Chương 4

Chiếc xe hơi của Công Nguyên lăn bánh trên con đường rộng và được giữ gìn kỹ lưỡng từ nhà ga tới lâu đài Arnelles. Thiếu Lan hơi mệt mỏi, nhìn lơ là phong cảnh thơ mộng, thỉnh thoảng chàng lại chỉ cho nàng thấy một vài cảnh đặc sắc. Trời hôm nay trong sáng và dìu dịu, không khí trong lành lùa qua cửa xe, Thiếu Lan đã yêu cầu chàng quay kính xuống để cho thoáng, vì mùi thơm kỳ lạ trong xe làm nàng khó chịu.
Công Nguyên đã tỏ ra cực kỳ lịch sự, với Thiếu Lan, chàng đã không quên lãng một sự chăm sóc tao nhã nào mà một người đàn ông có giáo dục dành cho vơ. Trong cuộc hành trình, chàng đã sai người mang lại cho nàng xem đủ loại sách báo, nói chuyện với nàng về những vùng đi qua mà chàng biết rõ hết. Khi đến Ba Lê, nơi họ phải dừng chân một ngày trước khi đi Arnelles, chàng đã hỏi nàng xem có muốn lưu lại ơ? Ba Lê không? Nhưng lúc nào cũng với một sự lễ phép lạnh lùng, một sự dửng dưng hoàn toàn cho thấy rõ tính chất của sự liên lạc giữa hai người.
Thiếu Lan đã từ chối điều chồng đề nghi. Nàng chẳng thiết gì Ba Lê! Giờ đây, nàng chỉ mong chóng đến Arnelles để chàng khỏi phải tự bắt buộc săn đón nàng nữa, để được sự yên tĩnh một mình. Một mình trước cuộc đời mới và sự an ủi mà có lẽ cô bé mồ côi kia sẽ dành cho nàng.
Rã rời mệt mỏi về tinh thân hơn là thể chất, nàng sống cả này hôm đó trong biệt thự của ho. Vũ, nơi căn phòng của người vợ trước. Mặc dầu thời gian đính hôn tương đối ngắn, nhưng Công Nguyên đã sửa đổi lại căn phòng cho khác hoàn toàn, trang hoàng đồ đắt tiền nhưng giản dị và trang nhã. Vì từ rước tới nay, chỉ quen thấy những căn nhà khá thanh lịch của bạn bè gia đình nàng ơ? Hauts Sapins, nên Thiếu Lan cảm thấy khó chịu lạ lùng giữa nơi xa hoa tráng lệ, nhất là cả một đội quân hầu được huấn luyện thuần thục.
Cô gái trẻ chỉ mới gặp mặt chồng vào những bữa ăn của hai người. Nếu là một người khác chắc sẽ bị bối rối vào những luc' đó. Nhưng qủa thật Công Nguyên đã khéo léo cứu vãn những tình thế căng thẳng nhất, bằng một câu chuyện đáng chú ý hay bằng sự lịch thiệp, nhưng luc' nào cũng lạnh lùng.
.. Chiếc xe hơi rời đường cái, tiến vào một lối đi hùng vĩ, có những cây du thụ già hàng trăm tuổi mọc hai bên đường. Chàng chợt nói:
− Đây là Arnelles, Thiếu Lan à.
Phía sau một khoảng đất rộng trống không, có một hàng rào bằng sắt tuyệt đẹp, phía trên có những vú khí của giòng ho. Vũ. Thiếu Lan hớn hở nhìn qua chiếc sân rộng lớn, thấy toà nhà tuyệt đẹp, và ở bên hông nhà la `một hồ nước xanh lơ.
− Sao! Cô vừa ý không? Chàng vừa hỏi, vừa kín đáo quan sát Thiếu Lan.
− Thật là tuyệt! Đây đẹp hơn lời ông mô tả nhiều.
− Vậy càng tốt! Tại tôi sợ làm cô vỡ mộng. Chàng nói nửa đùa nửa thật.
Hai người sóng bước lên một bậc tam cấp rộng lớn, phía trên có hai người đầy tớ mặc chế phục nhà ho. Vũ đã đứng chờ sẵn. Họ bước vào hành lang cực kỳ tráng lệ, khiến Thiếu Lan choáng váng. Nàng phải nhắm mắt một lúc. Nàng sẽ làm gì trong căn nhà vương giả này? Bất giác nàng xót xa nhớ về vùng Hauts Sapins của nàng, về những bổn phận nặng nề nhưng thân thiết bên mẹ và các em nàng, Công Nguyên ra lệnh:
− Chú Ba, hãy báo cho bé Lãm Thúy biết là chúgn tôi đang chờ ở phòng khách trắng. Và hãy cho dọn trà lên đi.
Chàng đưa Thiếu Lan đi qua nhiều phòng khách huy hoàng, và cô gái trẻ càng lúc càng choáng váng. Nàng chỉ lờ mờ nhận thấy nhiều tác phẩm nghệ thuật lộng lẫy. Cuối cùng chàng đưa nàng vào một căn phòng nhỏ hơn, có những màn cửa trắng toát, thêm những bông hoa lớn mầu sắc nhã nhặn, và bầy những đồ đạc đẹp mê hồn, những bức tranh thật tao nhã tuyệt hảo khiến Thiếu Lan phải tự thú nhận là nàng không bao giờ có thể tưởng là có những đồ vật đẹp đến thế trên đời.
− Nếu em thích thì em có thể dùng phòng này làm phòng khách riêng. Công Nguyên vừa nói vừa giúp vợ cởi áo ngoài - Đây là một trong những căn phòng tráng lệ nhất của lâu đài nhưng cả mẹ và Phương Nam đều rất sợ nó vì họ cho là những bức màn trắng này bất lợi cho nước da của ho. Nhưng tôi chắc em không có những ý nghĩ lẩm cẩm đó?
Nàng thản nhiên đáp, giọng lạnh lùng:
− Vâng, tôi chưa bao giờ rảnh rỗi để nghĩ đến vấn đề như vậy.
− Tôi khen em về sự khôn ngoan đó, nhưng em có sợ gặp hồn ma bà Quận Công Thục Chinh không?
− Hồn ma bà Quận Công? Thiếu Lan vừa hỏi vừa tiến lại lò sưởi, giơ đôi tay giá lạnh lên ngọn lửa bập bùng, mặc dầu đã có những ống truyền nhiệt giúp căn phòng thêm ấm cúng.
