(8)

Những nhóm lợi ích và phương tiện truyền thông
Trong gần suốt cuộc chiến tranh lạnh, CIA đã xa rời những người giám sát của chính phủ. Cũng như vậy, cố gắng của nó để giữ bí mật đối với các đối thủ nước ngoài, thể hiện rất rõ qua các hàng rào dây thép gai và trạm gác ở xung quanh trụ sở, cũng cách ly nó với các lực lượng đa nguyên thông thường khác trong xã hội Hoa Kỳ.
Nếu ta vẽ đồ thị về sự hiện diện của các nhóm lợi ích lợi chủ trương các chính sách tình báo cụ thể và đồ thị về vận động hành lang của CIA (giống như Lầu Năm góc hoặc FBI) thì tuyến đồ thị sẽ bằng phẳng, không có biến động lớn cho tới năm 1975. Và chỉ từ năm 1975, CIA mới bị những nhà điều tra của chính phủ và phương tiện truyền thông bao vây và tiến công.
Năm đó, một quan chức tình báo cao cấp của CIA từ chức và thành lập Hiệp hội các quan chức tình báo đã về hưu (ARIO) với mục đích là vận động các nhà lập pháp và nhân dân Hoa Kỳ ủng hộ các cơ quan tình báo. Mục đích này được một số đông các cựu quan chức tình báo tán thành và họ nhanh chóng tham gia hàng ngũ ARIO. Ít lâu sau, cá nhóm gây áp lực khác đã xuất hiện, có nhóm ủng hộ, có nhóm chống lại CIA. Theo một cách khác, CIA đã trở thành một bộ phận của chính phủ và vận động chính trị. Tuy nhiên, so với quy mô rộng lớn và ngân quỹ của những nhóm vận động hành lang rất thành công ở Hoa Kỳ, thì những nhóm quan tâm đến chính sách tình báo vẫn còn tương đối ít về số lượng và được cấp một số tiền khiêm tốn trong suốt những năm chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, do ngân sách của Lầu Năm góc giảm sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, các nhà lãnh đạo công nghiệp lại tính đến các nhu cầu của ngàng tình báo về các thiết bị do thám phần cứng, đặc biệt là các vệ tinh tình báo tinh vi để thay thế các hợp đồng về xe tăng, tàu chiến và máy bay đang giảm đi (Kohler 1994). Các thành viên Quốc hội thuộc những đơn vị bầu cử có nhiều nhà máy sản xuất vũ khí đang có nguy cơ hết hợp đồng và mất công ăn việc làm - được yêu cầu giúp đỡ để cơ được các hợp đồng phục vụ tình báo kỹ thuật ( TECHINT ) như họ đã từng được yêu cầu để tìm kiếm hợp đồng của Bộ Quốc phòng và ngăn chặn việc đóng cửa các căn cứ quân sự. Việc kết thúc chiến tranh lạnh đã làm cho hoạt động chính trị theo phương thức nhóm lợi ích cổ đIển xâm nhập vào lĩnh vực chính sách tình báo vẫn còn rất mớimẻ này (Mintz 1995).
Tiếp theo các cuộc điều tra nóng bỏng năm 1975, các nhà quản lý công tác tình báo bắt đầu hiểu được bài học mà FBi và Lầu Năm góc đã rút ra vè tầm quan trọng của việc bảo vệ (nên hiểu là tuyên truyền) các kế hoạch của mình với Quốc hội thông qua các nỗ lực vận động hành lang (ở Washington người ta gọi đó bằng ngôn từ mỹ miều là liên hệ với ngành lập pháp). Số lượng các luật sư trong văn phòng tổng cố vấn của CIA đã tăng nhanh từ 2 người (1974) lên 65 ngườ (1994) và Phòng liên hệ với Quốc hội cũng tăng từ 2 người lên trên 10 người năm 1994. Việc tờ báo Times năm 1974 nói CIA đã có những hành vi bất hợp pháp đã buộc CIA phải xuất đầu lộ diện, CIA bắt đầu dành thêm nhiều nguồn lực để công khai biện hộ cho mình trước công chúng theo kiểu giống như hầu hết các cơ quan chính quyền khác.
