I
CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH HIV

 
Thông qua quan sát và nghiên cứu, chúng ta đã biết được đại đa số người nhiễm HIV bị nhiễm qua một trong hai con đường: tình dục, đường máu bằng cách truyền máu có HIV hay dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con bị nhiễm
1. Tình dục
Tại sao HIV lây truyền qua con đường tình dục?
  Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.  

Có ba cách tránh lây nhiễm HIV theo đường tình dục:

- Không có quan hệ tình dục.
- Chung thuỷ từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không bị nhiễm.
- Dùng bao cao su.
Còn các kiểu tình dục hiếm hơn thì sao?
Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu rǎng thì HIV có khả nǎng lan truyền. Vi rút HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ờ miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.
Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ sây xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tết cho HIV chuyển từ người này sang người kia.
"Đã quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có đồng nghĩa với đã nhiễm không?". Không. Không phải cứ quan hệ tình dục một lần là nhất thiết nhiễm HIV. Song, khả nǎng đó luôn luôn có. Ân ái với người nhiễm HIV, có người không bị nhiễm ngay, nhưng cũng có người bị nhiễm ngay từ lần đầu tiên. Số lần không an toàn càng cao thì khả nǎng truyền nhiễm càng cao.
Không quan hê tình dục:
Không quan hệ tình dục là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể ''yêu" mà không cần đến "tình dục".
Nhưng tại sao lại không nói đây là phương pháp phòng tránh "hoàn toàn hữu hiệu'' mà chỉ nói "khá hữu hiệu"? Lý do là chuyện tình dục nhiều khi xảy ra "ngoài ý muốn" hai người. Chúng tôi đã gặp một số bạn có quan điểm khá cứng rắn không quan hệ tình dục nếu chưa cưới, song kết cục vẫn phải cưới chạy thai. "Những chuyện này chẳng ai nói mạnh được".
Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình và... có lẽ hay nhất là dự phòng một phương án khác để phòng thân trong trường hợp tình thế thay đổi. Đó chính là bao cao su.
Chung thủy từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV.
Chung thủy vốn là một đức tính mà người Việt Nam ta hằng coi trọng. Dù không xét đến khía cạnh đạo đức thì cũng có thể thấy rõ chung thủy là một điều mang lại nhiều ích lợi. Ở thời đại hiện nay, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe con người. Nếu có vợ, chồng hay người yêu, bạn hãy coi trọng hơn nữa việc chung thủy
Chung thuỷ về tình dục góp phần tích cực ngǎn chặn sự lan nhiễm con vi rút HIV. Nhưng ta cũng rất cần phải nhớ: Luôn chắc chắn tránh được HIV thì cần cả hai người chung thủy và biết chắc cả hai không nhiễm HIV.
Nếu chỉ một người chung thủy thì cũng chẳng khác gì đóng kín cửa trước nhưng lại mở cửa sau, kẻ gian vẫn dễ dàng lẻn vào được.
Lẽ dĩ nhiên chỉ nên áp dụng cách chung thủy này với người không có nguy cơ nhiễm HIV khác. Nếu vợ, chồng hay người yêu của bạn có khả nǎng nhiễm thông qua đường dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng thì bạn rõ ràng là bị nguy hiểm đấy.
Dùng bao cao su
Bao cao su có thể coi là thần hộ vệ nếu ta dùng bao cao su và dùng đúng cách. Nó giúp ta tránh được HIV và bao nhiêu rắc rối khác, trong đó có cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Lý do đơn giản nhất cần phải dùng bao cao su là ta không thể biết người khác có nhiễm HIV hay không, thậm chí người nhiễm HIV rất có thể cũng không biết mình bị nhiễm. Có dùng bao cao su thấu đáo hay không là ở quyết định của mỗi người. Nhưng nếu bạn có quan hệ tình dục thì hãy nhớ một điều vô cùng quan trọng là: Bạn có thể đảm bảo không lây nhiễm HIV bằng cách luôn luôn dùng bao cao su.
Bạn ơi, nếu một người không muốn dùng bao cao su với bạn thì hãy cẩn thận đấy, vì trước khi gặp bạn rất có thể người ấy cũng đã gặp người khác mà không dùng bao cao su. Còn ngược lại thấy người ta muốn dùng bao cao su, bạn đừng nghĩ người ta đã có quan hệ tình dục nhiều hay không tin tưởng bạn. Điều đó chỉ thể hiện là người ta có ý thức bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn, tôn trọng bản thân và tôn trọng bạn mà thôi.  
2. Đường máu
° Truyền máu nhiễm vi rút
Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.
Kể từ nǎm 1994 trở đi, theo quy định tất cả các bệnh viện đều phải xét nghiệm HIV máu trước khi truyền, để tránh truyền máu nhiễm vi rút cho bệnh nhân. Do vậy, độ an toàn truyền máu rất cao. Tất nhiên vẫn có một khả nǎng là có người bị nhiễm HIV nhưng còn ở trong thời kỳ "cửa sổ" (khoảng 3 - 6 tháng sau khi nhiễm có thể chưa sinh kháng thể) thì xét nghiệm không phát hiện được là có nhiễm và bệnh viện vẫn chấp nhận máu của người đó. Song khả nǎng này nhỏ.
Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B...
Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ nguy cơ lây HIV.
Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.
Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơn kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.
Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền lợi của bạn.
Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.
Nếu có bao giờ xǎm mình, bạn nhất thiết cần yêu cầu tiệt trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi xǎm, vì tiệt trùng không phải chỉ để tránh lây nhiễm HIV mà còn để tránh nhiễm trùng do dụng cụ bẩn.
° Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng
Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có vi rút HIV thì nó lây được dễ dàng.  

