(5)

Thủ tướng Anh Churchill
Thủ tướng Anh Churchill.
Trở lại phòng hội nghị, nơi các vị khách đã ra về sau khi Roosevelt được đẩy đi, Churchill với hy vọng hội nghị của 3 bên không bị biến thành chuyện riêng giữa 2 ông lớn, có cơ hội nói chuyện riêng với Stalin. Ngồi trên ghế sofa, hai nhà lãnh đạo trao đổi về Đức và Ba Lan.
Tuy nhiên, câu chuyện mà người Mỹ mang đến cho nhà lãnh đạo Liên Xô đã có tư tưởng chống Churchill. Phần lớn cuộc đối thoại là do Thủ tướng Anh nói chuyện.
Churchill tới gặp Roosevelt buổi sáng hôm sau. Biết rằng Stalin và Roosevelt đã gặp riêng, và đang có chung quan điểm, Thủ tướng Anh đề nghị tổng thống Mỹ cùng dùng bữa trưa trước cuộc họp toàn thể chiều hôm đó. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ từ chối và phái Harriman tới giải thích với Churchill rằng ông không muốn Stalin biết hai người gặp riêng. Churchill rất ngạc nhiên, vì cho rằng 3 người phải đối xử với nhau với niềm tin như nhau.
Lời từ chối còn làm Churchill day dứt. "Không hề giống ông ấy chút nào", Thủ tướng Anh thì thầm. Roosevelt từ chối ăn ở nhà người mà ông vừa nâng cốc chúc mừng nhân dịp lễ Tạ ơn trong bầu không khí thân thiện. Churchill ngạc nhiên vì vị trí bất ổn của mình trong con mắt Tổng thống Mỹ. Thủ tướng Anh còn nhận được báo cáo: Ngay sau bữa trưa, Roosevelt đã có cuộc nói chuyện với Stalin và Molotov, hai bên đã bàn đến nhiều vấn đề quan trọng, trong đó đặc biệt có kế hoạch cai quản thế giới hậu chiến của Washington.
Tại trụ sở cùng Stalin lúc 15h45' ngày 29/9/1943, Tổng thống Mỹ đưa ra quan điểm về Bốn Cảnh sát và tổ chức Liên Hợp Quốc, với một hội đồng điều hành giải quyết các tranh chấp và thực thi trật tự. Stalin có vẻ quan tâm nhưng không hứa hẹn gì. Ông lo ngại liệu quyết định của một cơ quan như vậy có "ràng buộc" không. Roosevelt trả lời: "Có và không" - dấu hiệu chứng tỏ vẫn còn phải làm nhiều việc. Tuy nhiên, hội đàm vẫn tiếp diễn. (Trong ngày cuối cùng của hội nghị, nhà lãnh đạo Liên Xô cân nhắc về "một tổ chức toàn cầu và không mang tính khu vực").
Rồi cả hai sang phòng bên, nơi Churchill sẽ có bài phát biểu. Anh đã đặt một lưỡi kiếm nghi thức, Thanh kiếm Stalingrad, để tỏ lòng kính trọng cuộc chiến chống Hitler của Liên Xô. Thủ tướng Anh vẫn bình tĩnh bất chấp mối nghi ngờ về những gì đã diễn ra giữa Roosevelt và Stalin một lúc trước.
"Sau vài lời giải thích, khi tôi trao thanh kiếm tuyệt đẹp cho Stalin, ông nâng nó lên môi và hôn lưỡi kiếm. Thật ấn tượng!", Churchill nhớ lại. "Thanh kiếm được mang khỏi phòng hết sức trọng thể, với sự hộ tống của một cận vệ danh dự Nga. Khi đám rước rời khỏi, tôi thấy Tổng thống Mỹ ngồi trong phòng, rõ ràng bị lay động". Giây phút đoàn kết tan nhanh khi cả 3 ông lớn bàn chuyện.  
Hội nghị sa vào khủng hoảng, và câu hỏi thực sự đặt ra là liệu nó có thành công hay không. Tại một cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng trước đó vài giờ, Anh, lần đầu tiên do dự, phản đối việc đưa ra ngày giờ cụ thể tiến hành chiến dịch tấn công biển Măngsơ.
Stalin phải là người chơi bài poker giỏi. Những lời nói của ông bí hiểm như nhân sư và không thể biết ông đang nghĩ gì. Nhà lãnh đạo Liên Xô không nói nhiều, nhưng sự xen vào của ông, với giọng nói nhỏ và không có cử chỉ gì, là trực tiếp và quyết đoán. Đôi khi những lời nói đó bất ngờ đến mức khiếm nhã. Stalin làm không ai mảy may nghi ngờ rằng chính ông là chủ nhà. Sau hơn 2 năm quân Đồng minh tranh cãi, thay đổi, thực hiện đòn nhử chiến thuật, tín hiệu lẩn tránh đang ở quanh chiếc bàn phủ khăn xanh.
"Ai sẽ chỉ huy chiến dịch xuyên biển Măngsơ?", Stalin hỏi. Roosevelt thừa nhận vấn đề đó chưa được giải quyết: Tổng thống Mỹ đang cố gắng lựa chọn giữa Marshall và Eisenhower.
Churchill chứng kiến sự trao đổi không thoải mái giữa Roosevelt và Stalin. "Stalin nói thẳng rằng chiến dịch sẽ tiến tới con số không, nếu không có một nhân vật phụ trách toàn bộ công tác chuẩn bị", Thủ tướng Anh nhớ lại. Stalin nhắc lại tên một sĩ quan Anh, trung tướng Frederick Morgan, sẽ là tham mưu trưởng dưới quyền một chỉ huy tối cao chưa được đề cử. Nhà lãnh đạo Liên Xô nói thẳng rằng chừng nào còn chưa có chỉ huy tối cao, ông không thể coi cam kết về chiến dịch xuyên biển Măngsơ là nghiêm túc. Với ông, việc chỉ định là một đảm bảo cụ thể rằng cuộc xâm chiếm sẽ diễn ra. Roosevelt, tự cho mình là thực tế và cứng rắn, có thể lúng túng trước thách thức từ Stalin.
Quan sát viên Robert Sherwood cho biết Roosevelt khi đó rất muốn đề cử một viên tướng, nhưng cá tính chờ xem của ông đã thắng thế. Tổng thống Mỹ dự đoán hội nghị sẽ kết thúc với cam kết về chiến dịch biển Măngsơ, vì vậy ông cứ để chiều hướng thảo luận diễn ra như vậy. Churchill có thái độ tranh cãi khôn ngoan, phát biểu quanh co (ông vốn là bậc thày ở lĩnh vực này), Stalin thì bàn thẳng vào những vấn đề mà người khác lẩn tránh. Roosevelt ở giữa, tương tự như nhà hoà giải, trọng tài và là người đưa ra quyết định cuối cùng.
Stalin đưa ra thời điểm cụ thể - tháng 5 và không muộn hơn. "Tôi không quan tâm chiến dịch sẽ diễn ra ngày 1, 15 hay 20. Nhưng một thời điểm xác định hết sức quan trọng", Stalin nói với Roosevelt và Churchill với giọng điệu quả quyết.