Chương 6

Lần này, không suy nghĩ nữa, Minh Đăng đậy nhanh nắp hop lại rồi bấm tách ổ khóa trên tay. Ném mạnh chiếc chìa khóa qua cửa sổ, quyết không dòm ngó đến số tiền ấy nữa. Dù hiền thôi cô rất cần đến nó.
Bao nhiêu vốn liếng dành dùm được, cô đem đầu tư hết vào mớ dĩa CD lậu. Giờ bị tịch thu cả rồi, cô kể như đã trắng tay. - không, không phải trắng tay đâu. Mà phải nói bây giờ cô nợ hơn chúa chổm.
Hai tháng tiền nhà. Minh Đăng thử lấy cây viết làm một bản thống kê, một tháng tiền ăn, một tháng học phí lớp Anh văn và ba tháng tiền quỹ lớp chưa được np. Sơ sơ thôi trên dưới cũng gần một triệu rồi. Không chạm đến số tiền kia, cô phải làm sao bây giờ chứ?
Chẳng phải hết cách đâu, biết cô bị công an tịch thu hết mớ đĩa CD hôm qua tên đầu nậu Hai Tâm có đến. Vừa để chia buồn, an ủi, vừa tỏ ý muốn giúp đỡ cô. Hắn bảo có thể bỏ thiếu cho cô bán trước trả tiền sau. Còn lỡ như... bị công an bắt nữa, hắn sẽ bỏ không bắt đền cô với điều kiện cô đừng khai ra hắn.
Điều kiện quá thuận lợi rồi, Minh Đăng sẽ nhận lời ngay nếu không kẹt lời hứa với Tử Khiêm. Hừ! Nhắc Tử Khiêm mới nhớ, tên khốn ấy. Không chỉ có bực mình, đôi lúc cũng dễ thương ghê đi chứ. Dù gì, mình cũng đã nợ hắn một lần rồi, không thể nuốt lời làm hắn ê mặt với người bạn cảnh sát của mình.
Nhớ lại hôm đó, ngồi bên trong phòng tạm giam, sau bức vách mỏng, nghe không sót một lời Tử Khiêm nói về mình với viên cảnh sát. Minh Đăng thấy buồn cười quá. Không ngờ hắn nghĩ tốt về mình như vậy. Đến lúc nghe anh nhận mình là người yêu, cô bỗng thấy trái tim mình xao đng một nhịp đập khác thường.
Tại sao Tử Khiêm lại cứu mình? Lòng Minh Đăng bâng khuâng hỏi. Chẳng phải hạ được cô là ước muốn của hắn ư? Bao lần anh tìm cách hạ đó ván cô rồi. Sao lần này... Tử Khiêm... anh có biết ơn của anh lớn lắm không?
Thật đó, không cần phải ở tù, chỉ cần đồn cảnh sát gởi giấy đến trường, tương lai của cô lập tức tối đen ngay. Và mẹ... mẹ sẽ buồn, sẽ khổ đau biết mấy. Lòng Minh Đăng lại xốn xang bứt rứt, cô thấy mình hôm đó, đã đối xử với Tử Khiêm vô tình quá. Lẽ ra... cô phải mời anh uống nước để cám ơn.
Nhưng... cũng tại anh thôi. Ai bảo đang vui lại nhắc đến số tiền đáng ghét kia. một trăm triệu... Bộ một trăm triệu là nhiều lắm hay sao chứ? Để anh nghĩ, con nhỏ này không có số tiền đó là chết đói à? Hai mươi năm dài, không cần một đồng, một xu nào của ông ta, mẹ nó vẫn nuôi nó lớn dường này!
A! Thì ra Tử Khiêm chỉ là tên đạo đức giả thôi. Minh Đăng chợt nghe giận bừng bừng, cô mắng mình ngu quá. Chưa gì đã cảm đng rồi. Tử Khiêm làm thế, chẳng qua muốn điều tra thân thế của mày thôi. Có lẽ... thái độ của mày hôm đưa Mẫn Nghi đến nhận cha đã làm hắn nghi ngờ. Mày thật là vô dụng quá, đã bảo xem ông ta như người dưng, nước lã. Xem màn đoàn tụ này xem như xem kịch trên sân khấu thôi. Vậy mà... cũng bồi hồi xúc đng.
Vì cô nhẹ dạ, dễ mếch lòng, vì dòng máu đang chạy trong cô một nữa là của ông hay vì một điều gì khác nữa, Minh Đăng không hề biết. Cô chỉ biết là hôm đó nhìn ông ôm chầm lấy Mẫn Nghi mừng rỡ, tim mình như thắt lại một cái đau trong ngực. Sống mũi cay cay, cô thấy mình đang ganh tỵ với Mẫn Nghi. Vòng tay kia, lẽ ra phải ôm lấy cô gọi tiếng con mừng rỡ.
