nhiệm vụ

tương đối ảnh hưởng trong vũ trụ
Cường lực =1
Mạnh (Strong) 1 10 -13 cm. Giữ vững hạt nhân, tác dụng trên Baryon và Meson (ngoại trừ Lepton) gắn liền Quark với nhau trong một Meson hay Baryon.
Ðiện từ 001 Vô hạn Tác dụng trên tất cả Phân (Electro-magnetism) tử. Có trách nhiệm về mọi hiện tượng sinh điện cùng những đặc tính hóa học của Phân tử (Molecule). Yếu (Weak) 00001 10 -15 hay Tác dụng trên tất cả Phân ít hơn tử. Chịu trách nhiệm một phần về việc giải tỏa Năng lượng của các vì sao và một vài loại Phóng xa tuyến.
Trọng tường 10 -39 Vô hạn Giữ vững Hành tinh,(Gravitional field) Tinh tú, Thiên hà và Chòm Thiên hà liên kết với nhau..
Lượng tử Sắc động học hay Nguyên lượng Sắc động học
(Quantum Chromo-dynamics)
Thuyết này nhằm cắt nghĩa đặc tính của Quark. Nói một cách khác, thuyết này liên kết Quark với Sắc lực (Color force) cùng ba màu của Quark.
Quantum (Nguyên lượng) được căn cứ theo Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics), và Chromo trong Chromodynamics (Sắc động học) nói đến vai trò của Sắc lực (Color force).
Ðiện từ lực yếu (Electroweak force)
Các yếu lực và Ðiện từ lực được mô tả như là hai mặt của một Tương tác đơn thuần (Single interaction) (Trích trong cuốn "The Ultimate Theory of the Universe" của Pram Nguyễn).
Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, nhất là Quark đã được một số khoa học gia xác định là những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ chỉ xuất hiện chớp nhoáng, mờ ảo như những bóng ma trơi khiến không thể nắm bắt được?
Trước hết, chúng ta cần phải thấm nhuần giáo lý của Phật, trong pháp giới (vũ trụ) này không có gì gọi là Vật cả. Lục tổ Huệ Năng nói, "Bản lai vô nhất vật". (Từ xưa đến nay không hề có Vật).
Ý kiến này cũng tương tự như trong bài kệ "Phá Ðịa ngục" như sau:
"Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhứt thiết Phật
Ưng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo
Vạn pháp do Tâm sinh
Nhất Tâm sinh vạn pháp
Phật do Tâm thành
Ðạo do Tâm đắc
Phước do Tâm tích
Họa do Tâm di
Tâm năng tác Thiên đường
Tâm năng tạo Ðịa ngục
Tâm năng tác Phật
Tâm năng tác chúng sinh."
Nghĩa là:
"Nếu người nào muốn biết rõ
Tất cả Phật ba đời
Nên quán vũ trụ này
Tất cả đều do Tâm tạo nên
Một Tâm sinh vạn vật
Phật là do Tâm mà thành
Ðạo là do Tâm đạt được
Họa là do Tâm gây ra
Phước là do Tâm bồi đắp
Tâm tạo được Thiên đường
Tâm tạo được Ðịa ngục
Tâm có thể biến mình thành Phật
Tâm khiến mình chỉ là chúng sinh."
Phật quan sát sum la vạn tượng trong vũ trụ này tất cả đều do Tâm sanh ra cả.
Hai câu sau đây xác định nhãn quan nói trên của nhà Phật đối với pháp giới:
"Vạn pháp do Tâm sanh
Nhất Tâm sanh vạn pháp."
Nói một cách khác, tất cả vạn pháp trong thế gian này từ những côn trùng nhỏ bé cho đến sơn hà, đại địa to lớn đều do Thức biến sanh ra cả.
Trong Kinh Kim Cang Giảng Giải của H.T. Thanh Từ, đoạn 5, trang 38, đức Phật dạy rằng:
"Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng"
(Phàm chỗ có tướng đều là hư vọng)
Nói một cách khác, "Hữu hình hữu hoại", nghĩa là có hình tướng là có hoại. Tất cả những hình tướng ở thế gian này đều không thật, hư dối. Nói không có là không đúng vì chúng sờ sờ trước mắt. Nhưng theo nhãn quan nhà Phật, tất cả chỉ là như huyễn mà thôi!
Cũng trong Kinh Kim Cang, đoạn 32, trang 211, Phật lại dạy:
"Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ, diệc như điển
Ưng tác như thị quán"
(Tất cả các pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt bóng
Như sương, cũng như điện
Nên khởi quán như thế)
Pháp hữu vi, hay là những sự vật có hình tướng đều bị định luật vô thường sinh sinh diệt diệt chi phối. Ngay đến cả những tư tưởng, những cảm nghĩ của chúng ta đều thay đổi hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, từng giây.
Tất cả các cõi, các cảnh giới, các thân căn của chúng ta đều như huyễn hóa, như giấc chiêm bao, như dương diệm (ảo ảnh nước trong sa mạc), như tiếng vang, như hoa trong gương, như trăng đáy nước....
