XVII
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1739, ngày 9 tháng Chín 1870

Khi quân Đức tiến về Pa-ri và đến được Pa-ri là mở đầu một giai đoạn mới của chiến tranh, chúng ta có thời gian nhìn lại những việc xảy ra đằng sau mặt trận của quân dã chiến tại các cứ điểm.
Chưa nói gì đến Xê-đăng, sự đầu hàng của cứ điểm này tất nhiên đi liền với sự đầu hàng của đạo quân Mác-ma-hông, quân Đức đã chiếm bốn cứ điểm: La-pơ-tít-tơ- Pi-e-rơ và Vi-tơ-ri không qua chiến đấu; Li-sten-béc và Mác-xan sau một cuộc bắn pháo ngắn. Họ chỉ phong tỏa Bi-trơ, bao vây Xtơ-ra-xbua, bắn pháo vào Phan-xbua, Tun và Mông-mê-đi hiện chưa có kết quả, họ định mấy ngày nữa sẽ bắt đầu bao vây chính quy Tun và Mét-xơ.
Trừ Mét-xơ được bảo vệ bằng những pháo đài độc lập cách khá xa thành phố, tất cả các cứ điểm khác có chống cự đều bị bắn pháo. Biện pháp này bao giờ cũng là bộ phận hợp thành của hoạt động chiến đấu trong vây đánh chính quy; ban đầu mục đích chính của nó là phá hủy các kho lương thực và đạn dược của bên bị vây, nhưng từ khi những thứ ấy thường được cất giấu trong các hầm xây dựng đặc biệt chống được đạn pháo thì việc bắn pháo ngày càng được sử dụng để đốt và phá hủy cho được một số lượng càng nhiều càng tốt các công trình bên trong cứ điểm. Tiêu hủy tài sản và lương thực của dân cư trong cứ điểm trở thành thủ đoạn gây sức ép đối với họ và thông qua họ đối với quân đồn trú và viên chỉ huy. Trong trường hợp quân đồn trú yếu, kỷ luật kém và mất tinh thần, viên chỉ huy thiếu kiên quyết thì thường thường chỉ một mình cuộc bắn pháo thôi cũng dẫn tới sự đầu hàng của cứ điểm. Tình hình đã xẩy ra như vậy, đặc biệt là năm 1815 sau trận Oa-téc-lô[55] trong đó hàng loạt cứ điểm với quân đồn trú chủ yếu gồm quân cận vệ quốc gia đã đầu hàng sau một cuộc bắn pháo ngắn, không chờ cuộc vây đánh chính quy. Tất cả các cứ điểm đó như A-vanh, Guy-dơ, Mô-be-giơ, Lăng-đrê-xi, Ma-rêm-buốc, Phi-líp-vin v.v. đều thất thủ sau mấy giờ, giỏi lắm là sau mấy ngày bắn pháo. Rõ ràng là chính những thắng lợi còn in sâu trong tâm trí người ta ấy cũng như tin tức nói rằng quân đồn trú của phần lớn các cứ điểm biên giới chủ yếu gồm quân cận vệ lưu động và quân cận vệ quốc gia ở địa phương đã thúc đẩy quân Đức thí nghiệm lại thủ đoạn ấy. Ngoài ra vì với việc sử dụng pháo nòng có rãnh, đạn pháo hầu như chỉ toàn là lựu đạn ngay cả đối với pháo dã chiến nên hiện nay có thể bắn phá tương đối dễ dàng vào cứ điểm và đốt cháy các công trình của nó bằng pháo dã chiến thông thường của bất cứ quân đoàn nào không phải chờ cối và lựu pháo công thành hạng nặng đến như trước kia.