Rồi đến khi nghe ông nói lời xót xa, ân hận. Cô đã thật sự không kềm chế nỗi lòng mình. Sợ mình để rồi giọt nước mắt giữa đám đông cô vụt chạy đi ngay. Vậy mà... cũng để Tử Khiêm nhìn thấy được đôi mắt mình hoe đỏ.
Mẹ ơi, giữa mẹ và ông ấy đã xảy ra ân oán gì? Sao không một lần mẹ kể con nghe cũng như không một lần mẹ nhắc đến tên của ông ấy. Mẹ chỉ đeo miếng cẩm thạch vào cổ con rồi bảo:
− Kỷ vật của ba con đó.
Rồi thôi, mẹ không bao giờ lặp lại. Dù cho con có hỏi, có năn nỉ bao nhiêu mẹ cũng chỉ biết lắc đầu. Nếu con còn hỏi mãi thì mẹ chỉ biết khóc thôi. Mẹ làm cho con sợ, con không bao giờ dám gọi tiếng cha trước mẹ. Và... tự lòng con, tiếng cha cũng đã chết rồi.
Mẹ có biết không, từ lúc mẹ tròng kỷ vật ấy vào cổ con. Dù chỉ lên mười nhưng con đã biết nghĩ rồi. Con mừng lắm. Con cảm thấy không cô đơn, không thua kém đám bạn hay chế giễu con là đứa không cha nữa. Vì con có cha mà. Bằng chứng đây, kỷ vật của cha, con đang đeo trên cổ của mình.
Con nâng niu, quý trọng kỷ vật kia lắm. Đêm đêm, con vẫn lén mẹ lau chùi rồi thì thầm chuyện trò cùng nó như chuyện trò cùng cha vậy. Con hy vọng một ngày không xa lắm, cha sẽ đến nhận con qua kỷ vật này.
Rồi ngày tháng dần trôi, con tiếp tục lớn lên trong vòng tay khổ nghèo của mẹ, trong tiếng chế giễu của bạn bè, trong sự thèm thuồng một tiếng cha. Con bắt đầu nghi ngờ kỷ vật mẹ trao rồi chuyển sang căm ghét nó.
một lần nhìn bác Tám thương yêu săn sóc Mẫn Nghi là con lại lấy miếng cẩm thạch ra nguyền rủa, căm ghét nó. Năm mười lăm tuổi, khi con tình cờ đọc được mẩu nhắn tìm con của ổng đăng trên báo, con đã biết mình phải làm gì?
Đứng giữa trời, con đã nghiến răng thề sẽ không bao giờ nhận ông ấy làm cha. Nếu con cãi lời thì con và ông ấy sẽ có một người phải chết. Mẹ ơi, mẹ thấy con có điên không? Nhưng quả thật... lúc đó con hận ông ấy lắm.
Con hận ông ấy giàu sang để mẹ con mình nghèo khổ. Con hận ông ấy đã bỏ mặc con cho chúng bạn chê cười. Mẹ ơi, trong trái tim con, chỉ có hình bóng mẹ
Con sẽ không bao giờ biết mặt ông ta và con sẽ chẳng bao giờ đến gần ông ấy, nếu như... không có chuyện của Mẫn Nghi. Con hối hận thật nhiều nhưng.... quả thật... lúc đó con không còn con đường nào để chọn. Con không thể để Mẫn Nghi bán mình cứu cha như vậy.
Mẹ ơi, con đã gặp ông ấy rồi, khác với con tưởng tượng. Ông ta không mập. Không có gương mặt to và cái mũi bự như heo. Cũng không quan liêu hách dịch, không coi trọng đồng tiền. Ông ta là người có chiều cao, đĩnh đạc. Có gương mặt xương nghiêm nghị, có giọng nói dịu dàng và... mẹ ơi... ông ta lại rất... thương Mẫn Nghi. Để gặp lại con, ông ta bằng lòng tất cả điều kiện con đòi. Kể cả số tiền một trăm triệu nữa. Phi lý vậy mà... ông ấy cũng chìu con.
Một trăm triệu, cng thêm mười triệu lần trước nữa. Bây giờ con đang nắm trong tay một trăm mười triệu, số tiền đáng giá một gia tài. Nhưng con không biết làm gì mẹ à. Lúc đầu, con chỉ muốn thử lòng ông ấy. Xem ông ta sẽ trọng tiền hay trọng con mình.