Về phần mình, các phương tiện truyền thông, các nhà báo vẫn tiếp tục cung cấp cho công chúng những thông tin phogn phú về việc CIA lạm quyền trên cơ sở những tin tức được để lộ ra hoặc hoạt động điều tra khôn khéo, và thông thường là phối hợp cả hai cách. Tuy các phương tiện truyền thông là công cụ không thể thiếu để bảo vệ dân chủ, các phóng viên khó có thể có hiệu quả tuyệt đối trong việc kiểm tra những hành động không phù hợp (Johnson 1989). Pháo đài của CIA vẫn cơ bản là một nơi bất khả xâm phạm đối với người ngoàI, kể cả các phương tiện truyền thông. Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, tình hình đó chỉ thay đổi chút ít mặc dù các quan chức CIA đã mạnh dạn hơn trong việc công bố những tài liệu có chọn lọc về lịch sử ban đầu của CIA, kể cả những phân tích về Liên Xô trong những năm 1950 và các tư liệu về cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba (xem Deutch 1996b; Hedley 1994; Những ảnh tình báo do vệ tinh Hoa Kỳ chụp được phổ biến công khai 1995, 8).
Do có quyền trriệu tập các cơ quan đến điều trần, kiểm tra ngân sách, kiểm soát túi tiền của CIA và có khả năng tập trung sự chú ý của công chúng vào những buổi điều trần công khai, Quốc hội vẫn là người giám sát có tiềm năng mạnh nhất đối với công tác tình báo trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, khả năng tiềm tàng ấy lại tuỳ thuộc vào chỗ liệu các nhà lập pháp có ý chí để thực hiện các nhiệm vụ tối quan trọng đó hay không. Và cho đến nay, ý chí đó lại lúc nhiểù, lúc ít ( Johnson 1996 ).
Kết luận
Người ta có thể dự kiến rằng sự sụp đổ của một quốc gia đồ sộ như Liên Xô sẽ gây những thay đổi to lớn ở những nơi khác trên thế giới, thậm chí cả trong chính quyền Hoa Kỳ, đối thủ chủ yếu của nó. Thực tế, sự kiện đáng kinh ngạc đó đã tạo ra một số động lực thay đổi cho CIA.
Đáp ứng với thời kỳ mới, CIA đã xây dựng một số chính sách mới, giảm bớt việc tập trung vào tình báo kỹ thuật đồng thời từng bước tăng nguồn lực cho việc phát triển hơn nữa mạng lưới đIệp viên ở những khu vực ngoài Liên Xô (cũ). Phần lớn của hai hệ thống thu thập tin tức tình báo kỹ thuật và tình báo gián đIệp bây giờ đang được chuyển hướng sang những mục tiêu mà trước đây bị coi nhẹ ở thế giới đang phát triển (đặc biệt là các nước nhỏ không thân thiện đang ấp ủ những tham vọng quân sự) và không qua tập trung vào các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây, những nước này hiện nay đã công khai và cởi mở khiến việc theo dõi một cách bí mật trở thành ít cần thiết hơn.
Hơn nữa, CIA đã bắt đầu quan tâm đến việc phân tích nhiều hơn là hoạt động ngầm một thắng lợi của những nhà tư duy đối với những tay bắt rắn (tiếng lóng có từ thời chiến tranh Việt Nam để chỉ những sĩ quan lực lượng bán quân sự bò lết trong rừng và càn quét các làng). CIA cũng bắt đầu tập trung chú ý cải tiến việc phối hợp các hoạt động của mình với các cơ quan bạn. Sáng kiến này một phần nhằm tiết kiệm chi phí trong hoàn cảnh có khó khăn về tài chính; nhưng đIũu quan trong hơn là nó đã phản ánh kỹ năng của John Deutch trong việc nâng cao quyền lực của GIám đốc CIA và nhận thức của nhiều người (bắt nguồn từ những hoạt động tình báo yếu kém trong chiến tranh Vùng Vịnh và Somali) cho rằng cộng đồng tình báo thiếu hội tụ và kết hợp năng lực liên ngành.
