XXXIII
Đã đăng trên tờ "The Pall Mall Gazette" số 1841, ngày 6 tháng Giêng 1871

Từ lễ Thiên chúa giáng sinh, công cuộc vây hãm thật sự Pa-ri đã bắt đầu. Trước đó thì chỉ là việc bao vây cái cứ điểm khổng lồ ấy thôi. Thật ra người ta đã xây dựng những ụ pháo cho những khẩu đại bác hạng nặng công thành và đã tập hợp toàn bộ lực lượng pháo thành, nhưng người ta chưa đặt một khẩu pháo nào vào vị trí, chưa xẻ một lỗ châu mai nào, chưa bắn một phát súng nào. Tất cả những công cuộc chuẩn bi ấy đã được tiến hành từ phía nam và tây-nam. Từ những phía khác người ta cũng đã xây dựng những lũy chắn, những rõ ràng chúng chỉ nhằm mục đích phòng ngự, để chống lại những cuộc đánh nống ra và che chở cho bộ binh và pháo binh dã chiến của những người bao vây mà thôi. Lẽ dĩ nhiên những công sự đó được bố trí cách các pháo đài của Pa-ri một khoảng xa hơn là khoảng cách mà các khẩu pháo sẽ phải được đặt trong một cuộc vây hãm chính quy; giữa những công sự đó và các pháo dài cổ có một dải đất rộng không bi ai chiếm cả, mà người ta có thể sử dụng để đánh thọc ra. Khi trận đánh lớn thọc ra của Tơ-rô-suy ngày 30 tháng Mười một bị đánh lui, thì trong tay ông ta vẫn còn một phần nào đó của dari đất ở phía đông Pa-ri, nhất là cao nguyên A-vrông trước pháo đài Rô-ni. Tơ-rô-suy đã bắt đầu củng cố cao nguyên đó; từ ngày nào thì chúng ta không biết, nhưng ngày 17 tháng Chạp chúng ta thấy nói rằng Mông-a-vrông, cũng như những điểm cao Va-ren (tại khúc ngoặt của khuỷu sông Mác-nơ) đã được bồ phòng và ở đó người ta đã đặt những đại bác hạng nặng.
Không kể một vài đồn tiền tiêu về phía nam gần Vi-tơ-ri và Vin-giuy-phơ,- những đồn này hình như không có ý nghĩa lớn,- thì ở đây chúng ta thấy một ý đồ đầu tiên được thực hiện trên quy mô lớn của những người phòng thủ, ý đồ mở rộng những vị trí của mình nhờ những chiến hào đồi diện với địch. Ở đây, lẽ tự nhiên là chúng tà phải so sánh với Xê-va-xtô-pôn. hơn 4 tháng sau khi quân đồng minh bắt đầu tiến hành những công trình bao vây gần cuối tháng Hai 1855, khi những người bao vây phải chiu đựng một cách khủng khiếp sự giá lạnh của mùa đông thì Tốt-tơ-lê-ben bắt đầu xây dựng những công sự tiền tiêu ở phía trước các tuyến của mình và cách chúng một khoảng cách lớn trong những điều kiện đó. Ngày 23 tháng Hai, ông ta xây dựng đồn Xê-len-ghin cách bức thành chính của cứ điểm 1.100 i-ác-đơ, và cũng trong ngày hôm ấy trận xung phong của quân đồng minh đánh chiếm công sự mới đó đã bị thất bại; ngày 1 tháng Ba, một đồn khác (Vô-lưn) được xây dựng xong, đồn này còn nhích ra phía trước hơn nữa, cách bức thành của cứ điểm 1.450 i-ác-đơ. Hai công sự đô đã được quân đồng minh gọi là "ouvrages blancs"[1°]. Ngày 12 tháng Ba cách bức thành 800 i-ác-đơ, người ta đã xây dựng xong công sự Căm-sát-ca, mà quân đồng minh gọi là "Mamelon vert"[2°] còn trước tất cả những công sự ấy thì người ta đào hào chiến đấu cho các xạ thủ. Trận xung phong ngày 22 tháng Ba bị đánh bật lui, và việc xây dựng tất cả những công sự ấy- và cùng với chúng là những công sự về bên phải của đồi Mamelon, cụ thể là "Những công trường đá", được hoàn thành; tất cả những đồn ấy đều được nối liền với nhau bằng những con đường được che chở. Trong suốt tháng Tư và tháng Năm, quân đồng minh mưu toan chiếm lại một lần nữa địa điểm có những công sự đó, nhưng vô hiệu. Họ đã phải tiến tới những công sự đó chỉ bằng những hào tiếp cận sử dụng khi vây đánh chính quy, và chỉ đến ngày 7 tháng Sáu, khi có những viện binh- lớn đến,- thì mới có thể chiếm được những công sự đó bằng một trận xung phong. Như vậy, những công sự dã chiến xây nống lên phía trước đó đã làm cho sự thất thủ của Xê-va-xtô-pôn chậm lại cả 3 tháng, mặc dầu chúng bị sự bắn phá của những đại bác hải quân mạnh nhất thời bấy giờ.