− Đó là một cụ tổ của tôi, chủ nhân xưa kia của Arnelles. Đẹp, thông minh, cương nghị, dáng điệu tao nhã, bà là linh hồn của một chính đảng do chồng bà cầm đầu. Ở đây đã có nhừng cuộc dạ vũ vĩ đại mà bà là nữ hoàng. Trong đám kh'ach khứa thường xuyên có một người em gái họ tên Uyên Phương, trẻ tuổi, không đẹp, lúc nào cũng loè loẹt, tính tình xấu xa chua ngoa. Uyên Phương từ lâu vẫn nuôi hy vọng lấy Quận Công Vũ Liệt, nên đã ghen ghét với chị, tuy vẫn khéo léo dấu kín trong lòng. Một hôm Thục Chinh bỗng mất tích. Ông chồng đau khổ hứa sẽ tặng một số tiền khổng lồ cho người nào được tin tức của vợ mình. Nhưng hoàn toàn vô vọng. Không ai thấy bà rời lâu đài. Các lính canh đều thề độc là không hề xao lãng nhiệm vu. Vả lại, không có lý do nào khiến người đàn bà trẻ được yêu chiều thật sung sướng kia, một người vợ và một người mẹ hoàn toàn tận tâm kia lại tự ý rời xa tổ ấm? Quận Công Vũ Liệt cho tìm khắp nơi, dưới hồ nước, trong các ngục tối của lâu đài, không sót một chỗ nào. Nhưng bà Quận Công trẻ vẫn biệt tăm.
Vũ Liệt đau khổ điên cuồng, ẩn mình một chỗ không tiếp xúc với ai nữa. Đầu óc rối loạn, ông qủa quyết vợ Ông không hề rời lâu đài, ông tin là bà đang rên rỉ cầu cứu tại một nơi giam giữ bí mật nào đó.
Mặt khác, một người hầu phòng tín cẩn quả quyết là đã thấy nữ chủ nhân hiện ra ban đêm, mặc chiếc áo gấm thêu bạc của hôm bà mất tích. Bà hiện ra đi lại trong phòng khách trắng mà bà rất yêu thích, đôi khi lại thấy bà trong phòng triển lãm bên cạnh.
Chàng tiến tới mở một cánh cửa, Thiếu Lan thốt ra một tiếng khâm phục. Chàng kể tiếp:
−.. Phòng triển lãm này là một trong những kỳ công của thời Phục Hưng, và chứa đựng nhiều kho tàng nghệ thuật vô giá. Nó được trang hoàng theo ý của Vũ Bình, em trai Vũ Liệt. Chính ông này đã cho hoàn tất toà lâu đài do bố mình khởi công xây cất. Quận Công Vũ Bình là một người cứng rắn, tàn bạo và bị đồn là có tà thuật. Dường như ông ta có tài làm biến mất những người ông ghét và không bao giờ người ta còn tìm được tông tích những người đó.
Thiếu Lan bước vào căn phòng triển lãm đang được soi sáng bởi ánh sáng nắng nhạt tuyệt đẹp xuyên qua các cửa kính. Nàng dừng bước trước bức tranh vẽ một người đàn bà trẻ rất đẹp, mặc một chiếc áo lộng lẫy có gắn châu báu kiểu thế kỷ 16. Cạnh đó, trên nền vải xậm, hình ảnh của một vị lãnh chúa trẻ, vẻ mặt kiêu ngạo, trông hao hao giống Công Nguyên.
− Đây là bà Quận Công trẻ đẹp Thục Chinh và Quận Công Vũ Liệt. Công Nguyên nói.
Thiếu Lan hỏi:
− Thế rồi ông Quận Công đáng thương đó ra sao?
Chàng cười chế diễu:
− Sao à! Người đàn ông giả vờ sầu thảm đó rốt cuộc lấy Uyên Phương, người đã cùng ông khóc vợ, và đã tận tình chăm sóc ông và lũ con thơ dại mất mẹ đó. Vài tháng sau, đứa con trai đầu lòng, kẻ đã được chỉ định nối nghiệp cha, bị đầu độc chết. Lần này bà Quận Công mới không được khéo léo lắm nên bị lộ tẩy. Người tớ thân tín của bà đã phản bội và đưa ra nhiều chứng cớ về tội thủ tiêu người chị họ của bà. Thấy đã bại lộ, bà nhảy xuống hồ tự tử, vì vậy không ai biết số phận của bà Quận Công Thục Chinh đáng thương ra sao. Còn Quận Công Vũ Liệt đã điên hẳn sau những biến cố đó. Một hôm, không chịu đựng được nữa, ông đã đập đầu vào chiếc lò sưởi bằng đá hoa này mà chết. Em thấy đó, Arnelles có những kỷ niệm bi thảm. Em không sợ hồn ma của người đẹp Thục Chinh hay hồn ma bà Uyên Phương khốn nạn đó lướt trên mặt hồ sao?
− Ồ! Không đâu. Ơ? Hauts Sapins chúng tôi còn có nhiều giai thoại kinh dị hơn nữa. Nhưng tôi không hề sợ hãi bao giờ.
− Thế thì thần kinh em rất tốt, như vậy càng hay. Công Nguyên nhẹ nhàng nói.
Họ trở lại phòng khách. Một cô bé mảnh mai với những lọn tóc nâu bao quanh khuôn mặt bệnh hoạn, đôi mắt xanh to nhưng sợ sệt và buồn bã, đang dứng giữa phòng.
− À! Con đấy à Lãm Thúy? Chàng nói - Lại đây chào dì đi con!
Nhưng Thiếu Lan đã nhanh nhẹn tiến tới ôm lấy cô bé và hôn lên trán nó.
− Bé Thúy ơi! Cô rất sung sướng được gặp con. Con hãy hôn cô đi nào.
Đôi mắt to của đứa trẻ, ngạc nhiên và kinh hãi, nhìn sững nàng một luc', rồi đôi môi bé nhỏ nhợt nhạt dụt dè đặt lên má nàng một chiếc hôn.
Trái tim se thắt của cô gái trẻ khẽ nở ra khi nghĩ đến nhiệm vụ cao cả đang chờ đợi nàng cạnh đứa bé mất mẹ này.
Nàng đặt nó xuống đất, rồi dắt tay nó lại chỗ chàng đứng, gần lò sưởi.
− Cô bé Lãm Thúy của ông thật dễ thương và tôi sẽ yêu nó vô cùng.. Nhưng mà này bé ơi, con phải nói gì với bố chứ?
