Hồi 4
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
(Kiều)

Sau đêm kinh hoàng ở đền thờ Cao Nỗ, đoàn người lại tiếp tục lên đường. Phạm Bách chỉ những phong cảnh, những suối, những đèo, những hang đầy hoa thơm cỏ lạ cho Thiều Hoa. Nhưng trong lòng nàng như mơ như tỉnh, đâu có biết ngoại vật là gì.
Đến địa phận núi Tam-thai, Phạm Bách nói:
– Tại đây có đền thờ vua Hùng-vương, trong đền có cái trống đồng bằng ba người ôm. Trống này là lễ vật của Sơn Tinh dâng cho vua để cầu hôn với công chúa Mỵ Nương, nay vẫn còn nguyên. Chúng ta vào đó nghỉ ngơi và lễ tổ.
Ghi chú của thuật giả:
Trống đồng này hồi trước 1950 vẫn còn tại núi Tam-thai, trong vùng núi Lam-sơn, Thanh-hoá. Đi từ thị xã Thanh-hoá về phía Tây Bắc 38 km gặp sông Mã, vượt bến Kiều sang đất Vĩnh-lộc. Gần bến Kiều có núi Xuân-đài, động Hồ-công, trong có nhiều nhũ đá, hang đá, tượng đá rất đẹp. Trong hang có khắc thơ Lê Thánh-tông và các danh sĩ đời xưa. Kế đến là Đan-nê, nằm cạnh núi Tam-thai. Trên núi có miếu Đồng-cổ. Trong miếu còn di tích cái trống đồng. Mặt trống đường kính 1,10 m, cao 0,50 m (Hồi thơ ấu, 8 tuổi, tôi được dẫn qua đây, ước lượng kích thước). Trên mặt trống có chín vòng tròn, giữa trống có rốn, lưng trống có khắc nhiều chữ, nhưng đã mờ, đọc không rõ. Tương truyền trống là di vật của thánh Tản-viên dâng vua Hùng làm sính lễ cầu hôn công chúa Mỵ Nương. Đây là những tài liệu ghi được của trường Viễn-đông Bác-cổ trước 1954. Không biết cho đến nay, biết bao tang thương đã qua, miếu và trống có còn hay không?
Đoàn người tiến vào đền. Trịnh Quang đã chập chững đi được. Phạm Bách chỉ tượng vua Hùng ngồi trên ngai nói:
– Đây là tượng Lạc Long quân.
Thiều Hoa nhìn lên, thì thấy một người ngồi uy nghi trên ngai vàng, nhưng đầu hơi giống đầu rồng.
Nàng nghĩ thầm:
– Thì ra Lạc Long quân là loài rồng. Hèn chi người Việt mình cứ tự hào là con rồng, cháu tiên?
Nàng hỏi Phạm Bách:
– Thưa sư bá, còn mấy ngày nữa thì tới Hoa-lư?
– Độ năm ngày thôi.
– Sư bá nói, gửi chúng cháu tại Cao gia trang. Cao gia đây có phải là giòng dõi của đại tướng Cao Nỗ không?
– Đúng, Cao trang chủ hiện nay tên là Cao Cảnh Sơn, cháu bảy đời Cao Nỗ. Họ Cao thế lực rất lớn, có tới bảy trang khắp vùng núi Hoa-lư, Tam-điệp, Dục-thuý, tổng số người trong trang lên đến mấy vạn. Chúng ta vào đó an trí đám sư đệ này rồi ta với Trịnh Quang và cháu đi tìm sư phụ cháu.
Thiều Hoa mắc chiếc võng lên hai cây đào nằm. Nàng cố dỗ mắt mà không sao nhập được giấc ngủ. Hình ảnh Nghiêm Sơn lại hiện lên, với dáng điệu phong lưu tiêu sái. Rồi trong đầu nàng lại lởn vởn những lời giáo huấn của sư phụ sư mẫu về cái gương Mỵ Châu lấy chồng ngoại tộc, vì nhất tâm với chồng, làm mất nước. Trải 184 năm mà chưa khôi phục được.
Có tiếng người đi nhè nhẹ, nàng lắng tai nghe: Tiếng chân bước rất nhẹ nhàng, và mau, rõ ràng là tiếng chân của một cao thủ.
Nàng tự hỏi: Ai đây?
Nếu là tiếng chân của Phạm Bách thì nặng chịch, và lão không có trình độ võ công cao. Với bước chân này chỉ sư huynh đệ của nàng mới có thể đạt tới. Mà ở đây thì Trịnh Quang bị thương nặng, bước đi muốn không nổi, còn ai đâu? Phản ứng thực nhanh, nàng lộn khỏi võng, nằm sát mặt đất, hướng mặt về phía tiếng đi, thì thấy một bóng đen chạy ra đường cái lui húi vạch mấy vạch vào bên đường rồi trở về.
Nàng tự nhủ:
– Thế thì trong đám đệ tử Đào, Phạm gia không quá mười người này có gian tế. Chúng định làm gì đây? Ta phải theo dõi mới được.
Các biến cố từ khi rời Phạm trang đều lần lượt hiện ra trước mắt nàng: Cái chết của Tường Loan đầy bí mật. Cuộc chuẩn bị của Phạm Bách chỉ người nhà mới biết, mà bị Song-quái biết. Bất cứ đoàn người đi ngả nào, Phong-châu song quái cũng theo kịp. Ta phải tìm cho ra ai là gian tế? Hắn làm gian tế cho ai?
Sáng hôm sau, nàng ra chỗ bóng đen vẽ vạch bên đường thì thấy viết chữ Hoa-lư, Tam-điệp, Dục-thuý. Bên cạnh vẽ một chữ Vạn.
Thiều Hoa tỉnh ngộ:
– Thì ra gian tế báo tin cho đồng bọn biết đường đi của bọn mình. Nhưng chúng báo cho ai đây? Cho quân Hán hay cho Phong-châu song quái?
Nàng lấy đất chà hết các dấu hiệu rồi trở vào đền cùng đoàn người tiếp tục lên đường. Trong khi đi đường, nàng chú ý quan sát cử chỉ, hành động từng người, nhưng tuyệt không có gì đáng nghi.
Chợt nhớ ra điều gì nàng hỏi Phạm Bách:
– Sư bá, hôm trước trong lúc tiểu sư đệ giao chiến với Phong-châu song quái, y có dùng một chiêu thức rất kỳ quái, cháu chưa từng thấy qua. Với chiêu thức đó, y làm cho Vũ Hỷ trúng đòn, rồi Vũ Hỷ kêu lên “Phục ngưu thần chưởng”. Thưa sư bá, chưởng đó là chưởng gì, cháu chưa từng nghe sư phụ, sư mẫu nói qua, thì làm sao tiểu sư đệ biết mà sử dụng. Lại nữa, thế quyền đó bao hàm: Quyền, chỉ, trảo, cước biến hoá vô cùng, những biến hoá đó không nằm trong nguyên lý võ thuật Cửu-chân.
Phạm Bách gật đầu:
– Ta nghĩ cũng không ra. Chúng ta học võ Cửu– chân, gốc ở Vạn-tín hầu Lý Thân, sau truyền đến Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung... Dù quyền, cước, chỉ, trảo chăng nữa cũng nằm trên một nguyên lý. Nhưng tiểu sư đệ của cháu sử dụng chiêu thức đó nằm ngoài nguyên tắc Thục gia. Mà chỉ với một chiêu, tiểu sư đệ cháu làm cho Vũ Hỷ kinh hồn, đến nổi bắt mang đi tra hỏi, chắc phải có nguồn gốc ghê gớm lắm. Đợi sau này gặp sư phụ cháu, cháu nên hỏi, may ra biết được.
Ông quay sang Trịnh Quang:
– Cháu có nghe sư phụ, sư mẫu đề cập đến quyền pháp này không?
Trịnh Quang gật đầu:
– Một lần đứng hầu Đinh sư thúc với sư phụ cháu, cháu có nghe lõm về quyền pháp ấy. Đinh sư thúc nói rằng nguồn gốc võ học Lĩnh-nam có hai: Một là Văn– lang, hai là Âu-lạc. Võ công Văn-lang cổ nhất do Phù-đổng Thiên-vương chế ra. Sau khi đánh giặc xong, ngài lên núi Sài-sơn (Sóc-sơn) hưởng nhàn, dạy đệ tử, lập ra phái Sài-sơn còn truyền đến ngày nay. Cuối đời Hồng-bàng, một thiên tài võ học nữa xuất hiện là phò mã Sơn Tinh. Ông sáng chế ra Phục ngưu thần chưởng, gồm 36 chiêu rất cương mãnh. Với chưởng pháp này, ông thắng Thủy Tinh, cưới được Mỵ Nương, rồi lên hưởng hạnh phúc ở núi Tản-viên, lập ra phái Tản-viên còn lưu truyền đến nay. Sư phụ của Phong-châu song quái là người phái Tản-viên.