Nếu so sánh tất cả những điều nói trên với sự phòng ngự của Mông-a-vrông, thì sự phòng ngự này tỏ ra rất nghèo nàn. Ngày 17 tháng Chạp, sau hơn hai tuần lễ mà người Pháp có được để xây dựng công sự của mình, thì việc xây dựng các trận địa pháo đã hoàn thành. Trong thời gian đó, phía bao vây cho người đi kiếm pháo binh công thành, gồm chú yếu là những khẩu pháo cũ đã được sử dụng trong những lần bao vây trước đó. Ngày 22, người ta xây xong các trận địa pháo nhằm chống Mông-A-vrông, nhưng người ta vẫn không tiến hành một hoạt động nào cho đến khi mọi nguy cơ bị quân Pháp đánh nống ra en masse[3°] đã qua rồi, và cho đến ngày 26, khi việc xây dựng những vị trí bố phòng của đạo quân Pa-ri chung quanh Đrăng-xi đã chấm dứt. Ngày 27 tháng Chạp, các khẩu đội pháo Đức bắt đầu trận bắn phá, tiếp diễn cả trong ngày 28 và 29. Hỏa lực của các công sự Pháp chẳng bao lâu đã im bằn, và ngày 29 người ta đã bỏ các công sự, bởi vì theo tin chính thức của Pháp- trong các công sự đó không có hầm tránh đạn để che chở cho đội quân đồn trú.
Không nghi ngờ gì nữa, đó là một sự phòng ngự thảm hại, và việc bào chữa cho nó lại càng thảm hại hơn. Thiếu sót chủ yếu rõ ràng là ở cấu trúc của các công sự. Tất cả những điều đã mô tả dẫn chúng ta đến kết luận rằng, ở Mông-A-vrông không có một đồn khép kín nào mà chỉ có những trận địa pháo hở ở phía sau lưng và thậm chí còn không được bảo vệ vững chắc ở hai sườn nữa. Ngoài ra, những trận địa pháo ấy rõ ràng chỉ hướng về một phía, về phía nam hay phía đông- nam, trong khi ở gần đó, ở phía đông - bắc, có những điểm cao Răng-xi và Mông-phéc-mây những điểm thuận lợi nhất cho những trận địa pháo hoạt động chống lại A-vrông. Phía bao vây đã lợi dụng điều ấy để vây A-vrông bằng một trận địa pháo vòng cung, những khẩu pháo này chẳng bao lâu đã buộc các khẩu pháo của A-vrông im tiếng và đẩy được đội quân đồn trú của nó đi. Nhưng tại sao lại thiếu nơi ẩn nấp cho đội quân đồn trú? Băng giá chỉ bào chữa cho điều đó được một nửa thôi, bởi vì người Pháp đâu có dư thời giờ, và điều mà người Nga có thể làm được ở Crưm trong mùa đông trên một đất đai nhiều đá, thì cũng phải làm được ngay cả trong tháng Chạp năm nay ở ngoại ô Pa-ri. Dĩ nhiên pháo binh được sử dụng nhằm chống lại A-vrông có hiệu quả hơn nhiều so với pháo binh của đồng minh ở ngoại ô Xê-va-xtô-pôn; nhưng đó chính là pháo binh đã được dùng để chống lại các đồn ở Đuýp-pen[115]- những đồn này cũng là những công sự dã chiến, nhưng chúng đã đứng vững được 3 tuần lễ. Có giả định rằng bộ binh của quân đồn trú đã bỏ chạy để lại pháo binh không được bảo vệ. Điều đó có thể xảy ra, nhưng nó không biện hộ cho những kỹ sư xây dựng các công sự. Bộ chỉ huy công binh ở Pa-ri chắc được tổ chức rất tồi, nếu như xét đoán công việc của nó theo điển hình ấy.