Con sẽ không chạm dù một xu trong số tiền kia, vì con biết làm như vậy sẽ khiến mẹ buồn lòng. Mẹ sẽ nghĩ con vì ham số tiền kia mà bỏ mẹ. Không, mẹ ơi đừng lo, con không bao giờ bỏ mẹ đâu. Số tiền đó... cô sẽ tặng cho một nhà từ thiện nay mai. Mẹ đồng ý chứ?
− Học bài hay làm gì mà trầm tư vậy? Gọi mãi mấy tiếng cũng không nghe - một bàn tay nhẹ đập vào vai làm Minh Đăng giật mình quay đầu lại, mừng rỡ khi nhìn thấy Mẫn Nghi.
− Ồ, cậu thoát được rồi à? Chuyện ra...
− Suỵt! - một ngón tay đặt nhanh xuống miệng Minh Đăng, Mẫn Nghi hạ giọng - Bà ấy và tài xế đang ngồi ở ngoài xe. Tớ vào gặp cậu một chút thôi.
− Cha! Thành thiên kim tiểu thư rồi, đi đâu cũng có xe đưa đón cả - Không hiểu sao Minh Đăng nghe giọng mình mai mỉa.
− Bà ta theo dõi mình thì có - Ngồi xuống cạnh Minh Đăng, Mẫn Nghi đau khổ - Cậu mau nghĩ cách đi thôi. Tớ không thể nào ở lại căn nhà ấy được đâu.
− Sao vậy? Minh Đăng lo lắng - Ông ta và mọi người ngược đãi cậu à?
− Không có - Mẫn Nghi nhẹ lắc đầu - Trừ cô và dượng cô cậu ra, ba cậu và mọi người ai cũng đối xử với mình tốt cả.
− Đừng dùng những danh từ thân mật thế với mình - Minh Đăng nhăn mặt - Tớ không thích nghe đâu.
− Cậu không thích cũng phải chấp nhận thôi, ông ta chính là ba của cậu - Mẫn Nghi nhẹ nắm tay Minh Đăng - Nghe tớ nói, có lẽ cậu đã hiểu lầm. Ông ấy là người tốt, không như cậu tưởng.
− Cậu đừng khuyên tớ nữa - Minh Đăng quay mặt đi nơi khác - Tớ chẳng nghe đâu.
Biết tính Minh Đăng, có khuyên cũng chẳng kết quả gì, Mẫn Nghi chuyển đề tài:
− Cậu mau nghĩ cách đưa tớ ra khỏi nhà đi. Bằng không, tớ sẽ làm hư chuyện đó.
− Cậu quên đã hứa gì ư? - Đôi mày Minh Đăng chau lại.
Mẫn Nghi thở ra một hơi dài.
− Tớ nhớ, nhưng... cứ nghe lòng ray rứt. Mỗi lần nghe bác Thành gọi một tiếng con trìu mến là tớ muốn thú thật với bác ấy ngay. Thật đó, Minh Đăng, tớ không đành lòng lừa dối một trái tim. Bác Thành thật đáng thương, tội nghiệp. Bác đã lập một bàn thờ để thờ mẹ cậu rồi. Đêm nào tớ cũng thấy ông đứng trước hình bà, lẩm bẩm nói gì đến khuya rồi khóc cả....
− Thôi.... cậu đừng nói nữa! - Chợt nghe lòng rúng đng, Minh Đăng lắc mạnh đầu giấu cảm xúc thật của mình - Cho tớ thêm một thời gian. Nhất định tớ sẽ nghĩ cách đưa cậu ra. Ráng... giúp tớ đi mà.
− Tớ giúp... nhưng... - Như chợt nhớ, Mẫn Nghi ngẩng đầu lên - Còn việc này, suýt tý nữa tớ quên đi mất. Ba cậu... à... - Bắt gặp cái trừng mắt của Minh Đăng, Mẫn Nghi quẹo lời - Bác Thành bảo muốn sửa di chúc, bảo tớ đưa chứng minh thư. Làm sao bây giờ?
− Con sao nữa, cậu cứ đưa cho ông ấy. - Minh Đăng thản nhiên.
Mẫn Nghi giẫy nãy lên:
− Sao được? Gia tài đó là của cậu, có phải của tớ đâu.
− Tớ cóc cần cái gia tài ấy - một lần nữa nghe tâm tư rúng đng, Minh Đăng cất tiếng cười lạc lõng - Mới từng ấy tuổi đã lo lập di chúc này, di chúc nọ. Bộ sắp chết đến nơi rồi sao chứ?
− Cậu nói bậy quá. - Sợ hãi Mẫn Nghi bịt vi miệng bạn - Bác ấy làm thế chỉ muốn chứng tỏ sự quan tâm của mình với con thôi.