Xét về trí tuệ Bát Nhã thì không có một Vật nào hết vì phàm là một Vật phải có hai điều kiện là Tự tánh và Cố định. Những sự vật ta thường thấy chung quanh chỉ là do duyên hợp, còn duyên thì còn, hết duyên thì mất.
Lấy thí dụ một cái đồng hồ đeo tay hay treo tường đều do một số bộ phận ráp lại mà thành như: mặt kính, vỏ bằng sắt, cây kim, chuông reo và những bánh xe răng khế v.v....
Nếu vài bộ phận hư hoặc thiếu, đồng hồ không chạy được.
Lấy những thí dụ khác như căn nhà, cái bàn, cái ghế, hay bất cứ vật gì cũng vậy đều không có tự tánh và cố định. Tất cả chỉ đều do duyên hợp mà thôi. Ðó là thuyết Tương sinh Tương duyên Trùng trùng Duyên khởi của nhà Phật, nghĩa là làm một cái đồng hồ mà không biết bao nhiêu người ở mọi ngành, mọi giới đều tham dự vào.
Xét cho kỹ, "pháp giới chỉ là do tự Tâm biến hiện, chỉ là một trường biến hiện liên miên bất tuyệt, tương tợ tương tục của Tâm chuyển thành Thức..."
Ðể giúp quí vị ý niệm được tính cách như huyễn của vạn vật, xin quí vị đọc bài "Khuôn mẫu Toàn ký trong Khoa học Hiện đại" của giáo sư Trần Chung Ngọc, đăng trong tập san "Phật Giáo Hải Ngoại" số 6, xuất bản vào Mùa Vu Lan 2539. Tôi xin tóm lược như sau:
David Bohm, chuyên về ngành Vật lý Tiềm Nguyên tử (Subatomic physics), và Kark Priban, một nhà Thần kinh Sinh lý học (Neurophysiologist) đã dựa vào quan niệm toàn ký để giải thích một cách hợp lý những kết quả khoa học của họ.
"Các khoa học gia chuyên ngành Vật lý hạt nhỏ (Particle physics) đã đưa ra bằng chứng và đề nghị rằng thế giới của chúng ta ngày nay và mọi thứ ở trong đó chẳng qua chỉ là những hình ảnh không thực, là những dự phóng của một thực thể vượt ra ngoài không gian và thời gian.."
Thế nào là khuôn mẫu Toàn ký? (Holographic paradigm)
"Toàn ký (Holography) là một kỹ thuật tạo hình ảnh bằng một loại ánh sáng đặc biệt thường được biết tới tên quen thuộc là ánh sáng LASER và hiện tượng giao thoa (Interference)."
Chắc quí vị đã từng thấy một loại giây chuyền đeo cổ có hình tượng Phật. Nếu nhìn vào chẳng thấy gì cả, nhưng đưa qua ánh sáng thì thấy hình tượng Phật nổi bật lên như thật vậy. Kỹ thuật này cũng áp dụng cho những mặt đồng hồ có hình con cá sấu nổi. Chính tôi cũng đã được phát một bằng lái xe, nhìn vào thấy những con dấu nổi lên rõ rệt, nhưng lấy tay sờ mó hay nắm bắt thì không thể được vì nó như ảo ảnh vậy!
Trong kinh xưa, đức Phật đã dạy rằng thế giới vạn vật này đều như Huyễn Hoá cả bởi vì, "... thế giới của sông núi, cây cỏ có thể là không hiện hữu, ít ra là không hiện hữu như chúng ta thường tưởng là hiện hữu. Phải chăng quan niệm về ảo tưởng (Maya) của những huyền nhiệm gia cách đây nhiều thế kỷ là đúng, và những cảnh sum la vạn tướng chẳng qua chỉ là vùng rộng lớn của các tần số (Vast Frequency domain) biến đổi thành những sự vật sau khi nhập vào các giác quan của ta..."
Theo Bohm thì, "Toàn thể vũ trụ chỉ là một Toàn ký đồ (Hologram)", hay nói một cách khác, tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều xuất hiện như những hình tượng Phật, hình cá sấu, và hình con dấu trên mặt kính hay trên tấm plastic.
Giáo sư Ngọc tóm lược như sau:
"Nói một cách dễ hiểu thì mọi vật đều sinh ra từ một căn bản chung, và căn bản chung này khi nhập vào giác quan của con người thì sinh ra mọi sai biệt mà chúng ta thường thấy ở ngoài đời.." Theo cái nhìn của đạo Phật thì đó là cái nhìn "Kiến trược", tức là cái nhìn lệch lạc, sai lầm.
G
iáo sư Ngọc tóm lược tư tưởng Hoa Nghiêm như sau:
"Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt, hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia và ngược lại, như lưới đế châu, Tâm chơn thì giới tánh với tâm là một, vạn vật đồng nhất thể..."
°
Ðức Phật gọi Nguyên tử là một "vi thể", tức là một Vật thể rất nhỏ nhiệm, vi tế.