Có hai cách tránh nhiễm HIV qua bơm kim tiêm:

- Dùng riêng bơm kim tiêm.
- Tiệt trùng bơm kim tiêm
đúng cáchnếu dùng chung.  
Hàng ngày ta thường nghe hay trông thấy ở ngoài đường các khẩu hiệu như: ''Tiêm chích ma tuý gây ra AIDS''. Nói chính xác ra thì chất ma tuý tự nó không gây ra AIDS, mà chỉ có dùng chung dụng cụ tiêm không tiệt trùng mới khiến cho HIV lây nhiễm, gây ra bệnh AIDS. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao là các điểm tiêm chích thường dùng một bơm kim tiêm cho nhiều người. Có khi anh em bạn bè cũng rủ nhau tiêm chung mà không nghĩ đến có thể có người bị nhiễm. Anh Hà đã chích sáu nǎm nay tâm sự: "Đến tiệm thì chấp nhận hết. Mười người thì cả mười người một cái xi lanh đấy thôi. Mà tiêm thì phải nhanh nhanh vì hây giờ công an họ làm gắt lắm". Chị Hưng hoạt động xã hội với các anh chị em tiêm chích cho biết: "Lúc lên cơn nghiện người ta vớ được cái bơm nào là chích cái đó". Thật đáng buồn.
Hiện nay có hiện tượng nhiều bạn thanh niên bắt đầu sử dụng ma tuý. Nhiều bạn nghĩ mình chỉ thử chơi một, hai lần sẽ không nghiện. Nhưng ma tuý rất nguy hiểm, đa số người nghiện lúc bắt đầu đều nghĩ chỉ thử thôi, nhưng rồi bị nghiện ngay. Có bạn cho rằng nếu hút hay hít thì không ngại HIV. Nhưng nhiều người lúc đầu chỉ hút hay hít thôi, lâu ngày nghiện nặng không có tiền để hút hay hít nữa nên phải chuyển sang tiêm chích. Do vậy tối nhất là tránh thật xa các loại ma tuý. Còn nếu đã dính vào ma tuý thì ta nên cố mà bỏ sớm.
Và bạn nên nhớ khi nào dùng đến bơm kim tiêm dù là tiêm thuốc y tế hay tiêm chích ma túy, cũng phải đảm bảo an toàn bơm kim.
Trong các bệnh viện, bơm kim tiêm được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Nhưng nếu bạn quá lo lắng thì hãy mua loại bơm kim dùng một lần vút đi hiện bán nhiều ở các hiệu thuốc. Giá rất rẻ, chỉ khoảng 1000 đồng/bộ.
Vài lời nói riêng vòi các bạn chưa bỏ được tiêm chích ma tuý:
An toàn nhất là bạn dùng loại bơm kim một lần vút đi. Nếu không có được thì bạn nên sắm một bộ bơn kim riêng, giá chỉ có 6000 đồng. Bạn nên chú ý mỗi lần lại tiệt trùng bơm kim để giữ vệ sinh, vì nếu bơm kim bẩn thì có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm. Cần tránh dùng bơn kim của người khác, đặc biệt là bơm kim của chủ tụ điểm.
Nếu bất đắc dĩ lắm mà phải dùng chung bơm kim thì phải tiệt trùng bơm kim sau khi tiêm cho mỗi người. Nhưng tốt nhất là chuẩn bị trước, đừng bao giờ để phải dùng chung bơn kim với người khác.
Có người tin là mình không thể nào có HIV, hoặc tin là bạn chích không thể có HIV. Thử nghĩ xem: hầu hết những người tiêm chích ma tuý đều đã có lần dùng chung bơm kim với người khác. Vậy, bạn đừng tự lừa phỉnh mình nhé. Ai cũng có khả nǎng bị nhiễm.
Cũng cần nói thêm là nếu bạn đã từng dùng chung bơm kim với người khác thì cũng không nhất thiết là bạn bị nhiễm. Nếu chưa nhiễm thì bạn thật là may mắn, nhưng ít ai may mắn được mãi. Nếu bạn không bảo vệ mình bây giờ thì ngày mai có thể sẽ là quá muộn.
Dùng riêng bơm kim hoặc tiệt trùng bơm kim, bạn bảo vệ được bản thân mình và cả những người khác.
Không ai đáng phải chết vì AIDS. Ma tuý tuy rất khó nhưng còn có khả nǎng cai được. HIV đã vào người thì không ai "cai" được nó đâu.
3. Truyền từ mẹ sang con  
  Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.  
Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm vi rút. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 - 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.