Tuy trong chiến tranh hiện đại việc bắn phá các nhà tư nhân trong cứ điểm đã được thừa nhận, nhưng dù sao cũng vẫn không nên quên rằng biện pháp ấy bao giờ cũng rất tàn bạo và ác độc và không nên sử dụng đến, ít ra là khi không hy vọng chắc chắn đạt được sự đầu hàng của cứ điểm và khi trên mức độ nào đó không cần thiết phải làm. Nếu bắn phá các cứ điểm như Phan-xbua, Li-sten-béc, Tun, người ta có thể viện lý do chúng khống chế đường núi và đường sắt mà việc trực tiếp chiếm lĩnh những con đường này là cực kỳ quan trọng đối với địch xâm nhập, tuy vậy còn có căn cứ để hy vọng rằng mục đích ấy sẽ đạt được nhờ mấy ngày bắn pháo. Nếu như hai trong số cứ điểm ấy cho tới nay vẫn đứng vững thì điều đó đem lại càng nhiều vinh quang hơn cho quân đồn trú và dân cư. Nhưng về cuộc bắn phá Xtơ-ra-xbua đi trước cuộc vây đánh chính quy thì ở đây sự việc lại khác hẳn.
Xtơ ra-xbua là một thành phố có trên 80.000 dân, xung quanh có công sự kiểu cũ thuộc thế kỷ XVI được tăng cường nhờ Vô-băng, nơi này đã xây dựng một ngôi thành bên ngoài thành phố gần sông Ranh và nối liền ngôi thành ấy với tường thành của thành phố bằng một tuyến công sự liên tục bấy giờ gọi là dinh lũy. Vì ngôi thành khống chế thành phố và có thể độc lập phòng thủ sau khi thành phố đầu hàng cho nên phương pháp giản đơn nhất để chiếm cả ngôi thành và thành phố là tấn công ngay ngôi thành để tránh phải tiến hành hai cuộc vây đánh nối tiếp nhau. Nhưng công sự của ngôi thành rất kiên cố và nó nằm ở dải đất thấp lầy lội gần sông Ranh gây nhiều khó khăn cho việc đào nhanh chóng chiến hào, cho nên tình hình có thể khiến cho người ta phải tấn công thành phố trước, - giống như điều đó vẫn thường xảy ra - vì với sự thất thủ của thành phố, việc tiếp tục phòng thủ riêng một ngôi thành sẽ mất ý nghĩa trên mức độ rất lớn đối với viên chỉ huy thiếu vững vàng, trừ phi tính toán rằng việc đó có thể bảo đảm cho ông ta điều kiện đầu hàng khá hơn. Nhưng dù sao nếu chỉ chiếm thành phố thì vẫn còn phải chiếm ngôi thành và viên chi huy ngoan cường có thể tiếp tục chống cự, đặt thành phố và quân vây đánh đóng trong thành phố dưới hỏa lực của ông ta.
Trong tình hình đó, cuộc bắn pháo vào thành phố có lợi gì? Nhiều lắm dân cư có thể làm mất tinh thần phần lớn quân đồn trú và buộc viên chỉ huy rời thành phố, chuyển vào trong ngôi thành đem theo những người đáng tin cậy nhất trong số 3.000 - 5.000 binh sĩ của mình, tiếp tục cuộc phòng thủ ở đó và khống chế thành phố bằng pháo. Cốt cách của tướng U-rích (họ của người lính già dũng cảm ấy là như thế chứ hoàn toàn không phải là Un-ních) thì người ta biết khá rõ đến mức có người không chắc rằng có thể dọa nạt ông ta, bắt ông ta phải nộp thành phố và ngôi thành dù số đạn pháo bắn vào đó nhiều đến thế nào đi nữa. Bản thân việc bắn phá thành phố trong đó có một ngôi thành đứng độc lập khống chế thành phố là một hành động tàn bạo vô nghĩa lý và vô ích. Dĩ nhiên đạn pháo bắn bất kỳ hoặc cuộc bắn pháo không dày đặc trong khi vây đánh bao giờ cũng gây thiệt hại cho thành phố bị vây, nhưng cái đó chẳng ăn thua gì so với những sự tàn phá và những sự chết chóc của dân cư trong cuộc bắnc chuẩn bị lương thực cho dân cư không phải là khó khăn lớn nếu người ta bắt tay làm công việc đó một cách kịp thời và thực hiện nó một cách có hệ thống. Công việc này có được thực hiện trong trường hợp hiện nay hay không, điều đó rất đáng ngờ. Điều mà chính phủ đã tiến hành trước đây là một biện pháp được đề ra một cách hấp tấp và thậm chí còn vô nghĩa nữa. Việc thành lập những dự trữ về súc vật sống mà không có thức ăn cho chúng là một điều rô ràng vô nghĩa. Có thể giả định rằng nếu quân Đức sẽ hoạt động với sự kiên quyết thường có của họ, thì họ sẽ phát hiện ra rằng Pa-ri được đảm bảo tồi về lương thực cho một cuộc vây hãm lâu dài.