Việc phá hủy nhanh chóng Mông-A-vrông đã kích thích lòng thèm khát của những người bao vây muốn đạt tới những thành công kiểu ấy nhiều hơn nữa. Họ bắn vào các pháo đài phía đông, đặc biệt là vào Noa-di, Rô-ni và Nô-giăng. Sau hai ngày bắn phá, tất cả những pháo đài đó hầu như bị câm tiếng. Chúng ta hoàn toàn không nghe nói gì về việc người ta còn làm những gì để chống lại những pháo đài ấy. Người ta cũng hoàn toàn không nói gì về hỏa lực từ những công sự được xây dựng giữa những pháo đài đó. Nhưng chúng ta có thể tin chắc rằng những người bao vây sẽ dốc mọi cố gắng để phát triển hào tiếp cận - mặc dầu là thuộc kiểu thô sơ-áp sát hơn nữa những pháo đài đó, và do đó đảm bảo giữ được vững chắc những vị trí ở Mông-A-vrông. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên, nếu về mặt này họ đã đạt được nhiều hơn là người Pháp, bất chấp thời tiết.
Nhưng tất cả những sự kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình vây hãm? Không nghi ngờ gì nữa, nếu như ba pháo đài nói trên rơi vào tay quân Phổ, thì đó sẽ là một thành công lớn và nó sẽ cho phép họ đưa những khẩu pháo của họ đến cách bức thành vây quanh căn cứ 3.000- 4.000 i-ác-đơ. Vả lại, hoàn toàn không nhất thiết là những pháo đài ấy sẽ đầu hàng nhanh như vậy. Tất cả những pháo đài ấy đều có những hầm ngầm che chở cho các đơn vị đồn trú khỏi những quả trái phá ; còn những người- bao vây thì cho đến nay vẫn chưa nhận được những súng cối có nòng xề rãnh mà nói chung, họ có rất ít. Những súng cối đó là loại pháo duy nhất có thể phá hủy những hầm tránh đại bác trong một kỳ hạn rất ngắn; hỏa lực của những súng cối cũ quá không chính xác nên không thể đem lại một kết quả nhanh chóng, còn những đại bác 24 pao (với đạn đại bác nặng 64 pao) thì không thể có một góc bắn đủ lớn để đảm bảo bắn cầu vồng một cách có hiệu quả. Nếu như hỏa lực của những pháo đài đó hình như câm tiếng, thì điều đó chỉ chứng tỏ rằng các đại bác đã được đặt dưới hầm để chuẩn bị sẵn sàng đề phòng trường hợp bị xung phong đánh chiếm. Các trận địa pháo của Phổ có thể phá hủy những lũy đắp trước các thành, nhưng không phải vì thế mà đã hình thành được cửa mở. Muốn chọc thủng được lớp đá xây trên cùng được che chở tốt của các lũy trong, thì ngay cả khi bắn vòng, họ cũng phải đặt các khẩu pháo cách các pháo đài không quá 1.000 i-ác-đơ, mà điều này chỉ có thể làm được nhờ những hào song song và hào áp sát, được xây dựng trong một trận vây hãm chinh quy. Quá trinh vây hãm "được đẩy nhanh" mà quân Phổ nói đến rất nhiều, chỉ có nghĩa là dùng hỏa lực lớn tầm xa để buộc kẻ địch phải ngừng bắn và bằng cách đó tạo ra khả năng xây dựng các hào áp sát với những sự nguy hiểm ít hơn và mất ít thời gian hơn tiếp theo sau đó là một trận bắn phá mạnh mẽ và chọc thủng được các cửa mở ở thành bằng hỏa lực cầu vồng. Nếu như tất cả những biện pháp đó không buộc được người Pháp phải đầu hàng,- mà khi nói đến các pháo đài của Pa-ri, thì khó lòng hình dung được cách làm như thế nào để có thể buộc họ phải đầu hàng, - thì chỉ còn có cách là dùng phương pháp thông thường, đào các hào áp sát cho đến tận khoảnh đất trước thành rồi sau đó quyết xung phong đánh chiếm. Người ta đã tiến hành trận xung phong chiếm Đuýp-pen sau khi các hào áp sát đã được đào tới cách các công sự bị phá hủy gần 250 i-ác-đơ, còn ở Xtơ-ra-xbua thì người ta phải đào các hầm theo như kiểu thời xưa cho đến tận đỉnh đám đất mặt tà trước thành và xa hơn nữa.