Chàng ngừng lại, nhăn nhó, tỏ ra còn đau đớn:
– Còn nguồn gốc thứ nhì, phát xuất từ đất Tây-vu, tức quê hương của Thục An Dương vương. Khi An Dương vương dựng nghiệp thì có các võ tướng theo phò tá là Vạn-tín hầu Lý Thân, Cao-cảnh hầu Cao Nỗ, Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung tức ông Nồi. Một văn quan làm quân sư là Phương-chính hầu Trần Tự-Minh. Khi đại nghiệp thành, An Dương vương cùng các tướng trao đổi võ công với nhau thành ra võ Âu-lạc. Võ Âu-lạc chia ra Cửu-chân là giòng dõi Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung. Phái Long-biên giòng dõi của Vạn-tín hầu Lý Thân. Phái Hoa-lư giòng dõi Cao-cảnh hầu Cao Nỗ.
Thiều Hoa hỏi:
– Sư huynh, thế Phục ngưu thần chưởng là võ công của Văn-lang sao?
Trịnh Quang gật đầu:
– Đúng! Phong-châu song quái là người của phái Tản-viên, mà phái Tản-viên là đời sau của Sơn Tinh.
Phạm Bách hiểu ra giải thích:
– Vậy thì ta hiểu rồi. Phục ngưu thần chưởng là võ học trấn sơn của Văn-lang, nhưng nay đã thất lạc. Song-quái chỉ học được có vài chiêu, nên khi Kỳ sử dụng là chúng biết ngay. Có lẽ chúng bắt Kỳ để tìm hiểu xem có liên hệ gì với phái Tản-viên không, hoặc để tra hỏi tìm lại võ học phái họ đã mất. Cháu yên tâm, Đào Kỳ không gặp nguy hiểm đâu. Có điều lạ lùng là tại sao Kỳ lại biết võ công phái Tản-viên. Này Thiều Hoa!
– Dạ, cháu nghe.
– Ngoài sư phụ, sư mẫu ra, Kỳ có học võ với ai nữa không?
Thiều Hoa nhíu mày ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Có! Tiểu sư đệ học văn với Nguyễn Thành Công tiên sinh. Nhưng Trần tiên sinh không biết võ, thì làm sao mà dạy tiểu sư đệ được? Có điều trong tất cả các đệ tử học văn của tiên sinh thì tiểu sư đệ được cưng nhất. Tiên sinh thường dẫn tiểu sư đệ dạo chơi núi Nghi-sơn, Biện-sơn, và nhất là đền thờ An Dương vương với Mỵ Châu. Có lần tiên sinh thấy chiếc áo quàng trên tượng Mỵ Châu cũ quá, tiên sinh về mướn người may một cái áo lông ngỗng mới thay vào, và cất cái áo cũ đi.
Phạm Bách đập tay đánh chát một cái la lớn:
– Có thể là ông ấy!
Thiều Hoa hỏi:
– Bác muốn nói là ai?
– Ta muốn nói chính ông thầy đồ đó đã dạy chiêu Phục ngưu thần chưởng cho tiểu sư đệ cháu.
Trịnh Quang lắc đầu không phục:
– Sư bá dạy sai rồi, nếu Nguyễn Thành Công tiên sinh là cao nhân phái Tản-viên thì sư phụ cháu đã biết mặt, làm sao ông có thể giả làm thầy đồ được?
Thiều Hoa nói:
– Vừa rồi Song-quái bắt tiểu sư đệ đi, chúng mang cả cây trượng của Cao Cảnh hầu đi rồi.
Phạm Bách gật đầu:
– Cây trượng ấy là của vua Hùng, lúc Cao Nỗ đánh chiếm nước Văn-lang thì lấy được. Sau ngày Cao tướng quân tuẫn quốc, gậy vẫn được để thờ ở đền cho đến nay.
Chiều hôm ấy đoàn người đi đến địa phận Hoa-lư. Đang đi thì gặp bảy kỵ mã, họ trang phục theo lối quan binh người Hán. Nghiêm Sơn dẫn đầu đoàn kỵ đó. Từ đằng xa, thấy Thiều Hoa, chàng đã xuống ngựa đứng bên đường chào:
– Quế-lâm Nghiêm Sơn kính chào Phạm tiên sinh và Hoàng cô nương.
Phạm Bách thấy chàng không có ác ý, còn sáu đồng bọn dừng ngựa đứng xa xa. Oâng yên tâm. Ông kinh ngạc tự nghĩ:
– Tên Hán này là bạn thân của vua Quang Vũ nhà Hán, tước phong tới Lĩnh Nam công Bình-nam đại tướng quân. Uy quyền bao trùm sáu quận Lĩnh-nam. Bình thường ta muốn gặp một viên huyện uý, huyện lệnh cũng còn khó hơn bắc thang lên trời. Mà huyện uý, huyện lệnh đối với Lĩnh-nam công thì như hạt vừng, hạt đậu so với trái núi. Bây giờ y lại khách sáo với ta thế này thì thực là kỳ lạ.
Ông chắp tay hành lễ:
– Tên nhà quê Phạm Bách xin kính cẩn ra mắt Bình-nam đại tướng quân.
Nghiêm Sơn liếc nhìn Hoàng Thiều Hoa, thấy nàng nháy mắt hai lần. Chàng đoán ra Thiều Hoa có điều gì muốn nói riêng với chàng. Chàng hướng vào Phạm Bách:
– Phạm tiên sinh! Tiên sinh cho vãn bối đi cùng đường cho vui được chăng?
Phạm Bách nói:
– Chúng tôi là người làm ăn buôn bán, được Quốc-công đi chung, thì còn gì hân hạnh hơn nữa!
Đoàn người của Nghiêm Sơn xuống ngựa, cùng đi bộ theo Phạm Bách. tới một mỏm núi, thì ngồi lại nghỉ mệt.
Thiều Hoa nói với Nghiêm Sơn:
– Lâu ngày quá tôi không cỡi ngựa. Tướng quân có thể cho tôi mượn ngựa cỡi trong chốc lát được không?
Nghiêm Sơn cảm thấy người lâng lâng như bay lên mây:
– Nếu cô nương muốn, thì tôi xin tặng cô nương con ngựa này.
Chàng dắt con ngựa của mình lại bên Thiều Hoa.
Thiều Hoa e dè:
– Ngựa của tướng quân là tuấn mã, nó chỉ nghe lời chủ thôi, xin tướng quân chỉ cho tôi cách điều khiển, thì tôi mới dám cỡi.
Nghiêm Sơn nói:
– Được, cô nương cứ cỡi nó. Tôi sẽ cỡi con ngựa khác chạy theo cô nương, nếu nó dở chứng, tôi bắt nó phải ngoan ngoãn.
Thiều Hoa nháy mắt hai cái. Nghiêm cho rằng nàng có tình ý với mình, muốn hẹn nhau chỗ vắng tình tự. Người chàng như muốn bay lên mây. Thiều Hoa thét lên một tiếng thảnh thoát, uốn mình phi thân lên ngựa, lưng nàng uốn cong coi rất ngoạn mục. Nàng ra roi cho ngựa chạy vào ven rừng. Nghiêm Sơn phi ngựa theo. Đến một khúc quanh, Thiều Hoa đi chậm lại, Nghiêm Sơn cho ngựa đi song song với nàng.
Thiều Hoa hỏi:
– Nghiêm đại ca, tôi hỏi thực đại ca một điều, trong bọn mười người chúng tôi có ai là người của đại ca gài vào làm gian tế không?
Nghiêm Sơn đáp:
– Không, không có một người nào cả. Nếu có thì là của phủ Tế– tác Cửu-chân hoặc Giao-chỉ.
Thiều Hoa nói:
– Nếu vậy thì tốt quá. Tôi muốn nhờ đại ca một việc, không biết đại ca có dám làm không?
Nghiêm Sơn bị khích, máu nóng nổi dậy, nói:
– Trên đời này chỉ có hoàng đế Đại Hán là tôi nhường bước thôi. Còn tôi há sợ gì ai? Cô nương sai bảo gì tôi xin làm hết sức mình.
Thiều Hoa nói:
– Đại ca biết tiểu sư đệ Đào Kỳ của tôi chứ?
– Có, y thực là dễ thương, tôi muốn hỏi cô nương, y đâu rồi?
– Y bị Phong-châu song quái bắt mấy hôm rồi. Song-quái theo bén gót bọn tôi, không hiểu để làm gì?
Nghiêm Sơn nói:
– Muốn có tin tức tiểu sư đệ của cô nương cũng không khó. Tôi sẽ phát lệnh bài đi tất cả các huyện lệnh, huyện uý, Lạc-hhầu, Lạc-tướng trong vùng nhờ họ cho biết hành tung của Song-quái thì tìm ra ngay. Theo như tôi nghĩ, thì Song-quái hiện ở Đào, Đinh trang để chiêu tập dân chúng. Họ mới được phong làm Lạc-hầu thay thế sư phụ và sư thúc cô nương. Song-quái bắt tiểu sư đệ của cô nương mục đích dẫn dụ cho sư phụ, sư mẫu cô nương xuất hiện, để chúng bắt đấy thôi.