Lãm Thúy ngước nhìn cha, Thiếu Lan nhận thấy trong ánh mắt đứa trẻ một vẻ vừa sợ hãi vừa thương yêu khiến nàng sửng sốt.
− Con xin chào bố ạ nó khẽ dụt dè nói.
Chàng lơ đãng đưa tay vuốt tóc đứa trẻ, lạnh lùng trả lời:
− Lãm Thúy, con phải cố hết sức lúc nào cũng ngoan ngoãn với dì con.. Thôi, con về với cô giáo đi.
Người quản gia mang trà vào. Thiếu Lan dè hỏi:
− Xin ông cho phép Lãm Thúy ở lại một tí nữa, được không ạ?
− Nếu em muốn! Chàng dửng dưng đáp.
Trong khi Thiếu Lan cởi bao tay, chàng ra dấu cho người quản gia rút lui rồi nói:
− Tôi có thể nhờ em rót trà không?. Nhưng em hơi mệt thì phải?
Nàng trả lời không mệt. Nàng không mệt về thể xác nhưng rất mệt mỏi về tinh thần. Nàng thấy không khí toà nhà này quá nặng nề! Và nàng mong muốn biết bao được ở xa vị lãnh chúa uy quyền mà sự lễ phép quá độ của chàng giống như một sự mỉa mai chế diễu!
Nàng rót trà rồi tìm cách gợi chuyện Lãm Thúy. Nhưng vô ích, đứa bé vẫn gần như câm.
Ngồi đối diện nàng, Công Nguyên lơ đãng nhìn chung quanh, Thiếu Lan không thể nào mà không nhận thấy là chàng thật xứng với cái cảnh trang trí xa hoa lộng lẫy này, trong khi nàng với chiếc áo đi đường đơn sơ và sự vụng về của nàng, tạo nên một hình ảnh thật quái di.
− Thiếu Lan, để kệ con bé ngu đần đó đi. Chàng đột nhiên gay gắt nói - Em không thể nào làm cho nó nói được hai câu liền trước mặt tôi đâu! Con nhỏ này mọi rợ ngớ ngẩn lắm.
Nói xong chàng đứng dậy đặt tách nước lên bàn.
− Em cho phép tôi đưa em đi xem phòng dành cho em chứ? Vì tôi còn mấy việc phải làm.
Nàng gật đầu ngay và cầm tay Lãm Thúy dắt lên lầu. Nếu không đang có những chuyện suy nghĩ trong đầu nàng sẽ sững sờ vì cái cầu thang tuyệt đẹp trước căn phòng dành cho nàng. Đây là căn phòng đẹp nhất của lâu đài vì khung cảnh tuyệt diệu được nhìn thấy từ trên bao lơn, cũng như sự trang hoàng lộng lẫy nhưng tao nhã đầy mỹ thuật.
− Đây là căn phòng của bà Quận Công Thục Chinh. Chàng nói - Em hãy nhìn trên các đồ đạc và trần nhà có hai chữ C quấn vào nhau kià. Đó là để nhắc lại câu châm ngôn: "Candidior Candidis" - trắng hơn mọi vật trắng nhất - của Nữ Hoàng Pháp Quốc hồi đó cũng tên Chinh, mẹ đỡ đầu của Thục Chinh. Nếu em muốn thay đổi gì trong căn phòng này, hay muốn chọn một căn phòng nào khác thích hợp với em hơn thì tùy ý. Em đừng quên đây là nhà em..
Không ai có thể lịch sự hơn và che dấu một lòng ích kỷ tuyệt đối một cách qúi phái hơn.
Sau khi chàng đã đi xa, Thiếu Lan thử gợi chuyện với Lãm Thúy.
Lần này, đứa bé nói nhiều hơn. Chàng hẳn có lý khi qủa quyết sự có mặt của chàng khiến đứa bé thành nhút nhát khiếp sơ.
− Sao con không nói gì với bố? Thiếu Lan hỏi.
Đôi môi Lãm Thúy run lên:
− Bố không yêu con!
Nó khẽ nói, giọng sầu khổ, thống thiết khiến Thiếu Lan xúc động đến bàng hoàng. Nàng đặt đứa bé ngồ lên đùi và vòng tay ôm nó.
− Sao con nghĩ vậy hở con?
− Ồ! Con biết chứ! Bà Phương Đài đã nói cho con biết thế.
− Phương Đài là ai vậy?
− Đó là bà quản gia người Áo của con. Mà con thấy những ông bố khác đâu có vậy. Chú Duy Khiêm của con vẫn hay bế mấy đứa con gái nhỏ của chú, ông Bích Nguyên vẫn cho Giang Long và Giang Hải đi xe hơi chơi. Ông ấy đâu có cau mày khi thấy tụi nó vào phòng hay gặp chúng trong vườn như bố con đâu.. Ồ! Con biết chắc bố không thương con một chút nào cả.
Nó khẽ thở dài. Thiếu Lan hỏi:
− Còn con, con có thương bố không?
Đứa bé không trả lời, nó bật khóc, gục đầu vào vai Thiếu Lan. Và khi có vẻ nguôi ngoai, nó kể cho nàng nghe bằng những câu ngắt quãng khiến nàng thấu hiểu sự đau khổ trong tâm hồn đứa bé thiếu tình thương này. Nó chỉ tìm thấy một tình thương hời hợt và nơi người cha một sự dửng dưng hoàn toàn. Tuy vậy, con tim bé nhỏ vẫn dành cho người cha, gần như xa lạ này, một tình thương nồng nàn, bị bóp nghẹt và trở nên sợ hãi trước sự vô tư lạnh lùng và khinh thường của cha.
Cô bé đáng thương ơi, ta quyết sẽ yêu con hết lòng. Thiếu Lan thầm nghĩ, tay xiết chặt đứa bé khốn khổ vào lòng.
Công Nguyên lưu lại Arnelles tám ngày. Chàng đưa Thiếu Lan xem toà lâu đài với khu vườn bát ngát, đồng thời đưa nàng tới thăm một vài người quen. Khi tự thấy mình đã xong bổn phận, chàng trở lại Ba Lê, bỏ lại người vợ ngỡ ngàng cô đơn trong toà lâu đài mênh mông buồn tẻ.