Nhưng người ta có thể nói gì về điều kiện chủ yếu- tức là về sự phòng ngự tích cực, về những sự xuất kích của đội quân đồn trú từ thành lũy ra để tấn công vào địch, chứ không phải đánh lại quân địch từ sau các tường thành? Để sử dụng toàn bộ sức mạnh của những công sự của mình và không để cho địch có khả năng lợi dụng mặt yếu của đồn lũy- tức là lợi dụng việc thiếu những công sự bên ngoài che chở cho những hào chính,- thì ở Pa-ri trong số những người bảo vệ nó phải có quân đội chính quy. Đó chính là tư tưởng chủ yếu của những người đã xây dựng nên đồ án của những công sự ấy. Họ cho rằng nếu như thấy rằng đạo quân đã bị đánh tan của Pháp không thể địch lại với quân thù ở trên chiến trường trống trải thì nó phải lùi về Pa-ri và tham gia vào sự phòng ngự của thủ đô hoặc là một cách trực tiếp, - với tư cách là một đội quân đồn trú đủ mạnh để, bằng những cuộc tấn công thường xuyên, ngăn cản việc vây hãm chặt hay thậm chí còn ngăn cản cả việc bao vây hoàn toàn,- hoặc là một cách gián tiếp, bằng cách chiếm lĩnh vị trí ở bên kia sông Loa-rơ, bổ sung lực lượng của mình tại đấy, rồi sau đó, khi có cơ hội thuận lợi, tấn công vào những điểm yếu của phía bao vây, những điểm yếu này nhất định sẽ bộc lộ ra trên cái tuyến bao vây quá kéo dài của nó. Nhưng tất cả hành động của bộ chỉ huy Pháp trong cuộc chiến tranh này đã góp phần làm cho Pa-ri mất cái điều kiện phòng ngự duy nhất thật sự quan trọng của nó. Trong toàn bộ quân đội của Pháp chỉ còn lại có những đơn vị ở lại Pa-rí, và quần đoàn của tướng Vi-nau (số 13, lúc ban đầu là quân đoàn của Tơ-rô-suy), tất cả có thể là 50.000 người; chủ yếu, nếu như không phải toàn bộ, là những tiểu đoàn thứ tư và đội cận vệ lưu động. Thêm vào số đó có thể còn có 20.000- 30.000 binh lính của các tiểu đoàn thứ tư và một số không rõ là bao nhiêu gồm quân cận vệ lưu động của các tỉnh, tức là những người lính mới chưa được huấn luyện, hoàn toàn không dùng được để tác chiến trên chiến trường trống. Qua ví dụ Xê-đăng, chúng ta đã thấy rằng trong chiến đấu, những đội quân như thế ít có ích như thế nào. Rõ ràng là khi ở đằng sau lưng họ có những pháo đài mà họ có thể lùi về được, thì họ sẽ vững vàng hơn, và một vài tuần lễ huấn luyện, ghép vào kỷ luật và chiến đấu, dĩ nhiên sẽ nâng cao chất lượng chiến đấu của họ. Nhưng sự phòng ngự tích cực của một cứ điểm lớn như Pa-ri đòi hỏi phải di chuyển những lực lượng lớn trên chiến trường trống, đòi hỏi những hành động tác chiến theo tất cả mọi quy tắc, trên một khoảng cách lớn ở phía trước các pháo đài được che chở, và đòi hỏi phải thực hiện những cố gắng chọc thủng tuyến bao vây hay ngăn càn việc khép chặt vòng vây. Nhưng để tấn công vào một kẻ địch mạnh hơn, - khi cần phải có sự bất ngờ và xung phong ào ạt, còn các đơn vị dùng cho mục đích ấy thì phải có kỷ luật và được huấn luyện một cách tuyệt vời, - thì đội quân đồn trú hiện nay ở Pa-ri chưa chắc đã dùng được.