− Tớ chẳng cần ông ấy quan tâm - Minh Đăng chợt nổi giận đùng đùng - Nếu giỏi sao ông ấy không đến lúc tớ cần đi. Hừ! Bộ cứ tưởng đem tiền đổ ào ào ra là mua được trái tim người khác chắc. Tớ không thèm cái gia tài bạc tỷ của ông đâu. Tớ cho cậu đó. Còn nếu như cậu cũng không thèm như tớ thì mặc ông ta, muốn cho ai cũng được. Mẹ con tớ chẳng cần.
− Minh Đăng, cậu thật là cố chấp - Mẫn Nghi cũng xẳng giọng trước lý lẽ của Minh Đăng.
− Tại sao lúc nào cũng nghĩ một chiều, cũng nghĩ điều xấu cho người ta chứ? Biết đâu... ông ấy cũng khổ tâm khi phải xa vợ, xa con chứ? Và... tại sao cậu không nghĩ... trong chuyện này... mẹ cậu cũng có phần trách nhiệm.
− Tớ cấm cậu nói chạm đến mẹ tớ. Bà không bao giờ sai cả. Có sai là do ông ấy hoàn toàn - chém mạnh tay vào không khí, Minh Đăng cương quyết.
− Cậu ngang quá, tớ không thèm cãi nữa - Nghe tiếng còi nhắc nhở của bác tài xe ngoài sân, Mẫn Nghi đứng dậy - Tớ phải về đây.
− Cậu giận tớ à? - Minh Đăng hạ giọng.
Mẫn Nghi nhẹ nhún vai:
− Giận cậu làm gì? Có phải tớ không biết tính cậu đâu. Đồ cố chấp, đáng ghét vô cùng.
Nói xong, Mẫn Nghi bước vi ra xe bỏ mặc Minh Đăng một mình bên tờ giấy trắng. Xưa nay, chưa bao giờ cô với nó cãi với nhau gay gắt như thế.
− Làm gì mà lâu dữ vậy? Cãi nhau à?
Nhìn sắc mặt cô không vui, bà Ngân tò mò hỏi. Chớp mắt, dịu bớt vẻ căng thẳng trên nét mặt. Mẫn Nghi nhẹ gật đầu. Bà lại hỏi:
− Vì chuyện gì thế?
− Không có gì nghiêm trọng - Bước hẳn vào xe, Mẫn Nghi tỏ ý không muốn nói nhiều về vấn đề này.
Bà Ngân lại xòe tay:
− Chứng minh thư của cháu đâu? Cho ta xem thử...
− À... ờ... cháu không kiếm được - nói xong rồi mới giật mình. Mẫn Nghi không ngờ dạo này mình nói dối tài đến thế. Gọn lèo, trót lọt, tỉnh queo như thật vậy. Minh Đăng này, nó làm cô biến đổi rồi.
Lúc nãy, nói dối bác Thành không đem theo chứng minh thư bên mình, cô chỉ muốn tìm cách gặp Minh Đăng bàn với nó. Nào ngờ, gặp nhau chỉ lo cãi ln. Nó chẳng dạy cô cách đối phó gì cả. Buc lòng, cô phải thêm một lần nói dối để tìm kế hoãn binh thôi.
− Cứ từ từ mà kiếm, chẳng gấp gáp gì - Bà Ngân cất giọng dịu dàng.
− Dạ - Mẫn Nghi bỗng thấy lòng là lạ. Đúng hay sai khi cô có cảm giác rằng bà rất vui với câu trả lời không tìm được của mình.

*

− Tử Khiêm cậu bệnh à? Sao uể oải vậy?
Bàn xong hợp đồng, chờ hồi lâu không nghe Tử Khiêm nhắc gì đến vấn đề giải trí như thường lệ, Văn Long gợi ý khéo.
− Ờ.... ờ! - Như chợt giật mình thoát khỏi cơn suy tưởng, Tử Khiêm ngẩng đầu lên, tươi tỉnh - Bắt đầu đi chứ? Bồi đâu, làm ơn cho đổi thực đơn, tươi mát giùm một chút.
Búng tróc ngón tay làm hiệu. Tử Khiêm lơ đãng ngửa mắt nhìn chùm đèn pha lê mặc cho đám bạn tranh giành lựa tiếp viên theo ý thích.
Chiều bọn họ vậy thôi, chứ thật tâm Tử Khiêm chẳng thích đến mấy chỗ này một chút nào. Phải cười đùa, khách sáo, cụng ly rồi cợt nhã với những nàng tiếp viên trơ trẽn, anh nghe mệt mỏi vô cùng. Cứ một điệp khúc lập đi lập lại mỏi mòn. Vậy mà... lũ bạn của anh cứ ham mê, vui hoài không biết chán.