Thiếu Lan khởi sự công việc của một người thay thế cô giáo cũ của Lãm Thúy, một công việc mà nàng không ưa chút nào. Trước khi đi, chàng đã tuyên bố là nàng toàn quyền quyết định về bất cứ việc gì liên quan đến Lãm Thúy, vì vậy nàng đã viết thư cho vị nữ tu nơi tu viện mà truóc kia nàng đã được dạy dỗ để xin vị này gửi cho một cô giáo tới dạy Lãm Thúy. Ít ngày sau, nàng tiếp nhận một cô giáo người Anh trẻ tuổi, đứng đắn và có tư cách. Cả nàng lẫn Lãm Thúy đều có cảm tình với cô giáo này. Thiếu Lan bắt đầu học tiếng Áo vừa để cho qua những thì giờ nhàn rỗi, vừa để có thể kiểm soát dễ dàng người quản gia về những liên lạc của bà với đứa trẻ.
Thiếu Lan tìm vui trong công việc hàng ngày. Chỉ có việc làm và sự hoàn tất các bổn phận là có thể giúp nàng khỏi chán nản, thoát khỏi những ý tưởng u tối buồn rầu ray rứt nàng. Mỗi sáng, sau buổi lễ Mi Sa, nàng đến thăm một vài người nghèo do vị linh mục giới thiệu để trợ giúp họ một ít phẩm vật và an ủi họ, hoặc khuyên nhủ họ bằng những lời dịu dàng của nàng. Nàng không làm quen với ai mặc dầu những bạn bè của chàng từ những lâu đài lân cận, sau khi nàng được chông dẫn đi thăm, họ đã sốt sắng tới thăm nàng đáp lễ. Nàng đã từ chối tất cả những sự mời mọc, giao dịch, ngay cả với gia đình ông Bích Nguyên là người mà nàng qúi mến.
Ngày qua ngày, việc Công Nguyên để người vợ trẻ cô đơn trong toà lâu đài đã khiến những người trong tỉnh ngạc nhiên. Mặc dầu dư luận vẫn dành cho nàng nhiều cảm tình, nhưng tâm hồn kiêu hãnh và tế nhị của Thiếu Lan vẫn cảm thấy một niềm chua xót. Nàng cố gắng sống biệt lập với tất cả mọi người bên ngoài để tránh con mắt tò mò của ho.
Sự hiện diện của Công Nguyên chỉ còn được chứng tỏ bằng những sách báo thường xuyên do chàng gửi về cho Thiếu Lan đọc, và đó cũng là phương tiện duy nhất Thiếu Lan có thể theo dõi cuộc sống của chồng. Trong các tạp chí, tên chàng thường được nhắc đến với một địa vị quan trọng trong giới thượng lưu. Cũng nhờ vậy nàng được biết chồng nàng vừa cho ấn hành một tác phẩm mới, nàng cũng biết là chàng vừa du lịch qua Tây Ban Nha, nơi đây chàng đã được triều đình tiếp đón vui vẻ. Bây giờ nàng mới biết Công Nguyên là một tay kỵ mã tài giỏi, say mê trò chơi mã cầu và săn cáo. Nàng còn được nhìn thấy một con ngựa giống tuyệt đẹp mà Công Nguyên đã mua với giá cao, dù chàng đã có những con ngựa tuyệt đẹp nhất nước Pháp thời đó. Khi lật những trang báo, nàng có thể thấy hình chàng đứng giữa những đám đông qúi phái trong một dạ hội do một nhân vật cao cấp người Nga tổ chức.
Tất cả những điều này chứng tỏ cho nàng thấy, nếu không nói là nàng đã biết rõ từ lâu, cái vực thẳm giữa con người thời lưu ăn chơi đó và nàng, cô Thiếu Lan khiêm tốn, không biết gì hết về những thú vui mà chồng mình ham thích. Nỗi buồn càng sâu xa hơn, và để giải khuây, nàng gia tăng những cuộc viếng thăm từ thiện, bố thí những số tiền to tát mà nàng đã tìm thấy trong ngăn kéo bàn giấy để dành riêng cho những chi tiêu cá nhân của nàng. Còn những chi tiêu khác trong nhà đều do viên quản lý lo liệu. Riêng nàng, nàng chỉ mua những cái gì thật cần thiết và không ai trong vùng lại ăn mặc giản dị hơn nàng. Đồng tiền của "ông ta" cũng như sự xa hoa trong nhà này, chĩu nặng trên vai nàng. Nàng bắt buộc phải mắc nợ chàng!. Và tất cả thân nhân nàng ơ? Hauts Sapins đều sống nhờ ở ơn huệ của chàng.
Đôi khi nàng tự hỏi mình có mơ không? Có thật là mình đã trở thành vợ của Vũ Công Nguyên chăng? Ngày qua ngày, nàng cảm thấy tình cảnh của mình thêm kỳ lạ, thật khó mà chịu đựng nổi. Vì sao chàng làm một việc tàn nhẫn vô ích thế khi bắt nàng rời Hauts Sapins? Vì con gái chàng? Điều đó không chắc chắn lắm nếu dựa trên sự dửng dưng của chàng đối với đứa con. Vậy có lẽ đây là do bản tính ác độc thuần túy để trả thù người đàn bà đã không vui sướng được mang tên chàng? Cũng có thể khi hành động như vậy chàng muốn khẳng định uy quyền của mình, và không chừng sau này chàng có thể cho phép nàng mang Lãm Thúy vềsống luôn ơ? Hauts Sapins.
Nhưng trong lúc chờ đợi, nàng đau khổ. Một tháng trôi qua, nàng không nhận được tin tức trực tiếp nào của chàng.
Một chiều kia, nàng nhận được thư của ông Mạc Giao. Đó chỉ là những lời khen ngợi quá đáng ông dành cho con rể, với sự rộng lượng vương giả đã gíup cho Hauts Sapins trở lại hình dáng xưa. Ông viết:
"Ba không thể hiểu vì sao con lại không theo chồng đi Paris. Con yêu, ba e rằng con làm như vậy sẽ làm phật lòng Công Nguyên. Vì chắc chắn nó rất muốn đưa con vào cuộc sống thời lưu trưởng gỉa. Những đồ sính lễ của con chứng minh điều đó. Hay con tưởng sẽ cải biến được chồng theo ý mình? Điều đó sẽ là một sự sai lầm đáng thương, và cha khuyên con hãy bỏ ý định đó đi nếu không muốn bị chồng ghét bỏ..".
Thiếu Lan gấp lá thư lại mỉm cười chua chát. Trong những bức thư gửi về Hauts Sapins, nàng không bao giờ nói đến tình cảnh thật sự của mình. Cả gia đình đều tưởng nàng được sung sướng, và đều tưởng rằng nàng muốn cải biến chồng thành một người chồng nhu nhược!