Điều trớ trêu là CIA đã tăng cường chú ý đến công tác phản gián sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Phản ứng muộn màng này là kết quả của hoạt động tình báo nước ngoài đang diễn ra thực tế là đang được tăng cường tại Hoa Kỳ (mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc), các hoạt động khủng bố lại bùng lên, việc tiếp tục vân chuyển và buôn bán ma tuý và trên hết là việc phát hiện những sơ suất nghiêm trọng về an ninh tại CIA qua vụ Ames. Đứng trước nhu cầu giảm sút về đấu tranh chống các cơ quan tình báo của Liên Xô trong các cuôc chiến tranh giải phóng trên khắp thế giới đang phát triển, CIA đã bắt đầu (theo chỉ thị của Nhà Trắng dưới thời Reagan, Bush đã chững lại sau vụ Iran) giảm bớt các hnàh động bí mật khá lâu trước khi Liên Xô sụp đổ. CIA tiếp tục ít nhấn mạnh đến các “hoạt động đặc biệt, và các hoạt động bí mật chỉ chiếm một phần nhỏ trong ngân sách hàng năm của CIA cho tới năm 1992 và chỉ tăng lên chút ít dưới thời Clinton.
Dưới thời Giám đốc Woolsey, toàn bộ ngân sách tình báo tạm thời tăng lên để thống nhất các cơ sở thu thập tin tức, rồi sau đó lại bắt đầu giảm, kèm theo việc giảm 12% quan chức. Do thái độ chính trị chuyển từ cắt giảm ngân sách cho tình báo về các mối nguy cơ từ bên ngoài nên John Deutch, người kế nhiệm của Woolsey, đã tranh thủ được sự ủng hộ đối với việc lại nhấn mạnh đến tình báo kỹ thuật và tình báo gián đIệp, đến việc phân tích và tăng quyền hạn Giám đốc CIA trong cộng đồng tình báo. Đó không phải là cảnh hào phóng của thời Reagan nhưng Deutch cũng không phải thắt lưng buộc bụng như Woolsey đã phải trải qua sau khi thực hiện chương trình của ông ta nhằm thống nhất các cơ sở thu thập tin tức tình báo.
Bị kích động bởi sự bực tức còn rơi rớt lại do vụ Iran gây ra, rồi đến cú sốc vụ Ames và người ta cho rằng cộng đồng tình báo cần phải có một cuộc tổng vệ sinh (qua sự vô trách nhiệm về tai chính của Cơ quan do thám quốc gia và các thất bại về tình báo ở Iraq và Xômali), các nhà giám sát của ngành hành pháp và lập pháp đã tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn chính sách tình báo. Năm 1991, Quốc hội thông qua những điều khoản đáng kể về giám sát và từ năm 1990 đến 1994 đã tiến hành một loạt cuộc điều trần công khai về tình báo. Năm1994, Tổng thống Clinton và Quốc hội lập một uỷ ban đặc biệt để kiến nghị các phương hướng mới về chính sách tình báo của Hoa Kỳ. Đồng thời, trong khi cuộc đấu tranh giành co đang tiếp tục giữa tiết kiệm và chi tiêu, một số thành viên Quốc hội đã cùng một số nhà sản xuất thiết bị quốc phòng tiến hành vận động hành lang xin chuẩn chi các khoản mua sắm đắt tiền về tình báo kỹ thuật ( TECHINT ); việc kết thúc chiến tranh lạnh chứng kiến sự mở đầu những vận động chính trị của các nhóm lợi ích hỗ trợ các cơ quan tình báo.