− Anh mệt à?
một cô tiếp viên xinh đẹp được bọn họ chọn giùm Tử Khiêm, nhẹ đặt chiếc khăn lạnh xuống trán anh, êm giọng nói:
− Để em mát sa cho. Bảo đảm anh dễ chịu liền hà.
Không trả lời, Tử Khiêm nhắm đôi mắt lại. Bàn tay cô gái nhẹ xoa trên thái dương phần nào làm thần kinh anh dịu lại. Như thế thôi, cô gái đừng tiến sâu hơn, Tử Khiêm này chẳng thích đâu.
Rồi đt nhiên, giữa cảm giác êm đềm Tử Khiêm bỗng nghe lòng là lạ. Tự nhiên... sao anh lại nhớ Minh Đăng. Cô ấy bây giờ sao rồi nhỉ? Hơn tháng trời không gặp. Chẳng biết bây giờ cô có còn bán dĩa CD lậu cho bị bắt nữa không?
Nếu cô... chắc anh chẳng mặt mũi nào nhìn Chí Kiệt. Hôm đó nhận bừa Minh Đăng là bạn gái của mình... mà nó cũng tin. Bộ mình với cô ta xứng lắm sao?
Chợt mỉm cười, Tử Khiêm nhẹ lắc đầu làm cô tiếp viên tưởng anh không thích liền chuyển sang kiểu khác. Lần này cô không mát sa mà... lần tay vào ngực anh mò mẫm.
− Đừng!
Nắm tay cô gái, Tử Khiêm trừng đôi mắt. Nhờ vậy mà... anh nhìn kỹ mặt cô. Khá đẹp và còn rất trẻ. Nhưng... tại sao cô lại đi làm cái nghề hèn hạ, mua vui cho đàn ông nhỉ? Tử Khiêm cảm thấy tò mò và anh biết rằng mình sẽ nhận được một câu nói dối thuc nằm lòng của các cô nếu lên tiếng hỏi
Sẽ là một hoàn cảnh bi thương dễ làm khách mũi lòng. Nhưng... tại sao các cô lại không như Minh Đăng nhỉ? Dù bán dĩa CD lậu nhưng nhân cách của cô ta hơn hẳn các cô nhiều lắm.
Lại giật mình. Tử Khiêm không hiểu sao dạo này gặp cô gái nào mình cũng đem so sánh với Minh Đăng như vậy. Và... dường như đến bây giờ, chưa một cô gái nào... anh thấy hơn được Minh Đăng. Chà! Anh thiên vị hay vì cái giá thế nhỉ? Bộ không nhớ hôm đó giữa chợ đã nghiến răng thề được gì sao?
Hôm đó, bị Minh Đăng mắng cho một chập quê giữa chợ, anh đã nhủ với lòng không thèm nghĩ đến cô nữa. Hừ! Đồ vô ơn. Người ta đã cứu cho còn làm phách. Tưởng mình ngon lắm chắc? Đừng mơ, từ nay Tử Khiêm này có gặp cô, dù cô có bị gì đi nữa, nó cũng qua mặt đi chỗ khác chẳng thèm nhìn.
− Tử Khiêm, cậu chán rồi à? Đổi trò khác đi.
Thấy anh cứ nhắm mắt nằm im, Văn Long khều vai gọi:
− Đằng kia có mấy con nhỏ tiếp thị bia, coi được lắm kìa.
− Vậy à! - Tử Khiêm ngồi bật dậy ngay. Chọc mấy con nhỏ tiếp thị vậy mà vui. Đỡ hơn nằm nghĩ lung tung nhức óc.
− À! Tiếp thị bia gì đó? Lại đây coi.
Búng tróc ngón tay, Tử Khiêm hào hứng. Mỉm cười hình dung đến gương mặt mấy cô đỏ nhừ khi bị chọc quê. Không sao đâu, rồi bọn anh sẽ mua nhiều. Uống không nổi thi đổ bỏ đi. Bao nhiêu tiền mà sợ.
− Dạ! Mấy anh đang uống bia gì? - một cô tiếp thị nhanh nhẩu bước sang, thấy bọn Tử Khiêm đang uống rượu mạnh, cô liền thao thao bất tuyệt - Trời ơi, tưởng sao mấy anh lại đi uống rượu. Rượu tuy sang, tuy mắc, nhưng lạc hậu mất rồi. Các anh biết tại sao không? Vì rượu sẽ làm các anh chóng bị say....
Đang nói, cô gái bỗng dưng nín bặt. Đôi mắt mở to, cô lùi về sau một bước, mặt hầm hầm sắc giận:
− Sao không nói nữa đi? - nghiêng đầu, Tử Khiêm nheo một con mắt lại - Gặp khắc tinh à?