Một người đầy tớ mang đến bữa quà chiều cho Lãm Thúy, đứa bé bao giờ cùng dùng chung với mẹ kế, bây giờ là mẹ cưng của nó, như nó đã gọi nàng như thế.
Một tên đầy tớ vào nói:
− Thưa bà, Hầu Tước vừa gọi điện thoại báo tin sẽ đến đây sáng mai bằng chuyến xe lửa mười giờ, và ra lệnh báo tin cho bà được rõ.
Cái tin đó gây nên một cảm giác phức tạp nơi Thiếu Lan. Qủa nàng sẽ khổ sở gặp lại chàng và sự co 'mặt của chàng chỉ khiến cho nàng cảm thấy khó chịu mà thôi. Nhưng mặt khác, mọi người sẽ không coi nàng như một người vợ bị chàng hoàn toàn lãng quên nữa.
Tuy nhiên, viễn ảnh của sự trở về này cũng làm nàng thức trắng đêm. Sáng hôm sau nàng dậy sớm đi lễ. Như thường lệ, nàng đi bộ dù trời hôm nay có vẻ chuyển mưa, nàng chưa hề nghĩ đến việc đi xe bao giờ, bởi lẽ cô bé Thiếu Lan chưa bao giờ biết những xa xỉ đó ơ? Hauts Sapins.
Lúc về, nàng đi thăm vài người bần cùng và ở lại chơi nhà một ông già bị tê liệt sắp chết. Khi nàng rời căn nhà tồi tàn, trời đổ mưa như thác lũ, nàng vội vàng đi về lâu đài và người ướt như chuột lột. Nàng đụng đầu ngày với Công Nguyên vừa về tới trong hành lang.
Chàng sửng sốt hỏi:
− Em vừa đi đầu về vậy?
− Ở làng về. Tôi đã đi hơi lâu và..
− Từ làng về. Trời này mà đi bộ? Qủa thật tôi.. Chàng chợt ngưng, liếc mắt nhìn những người đầy tớ đang có mặt nơi đó - Em đi thay quần áo ngay đi Thiếu Lan. Điều đó cần thiết hơn cả.
− Ồ! Ơ? Hauts Sapins tôi từng chịu đựng nhiều hơn nữa! Vả lại tôi có chiếc áo choàng rất tốt.
Xúc động và bối rối trước mặt chàng, nàng quên không đưa tay ra cho chàng. Chính chàng phải cầm lấy tay nàng, và hôn tay nàng.
− Em lên ngay đi.. Lát nữa tôi sẽ hỏi thăm em về gia đình và cả em nữa. Chàng nói.
Nàng đi thay đồ và nấn ná lại trong phòng. Nàng muống gặp chàng càng muộn càng tốt. Sau cùng đồng hồ lại điểm mười một giờ rưỡi, nàng quyết định đi xuống thư viện, nơi nàng thường ngồi làm việc. Căn phòng này được trang hoàng với nghệ thuật tuyệt mỹ của thời kỳ Phục Hưng, có rất nhiều sách qúy và tất cả những tác phẩm văn chương đáng giá, khiến nàng rất ưa thích. Phòng có những cửa sổ rộng lớn nhìn xuống hồ và đàng xa là những khu vườn bát ngát.
Thiếu Lan ngồi xuống cạnh chiếc lò sưởi cao lớn, một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc, trong có nhiều khúc củi đang cháy dở và tiếp tục may vá những quần áo dành cho công việc từ thiện. Những ngày qua của nàng được phân chia cho việc thêu thùa may vá, những cuộc dạo chơi với Lãm Thúy, những cuộc viếng thăm từ thiện, và việc đọc những cuốn sách do những tác gỉa lừng danh viết mà nàng tìm thấy trong thư viện của Arnelles. Nàng cũng đã dượt lại dương cầm mà nàng đã khởi sự học ở tu viện trước đây rồi bỏ dở khi ơ? Hauts Sapins vì không rảnh rang. Với bản năng thiên phú trong suốt tháng vừa qua, nàng đã được sống những giờ thật êm dịu và cố gắng mỗi ngày để ngón đàn thêm điêu luyện. Rất may nơi phòng nàng cũng có một chiếc dương cầm. Nàng sẽ không bao giờ dám đàn trong phòng nghe nhạc suốt khoảng thời gian yên tịnh của chồng lưu tại đây, vì trước đây nhân một cuộc viếng thăm bà Nam Tước Bích Nguyên, chàng đã tuyên bố không chịu đựng nổi những người đàn bà đánh đàn dương cầm không đến nơi đến chốn và Thiếu Lan tự xét mình cũng không khác gì những người đó nhất là bên chàng vốn nổi tiếng là một tay đàn tài ba.
Mũi kim nơi tay nàng khẽ run lên khi thấy chàng bước vào, đứa con gái theo sau.
− Lãm Thúy chỉ cho tôi biết chỗ ẩn núp của em đó, Thiếu Lan a. Tính tình em chắc phải trang nghiêm lắm nên em mới thích căn phòng này trong khi những căn phòng khác lộng lẫy hơn nhiều.
Chàng lấy chiếc ghế bành ngồi trước mặt vợ trong khi Lãm Thúy tựa đầu lên gối Thiếu Lan.
− Em thấy ở đây ra sao? Không khí trong lành ơ? Hauts Sapins có làm em nhớ nhung lắm không?
− Thưa không, tôi rất ít khi nghĩ tới chuyện đó. Khí hậu ở đây rất tốt.
− Ai cũng nói vậy, nhưng dù sao em cũng không nên bất cẩn, tôi tự hỏi không biết vì sao em lại đi bộ trên con đường sình lầy khi chúng ta có sẵn xe hơi, xe ngựa để xử dụng.
− Tôi xin thú thật là tôi không bao giờ chấp nhận những người trẻ tuổi và khỏe mạnh lạm dụng xe hơi.
− Nếu trời tốt kià, còn ngày hôm này thì.. Sự giản dị và khiêm tốn là những đức tính tốt nhưng có lẽ em hơi quá đáng đó, Thiếu Lan à.
− Tôi đã quen với nếp sống khắc khổ nhiều rồi, nên những gì mọi người thấy mệt nhọc, đối với tôi chẳng nghĩa lý gì. Nàng lạnh lùng đáp và hơi quay mặt đi để tránh tia nhìn mỉa mai của chồng.