Chúng ta giả định rằng, các đạo quân thứ ba và thứ tư của Đức hợp nhất với nhau gồm 180 000 người, sẽ xuất hiện ở Pa-ri trong tuần lễ sau, sẽ bao vây thành phố này bằng những đơn vị ky binh cơ động, sẽ phá hủy các con đường sắt, do đó sẽ làm tiêu tan tất cả những hy vọng tiếp tế trên quy mô lớn, và sẽ chuẩn bị một cuộc bao vây chính quy, cuộc bao vây này sẽ hoàn thành khi các đạo quân thứ nhất và thứ hai kéo đến, sau khi Mét-xơ thất thủ. Sau đó, người Đức sẽ còn lại một số lượng quân đội đủ để tiến sang bên kia sông Loa-rơ, để quét sạch địa phương đó và ngăn cản mọi mưu toan thành lập một đạo quân mới của Pháp. Nếu như Pa-ri không đầu hàng, thì lúc đó sẽ bắt đầu một cuộc bao vây chính quy và nó sẽ có thể được thực hiện một cách tương đối nhanh chóng khi không có một sự phòng ngự tích cực. Dó sẽ là diễn biến bình thường của các sự kiện, nếu như chỉ có những lý do quân sự mà thôi, nhưng hiện nay đã hình thành nên một tình hình trong đó những lý do quân sự có thể bị các sự kiện chính trị lấn át; ở đây việc đoán trước những sự kiện chính trị đó không nằm trong nhiệm vụ của chúng tôi.

Truyện TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN TRANH I II III IV NHỮNG THẮNG LỢI CỦA PHỔ V VI VII VIII IX X KHỦNG HOẢNG CỦA CHIẾN TRANH XI XII XIII[44] XIV XV NHỮNG THẤT BẠI CỦA PHÁP XVI XVII XVIII LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐÁNH BẠI QUÂN PHỔ XIX ừ tường cứ điểm trở thành có hiệu lực hơn bao giờ hết; nó sẽ làm chậm trễ một cách nghiêm trọng công việc trong chiến hào. Hào tiếp cận bây giờ phải đào hết sức thận trọng theo một kế hoạch khác mà chúng tôi không thể trình bày tỉ mỉ ở đây. Đêm thứ mười một, bên bao vây có thể tiến đến các góc nhô ra của đường có che kín, trực diện với bộ phận nhô ra của các ba-xti-ông và các ra-vơ-lanh; còn ngày thứ mười sáu, họ có thể hoàn thành việc đào hào bọc gla-xi, nghĩa là đào chiến hào ở bên kia đỉnh gla-xi, ven theo gla-xi, song song với đường có che kín. Chỉ bấy giờ, họ mới có thể đặt pháo để phá hủy lớp bao bằng đá của tường để bảo đảm cho quân lính vượt hào vào cứ điểm và làm câm họng những khẩu pháo bên sườn ba-xti-ông bắn dọc theo hào và cản trở việc vượt hào. Những sườn ấy của ba-xti-ông có thể bị phá hủy và pháo của nó có thể bị tiêu diệt vào ngày thứ mười bảy, bấy giờ mới có thể mở được đột phá khẩu. Đêm hôm sau có thể xuống đến hào và xây dựng xong đường đi có che kín qua hào để bảo vệ đơn vị xung phong khỏi bị hỏa lực bên sườn và cuộc tấn công xung phong có thể bắt đầu.