Như vậy, sự sụp đổ của Liên Xô không phải là ảnh hưởng duy nhất gây ra những thay đổi tại CIA. Một số những thay đổi chính sách rất quan trọng của CIA đã xảy ra ngay trong chiến tranh lạnh. Trong năm 1970, hoạt động ngầm đã giảm đi rõ rệt, rồi sau đó lại tăng lên mức cao nhất với việc tăng cường quốc phòng của Reagan, rồi lại bắt đầu giảm đi sau vụ Iran (hai năm trước khi bức tường Berlin sụp đổ), tiếp tục giảm dưới thời Bush và đạt mức thấp nhất kẻ từ những năm đầu của thời kỳ Carter. Việc kết thúc chiến tranh lạnh chỉ thúc đẩy nhanh hơn bước đi xuống của hành động ngầm.
Giám đốc CIA Gates đã có lời nhắc nhở có ích rằng bộ máy viên chức có thể thích ứng với môi trường đang thay đổi, nhưng không thể gạt bỏ hoàn toàn sực ỳ của bộ máy đó; định luật thứ nhất của Newton đã được áp dụng vào chính trị. Năm 1992, Giám đốc Woolsey đã bước đầu vận động tăng ngân sách vào lúc kinh tế đang giảm sút, một phần vì đó là vai trò được dự kiến của một giám đốc CIA, nếu làm khác đi thì sẽ làm cho tinh thần trong cơ quan CIA giảm sút, hoặc thậm chí có nổi loạn công khai như đã xảy ra khi Giám đốc CIA Stansfield Tunner cắt giảm biên chế trong thời chính quyền Carter.
Hơn nữa, các vụ bê bối cũng có thể đóng vai trò có ý nghĩa trong thay đổi về tổ chức. Việc CIA dính lứu vào việc do thám các công dân trong nước (một việc làm cho người ta cảm thấy lo sợ,và việc này bị tiết lộ năm 1974 vào lúc cong chiến tranh lạnh) và vụ Iran (1987) đac góp phần vào việc tạo ra những thay đổi nghiêm túc về tính chịu trách nhiệm của ngành tình báo hơn bất cứ đIũu gì khác cùng với sự kết thúc của cuộc đấu tranh giữa các siêu cường (mặc dù bản thân những sự kiện dẫn đến các vụ bê bối là kết quả phụ của việc qúa tích cực thực hiện cá mục tiêu của chiến tranh lạnh).
Cuối cùng, những thay đổi tại CIA trong các giai đoạn đầu của thế giới hậu chủ nghĩa cộng sản cũng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước của Hoa Kỳ, ngang với ảnh hưỏng của bất cứ điều gì khác. Chắc chắn là tình hình đó cũng chịu ảnh hưởng của nhận thức về việc giảm mối đe doạ từ bên ngoài. Và trong thời gian 1992 - 1994, đIũu ấy đã thuyết phục các quan chức chính phủ rằng họ có thể yên tâm hướng sự chú ý của mình vào việc giảm bớt thiếu hụt ngân sách, dù đây mới là một cảm nghĩ thoáng qua.
Câu hỏi ban đầu trong chuyên đề nghiên cứu này là: liệu việc kết thúc chiến tranh lạnh có đưa lại những thay đổi trong CIA không? Câu trả lời là dứt khoát có: trong sự biến đổi của CIA, các diễn biến quốc tế kể cả việc chấm dứt chiến tranh lạnh - đã ảnh hưởng đến chính sách tình báo trong nước. Tuy nhiên, góp phần vào sự thay đổi đó còn có những khó khăn kinh tế trong nước, những tương tác phức tạp của yêu cầu về thể chế và phe nhóm, các vụ bê bối, các lề thói của bộ máy viên chức, những sở thích cá nhân của các quan chức hoạch định chính sách, từ các giám đốc tình báo đến các tổng thống và các nhà giám sát của Quốc hội một sự pha trộn phong phú các biến số đã khiến cho việc nghiên cứu chính trị học vừa dễ gây nản lòng lại vừa hấp dẫn.

Hết


Xem Tiếp: ----