− Điều đó tất nhiên, nhưng rồi em sẽ làm quen nhanh chóng với một nếp sống mới và lúc đó em sẽ tự hỏi không biết tại sao trước kia mình lại có thể chịu đựng được cuộc sống ơ? Hauts Sapins.
− Ồ! Không! Không đâu! Đối với tôi, không có gì qúi báu bằng thời dĩ vãng xa xưa và vùng Hauts Sapins của tôi, nơi mà cả ngay lúc này vẫn muốn trở về.
Nàng nóng nảy buột miệng nói một hơi. Ngay sau đó mặt nàng đỏ bừng vì xấu hổ. Chàng cau mày, hơi bực tức, hai môi mím chặt lại một luc', rồi chàng dựa người vào thành ghế thản nhiên hỏi:
− Em có tin tức gì về gia đình em không?
Cố trấn tĩnh giọng nói cho khỏi run, Thiếu Lan kể cho chồng nghe về sức khoẻ của mẹ nàng lúc này đã khả quan, về người cha đang lúc hồi xuân, Khuê Tú đã viết cho nàng biết về những đứa em nhỏ không chịu nghe lời cô chị kế. Sau đó, nàng hỏi thăm chàng về sức khỏe của mẹ chàng, hỏi thăm chị em chàng cùng vợ chồng ông Vũ Dương. Dần dần sự bối rối lúc nãy giảm đi rồi biến mất. Công Nguyên xét thấy không nên chỉ trích những lời nói của vợ hồi nãy, chứng tỏ là nàng không muốn trở lại vấn đề đó, ít nhất là hôm nay.
Thiếu Lan lại tiếp tục thêu thùa, còn chàng thì đọc báo. Hình ảnh hai vợ chồng cùng trẻ đẹp, bên đứa bé dang âu yếm nép mình vào me tạo nên một bức tranh gia đình tuyệt diệu trong không khí ấm cúng của căn phòng lộng lẫy sang trọng.
Công Nguyên lưu tới Arnelles để lựa chọn những tài liệu đặc biệt, chưa từng công bố, nhưng chàng có rất nhiều, đó là những bút ký và văn phẩm của tổ tiên chàng và nhất là của nữ Quận Công Thục Chinh. Gần đây chàng chợt có ý định, như chàng đa ~nói với Thiếu Lan, là tìm lại nhừng tài liệu đó rồi đem phổ biến.
Tất cả những giấy tờ cổ đó đều ở trong thư viện, chàng ngồi trong phòng để khảo cứu một mình, trái với thường lệ, chàng không đem người thư ký theo. Thấy vậy, ngay hôm sau, Thiếu Lan không vào thư viện làm việc nữa. Nhưng tối hôm đó, khi thây nàng qua phòng khách trắng sau bữa ăn, chàng nói:
− Thiếu Lan à, nếu em thấy sự có mặt của tôi ở đây bất tiện thì tôi sẽ về Ba Lê ngay lập tức cũng được. Nhưng tôi xin em hãy tiếp tục đến thư viện làm việc, đừng sợ phiền hà gì ca?
Ngày hôm sau, nàng gắng gượng trở lại chỗ cũ. Chỉ riêng sự đối diện vào bữa ăn cũng đủ làm nàng khó chịu, mặc dù đã có sự có mặt của Lãm Thúy và cô giáo, cô này đã được chàng chấp thuận cho dùng cơm chung.
Thỉnh thoảng chàng đọc cho vợ nghe những đoạn đáng chú ý nhất trong các thư tịch chàng đang nghiên cứu. Một hôm, chàng đưa cho nàng một tài liệu có lối viết kỳ lạ mà chz`ng không thể đọc nổ vì thiếu kiên nhẫn. Thiếu Lan, sau vài cố gắng, đã đọc được đoạn này, và ví lối viết này còn được tìm thấy trong khá nhiều đoạn khác, nên chàng yêu cầu nàng chép lại. Như vậy là nàng đã dự vào công việc của chồng, một công việc nàng khá thích nhờ trí thông minh và tính tế nhị sẵn có. Từ đó, họ gặp nhau không ngừng trên đia. hạt lịch sử và văn chương. Chàng có vẻ thích thú trong việc chọn sách đọc một cách hăng say sốt sắng khiến vị linh mục ơ? Vrinieres đã phải ngạc nhiên khi được Thiếu Lan cho biết là chàng chỉ cho phép nàng đọc hai cuốn tiểu thuyết của chàng mà thôi.
− Điều ấy cho thấy ông ấy đứng đắn nhiều hơn người ta đồn! it' khi có một người chồng lưu tâm một cách tế nhị như thế đối với người bạn trăm năm.
Vị linh mục đã nói thế với nàng.
Con người kỳ lạ đó vẫn là một bí ẩn đối với Thiếu Lan. Nhưng nếu trái tim nàng vẫn lo lắng ngờ vực thì trí óc nàng đã bị quyến rũ bởi trí thông minh uyên bác của chồng. Nàng phải công nhận con người chàng không có gì là giả tạo, chàng đã nghiên cứu và không bao giờ đưa ra những gỉa thuyết mơ hồ. Hơn nữa con người thời lưu đầy hoài nghi này còn có những quan điểm tinh thần mà người ta không thể ngờ được nơi chàng. Nhưng giờ đây, Thiếu lan biết chàng là một người có thể đưa ra những học thuyết hoàn hảo nhất, nhưng không chịu áp dụng chúng gì cả.
Phải, nàng đã bị chàng quyến rũ phần nào. Nhưng khi chỉ có một mình, nàng cảm thấy phiền muộn khôn cùng, tự nhủ rằng đối với chàng, nàng cũng chỉ là một đề tài nghiên cứu, không hơn không kém, vì nàng thường bắg gặp ánh mắt soi mói chăm chú nhìn nàng. ý nghĩ đó làm nàng đau khổ vô vàn, và nàng sẽ cố tránh những cuộc gặp mặt thường xuyên đó, nếu không nhớ lại lời khuyên của vị linh mục ơ? Vrinieres, người cha tinh thần của nàng.
− Dù thế nào chăng nữa và dù thái độ chồng con có ra sao, con cùng phải làm tròn bổn phận là luôn luôn cố hết sức tìm cách gần chồng. Con đã có lỗi khi nói thẳng với chồng sự lãnh đạm của mình, ngay ngày hôn lễ. Con có thể được tha thứ vì thiếu kinh nghiệm và hoảng hốt trước những lời nói sơ xuất của mẹ chồng, vì trái tim con luôn luôn ngay thẳng và đầy thương yêu, khốn thay cử chỉ cùng lời nói của chồng con đã khiến cho những lời của bà ta thêm hữu lý. Sự việc ông ấy đã bỏ bê con trong suốt một tháng trời càng làm con cảm thấy xa cách hơn. Nhưng dù sao, con cũng là vợ chàng, và nếu chàng không làm tròn bổn phận của mình, con vẫn phải làm tròn bổn phận với chồng trong những giới hạn chồng con cho phép.