− Chẳng phải gặp khắc tinh, mà hơi bất ngờ thôi. Thì ra... người ta tệ hơn tôi tưởng rất nhiều. - Phút bất ngờ qua nhanh. Minh Đăng, phải cô gái chính là Minh Đăng. Lấy lại vẻ thản nhiên thường lệ
− Vậy thì nói nữa đi. - Không phật lòng vì bị đánh giá thấp, mà ngược lại, Tử Khiêm càng thấy lòng hưng phấn nhiều hơn. Dường như bấy giờ men rượu mới bắt đầu làm anh ngây ngất - Bùi tai, biết đâu bọn này sẽ mua hết bia của cô em đấy!
− Đúng vậy! - Minh Đăng mỉm cười, ngay tức khắc, cô trở thành cô tiếp thị, có giọng nói ngọt ngào thu hút - Xin mấy anh vui lòng uống thử bia của tụi em tiếp thị. Tuy là mặt hàng mới sản xuất, nhưng chất lượng không thua kém hàng ngoại nhập. Uống mãi không say, sinh phần dễ chịu, không chứa cồn nên chẳng làm mấy anh bị nhức đầu đâu.
− Tuyệt đến thế kia à? - Cầm một lon bia, Tử Khiêm thảy thảy trên tay khôi hài hỏi- Thế cô em co dám uống cùng với bọn anh không? Nếu em chịu uống, bọn này sẽ mua hết bia của cô em đấy.
− Nói phải giữ lời đấy nhé? - Minh Đăng đưa một ngón tay lên.
Tử Khiêm gật đầu, nhìn cô tiếp thị khác kéo tay Minh Đăng lo lắng.
− Không được đâu, chị biết uống bao giờ mà liều chứ? Bọn người này xem ra không đàng hoàng lắm.
− Không sao đâu! - Minh Đăng vỗ vai cô bạn gái, và như cố ý, cô nói cho Tử Khiêm nghe rõ - Em ra gọi điện bảo công ty chở thêm năm mươi kết bia đến đây rồi bảo mọi người về hết đi. Gã cà chớn này, cứ mặc chị đối phó.
− Nhưng mà...- Cô gái lo lắng - Xưa nay, nguyên tắc chúng ta là tiếp thị bia không uống bia cùng khách kia mà.
− Làn này chị ngoại lệ. Em về đi. - Nghiêm giọng, Minh Đăng đẩy nhẹ vai cô gái - Nhớ đừng quên điện thoại cho công ty đấy.
− Vâng - Ngập ngừng cô gái bước đi Minh Đăng bưng một kết bia đặt xuống bàn rồi đến chiếc ghế cạnh Văn Long ngồi xuống - Chúng ta uống bia không đá chứ? Nào... trăm phần trăm. Xin mời...
Thích thú vì thái đ chịu chơi của Minh Đăng, cả bọn đồng ào lên khui bia lốp bốp. Bia không ngon lắm, nhưng... Minh Đăng đã uống hết lon rồi, lẽ nào... đám mày râu đã thua cô chứ?
− Nữa chứ?
− Sao không nữa?
Nhìn Minh Đăng chấp nhận sự khiêu khích của tất cả mọi người, Tử Khiêm bắt đầu nghe hối hận. Nếu không bị anh khích, Minh Đăng sẽ chẳng bao giờ uống bia với khách vậy đâu.
Mà sao mình lại khích Minh Đăng? Tử Khiêm chất vấn mình. Rõ ràng không phải anh muốn trả thù cô... mà... vì một cái gì đó thật lạ lùng... cứ khiến anh thích đối đầu, thích bắt cô phải phục tùng mình.
Minh Đăng thật bướng, thật cố chấp, tại sao, hết lần này, rồi lần khác... Cô luôn luôn phải thắng anh như vậy? Cô có hiểu cho tính tự ái của anh không? Tại sao cô cứ uống, cứ trăm phần trăm với bọn Văn Long? Cô có biết là... anh đang lo cho cô lắm không? Minh Đăng... đừng uống nữa. Cô bắt tôi phải lên tiếng năn nỉ mới chịu dừng ư?
− Còn anh bạn kia, lên tiếng khích người ta sao không uống? Mới đó đã say à? - Như cố tình chọc tức, Minh Đăng đưa cao lon bia lên trước mặt mời Tử Khiêm. Cô như đã say rồi, giọng bắt đầu nhè đi không rõ chứ.
− Cô say rồi đó, đừng uống nữa - Chụp lon bia từ tay cô, Tử Khiêm hạ giọng.