Bây giờ, tôi lấy một thí dụ: Ta hãy đập nát một hạt bụi nhỏ như cái "vi thể" ấy. Ðập hết được không? Nếu đập hết thì còn gì là hạt căn bản cấu tạo? Nếu còn thì đập đến bao giờ mới hết? Thí dụ thứ hai: Con gà và quả trứng cái nào có trước? Thí dụ thứ ba: Có thể truy cứu được cha mẹ đầu tiên của chúng ta không?
Trong Sơ đồ Nguyên tử và Dòng họ, tôi bắt đầu bằng Phân tử (Particle) và Nguyên tử (Atom), và tận cùng bằng Chân Không Sinh Diệt (Vacuum Polarization). Phân tử, Nguyên tử là cái Có, sao lại tận cùng bằng Không? Ngược lại, từ Chân Không trở lên, sao lại đến chỗ Có là Nguyên tử và Phân tử?
Ðến nay, đọc kinh Phật tôi mới biết rằng cái Có là do ở cái Không mà ra. Cũng như Bát Nhã Tâm Kinh đã nói, "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc".
K
inh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng Sinh, trang 67, kể lại cuộc đối thoại hi hữu giữa Bồ Tát Văn Thù Lợi và Ngài Duy Ma Cật mà tôi chỉ ghi lại vài dòng liên hệ:
"- Văn Thù Sư Lợi: Pháp thiện và pháp bất thiện lấy gì làm gốc?
- Duy Ma Cật: Thân là gốc.
- Thân lấy gì làm gốc?
- Tham dục làm gốc.
- Tham dục lấy gì làm gốc?
- Hư vọng, phân biệt làm gốc.
- Hư vọng, phân biệt lấy gì làm gốc?
- Tư tưởng điên đảo làm gốc.
- Tư tưởng điên đảo lấy gì làm gốc?
- Không trụ làm gốc.
- Không trụ lấy gì làm gốc?
- Không trụ thì không gốc.
Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi, ở nơi gốc không trụ mà lập nên tất các pháp".
Ðể làm sáng tỏ tinh thần của cuộc đối thoại, nhất là ý nghĩa của hai chữ không trụ, xin mời quí vị xem lời giải thích của Phẩm nói trên:
Không trụ là dịch nghĩa của danh từ vô trụ. Các pháp toàn không có tự tánh nên không có trụ trước, chỉ tuỳ theo duyên mà sanh khởi, nên gọi là vô trụ. Do vô trụ không có chỗ trước nên chẳng phải Có chẳng phải Không, nên mới làm được cái gốc cho hiện tướng Có, Không của vạn hữu. Theo ngài Duệ Công thì Vô trụ tức là thật tướng, thật tướng tức là tánh không, chỉ khác tên mà thôi".
X
em như vậy thì Chân không với Vật thể (Nguyên tử) cũng là một, chỉ khác nhau ở tên gọi thôi.
Kinh Phật cũng dạy rằng "... Mọi vật đều đến từ nơi Chân không".
Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy:
"Mọi vật đến từ đó
Ðột hiện rồi lại tan
Tương tự như bào ảnh
Chẳng khác gì một giấc mơ..."
Kinh Lăng Nghiêm, trang 221, Phật dạy, "A Nan! Như hột bụi trần gần như Hư không vì chia mà thành ra Hư không, thì phải biết Hư không cũng có thể sinh ra hạt bụi gần Hư không, mà thành lại Sắc tướng..."
Trang 223, Phật dạy tiếp, "Vì chúng sanh trong phàm giới, tâm có nhơ có sạch, lượng có lớn có nhỏ, nghiệp có thiện có ác, nên diệu dụng của Sắc Không tùy theo tâm của chúng sanh, ứng theo lượng của chúng sanh, tuân theo nghiệp của chúng sanh mà phát khởi ra các pháp..."
Dựa theo Nguyên lý Bổ sung (Complimentary principle), của Niel Bohr, trong Lăng kinh Ðại Thừ, trang 183, cụ Nghiêm Xuân Hồng viết, "Sở dĩ Cực vi (Hạt ảo) vừa là Hạt vừa là Sóng bởi vì cái điểm kết tụ cô đọng thành Sắc tướng của nó thường được gọi là Hạt, còn cái trường lực quang minh mờ ảo của nó thì gọi là Sóng."
Nói một cách khác, vạn hữu trong vũ trụ chẳng khác gì những hình nổi của tượng Phật, hình cá sấu trên mặt đồng hồ, hoặc hình những con dấu nổi trên tấm bằng lái xe mà thôi.
Ðể kết luận bài này, tôi xin nhắc lại một điều quan trọng: Những gì khoa học ngày nay khám phá ra về Nguyên tử và những hạt Vi phân Tiềm Nguyên Tử thì các đạo lý Ðông Phương nhất là đạo Phật đã nói rõ rằng cách đây mấy ngàn năm rồi. Ðó là những hình bóng mờ ảo, chập chờn, ảnh hiện, hư hư thực thực, khiến chúng ta không thể nắm bắt được chúng, kiểm soát được chúng, và khẳng định chúng là những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ.
Nếu quí vị đồng ý với tôi thì quí vị có tin rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học không?