Tính đến tất cả những điều đó, chúng ta phải luôn luôn trở lại cái quan điểm thường được bảo vệ trên những trang báo này là cần phải tiến hành công cuộc phòng thủ Pa-ri một cách tích cực, chứ không phải chỉ phòng thủ tiêu cực. Giờ đây, hơn bao giờ hết đã đến lúc phải tiến hành những cuộc phá vây. Trong lúc này, vấn đề không phải là chọc thủng các tuyến của quân thù ; vấn đề chỉ là tiến hành những trận chiến đấu có ý nghĩa cục bộ, mà những kẻ bao vây buộc những người bị bao vây phải nhận. Hầu như trong tất cả mọi trường hợp, những kẻ bao vây đều có thể đạt tới chỗ là hỏa lực của họ hơn hẳn hỏa lực của những người bị vây hãm ở bất kỳ một điểm nào được lựa chọn; đó là một chân lý cũ kỹ và không.thể tranh cãi được; và nếu những người bị bao vây không bù lại cái nhược điểm cố hữu không thể tránh được đó của họ bằng sự tích cực, táo bạo và nghị lực của họ trong các trận phá vây thì họ sẽ mất những triển vọng tốt nhất của họ. Người ta nói rằng những đơn vị ở Pa-ri đã mất tinh thần; nhưng không có một lý do nào khiến cho họ mất tinh thần cả. Quân đội có thể không tín nhiệm người chỉ huy của họ, nhưng đó là một việc hoàn toàn khác nếu Tơ-rô-suy tiếp tục nằm im không hoạt động, thì họ có đầy đủ cơ sở để không tín nhiệm như vậy.
Chúng tôi muốn nói một vài lời về giả định thông minh của một số người cho rằng Tơ-rô-suy có ý định, sau khi Pa-ri thất thủ, sẽ cùng quân đội của ông ta đi đến bán đảo Môn-va-lê-ri-en đã được bố phòng, như là đi vào một thành quách. Lời dự đoán sâu sắc đó là của những kẻ thực khách hết sức khôn ngoan nào đó trong bộ tư lệnh Phổ ở Véc-xây, và chủ yếu được xây dựng trên sự kiện là giữa Pa-ri và bán đảo nổi trên đang diễn ra một sự di chuyển xe vận tải tấp nập về phía này hay về phía kia. Phải là một vị tướng thông minh thật khác thường mới chọn để xây dựng thành lũy của mình ở một bán đảo đất bồi thấp, bao bọc bốn phía chung quanh bởi những điểm cao chế ngự nó, từ những điểm cao này có thể nhìn thấy được những đơn vị quân đội bố trí trong bán đảo như nhìn ở trong lòng bàn tay, và do đó, có thể pháo kích họ từ một khoảng cách gần. Nhưng từ khi bộ chỉ huy Phổ tồn tại, thì sự có mặt của những người sáng suốt siêu nhân trong bộ chỉ huy đó bao giờ cũng gây ra rất nhiều điều lo lắng cho nó. Họ bao giờ cũng hết sức tin chắc rằng kẻ địch sẽ làm những điều hết sức không tưởng tượng được. Theo câu châm ngôn Đức, "họ nghe thấy cỏ mọc như thế nào". Bất cứ một người nào đọc sách báo quân sự Phổ đều nhất định đã gặp loại người như thế, và điều kỳ lạ chỉ là ở chỗ vẫn còn có những người tin được những kẻ đó.
-------------
Chú thích
[1°]. "những công sự trắng"
[2°]. "Quả đồi xanh"
[3°]. đại quy mô