Nghe theo những lời khuyên bảo đó, Thiếu Lan gắng gượng ưng thuận khi chồng rủ đi dạo bằng xe hay đi bô. Nàng thường đem theo Lãm Thúy, cô bé lúc này đã có vẻ được bố chú ý tới nhiều hơn.. Đôi khi chàng chỉ dẫn vợ dạo vài khúc nhạc, vì một hôm chàng đã vô tình nghe nàng đàn trong phòng nghe nhạc khi nàng tưởng chàng vắng nhà. Hôm đó chàng đã nhận thấy nơi vợ một năng khiếu đặc biệt. Chính chàng cũng thường ngồi đàn đến thật khuya, chàng quên cả giờ giấc trong sự cảm thông âm nhạc qua những tác phẩm trứ danh.
Nhưng mọi sự gặp gỡ đó không có chút gì thân mật cả. Thiếu Lan giữ thái độ rụt rè và ngượng nghịu trước vẻ lịch sự hơi kiêu ngạo cùng sự nhã nhặn kiểu cách của chồng. Nàng công nhận chàng thành tâm thực hiện một vài ước muốn mà nàng để lộ cho biết, nhưng lại thật độc đoán trong nhiều việc khác.
Liệu bao giờ nàng mới có thể hiểu được chồng và co thể biết là bà mẹ chồng đã nói đúng những gì? Than ôi! Điều nàng biết là lòng ích kỷ vô bờ bến và tâm hồn sắt đá mà người đàn ông xa lạ đó đã tỏ rõ cho thấy trong cuộc cãi vã ơ? Hauts Sapins, một kỷ niệm đau thương sẽ không bao giờ phai lạt trong tâm hồn nàng, là chàng không bao giờ muốn tìm hiểu nàng và sẽ luôn luôn đối xử với nàng như người xa la.
Mặt khác, nàng hơi ngạc nhiên thấy chàng ở lại miền quê trong khi những yến tiệc linh đình đang chờ đón chàng khắp nơi. Những tài liệu cổ có thể đem lên Ba Lê dễ dàng. Chỉ có một điều gỉai thích được hành động đó: Tiểu thuyết gia đang nghiên cứu một loại con gái tỉnh lẻ nên chàng mới nấn ná ở lại. Khi xong chàng sẽ đi tới những chân trời khác, những khảo cứu khác.
Và chính những ý nghĩ đó làm Thiếu Lan gần như tê liệt trước mắt chồng, làm nàng run rẩy đau khổ mỗi khi đôi mắc xanh nhìn nàng hơi lâu.
Chàng hoàn toàn tôn trọng tín ngưỡng của vợ, và một vài lời nói của chàng còn có thể khiến người ta nghĩ rằng chàng không quá vô thần như bề ngoài chứng tỏ. Nhưng đôi khi Thiếu Lan vẫn nhận thấy sự lãnh đạm của chàng về phương diện tôn giáo. Nhân một cuộc dạo chơi công viên với Lãm Thúy, nàng gặp thằng mọi con Benaki lon ton trên lối đi. Nàng ngăn nó lại, hỏi chuyện. Với một thứ tiếng pháp quái dị, Benaki cho biết nó là nạn nhân của một cuộc tàn sát nơi ngôi làng bên Phi Châu mà nó đã quên tên. Bố mẹ nó bị giết, còn nó bị bán làm nô lệ. Công Nguyên đã mua nó khi đi du lịch qua đó. Từ đó Benaki rất sung sướng, nó sống trong căn nhà chủ, ngủ trước cửa phòng chàng, nó không còn đói khổ, đôi khi được vuốt ve và rất ít khi bị đòn. Thằng mọi nhỏ xem đó là tột đỉnh hạnh phúc.
Nhưng khi gạn hỏi kỹ hơn, Thiếu Lan thấy tim mình se thắt khi biết đứa trẻ mà chồng nàng đã mua và có trách nhiệm về tinh thần lẫn thể xác này, không biết một tí gì về tôn giáo cả. Nó chỉ có một sự tôn thờ duy nhất: Chủ nó, người mà nó rất sùng bái.
Ngay tối hôm đó, sau bữa ăn, trong lúc Công Nguyên vừa hút thuốc vừa đi lại trong khu vườn cuối phòng khách, Thiếu lan cố gạt bỏ sự rụt rè ngượng nghịu, đánh bạo lên tiếng:
− Xin ông cho biết Benaki đã được rửa tội chưa ạ?
Chàng dừng chân trước người vợ trẻ đang ngồi bên hàng cột có những cây bút thảo mầu hoa cà quấn quanh.
− Rửa tội à? Thú thật tôi không hề nghĩ tới điều đó.
− Xin ông cho phép tôi được chỉ bảo nó?
− Được chứ, miễn là việc đó không làm em mệt nhọc chán nản.
− Trái lại, tôi rất sung sướng được làm bổn phận này. Thiếu Lan nghiêm trang nói.
− Nếu vậy thì càng tốt, tôi sẵn lòng giao Benaki cho em để biến nó thành một thằng bé ngoan đạo.
Giọng nói thành thật không một chút mỉa mai. Và ngay ngày hôm sau, thằng mọi con được chủ gửi tới cho Thiếu Lan. Từ đó, hàng ngày nàng dành ra một lúc để giáo dục tín ngưỡng đứa bé và đồng thời, bắt đầu dạy nó đọc.
Những sự mâu thuẫn thật kỳ dị nơi con người đó khiến một tâm hồn có nhiều kinh nghiệm hơn Thiếu Lan cũng phải xa lánh. Vị linh mục ơ? Vrinieres, được nàng hỏi ý kiến về những tác phẩm của chồng, đã tuyên bố rằng ngoài giá trị văn chương hiếm co, những tác phẩm đó còn có một giá trị tinh thần thật sự, thóa mạ sự xấu xa, cho thấy những tư tưởng cao đẹp. Nhưng một vài tác phẩm có những hình thức qúa táo bạo nên ông đã không cho phép một người đàn bà trẻ thiếu kinh nghiệm đọc chúng. Ông nói thêm:
− Nhưng nếu có lòng tin, một tác gỉa như vậy sẽ sáng tác một tác phẩm thật tuyệt vời và hữu ích hơn! Vị linh mục tiếp - Trong khi cái tài của ông, cứ cho là không có hại đi, đối với một số tâm hồn trẻ, chỉ có một kết qủa tinh thần rất eo hẹp vì sự hoài nghi thường xuyên của ông.