HIV KHÔNG LÂY TRUYỀN KHI...

Muỗi đốt

Có nhiều người bǎn khoǎn không biết muỗi đất có làm lây HIV không. Nhiều người tin là muỗi không truyền HIV nhưng cũng không hiểu rõ tại sao.

Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang vi rút HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không có ai chưa bị muỗi đốt bao giờ. Nếu muỗi truyền con vi rút này thì chẳng mấy chốc tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều nhiễm HIV hết, số người bị phải đông đến mức báo động rồi.

Muỗi là kẻ thù mang đến cho chúng ta nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi không có tội tình gì!

Nói về các lý do y học tại sao muỗi không truyền HIV thì:

- Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

- Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.

- Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

Hôn

Có nhiều bạn hỏi: "Hôn có lây AIDS không?" Câu trả lời là: Không.

Bạn có thể thắc mắc: Nói thế đơn giản quá. Hôn thì cũng có nhiều kiểu hôn... Hôn má, hôn môi, hôn lưỡi". Vậy thì sao?

Hôn má thì dĩ nhiên là không. Chỉ có da tiếp xúc thôi, làm sao lây HIV được.

Hôn môi cũng vậy thôi, không làm cho ai nhiễm HIV.

Hôn lưỡi hay còn gọi là "hôn sâu", "hôn ở trong" thì sao? Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ có một lượng HIV vô cùng nhỏ bé, do đó không thể truyền HIV được.

Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu rǎng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả nǎng lây thôi.

Tuy nhiên, vẫn cần phải cẩn thận với cái hôn. Nó cũng nguy hiểm đấy, vì không phải bao giờ người ta cũng chịu dừng lại ở cái hôn.

Tiếp xúc thông thường

Muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Do đó mà tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc... đều không làm cho ai bị nhiễm HIV của người khác.

Vi rút HIV không dễ lây. Đa số việc ta làm hàng ngày đều không gây lây. Ta chỉ cần hiểu biết, không cần lo lắng.