Vừa nói, chàng vừa mân mê cành hoa đào Đào Kỳ lấy trên mái tóc Thiều Hoa tặng cho. Thiều Hoa đỏ mặt, cúi đầu, ra roi cho ngựa chạy trở về.
Nàng xuống ngựa nói với Nghiêm Sơn:
– Đa tạ Đại-tướng quân tặng ngựa. Sẽ có ngày báo đáp.
Hai đoàn người chia tay nhau. Phạm Bách dẫn đệ tử đến Cao gia trang.
Cao gia trang nằm dài từ bờ sông đến triền núi, dài gần 20 dậm. Bên ngoài cổng có gia đinh đứng gác.
Phạm Bách đến trước gia đinh nói:
– Phiền đại huynh báo với trang chủ, có Phạm Bách cầu kiến.
Gia đinh dùng ngựa phi vào trang. Lát sau, có tiếng vó ngựa chạy trở ra. Trên lưng ngựa, một trung niên nam tử, thân thể cực kỳ hùng vĩ, đi tới.
Người đó xuống ngựa, chắp tay thành quyền chào Phạm Bách:
– Vị nào là Phạm lạc tướng? Tại hạ là Cao Cảnh Sơn đây.
Phạm Bách chắp tay vái:
– Phạm Bách ở Dương-xá và đệ tử Đào trang ở Cửu– chân xin bái kiến Cao Cảnh hầu.
– Cách đây hơn tháng, chúng tôi nghe Đào, Đinh hai trang bị nạn, đang buồn không biết tình hình ra sao, may gặp Lạc-tướng đây, thì chắc biết được tin tức Cửu-chân song kiệt. Nào, mời quý vị vào tệ trang.
Đoàn người đi một lát tới đại sảnh đường. Đại sảnh đường là một gian nhà lớn, có thể chứa được vài ngàn người. Bên trong trần thiết cực kỳ nghiêm trang: Giữa sảnh một bàn thờ, trên có tượng Cao Nỗ, Cao Tứ cầm cung uy nghiêm. Hai bên có hai tấm da hổ đã lột ra, nhồi vải trong như hổ còn sống. Trang chủ sai lấy nước, hoa quả mời khách. Những chén nhà họ Cao toàn bằng sành màu gan gà rất lớn.
Trang chủ mời khách:
– Trang chúng tôi uống nước muồng, chứ không uống trà. Hạt muồng phơi khô, rang cháy đi, nấu lẫn với vối tươi, vừa thơm, vừa dễ ngủ.
Phạm Bách giới thiệu đệ tử Thiều Hoa, Trịnh Quang với trang chủ, rồi kể hết mọi sự việc Đào, Đinh trang. Ông tỏ ý muốn nhờ Cao trang chủ cho đệ tử Đào gia ở nhờ, trong khi ông cùng Thiều Hoa, Trịnh Quang đi tìm Đào Thế Kiệt và Đinh Đại.
Cao Cảnh Sơn buồn rầu nói:
– Việc của Đào, Đinh hai nhà cũng là việc của chúng tôi, xin quý vị cứ coi đây như Đào gia trang. Có điều, sau Đào, Đinh, không biết bao giờ Thái-thú tính đến Cao trang đây?
Phạm Bách nói:
– Đây thuộc Giao-chỉ chứ không thuộc Cữu-chân. Thái-thú Giao-chỉ là Tích Quang. Tôi thấy Tích Quang bị Hán đế nghi ngờ, y hiện lo giữ thân còn chưa xong, nên chắc không rảnh thì giờ để hại các trang, các động. Lợi dụng cơ hội này, võ lâm đồng đạo Giao-chỉ nên tích cực thống nhất hành động, nhất tề nổi lên. Trước đánh chiếm Giao-chỉ làm căn bản. Giao-chỉ đã thất thủ, thì Cửu-chân, Nhật nam bị cô lập, chỉ hô một tiếng, dân chúng nổi dậy là thành công. Được Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật Nam, chúng ta tiến lên miền Bắc đánh Quế-lâm, Tượng-quận và Nam Hải, lập lại truyền thống Lĩnh Nam nhà ta cũng không khó.
Cao Cảnh Sơn nói:
– Khó một điều là hai tên thái thú Tích Quang, Nhâm Diên giả nhân, giả nghĩa, nêu cao ngọn cờ Hán-Việt bình đẳng, đem lễ nghĩa Khổng, Mạnh dạy dân. Dân mình gần như bị lôi cuốn vào hào quang đó, quên mất mình là giống giòng Tiên Rồng mất rồi.
Ngừng một lát, ông nói tiếp:
– Trước mắt chúng ta là làm sao tìm được cuốn phả vẽ cách chế nỏ thần của tổ tiên tôi ngày xưa. Chế được nỏ thần, chúng ta cho người đi các nơi thuyết phục hào kiệt, chỉ một trận nổi lên thì 65 thành trì, sẽ trở về Âu-lạc ta.
Phạm Bách nói:
– Giữa Cao trang chủ với chúng tôi thì cùng một đường đi, dựng lại Âu-lạc. Nhưng sợ cái nạn chưa có da cọp, đã tranh dành bán da rồi mới khó. Phái Cửu-chân, Long-biên, Hoa-lư muốn lập lại Âu-lạc. Nhưng phái Tản-viên, Sài-sơn lại muốn lập lại Văn-lang. Ngoài ra còn phái Quế-lâm muốn lập lại giòng dõi Triệu Đà.
Cao Cảnh Sơn dành riêng cho đám đệ tử Đào gia một khu trang trại riêng biệt rất rộng với đầy đủ nhà cửa, giường chiếu, đồ dùng, lương thực, lừa ngựa, xe cộ. Trịnh Quang hiện là người lớn nhất, thay quyền sư phụ cai quản các sư huynh, sư đệ. Mấy ngày sau, tất cả đám sư huynh đệ ở nhờ nhà Phạm Bách đã lục tục đến. Đệ tử Đào gia vốn sống thân mật với nhau đã quen, nên dù thay đổi chỗ ở, họ cũng không cảm thấy cô đơn. Hàng ngày Trịnh Quang luyện võ cho họ. Thiều Hoa thì chán nản trong lòng, không thiết ra ngoài, nàng nằm ì ở trong phòng.
Một đêm tối trời, nàng chập chờn ngủ, thì có tiếng gõ nhè nhẹ ba tiếng. Nàng sẽ ngồi dậy, mở cửa, thấy có bóng đen chạy lên sườn đồi. Là người học võ, nàng biết người này muốn nói gì với nàng đây, nên nàng đuổi bước đuổi theo. Tới đỉnh đồi, bóng đen ngừng lại:
– Hoàng cô nương, tôi tới trễ, cô nương có mong lắm không?
Thì ra Nghiêm Sơn. Nàng hồi hộp hỏi:
– Có tin của tiểu sư đệ không?
Đáp:
– Có thì có rồi đây. Đêm nay chúng ta đi cứu y.
Thiều Hoa mừng quýnh lên:
– Đi, chúng ta đi ngay bây giờ. Tiểu sư đệ bị giam ở đâu?
Nghiêm Sơn nói:
– Song-quái giam nó ở hang Địch-lộng, cách đây không xa.
Ghi chú của thuật giả:
Hang Địch-lộng: Từ Phủ-lý đi về hía Nam 80 km tới Kẽm-trống, băng ngang cầu là hang Địch-lộng. Hang ở trên cao, phải trèo 80 bậc mới tới. Ngoài hang là một ngôi chùa. Đường hang đi thông qua quả núi dài 611 m. Trong hang có nhiều thơ, phú, sấm ký của danh nhân các thời. Hồi 1945, thuật giả được sư phụ dắt lên chùa lễ Phật. Trị sự trưởng là một sư bà. Thuật giả được sư bà thương mến, dắt đi viếng chùa, viếng hang, giảng cho không biết bao nhiêu là những bài thơ, phú, kệ, sấm ký ở trong hang. Lâu ngày qua, thuật giả không còn nhớ được pháp danh của vị sư bà khả kính ấy nữa. Chả biết trải qua bao đổi thay, những thơ, phú, kệ, sấm ký có còn không?
Đi một lát tới ven rừng, Nghiêm Sơn chỉ hai con ngựa cột đó:
– Chúng ta phải lên ngựa đi mới được, từ đây lên Địch-lộng hơi xa, nhưng chúng ta dùng ngựa thì cũng không lâu. Tôi đến đó dùng quyền bắt Song-quái giao tiểu sư đệ đưa về Luy-lâu. Nhưng cần nhất cô nương nên cải nam trang để cùng đi với tôi thì tiện hơn.