Trong bài khảo cứu đại cương này, chúng tôi thử điểm qua quá trình vây đánh một trong những kiểu cứ điểm yếu nhất và giản đơn nhất (thành sáu góc kiểu Vô-băng) và xác định thời gian cần thiết cho các giai đoạn khác nhau của cuộc vây đánh nếu như cuộc vây đánh không bị những cuộc xuất kích thành công phá vỡ và trong điều kiện bên phòng ngự không biểu lộ tính tích cực đặc biệt và tinh thần dũng cảm và không có phương tiện gì đặc biệt. Nhưng như chúng ta đã thấy, ngay trong tình hình có lợi như vậy cũng cần ít ra 17 ngày đêm mới có thể mở được đột phá khẩu ở tường chính của cứ điểm và, do đó, mở đường cho cuộc xung phong vào cứ điểm. Khi đủ binh lực và được cung cấp tốt, quân đồn trú không có lý do nào về quân sự buộc họ đầu hàng trước thời hạn đó; xét theo quan điểm quân sự đơn thuần, nghĩa vụ bình thường của bên bị vây là giữ vững ít nhất là trong thời hạn ấy. Nhưng có một số người tỏ ý không hài lòng là Xtơ-ra-xbua còn chưa bị hạ, mà Xtơ-ra-xbua mới chịu đựng cuộc vây đánh chính quy có 14 ngày đêm và có công sự ngoại vi ở phía chính diện bị tiến công khiến nó có thể giữ vững lâu hơn ít ra là 5 ngày đêm so với thời hạn trung bình. Họ không hài lòng về chỗ Mét-xơ, Tun và Phan-xbua vẫn chưa đầu hàng. Thế nhưng chúng ta còn chưa rõ chiến hào vây đánh Tun đã đào chưa dù chỉ là một tuyến thôi, còn về các cứ điểm khác thì chúng ta biết rằng chúng hoàn toàn chưa bị vây đánh chính quy. Còn về Mét-xơ thì hình như lúc này người ta không có ý định vây đánh chính quy cứ điểm đó; rõ ràng là phương pháp hữu hiệu nhất để chiếm Mét-xơ là làm cho đạo quân của Ba-den kiệt sức mà phải đầu hàng. Những cây bút sốt ruột ấy cần biết rằng rất ít có những viên chỉ huy cứ điểm đầu hàng đội trinh sát gồm 4 lính thương kỵ hoặc ngay dù dưới tác động của pháo kích nếu họ còn trong tay quân đồn trú tương đối đầy đủ và dự trữ cần thiết. Nếu như Stết-tin năm 1807 đã đầu hàng trung đoàn ky binh, nếu các cứ điểm biên giới của Pháp năm 1815 đã đầu hàng sau một cuộc bán pháo ngắn, thậm chí vì sợ bị bắn pháo, thì chúng ta chớ nên quên rằng Vuếc-thơ và Spi-khéc-nơ gộp lại cũng không bằng I-ê-na hoặc Oa-téc-lô, vả chăng sẽ vô lý nếu nghi ngờ điều này; trong quân đội Pháp có nhiều sĩ quan có thể chống được vây đánh chính quy ngay dù với quân phòng thủ gồm quân cảnh vệ lưu động
--!!tach_noi_dung!!--

Nguồn: C.Mác - Ph-Ăng-gen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1994, t.17, tr.17-352
Ngày viết: 1870 - 1871
Nguồn: www.marxists.org
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 26 tháng 8 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--