Minh Đăng gạt mạnh tay:
− Say sao được mà say? Các người còn tỉnh cả, lẽ nào tôi say được chứ? Phải không anh bạn? - Đập tay lên vai Văn Long, Minh Đăng hỏi.
− Đúng, đúng vậy - Gã gật đầu thích thú khui thêm một lon bia trao cho Minh Đăng.
− Là con gái mà tửu lượng cô em cao quá. Xin nâng ly thay cho lòng bi phục.
− Cám ơn anh bạn - Minh Đăng uống ngay một hơi sạch cả lon bia. Phong thái cô mạnh dạn dứt khoát như một gã đàn ông trong bàn nhậu. Khác hẳn mấy cô tiếp viên lẳng lơ, liếc mắt đưa tình, vờ uống rồi lén đổ đi moi tiền khách. Thái độ đó của cô đã làm bọn Văn Long thích thú, chúng như quên mất các cô gái đẹp nãy giờ ngồi thất nghiệp bên mình.
− Bọn con trai mấy người chẳng có gì tốt lành đâu. - Men bia uống say đã khiến Minh Đăng không còn kềm chế được suy nghĩ của mình. Xua tay trong không khí, cô bắt đầu ăn nói lung tung - chẳng được tích sự gì.
− Đúng đúng vậy - Văn Long gật đầu - Đàn ông đúng là chẳng ra gì... nhưng... bọn con gái tụi em cứ thích bám theo nịnh hót....
− Nói bậy... - Minh Đăng giận dữ dằn mạnh lon bia xuống mặt bàn - Có lúc con trai các người theo năn nỉ tán tỉnh bọn con gái mà thôí
− Chuyện đó chỉ xảy ra với bọn con trai dại khờ ngốc nghếch thôi cô em ạ - Cho một miếng mồi vào miệng, Văn Long nhồm nhoàm nhai, nói với vẻ tự đắc - Còn đối với bọn này, bọn nhà giàu thành đạt, thì... chỉ cần một cái búng tay là bọn con gái các em chạy dài xắp lớp. Sẳn sàng ngửa mình phục vụ mấy anh để đổi lấy nhà lầu, xe đẹp...
− im ngay! - một cái tát tay vào giữa mặt Van Long cắt ngang câu nói. Minh Đăng đứng bật lên khỏi ghế hét to - Tao cấm mày xúc phạm đến phụ nữ.
− Chẳng cấm được đâu, khi đó là sự thật - một tay ôm mặt, Văn Long nhổ toẹt bãi nước bọt xuống chân - Bọn con gái chúng mày toàn cặn bã.
− Bốp!
Chai rượu đập mạnh xuống đất vỡ tan, làm vũ khí. Minh Đăng cầm cái mảnh chai nhọn sắc xông lên làm thực khách đến ăn xanh mặt. Cả Tử Khiêm cũng thế. Anh đứng bật lên ngay khi cuộc ấu đả vừa bắt đầu nhưng không kịp. Mọi việc diễn ra nhanh quá.
− Mẹ! Muốn giỡn mặt ông à? - Văn Long cũng nổi nóng đứng lên. Chụp cái ghế, anh dùng nó làm vũ khí đấu với Minh Đăng.
− Thôi thôi mà - Biết mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng. Tử Khiêm đâm liều nhảy vào ôm chặt Minh Đăng cho đám bạn dìu Văn Long ra cửa.
− Ngon, mày ở lại đây. Dám nói nửa câu xúc phạm nữa đi. Tao đâm cho mày lòi rut. - Vùng vẫy trong tay Tử Khiêm, Minh Đăng hét lớn.
− Đây là danh thiếp của tôi. Mọi chi phí hư hao ngày mai tôi sẽ đến thanh toán đủ. - một tay ôm chặt Minh Đăng, một tay Tử Khiêm móc túi trao cho anh bảo vệ tờ danh thiếp của mình khi kéo cô ra cửa.
− Vâng! - Anh bảo vệ gật đầu nhanh không cần đọc qua danh thiếp. Cuộc ẩu đả đã làm anh sợ điếng hồn.
Cánh cửa đập mạnh sau cái gật đầu, Tử Khiêm thở phào ra nhẹ nhõm nhìn Minh Đăng chịu nằm yên trên ghế sau. Dữ hôn, bây giờ mới chịu ngủ cho đỡ. Con gái gì, nhậu say, quậy còn hơn con trai nữa. Ngủ cứ ngáy khì khì, nghe phát ớn.
Lầm bầm mắng mấy câu cho đỡ tức, Tử Khiêm bước vào xe nổ máy. Cơn say như biến mất khỏi anh tự bao giờ. Rất tỉnh táo, anh đưa cô về nhà trọ.