Thiều Hoa hỏi:
– Trường hợp Song-quái không chịu giao tiểu sư đệ cho đại ca thì sao?
Nghiêm Sơn cười:
– Cô nương đừng lo. Song-quái được làm Lạc-hầu hai trang Đào, Đinh, chúng đâu dám trái ý tôi? Chúng còn muốn làm huyện úy nữa, nên tôi nói gì Vũ Hỹ cũng phải tuân theo. Nếu y trái lệnh, thì tôi chiếu quân pháp chặt đầu y ngay.
Thiều Hoa hỏi:
– Tôi sợ Song-quái dấu tiểu sư đệ đi một chỗ, rồi chối rằng chúng không bắt nó, thì mới khổ?
Nghiêm Sơn cười:
– Cô nương yên tâm. Trong sào huyệt của Song– quái, tôi cài rất nhiều người nên nhất cử nhất động của chúng, tôi đều biết. Song-quái giam tiểu sư đệ trong một động nhỏ, cho ăn uống tử tế, y không khổ sở đâu. Dường như tiểu sư đệ của cô nương biết sử dụng Phục ngưu thần chưởng, do vậy Song-quái dỗ y khai ra ai đã dạy. Y nhất định không khai. Cô nương, cô là sư tỷ, chắc cô biết chưởng đó.
Thiều Hoa lắc đầu:
– Tôi chỉ nghe qua mà thôi. Chưởng đó không phải của Cửu-chân chúng tôi, mà của phái Tản-viên. Song– quái là đệ tử của Tản-viên, nên muốn tra xét xem tại sao tiểu sư đệ lại biết?
Nghiêm Sơn nói:
– Thần chưởng Phục ngưu lợi hại vô cùng, không biết tiểu sư đệ học được mấy chiêu? Theo tôi biết, chưởng này có 36 chiêu, khi sử dụng biến ra Âm, Dương, thì 36 thành 72. Tuy có 72 chiêu, nhưng mỗi chiêu bao hàm quyền, chưởng, chỉ, trảo, dực, thành ra 360 chiêu. Sư phụ của Song-quái là Nguyễn Thành Công chỉ biết có bảy chiêu. Ông dạy cho Song-quái cả bảy nhưng không dạy biến hoá, nên chúng muốn khảo để tìm đọc cho hết.
Thiều Hoa nói:
– Hôm đó, trong đền thờ Cao Nỗ, tôi thấy tiểu sư đệ sử dụng một chiêu, có đến bốn biến hoá. Tôi không biết võ công gì, sau thấy Song-quái kêu là Phục ngưu thần chưởng thì biết vậy thôi.
Nghiêm Sơn nói:
– Một chiêu biến thành hai, rồi hai biến thành năm lần nữa hoá ra mười chiêu. Dường như hôm đó tiểu sư đệ sử dụng là lần đầu, cho nên không thạo lắm, tuy cũng đánh trúng Vũ Hỷ, nhưng bị nó đá văng ra xa.
Thiều Hoa ủa một tiếng:
– Thì ra hôm đó đại ca cũng nấp ở ngoài nhìn thấy à?
– Đúng, tôi theo Song-quái để biết rõ hành tung của họ. Cô cảm thông cho, vì ở địa vị tôi, cần phải biết rõ y trước khi cho làm huyện úy. Tôi thấy một mặt chúng mơ tưởng quan quyền, một mặt chúng tổ chức rất nhiều sào huyệt cơ sở, nên phải theo để biết. Thì ra Song-quái muốn làm bá chủ võ lâm. Y cũng như sư phụ y và người của phái Tản-viên đua nhau tìm bộ Văn Lang võ kinh, nhưng cho đến nay tất cả chưa ai đạt được. Nếu một trong những người họ đạt được, họ sẽ nắm hết các võ phái thuộc Văn-lang, tức là nắm được phân nửa đất Lĩnh Nam này vậy. Một đàng họ dựa thế của chúng tôi để biết các võ phái thuộc Âu-lạc. Một đàng chúng lo tìm kiếm võ kinh, để làm bá chủ.
Thiều Hoa chua chát:
– Vì vậy, Đào gia chúng tôi mới tan nát như ngày nay.
Nghiêm Sơn thở dài:
– Hoàng cô nương, tôi cần phải nói thực với cô nương một điều. Tôi là người Hán sang đây cai trị người Việt. Người Hán cũng có kẻ ác, người thiện. Như Nhâm Diêm, Tích Quang giả nhân giả nghĩa, làm cho người Việt tin chúng, rồi chúng tỉa dần những người lương thiện. Còn tôi, dầu sao cũng xuất thân nghĩa hiệp, không ham danh lợi. Chỉ vì gặp Kiến Vũ hoàng đế trong cơn nguy khốn, tôi ra tay cứu gii Việt như súc vật. Mới đây sư môn của nàng tan nát vì người Hán. Chính ta là người chỉ huy quân đánh phá. Thành ra giữa ta với nàng có cả mấy ngọn đồi ngăn cách.
Chàng ôn lại trong trí nhớ:
“Năm nay ta đã 26 tuổi rồi. Kể từ khi giúp nghĩa huynh Lưu Tú trung hưng nhà Hán, đến giờ đã 9 năm trời. Nghĩa huynh xưng Quang Vũ hoàng đế, lấy niên hiệu là Kiến Vũ. Có thể nói, ta là đệ nhất công thần nhà Hán. Kể từ khi khởi nghiệp, ta vào sinh ra tử, đánh dư trăm trận, đã chiếm được Trung-nguyên, ta chỉ huy các đại tướng Sầm Bành, Đặng Vũ chiếm chín quận thuộc Kinh-châu. Nhưng Kinh-châu thì phía Tây có Ích-châu, phía Nam có Lĩnh-nam đều không phục tùng nhà Hán. Ta đề nghị với nghĩa huynh, cần phải đánh chiếm Lĩnh-nam hầu có một cơ sở vững chắc. Từ đó mới tiếp tục đánh Liêu-đông, Ký-bắc, Lũng-tây được. Nghĩa huynh đồng ý, cầm gươm cắt đất thề rằng sau khi được thiên hạ, thì anh em sẽ chia nhau giang sơn, hưởng phú quý. Nhưng ta khẳng khái nói rằng: “Ta là người nghĩa hiệp. Giúp nghĩa huynh cũng chỉ vì nghĩa hiệp. Sau khi đại nghiệp thành, ta sẽ một người, một ngựa, tiêu dao sơn thuỷ giúp khốn phò nguy.” Nghĩa huynh đề nghị ta đánh Lĩnh-nam. Ta đưa ra ý kiến rằng Lĩnh-nam là đất xa xôi với Trung-nguyên, không cần mang quân đánh. Ta xin đem Hợp-phố lục hiệp theo, để kinh lược. Nghĩa huynh phong ta làm Lĩnh-nam công, lĩnh Bình-nam đại tướng quân, coi như cho ta làm vua Lĩnh-nam.
Ta âm thầm đến Lĩnh-nam. Ta cùng Hợp-phố lục hiệp thuyết phục các thái thú Nam-hải, Tượng-quận, và Quế-lâm đầu Hán. Hai thái thú Nam-hải, Tượng-quận theo gió mà quy phục, nên ta để nguyên cho họ ở ngôi vị cũ. Thái thú Quế-lâm chống lại, ta giết chết y và cử sư thúc của ta thay thế.
Ta tiếp tục tiến xuống Nam. Thái thú Giao-chỉ là Tích Quang, Thái-thú Cửu-chân là Nhâm Diên khoanh tay quy phục. Thái-thú Nhật nam chống lại, ta cũng giết chết, và cử một người thân tín thay thế. Vì vậy... trên thực tế, ta chỉ được có hai quận Quế-lâm, Nhật Nam. Còn bốn quận, thì Thái-thú vẫn nắm binh quyền, cắt cử các quan văn võ, luôn luôn trái ý ta. Nếu ta cử quân đánh chúng, thì hoá ra rối loạn, khiến cho Trung-nguyên lâm nguy. Bây giờ, ta cần thu phục anh tài Lĩnh-nam, đề cử họ vào những chức vụ quan trọng. Khi cơ sở đã vững chắc, ta mới có thể dùng quyền với bọn thái thú, hầu cải cách cho dân chúng được hưởng hạnh phúc. Trước mắt ta, Hán cũng vậy, Việt cũng thế, nếu ta tạo được hạnh phúc cho họ, thì mới đáng gọi là người nghĩa hiệp. Nhưng ngoài Hợp-phố lục hiệp ra, không ai hiểu được ta. Người Hán thù hằn ta tại sao lại đi bênh vực dân Việt. Người Việt coi là “con chó Ngô”, là bọn “Tàu phù kinh tởm.” Không ngờ trong lúc đánh Đào, Đinh trang, ta được một chú bé Đào Kỳ hiểu ta. Y không thù oán ta làm cho y nhà tan cửa nát, mà lại có ý tác thành vị sư tỷ sắc nước hương trời cho ta”.
