(3)

Stalin (phải), Churchill (trái) và Roosevelt tại hội nghị Tehran.
Đề cập đến Ấn Độ, Roosevelt cảnh báo Stalin không nên đem độc lập đến tiểu châu lục cùng Churchill. Nhà lãnh đạo Liên Xô đồng ý và nhận định đó là một "điểm nhức nhối" của Thủ tướng Anh.
Khi chia tay, Tổng thống Mỹ tỏ ý vui mừng được ở trong đại sứ quán của Liên Xô vì ông sẽ có cơ hội gặp chủ nhà trong những tình huống không chính thức nhiều hơn.
Tại trại Anh, Churchill lòng nóng như lửa đốt. Các trợ lý và Thủ tướng Anh hết sức lo ngại về cuộc gặp riêng Roosevelt - Stalin. Nhận tin tình báo khi phiên thảo luận Xô - Mỹ kết thúc, người Anh nghe phong thanh về nội dung hội đàm, trong đó có lời khuyên của Roosevelt rằng không đáng thảo luận về Ấn Độ với Churchill. Và Tổng thống Mỹ hối thúc nhà lãnh đạo Liên Xô giữ quan điểm cứng rắn trong hội nghị 3 bên.
Roosevelt, Churchill và Stalin cuối cùng cũng bắt đầu phiên họp toàn thể đầu tiên ở đại sứ quán Liên Xô. Sự sắp đặt khiến người ta khá ngột ngạt vì thời tiết nóng. Căn phòng khá rộng được bố trí ghế lớn, một chiếc bàn tròn phủ vải len xanh. Rèm buông ở cửa sổ, thảm thêu treo trên tường". Roosevelt đóng vai trò chủ trì, và ông thích phong cách tiến hành hội nghị - thoải mái, thậm chí là có tán gẫu.
Đặc điểm của 3 ông lớn hoàn toàn khác nhau. Roosevelt tỏ ra quyến rũ. Vì trẻ nhất, Tổng thống Mỹ chào mừng những người lớn tuổi hơn. Ám chỉ đến Stalin, Roosevelt tỏ ý vui mừng vì có người Nga là thành viên mới trong gia đình. Churchill thì cho rằng, hội nghị này có thể là sự tập trung lớn nhất của các cường quốc thế giới. Stalin nói thẳng: "Chúng ta hãy bàn các vấn đề".
Roosevelt bắt đầu với vấn đề Thái Bình Dương. Stalin cho biết, Liên Xô đánh giá cao những lĩnh vực mà các nước đang phối hợp, và thực tế là người Đức đang cố tình bất hợp tác. Đây là một tin tốt, vì lời lẽ của nhà lãnh đạo Xô viết chứng tỏ nước này sẽ giúp đỡ. Cuộc hội đàm chuyển sang vấn đề khác.
Roosevelt cho rằng 3 nước phải ủng hộ quyết định Quebec về cuộc xâm chiếm biển Măngsơ trong tháng 5. Tuy nhiên, không nên làm bất cứ việc gì trước năm 1944 vì biển Măngsơ thực sự là "một dòng nước gây khó chịu". Churchill tuyên bố Anh có tất cả các lý do để biết ơn biển Măngsơ đã là dòng nước gây khó chịu - ông đang ám chỉ đến năm 1940 và nửa đầu năm 1941, khi hai người đang cùng tham gia đàm phán với Churchill kia không tham gia cuộc xung đột, như ông.
Trong 3 nhà lãnh đạo, có một người duy nhất có sức mạnh phá vỡ tình bạn Roosevelt - Churchill. Stalin khi đó nhợt nhạt hơn, nhưng chưng diện hơn so với hồi mùa hè năm 1941. Nhà lãnh đạo Liên Xô mặc bộ quân phục có cầu vai vàng dập ngôi sao lớn màu trắng, đinh ghim màu đỏ. Stalin vẽ nguệch ngoạc và hút thuốc trong các phiên họp. Giọng ông nhỏ, nhưng vừa đủ nghe.
Có thể Stalin cho rằng không cần phải nói to khi đề cập đến những vấn đề của Liên Xô. Ông biết mình cần gì. Roosevelt đề nghị Stalin nói ra suy nghĩ của ông về các chiến dịch ở Địa Trung Hải, những chiến dịch mà nếu được thực thi, có thể có nghĩa phải trì hoãn cuộc tấn công xuyên biển Măngsơ. Stalin trả lời, thật không khôn ngoan nếu phân bổ nỗ lực của quân Đồng minh, Pháp là địa điểm tấn công. Churchill thì nói: "Chính phủ Anh, Mỹ đã quyết định tiến hành cuộc xâm chiếm xuyên biển Măngsơ vào cuối mùa xuân hoặc mùa hè năm 1944. Lực lượng vào thời điểm đó lên tới 16 sư đoàn Anh và 19 sư đoàn Mỹ, tổng cộng là 35 sư đoàn. Tuy nhiên, còn 6 tháng nữa mới đến đầu mùa xuân năm 1944. Tôi và Tổng thống Mỹ đã tự hỏi nên làm gì trong 6 tháng đó với nguồn lực sẵn có ở Địa Trung Hải, để giảm sức nặng cho Nga, mà không phải trì hoãn chiến dịch xuyên biển Măngsơ không quá khoảng 1-2 tháng".
Có cần phải để trợ lý của các bên xem xét nên làm chuyện gì ở Địa Trung Hải không? Roosevelt nói cá nhân ông cảm thấy không nên trì hoãn chiến dịch tấn công xuyên biển Măngsơ, và trì hoãn có thể cần thiết nếu các chiến dịch ở phía đông Địa Trung Hải được thực thi. Tuy nhiên, Churchill không từ bỏ các mặt trận khác. "Tôi nghiêm túc hy vọng tôi không bị đề nghị phải nhất trí về thời điểm cứng nhắc của các chiến dịch như ngài tổng thống Mỹ đề xuất", Thủ tướng Anh nhớ lại. Churchill ưa thích sự linh hoạt trong thời điểm tấn công biển Măngsơ. Ông đề xuất để các trợ lý xem xét các khả năng khác nhau vào buổi sáng hôm sau. Stalin, lần đầu tiên tỏ vẻ gắt gỏng, phàn nàn rằng ông không dự định bàn đến các vấn đề kỹ thuật quân sự và không có nhân viên quân sự ở Tehran. "Thế nhưng nguyên soái Voroshilov sẽ cố gắng hết sức", nhà lãnh đạo Liên Xô khẳng định.