− Cô ta làm sao thế? - Bà chủ nhà tốt bụng hôm nào đã quên mất Tử Khiêm. Thấy anh dìu Minh Đăng say khướt vào nhà, bà lo lắng hỏi.
− Dạ... cô ấy đi tiếp thị bia, bị khích uống quá nhiều nên bị say thôi. Không có gì nghiêm trọng - Không tìm được lý do nói dối, Tử Khiêm đành nói thật với bà.
− Thiệt! - Thở ra, bà ái ngại nhìn Minh Đăng - Bao nhiêu nghề nhẹ nhàng không chọn, lại đi tiếp thị bia. Con bé này... đúng là cứng đầu chẳng ai bằng. Có bảo kê bán dĩa CD mà không chịu, một hai cứ sợ mất mặt gã Tử Khiêm nào...
− Cô ấy nói thật vậy sao?
Như chưa tin vào tai mình, Tử Khiêm hỏi lại. Bà gật đầu:
− Thật. Bởi vậy mới ra nông nổi này! Chết tay cháu chảy máu rồi kìa. Sao vậy?
− Dạ - Nhìn xuống, bây giờ Tử Khiêm mới hay trong lúc giằng co, mảnh chai bể của Minh Đăng đã cứa lên bắp tay mình một đường dài. Vết thương khá sâu, nên từ nãy đến giờ vẫn còn chảy máu.
− Trời, vết thương sâu quá! Đưa ta băng lại giùm cho! - Lật tay xem, bà chủ nhà hốt hoảng.
Tử Khiêm ngoan ngoãn:
− Không sao đâu, bà đừng lo cho cháu - Mỉm cười, Tử Khiêm từ chối sự săn sóc của bà - Lo cho Minh Đăng trước. Nhà có nước sôi không? Cháu muốn xin một miếng.
− Ờ có.
Mỉm cười nhìn Tử Khiêm đi dấp nóng cái khăn rồi nhẹ đắp lên trán Minh Đăng, bà thầm khen cô khéo chọn người yêu. Vừa đẹp trai, vừa chu đáo. Nói năng dịu dàng, lịch sự, lại..... ồ... thôi chết, sao mình lại ở đây, cản trở người ta chứ? Như chợt nhớ ra, bà đứng lên vi vã:
− Ôi, ta già nua lẩm cẩm. Bỏ nồi thịt nãy giờ trên bếp, chắc là khét hết rồi.
Nhìn điệu b bà tất tả chạy đi, Tử Khiêm biết ngay là bà đã hiểu lầm. Mỉm cười, không vi thanh minh, anh cúi xuống nhin Minh Đăng lần nữa.
Không sao. Cô chỉ thiếp đi vì say quá mà thôi. Sáng mai, tỉnh dậy uống vài ly nước là khỏe thôi mà. Việc đáng lo bây giờ là... vết thương của anh đấy. Chà! Cũng đâu đấy chứ. Máu cứ rỉ rỉ chảy hoài, phải kiếm cái gì băng tạm lại
Lục tung căn buồng của Minh Đăng, đổ cả mồ hôi, Tử Khiêm chẳng tìm được bông băng hay mảnh vải nào thừa cả. Chỉ có bốn b quần áo treo lủng lẳng trên tường. Nhà cô trống hoắc trống huơ ngoài chiếc giường và cái bàn nước cũ rích ra, không còn gì cả. Chẳng tủ, chẳng vali. Chà thế này... thì có cất đồ quý giá vào đâu nhỉ? Anh thấy tò mò quá! Lẽ nào... Minh Đăng không có vật chi quý giá cần phải giữ? Vậy... tiền bạc, tư trang... anh bỗng nhớ đến số tiền một trăm triệu của bác Thành.
Đúng lúc đó... đôi mắt anh phát hiện ra trong gầm giường, sát góc tường, có một cai hp nhỏ vuông vuông. Rất khó lấy, nhưng... vì muốn tìm ra con người thật của cô, Tử Khiêm không nề cực. Như một chú thạch sùng, anh dán mình sát đất, bò vào...
Chiếc hp bị khóa, nhưng... với Tử Khiêm chẳng hề gì. Hai năm học làm thám tử, người ta đã dạy anh biết mở đủ loại khóa chỉ bằng một cọng kẽm thôi.
Chẳng mấy chốc, nắp hp bật tung. Và... điều đầu tiên khiến Tử Khiêm quan tâm đến. Không phải là số tiền một trăm mười triệu còn đủ số, mà là... trang nhật ký. Đúng vậy, là trang nhật ký không gởi của Minh Đăng viết cho mẹ của mình.....