Thiều Hoa trở lại với một xâu cá. Nàng chặt củi khô, đốt lên, nướng. Mỡ cá gặp lửa cháy xèo xèo thơm nức, làm Nghiêm Sơn nuốt nước miếng không ngừng.
Nàng nướng xong một xâu, giơ tay vẫy Nghiêm Sơn:
– Xin mời Bình-nam đại tướng quân lại xơi cá nướng.
Tuy là câu nói đùa, nhưng nó cũng như nhát búa đập vào ngực Nghiêm Sơn, chàng bước tới cạnh Thiều Hoa cầm lấy con cá nướng, mỡ cháy béo ngậy bóng loáng.
Thiều Hoa vẫn đùa:
– Đại nhân đã xơi cá rô ở đất Nam-man bao giờ chưa?
Nghiêm Sơn nghiêm nét mặt lại;
– Cô nương! Tôi là thằng con trai thô kệch, tên võ phu, được cô nương nhìn mặt đã là quý rồi. Huống chi cô nương không coi tôi là cừu thù, cùng tôi nói chuyện bên suối hoang này. Dù tôi có chết đến hai lần cũng không uổng cuộc đời. Huống hồ cô nương còn nướng cá cho ăn. Xin cô nương đừng gọi tôi là đại nhân, đại quan nữa. Giữa chúng ta, phải xoá bỏ tất cả những gì là Nam-man, ác Hán đi, có phải là đẹp biết bao không?
Thiều Hoa rung động toàn người, nàng không dám đùa nữa:
– Tôi đùa vậy thôi, đại ca đừng trách làm gì? Tôi còn bé nhỏ mà.
Câu “tôi còn bé nhỏ mà” thốt ra từ khuôn mặt đẹp như ngọc, với đôi mắt thành khẩn, làm Nghiêm Sơn ngây ngất. Chàng thấy trong ánh mắt trong đen trên khuôn mặt nhu nhã của nàng có hình ảnh mình. Chàng tự nhủ:
– Ta thực vô dụng. Nếu ta là Khuất Nguyên, ta sẽ làm một bài Sở từ để ca tụng nàng:
Nàng cùng ta bên bờ suối hề,
Bốn mắt đắm đuối nhìn nhau hề,
Ta thả hồn hề! Bơi lội trong lòng mắt nàng hề.
Chỉ có tình yêu là không cách biệt hề, thù hận mà chi.
Hán mà chi, Việt mà chi hề, ta nguyện yêu nàng.
Ta ước được quỳ dưới chân nàng hề, để tỏ yêu thương.
Nếu ta được ôm chân nàng hề, rồi chết cũng can tâm.
Thiều Hoa thấy Nghiêm Sơn đăm đăm nhìn mình, vội cúi đầu quay đi phương khác. Hai người ngồi im ăn cá nướng.
Trên đời Nghiêm Sơn, đã từng thưởng thức không biết bao nhiêu sơn hào hải vị, đây là lần đầu tiên chàng được ăn một bữa ăn giữa rừng, uống say rượu tình. Hồn phách chàng bay theo áng mây trắng trôi trên đồi xa xa.
Ăn xong Thiều Hoa nói:
– Nghiêm đại ca, bây giờ tôi không thể trở về với sư huynh, sư đệ của tôi nữa. Tôi đi tìm tiểu sư đệ của tôi, rồi cùng đi tìm sư phụ, sư mẫu. Còn đại ca! Đại ca về đâu?
Nghiêm Sơn thấy nàng như không muốn đi cùng mình, thoáng vẻ buồn ra nét mặt:
– Làm cho Đào, Đinh nhị trang bị tan nhà nát cửa là Nhâm Diên. Nhưng đại trượng phu phải quang minh lỗi lạc, tôi nhận mình có phần lỗi ở trong đó. Vậy tôi xin cùng cô nương và tiểu sư đệ của cô đi tìm sư phụ, sư mẫu cô. Người Đào, Đinh đông như vậy, mà thủ hạ của tôi cũng nhiều, tìm đâu khó?
Hai người lên đường, quẹo qua hốc núi, thì thấy Hợp-phố lục hiệp đang ngồi chờ ở đó. Nhất hiệp cung kính:
– Quốc công, chúng tôi tìm người suốt từ sáng đến giờ mà không gặp. Nay Quốc-công trở về thựúp. Kiến Vũ hoàng đế đối với tôi bằng tình bạn, cử tôi sang kinh lược đất Việt. Tôi mới tới, nghe báo cáo của phủ Tế-tác rằng đất Cửu-chân có chín Lạc-hầu, thì năm là người lương thiện, hai là người chỉ thích văn học, nhàn nhã. Còn hai nhà Đào, Đinh là đầu trộm, đuôi cướp. Tôi tin thực, mang quân vào trợ chiến. Giữa lúc giao chiến thì tôi gặp cô nương và tiểu sư đệ. Trong đêm đánh cảng Bắc, tôi đã cảm thấy mình lầm lẫn. Đào hầu có một người con trai nhỏ tuổi như tiểu sư đệ, văn võ tinh thâm; một nữ đệ tử ôn nhu văn nhã như cô, thì làm sao có thể là trộm cướp được? Tới khi tôi đối chưởng với sư thúc cô, tôi thấy võ công ông rất cao. Tôi đối thoại với sư mẫu cô nương, thì tôi biết mình bị lừa hoàn toàn. Tôi hối hận bao nhiêu, thì giận thái thú Nhâm Diêm bất nhiêu. Bây giờ thì chỉ có cách, tôi tự trở lại với vai trò nghĩa hiệp, trừ Nhâm Diêm, đưa người khác lên thay. Còn Phong-châu song quái, tôi sẽ tìm một chỗ khác cho họ cai trị. Tôi sẽ cùng cô nương đi tìm Đào, Đinh tiên sinh tạ lỗi, rồi mời người trở về trang ấp như cũ... Hà, một đời Nghiêm Sơn nghĩa hiệp, mà nay đi trợ ác đánh người đồng đạo, thì còn gì là “nghĩa” nữa.
Thiều Hoa lắc đầu:
– Liệu Kiến Vũ hoàng đế có chịu như vậy không?
Nghiêm Sơn thở dài:
– Với võ công của tôi, trong đêm tối, tôi giết thái thú Nhâm Diêm bí mật, thì ai mà trách được? Ví dầu Kiến Vũ hoàng đế có biết, người cũng phải chịu.
Hai người đang trò chuyện, có tiếng quát:
– Ai?
Nghiêm Sơn đáp:
– Ta đây!
Trong bóng tối, có sáu người nữa bước ra chấp tay hành lễ:
– Chúng tôi đợi Quốc-công đã lâu.
Nghiêm Sơn chỉ sáu người giới thiệu:
– Hoàng cô nương, tôi giới thiệu với cô sáu vị đây nổi danh là Hợp-phố lục hiệp. Các vị cùng sang Lĩnh-Nam với tôi. Sáu vị đều làm việc tại phủ Lĩnh Nam, nên cùng đi chung.
ThiềuHoa cúi đầu chào:
– Thì ra sáu vị đã nổi tiếng về nhân nghĩa ở đất Hiệp-phố. Các vị cùng là người Lĩnh Nam như tôi cả.
Hiệp-phố nhất hiệp Lưu Nhất Phương nói:
– Chúng tôi cũng bị mắc mưu Nhâm Diêm như Quốc-công. Mong cô nương không trách phạt là may.
Nghiêm Sơn phất tay:
– Chúng ta đi.
Tới một sườn núi cao vời vợi, Nghiêm Sơn nhìn lên rồi phất tay, lập tức một người rút trong bọc ra ba mũi tên, châm lửa bắn lên trời.
Sau mấy khắc, trên sườn núi cũng bắn xuống năm mũi tên lửa. Tiếp theo Phong-châu song quái chạy xuống như bay.
Vũ Hỷ chắp tay:
– Tiểu nhân là Vũ Hỷ xin tham kiến Quốc-công.
Nghiêm Sơn nói:
– Tôi có một việc muốn thương lượng với Vũ lạc hầu.
Vũ Hỷ khúm núm mời:
– Xin mời Quốc-công cùng các vị thượng sơn.
Đoàn người theo các bậc đá leo lên núi. Đúng 80 bậc thì tới cửa một cái hang thiên nhiên. Cửa hang bằng gỗ mở rộng, bên trong đèn đuốc sáng choang, trang trí như một đại sảnh lớn.
Song-quái mời Nghiêm Sơn ngồi rồi nói:
– Chúng tôi tiếp được tin Quốc-công cùng các huynh đệ trong phủ Tế-tác quang lâm, nên đã chuẩn bị tiệc sẵn để kính mời, gọi là lấy thảo.
Vũ Hỷ rót rượu vào chén từng người một:
– Đây là rượu chuối, chuối vùng này có tiếng thơm ngon. Hàng năm chúng tôi để cho chuối chín cây, sau đó mới ướp men làm rượu. Men, chuối ướp trong một thùng bằng gỗ rồi bỏ xuống đáy khe suối. Sau sáu tháng hấp thụ thuỷ khí thiên nhiên, lấy lên uống ngon lắm.
Tiệc đã bày ra, Vũ Hỷ mời Nghiêm Sơn vào ngồi chủ toạ, còn thứ đến Thiều Hoa và những người tuỳ tùng. Còn vợ chồng y thì ngồi vào địa vị chủ nhân để bồi tiếp.
Vũ Hỷ rót rượu cho Nghiêm Sơn:
– Đã có rượu chuối, thì phải có đồ nhắm đặc biệt. Vùng núi này nổi tiếng nhiều ong mật. Trứng ong đẻ vào từng lỗ của tổ, khi lớn lên gần đến ngày mọc cánh thì gỡ ra, những con nhộng này vừa béo, vừa thơm, ăn vào có thể chống được nọc độc của sâu bọ, rắn rết. Chỉ cần bỏ nhộng vào chảo với mấy muỗng mỡ, rang lên cho vàng là ngon tuyệt.
Nhộng ong quả nhiên thơm và ngon. Thiều Hoa không biết uống rượu, nàng phải nhân Song-quái nhìn đi, đổi chén với Nghiêm Sơn. Rượu được vài tuần, Vũ Hỷ hỏi:
– Thưa Quốc-công, các vị huynh đệ có thể tin được không?
Nghiêm Sơn gật đầu:
– Họ đều là chân tay của tôi cả. Chúng tôi coi nhau như huynh đệ.
Vũ Hỷ hân hoan nói:
– Theo tiểu nhân biết, thì đất Lĩnh Nam này có hai mối lo. Một là các di tộc của đám tướng sĩ bại trận thời Aâu-lạc, đa số tập trung ở vùng Cửu-chân, Lục-hải, Việt-thường. Trong đó đáng lo nhất là “Cửu-chân cửu gia” tức chín trang. Nhờ tài thao lược của Quốc-công thì năm gia trang đã quy phục với Hán, còn hai gia trang tiểu nhân đã dùng kế khích bên này, bên kia, để năm nhà thù hằn hai nhà còn lại. Cuối cùng hai trang Đào, Đinh quan trọng hơn cả, thì một trận chúng ta đã quét sạch. Vùng Long-biên thì phái Long-biên thế lực cực mạnh. Chưởng môn Nguyễn Trát tuy có danh, mà không có thực tài. Lúc nào y cũng sợ sư bá, sư thúc trở lại kiếm chuyện, dành ngôi. Phái Sài-sơn có tám vị Thái-bảo, chỉ có đức mà không có lực thì cũng chẳng làm gì. Phái Tản-viên của chúng tôi thì Đặng Thi Sách chỉ là con đom đóm bên cạnh mặt trời của thái sư thúc Lục trúc tiên sinh Lê Đạo Sinh. Hoa Lư người đông, thế mạnh, mới thực là điều đáng sợ.
Nghiêm Sơn hỏi:
– Theo ý Vũ tiên sinh thì nên làm gì bây giờ?
– Võ công vùng Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật Nam vốn có hai giòng: Giòng Văn-lang và giòng Âu-lạc. Thục Phán đánh vua Hùng lập ra Âu-lạc. Bây giờ các phái Sài-sơn, Tản-viên thuộc Văn-lang. Phái y mới tới Long-biên. Long-biên là vùng đất phì nhiêu, bờ xôi, giếng mật, cây cỏ tốt tươi. Trời đang tiết thu, lá vàng rơi vụng khắp nơi. Cây cỏ tiêu sơ, gió heo may hiu hiu đem cái lạnh len lỏi vào không gian.
Trưa hôm đó thì tới một con sông.
Đào Kỳ hỏi:
– Sông này là sông gì vậy?
Nghiêm Sơn nói:
– Đó là sông Hồng-hà. Sông Hồng-hà chẻ một nhánh đổ vào một cái hồ rất lớn, đó là Dâm-đàm, phong cảnh rất đẹp, chúng ta nên qua đó chơi cho biết. Có điều chúng ta phải cải trang thành người Việt để không bị chú ý.
Nghiêm Sơn lấy trong bọc ra bộ quần áo Việt mặc vào.
Chàng bàn với Đào Kỳ:
– Chúng ta đi tìm thân phụ của đệ thì cần tránh con mắt tò mò của mọi người. Ta giả xưng là Lạc tướng, còn Thiều Hoa với đệ giả làm em ta.
Thiều Hoa thấy Nghiêm Sơn bảo mình với sư đệ là em, có điều không ổn, vì hình dáng ba người quá khác nhau. Nhưng tính tình nàng vốn nhu thuận, nên không phản đối. Đoàn người tới bến đò.
Đào Kỳ nói:
– Nghiêm đại ca, nước ở đây chảy xiết quá, thuyền đi muốn không được. Hồi ở Cửu-chân, tiểu đệ thích lội lắm, có lần tiểu đệ bơi từ bờ đến đảo Nghi-sơn. Đại ca có biết lội không? Chúng ta nhảy xuống lội sang bờ bên kia đi.
Nghiêm Sơn sống ở vùng rừng núi, có khi quanh năm không nhìn thấy sông, chàng lội rất dở. Chàng thấy sông Hồng mênh mông chảy siết thì trong lòng đã sợ rồi, thì còn nói gì đến bơi sang bờ bên kia nữa.
Chàng lắc đầu:
– Ta bơi rất dở. Và dù có bơi giỏi đến mấy chăng nữa, nước sông chảy siết như thế này, làm sao bơi qua được.
Thiều Hoa cười khanh khách:
– Đại ca không biết đâu. Nó là con rái cá đất Cửu-chân đấy. Trong tất cả sư huynh muội trong nhà, nó là người lội giỏi nhất. Bọn chúng “em” chỉ luyện võ trên đất mà thôi, chứ tiểu sư đệ chuyên nhảy xuống nước luyện võ. Đánh nhau trên cạn thì “em” hơn nó, chứ đánh nhau dưới nước thì không lại nó đâu.
Vô tình nàng xưng “em” với Nghiêm Sơn, chợt nghĩ lại mặt nàng đỏ như gấc.
Thời bấy giờ, tại mỗi bến đò, đều có người chở thuê. Bến đò sông Hồng vùng Long-biên là nơi khách qua lại suốt ngày, trên bờ có mấy quán nước, bán hoa quả, bánh trái. Nhà đò có năm, sáu nhóm khác nhau. Đò ở đây lớn như thuyền đinh. Bến đò có năm cái thuyền lớn đậu sẵn. Phu đò thấy một người đàn ông, một thiếu nữ và một đứa trẻ, cưỡi ngựa, trang phục theo người Việt. Họ đoán đây là một Lạc-hầu, Lạc-tướng, nên lễ phép hỏi:
 – Chẳng hay Lạc-hầu cần dùng mấy đò?
Thiều Hoa đã dặn Nghiêm Sơn không nên nói nhiều, sợ bị lộ hình tích, mọi sự do nàng và Đào Kỳ xếp đặt:
– Chúng tôi có ba người và ba ngựa, thì cần mấy đò? Giá chở bao nhiêu tiền?
Người chủ đò nói:
– Thưa cô nương, cần một đò cho ngựa, và một đò cho người. Xin cô nương cho một trăm đồng.
Sự thực giá thuê một đò qua sông như vậy giá có 20 đồng. Nhà đò đòi gấp năm lần, mà Thiều Hoa vẫn vui vẻ:
– Được, tôi trả cho ông 150 đồng. Thôi, dắt ngựa xuống đò đi.
Đò bắt đầu rời bến, nước sông đỏ như màu máu, dập dềnh chảy siết. Lần đầu tiên Đào Kỳ được đi đò trên con sông chảy siết như thế này, nó thích lắm.
Thiều Hoa là người tinh tế, nàng chú ý đến đám nhà đò. Con thuyền lớn như vậy mà chỉ có một người lái, hai người chèo. Mỗi lần người chèo kéo mái, con thuyền vọt lên trước như cưỡi trên sóng.
Nàng nghĩ thầm:
– Có lẽ họ chèo đò lâu rồi thành quen như mình luyện nội công vậy chăng? Hay là họ có võ công cao cường? Khó mà biết được.
Đò đã đến giữa sông.
Đào Kỳ hỏi người chèo đò:
– Này anh, anh cho tôi chèo một tí được không?
Người chèo đò hỏi:
– Tiểu công tử, công tử đã chèo đò bao giờ chưa? Nếu chưa thì đừng chèo, lỡ ra thuyền bị lật úp thì chết hết.
Đào Kỳ nói:
– Tôi đã chèo thuyền trên biển nhiều lần, nhưng chưa chèo trên sông bao giờ. Bởi vậy mới xin anh cho chèo thử.
Con đò tự nhiên đổi hướng, trôi theo giòng, chứ không sang ngang nữa.
Thiều Hoa bảo người lái đò:
– Này ông lái, chúng tôi muốn sang ngang sông, chứ không muốn đi xa, xin ông quay lại cho.
Người lái đò không trả lời, cất tiếng hát, giọng rất cao:
Ba mươi tết, tết lại ba mươi,
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú Khách.
Đây là bài hát của dân gian. Thời bấy giờ Việt bị Trung Hoa cai trị đã 184 năm, mối uất hận không nơi phát tiết, họ thường đặt ra những câu ca dao để châm biếm những người Việt xu phụ người Hán. Mục tiêu đầu tiên của họ là những người con gái Việt lấy chồng Hán. Họ gọi người Hán là “Thằng Ngô,” là “Chú Khách.” Ngô nguyên là một nước nhỏ ở cạnh nước Việt hồi Chiến– quốc, sau bị Tần đồng hoá, một số người Ngô chạy sang tỵ nạn ở nước Việt. Người Việt gọi họ là “Thằng Ngô.”
Thiều Hoa nghe câu hát chột dạ:
– Không lẽ người lái đò đã biết Nghiêm đại ca là người Hán, nên hát câu này để chửi xéo ta?
Người lái đò vẫn cho đò xuôi giòng nói:
– Cô nương không biết đấy thôi, nước chảy thì mạnh, mà sức người có hạn, nên phải cho chạy xuôi giòng, mũi hơi hướng sang bên kia bờ.
Ông dùng chân kẹp tay lái, mắt mơ màng nhìn về hạ lưu mịt mờ xa xa tận chân trời, rồi rút ra ở sau lưng một ống tiêu bằng trúc, đưa lên miệng thổi. Tiếng tiêu bay ra xa, dội vào sóng nước, vang trở lại hợp với tiếng tiêu thành một âm điệu kéo dài, sầu thảm dằà nơi hai con sông Kim-sa giang và Nha-long giang hợp lại. dưới sông cũng có nhiều chiến thuyền lớn nhỏ, đậu san sát. Trên mặt thành, gươm đao, cung tên sáng ngời, luôn có quân sĩ tuần hành.
Đào Kỳ nhìn qua nói:
– Ngô Hán nói đúng, dùng thủy quân đánh sang bên kia, thì không lên được thành. Còn dùng bộ binh lại không có đường sang. Muốn dùng thuyền chở quân vượt sông thì gặp thủy quân chặn đánh. Nước chảy xiết thế kia, thuyền chở quân nặng làm sao chèo nổi?
Ba người vào một quán bên sông ăn bánh, uống nước. Chủ quán thấy một thiếu niên kỳ vĩ, hùng tráng và hai thiếu nữ trẻ đẹp đi theo, cả ba đều cỡi ngựa. Cho rằng khách sang, tiếp đón niềm nở. Trong quán có một thiếu nữ chiêu đãi xinh xinh, nàng tiến ra hỏi:
– Khách quan dùng gì?
Đào Kỳ xin cho ăn bánh bao, uống trà. Cô gái thấy Đào Kỳ nói giọng lạ hỏi:
– Khách quan từ xa tới đây?
Đào Kỳ đáp:
– Chúng tôi là vợ chồng, còn đây là em gái tôi. Chúng tôi từ quận Giao-chỉ sang tìm thầy học.
Hồi bấy giờ người Giao-chỉ sang Tượng-quận học là sự thường, nên chủ quán không ngạc nhiên hỏi:
– Thế công tử và phu nhân định học gì?
– Phong thổ ở đây giống Giao-chỉ. Tôi muốn sang đây học nghề thuốc, nhưng chưa gặp được lương sư. Nếu ông biết có thầy giỏi, chỉ cho chúng tôi xin hậu tạ.
– Công tử và phu nhân có biết chữ không?
Phương-Dung đáp thay chồng:
– Ba chúng tôi đều biết chữ cả, nhưng thuốc thì không biết một tí gì.
Chủ quán thở dài:
– Công tử muốn tìm thầy giỏi, tất phải đi Đông-xuyên, Côn-minh, chứ đây là biên giới. Bên kia thuộc Thục, bên này thuộc Hán. Hai bên lúc nào cũng chỉ chực đánh nhau, các thầy giỏi đều bỏ đi cả rồi.
Phương-Dung móc tiền ra trả, nàng lại lấy thêm mười đồng tiền, hai tay đưa cho chủ quán:
– Gọi là chút quà mọn tạ ơn ông chỉ bảo.
Ngay lúc đó một Ngũ lính đi tuần tới, thấy ba người lạ hỏi:
– Chủ quán, ai vậy?
Chủ quán đáp lơ đãng:
– Ba người từ Giao-chỉ sang tìm thầy học thuốc. Tôi chỉ họ đi Đông-xuyên hoặc Côn-minh.
Viên ngũ trưởng hỏi:
– Ba vị từ Giao-chỉ đến đây, thế có thẻ bài chứng minh thân phận không?
 Phương-Dung giả vờ ngơ ngác:
– Thái thú Giao-chỉ không bắt dân dùng thẻ bài nên chúng tôi không có.
– Vậy mời ba vị đến sở Tế-tác gặp Giám-sở chúng tôi. Bởi đây là biên cương, chỉ sợ tế tác địch do thám.
Đào Kỳ liếc nhìn Phương-Dung, rồi cùng đi theo viên Ngũ-trưởng. Tới cổng thành, y dẫn ba người vào một căn nhà gỗ khá sạch sẽ. Y nói lớn:
– Trình Giám-sở có ba người từ Giao-chỉ tới, không có thẻ bài, chúng tôi mời họ về đây để Giám-sở định liệu.
Trong nhà, một thanh niên khoảng 25 tuổi bước ra, nhìn ba người rồi mời vào phòng, tự giới thiệu:
– Tôi là Ngô Đạt, Giám-sở Tế-tác Vĩnh-nhân. Đây là biên giới cần đề phòng cẩn mật. Vậy xin ba cô cậu khai cho đúng:Ba cô cậu từ đâu tới, tên họ gì? Đến để làm gì?
Phương-Dung trả lời:
– Chồng tôi họ Kỳ tên Đào, tôi họ Phương, còn đây là em chồng tôi, tên Quốc, chúng tôi từ Giao-chỉ tới tìm thầy học thuốc cứu người!
Giám sở nhìn ba con ngựa hỏi:
– Con ngựa Ô này là ngựa rừng, tôi chưa từng thấy qua. Con hai con chiến mã này, móng đóng thiếc của kỵ binh, tại sao các vị có?
Phương-Dung giật mình nhận ra sự sơ hở của mình và công nhận Giám sở tinh tế, thông minh, nhận ra chân tướng mình. Nàng chưa biết trả lời sao thì Ngô Đạt lại nói:
– Các vị không có thẻ bài, vậy cho chúng tôi khám được không?
Giao-long nữ cười:
– Không được! Ngô đại nhân mà khám, e rằng sẽ gặp một vật làm đại nhân chết khiếp.
Ngô Đạt thấy Trần Quốc xinh đẹp, nói năng có duyên, thì cười:
– Tiểu cô nương! Không lẽ trong bọc cô nương có rắn rết? Nói thực tôi không sợ đâu. Tôi khám đây.
Y chụp bọc của Trần Quốc.
Nàng trầm mình tránh khỏi, rồi nói:
– Trời ơi! Đại nhân định khám thật ư? Này tôi nói cho mà biết, nam nữ thụ thụ bất thân, đại nhân không được đụng vào người tôi!
Ngô Đạt là người học võ, chàng thấy lối né tránh của nàng khác lạ, rõ ràng nàng là một cao thủ. Y giật mình chụp vai nàng. Trần Quốc lại trầm mình tránh khỏi.Y thất kinh chụp lần nữa, lần này nàng cũng tránh thoát. Sau bốn lần chụp hụt, y nhận thấy bản lãnh đối phương cao hơn mình nhiều, y lùi lại rút gươm chém tạt một nhát, Trần Quốc cũng tránh được. Y tiếp tục chém mười chiêu đều bị nàng tránh dễ như chơi. Y biết đối thủ không có ác ý, nếu không chỉ một chiêu là y đã bỏ mạng. Thấy quân sĩ đã vây kín xung quanh, y yên tâm quay lại nhìn Đào Kỳ, Phương-Dung thấy hai người như không chú ý đến cuộc giao tranh, ngồi bình thản quan sát cơ sở. Y bỏ kiếm xuống hỏi:
– Xin quý vị cho biết rõ lý lịch.
Phương-Dung lấy một gói trong bọc đưa cho y, rồi nói:
– Có người gởi cho quan trấn thủ ải nầy món quà, nhờ Ngô giám sở đưa dùm.
Ngô Đạt lấy cái hộp bọc lụa, mở ra thì trong có ba tấm thẻ bài và một phong thư. Y cầm lên coi thấy tấm thứ nhất đề: Trần Quốc, Thống-lĩnh Hải-đoàn Lĩnh-nam. Tấm thứ nhì: Đào Kỳ Chinh-viễn đại tướng quân. Tấm thứ ba: Nguyễn Phương-Dung Đệ nhất Quân-sư. Phong thư có ấn son đỏ đề: "Lĩnh-nam vương Tả tướng quốc, lệnh văn võ các cấp phải tuân lệnh điều động của Đệ nhất Quân-sư và Chinh-viễn đại tướng quân. Trái lệnh xử trảm".
Ngô Đạt đã được Thái-thú Cù Anh-Thông loan báo đại quân Lĩnh-nam vương đã tới Quế-lâm. Chinh-viễn đại tướng quân sẽ tới bí mật bất kể ngày đêm để dọ thám bên địch. Hễ thấy không được chào hỏi, phải mời vào gặp cấp trên ngay. Vì vậy y vẫy quân sĩ:
– Các người tránh ra hết.
Đợi quân sĩ đi hết, y mới chắp tay hành lễ quân cách:
– Giám-sở Tế-tác Vĩnh-nhân xin ra mắt Quân-sư và Đại-tướng quân.
Thái độ y hiên ngang, kính trọng mà không sợ hãi. Đào Kỳ thấy thiện cảm:
– Chúng ta đi gặp vị trấn thủ ải này rồi hãy nói truyện.
Ngô Đạt dẫn ba người vào một căn nhà khác. Y ra hiệu ba người ngồi chờ, rồi vào trong. Một lát sau y trở ra cùng một tướng quân, tuổi khoảng 50 dáng điệu uy nghiêm.Viên tướng trấn thủ hành lễ quân cách:
– Tiểu-tướng Trần Huê xin ra mắt Quân-sư và Đại tướng quân.
Đào Kỳ và Phương-Dung đáp lễ. Y mời ba người vào trong trướng, sai đãi trà. Phương-Dung cho y biết sơ ý định đánh Thục. Vì vậy nàng và Đào Kỳ tới đây để đích thân thám sát tình hình. Nàng bày tỏ nỗi lo lắng không vượt sông được, nói với Trần Huê:
– Sông này, rộng sâu thế nào?
– Kim-sa giang rộng khoảng một ngàn trượng. Sâu không biết bao nhiêu mà lường. Mùa nước cạn còn rộng khoảng 800 trượng mà thôi, nước chảy cũng ít mạnh. Còn về tình hình bên địch xin để Ngô Đạt trình bày.
Ngô Đạt đỡ lời Trần Huê:
– Đạo quân Độ-khẩu của Thục có một Lữ kỵ binh, một Lữ bộ binh và một Hải đoàn. Hải đoàn đóng sát ngay chân thành Độ-khẩu. Trong thành có hai tốt kỵ, hai tốt bộ. Tổng cộng cả bộ, kỵ, thủy là 600 người. Tướng trấn thủ là Sơn Ngọc-Quang, ít học, nhưng là một tướng có tài và là một tay võ công trác tuyệt. Y lại là người kiên trì cẩn thận. Trong thành y để 600 quân, bên ngoài y còn cho đóng hai đồn Hoa-bình và Mễ-dịch, cách Độ-khẩu khoảng 15 dặm. Mỗi đồn đều có 100 quân bộ và 100 quân kỵ. Nếu chúng ta vượt sông đánh Độ-khẩu, sẽ bị hai đồn đánh bọc hậu.
– Từ trước đến giờ tướng quân đã vượt sông lần nào chưa?
Trần Huê thưa:
– Phục-ba tướng quân Mã viện đã cho thử vượt sông. Tuy đổ quân được sát vào chân thành Đội-khẩu, nhưng bị hai đồn Hoa-bình và Mễ-dịch kéo về đánh, thành ra bị bại. Quân đổ bộ phải rút về, chết chìm phân nữa. Từ đấy không thấy lệnh trên nói gì nữa, tiểu tướng chỉ biết trấn thủ nghiêm ngặt mà thôi.
Phương-Dung gật đầu nói với Ngô Đạt:
– Xin Giám-sở mang theo 2000 trượng dây lớn cỡ bằng đầu ngón tay út. Chúng ta lên đường ngay.
Ngô Đạt cáo từ một lát rồi trở lại đã có sẵn dây. Phương-Dung dẫn Ngô Đạt, Trần Hụê cùng đi dọc theo Kim-sa giang. Trời về đêm lạnh buốt tới xương. Hai tướng công lực còn kém đều phát run. Đào Kỳ móc túi đưa mỗi người một viên thuốc chống lạnh của Khất đại phu chế trên đảo cho phụ thân chàng. Hai tướng nuốt vào, thấy người ấm áp dễ chịu. Đi một lát Ngô Đạt chỉ sang phía bên kia sông:
– Kia là đồn Hoa-bình. Thường thường bên kia sông lúc nào cũng có binh lính tuần tiễu. Nhưng nay là mưa lạnh, chúng yên tâm không ai dám vượt sang, nên chúng án binh ngủ.
Phương-Dung chỉ vào bên này sông:
– Khoảng giữa Độ-khẩu và Hoa-bình, chúng ta có thể vượt sông. Xin lang quân giúp sức.
Đào Kỳ rút kiếm chặt hai cây tre lớn nhất ở bụi tre gần sông, vót nhọn đầu. Đoạn chàng cầm hai cây tre, nhún người vọt lên cao, lộn một vòng đầu xuống trước. Khi tới đáy sông chàng vận khí, dùng sức cắm hai cây tre lún gần phân nửa, rồi vọt lên đáp vào bờ. Chàng bảo Giao-long nữ:
– Tiểu muội với ta mỗi người đeo một cuộn dây, vượt sông, chằng dây, để Ngô giám sở và sư tỷ bám dây lội qua.
Ngô Đạt thất kinh hồn vía:
– Nước sông lạnh lại chảy xiết, làm sao vượt qua?
Giao-long nữ cười:
– Tôi là Giao-long, Đào đại ca là rái cá. Chúng tôi tu luyện ngàn năm thành người, qua sông có gì khó?
Nói xong nàng nhào xuống nước cùng Đào Kỳ lặn sâu trong đáy sông. Một lát sau cả hai đã nổi bên kia bờ sông. Họ chỉ bị trôi về hạ lưu hơn trăm trượng thôi. Đào Kỳ lại chặt cây, cắm xuống sông, cột dây vào, đoạn chàng bắt chước tiếng chim, rúc lên một hồi.
Bên này Phương-Dung bảo Trần Huệ:
– Tướng quân đứng ở đây, để tôi với Ngô giám-sở bám dây lội qua sông.
Bây giờ Ngô Đạt mới tỉnh ngộ. Y nhảy xuống sông bám dây lội qua. Khi đến được bờ đã thấy Phương-Dung ngồi đó tự bao giờ. Bốn người len lỏi trong đêm đến Độ-khẩu, theo đường bộ qua Mễ-dịch rồi lại trở về chỗ cũ, lội sông, sang Vĩnh-nhân.
Tới thành Vĩnh-nhân Phương-Dung nói:
– Trần, Ngô tướng quân cần giữ bí mật, coi như chúng tôi chưa tới đây, để tế tác giặc không biết. Tướng quân được phép tổ chức cờ bạc, ăn chơi cho quân sĩ trong ngày cuối năm, để đánh lạc hướng chú ý của giặc. Tôi sẽ có lệnh sau.
Sáng hôm sau ba người lên đường trở về Côn-minh, tới nơi thì Triệu Anh-Vũ và Đinh Công-Thắng cũng vừa về tới. Nghiêm Sơn mời tất cả vào trướng thương nghị.
Đinh Công-Thắng trình bày:
– Chúng tôi đi thám thính, đường Kim-sơn đến Long-xương phải qua một ngọn núi cao 1500 trượng. Sang chân núi bên kia chỉ có một tốt khoảng 100 binh sĩ canh phòng. Tới mãi Long-xương mới có một lữ kỵ binh đóng trong thành nhỏ. Đây là đồng bằng, dân chúng sống hiền hòa, binh sĩ trễ nãi, việc canh phòng sơ hở. Có điều khi vượt qua Kim-sơn, chúng tôi phải nhờ đến đội Thần-hầu của Hồ Đề lên trước cột dây mới qua được. Tuy vậy, nếu mạo hiểm đánh chiếm Long-xương, tất Thành-đô rúng động. Chỉ sợ sau đó chúng rút quân từ hai đạo Tây-xuyên và Kinh-châu về, chúng ta ít người khó đương cự nổi.
Triệu Anh-Vũ là sư thúc N
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 40
  • PHỤ BẢN
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---