Đó cũng là điều mà Thiếu Lan nhận thấy khi đọc hai tác phẩm mà chồng nàng đưa cho.
Khi nàng vừa đọc xong cuốn chót, một lúc trước giờ ăn tối, chàng bước vào phòng khách trắng và nhìn thấy cuốn sách nàng còn đang cầm trên tay, chàng ngồi xuống ân cần hỏi:
− Sao! Thiếu Lan, em thấy thế nào?
Vần còn bị ảnh hưởng lối hành văn sáng sủa thật hay, thật đúng tiếng Pháp, nàng nhiệt thành trả lời:
− Sao ông viết hay qúa vậy! Đọc xong còn thấy tiếc.
− Tôi rất lấy làm hân hạnh! Chàng trang nghiêm nói - Nhưng còn gì nữa? Nội dung những ý tưởng.
Nàng khẽ đỏ mặt nhưng thành thật trả lời:
− Có những điều tôi rất thích.. và không thích mấy.
− Những điều nào..? Coi nào! Hãy cho tôi biết những ý nghĩ của em! Chàng nói tiếp trước vẻ bối rối của nàng.
Nàng trình bày ý tưởng của mình thật rành mạch và rất thật thà. Chàng tì tay trên chiếc bàn trước mặt, chăm chú nghe nàng nói.
− Qủa thật ý tưởng của em rất đẹp và cao thượng hơn những ý tưởng của tôi nhiều. Đó là ý tưởng của một người con gái ngoan đạo. Nhưng em có tin là tôi có thể đạt tới sự cao thượng đó không?
Một nụ cười chua chát nở trên môi chàng. Một rung động thoáng trong tâm hồn Thiếu Lan. Một nỗi khó chịu hay đau khô? Nàng không biết nữa.
Quay mặt đi để tránh tia nhình như thách đố, nàng lạnh lùng đáp:
− Có lẽ nên nghi ngờ điều đó thì hợp lý hơn.. Nhưng cũng có thể em nghĩ sai. Ai hiểu tôi, biết khả năng tôi? Ai đâu? Tôi thú thật chính tôi cũng không rõ nữa!
Lãm Thúy cùng cô giáo bước vào làm ngắt quãng câu chuyện có một chiều hướng mới lạ mà từ trước tới nay chưa hề có giữa hai người. Nhưng kể từ lúc đó Công Nguyên nhiều lần hỏi ý kiến Thiếu Lan về những tác phẩm văn chương chàng đưa cho nàng xem, và nếu có cuộc bàn luận, chàng không còn giữ cái vẻ chua cay đã làm bận tâm cô gái trẻ nữa.
Thiếu Lan vừa nhận được tin của Nguyệt Anh. Cô này ngày mai qua Augers. Cô muốn xin Thiếu Lan cho biết cô có thể đến thăm nàng ơ? Arnelles không, để nhân dịp giới thiệu ông chồng và đồng thời làm quen với Công Nguyên.
Thật tình Thiếu Lan rất sung sướng được gặp lại người bạn thân đó. Nhưng một nỗi buồn sâu xa dày vò nàng, vì nàng biết vết thương thầm kín của nàng sẽ nặng hơn trước cảnh hạnh phúc của gia đình bạn.
Nàng đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Bây giờ muộn qúa rồi, nàng chỉ kịp đưa cho chồng xem bức thư này, nếu nàng muốn trả lời bạn cho kịp. Và như thế, nàng phải đến tìm chồng trong căn phòng chàng đang làm việc. Đồng thời, nàng sẽ nhân cơ hội này thỉnh cầu chàng một chuyện mà nàng đã không nỡ từ chối nổi vì lòng tốt, vì sự từ bi lương thiện do linh mục Minh Đức gửi gấm, người con trai bà ta đang hy vọng được làm thư ký phụ cho Công Nguyên, vì người thư ký hiện tại sắp đi ngoại quốc lấy vơ. Du Long, tên người con trai đó, có nhiều giấy tờ chứng minh khả năng, nhưng sức khỏe yếu kém sau những thử thách tinh thần và cực khổ vật chất. Cậu con trai yếu ớt đó lại càng có vẻ khốn nạn hơn trong bộ quần áo sạch sẽ nhưng sờn nát.
Công Nguyên đã không chấp nhận Du Long khi cậu này đến xin việc. Và bây giờ, những kẻ khốn khổ đó tới cầu xin nữ Hầu Tước trẻ hãy xin dùm họ cái chân thư ký hậu hĩnh kia cho ho.
Họ tin tưởng Thiếu Lan sẽ khiến chồng thay đổi được quyết định. Trước sự van nài, trước những giọt nước mắt của người mẹ, Thiếu Lan đã nhượng bộ và đã hứa, dù nàng rất đau khổ khi phải van xin chồng một điều mà nàng biết trước chàng sẽ từ chối. Chắc chắn chàng không nhượng bộ, những quyết định của chàng không bao giờ lay chuyển được, và hơn nữa, một con người rất lưu tâm đến sự hoà hợp và sắc đẹp quanh mình như chàng, không thể nào chấp nhận chàng trai quê mùa này.
Dù sao, đã hứa nàng sẽ phải giữ lời. Và bức thư của Nguyệt Anh sẽ dùng làm đề tài đầu tiên.
Nàng tiến về căn phòng làm việc của chồng, ăn thông với căn phòng trên lầu của chàng bằng một chiếc cầu thang riêng. Nàng chưa bao giờ đặt chân tới phần lâu đài này. Nàng gõ đại vào một cánh cửa.
Sau câu đáp cụt ngủn "vào đi", nàng mở cửa vào một căn phòng thật rộng lớn, được trang hoàng với những đồ đạc kiểu thế kỷ 16. Hoa được bày khắp nơi và tỏa ra một hương thơm ngây ngất, lẫn với mùi nước hoa chồng nàng thường dùng và mùi thuốc lá Thô? Nhĩ Kỳ.
Chàng đang lười biếng nằm dài trên một chiếc ghế thấp, miệng ngậm điếu thuốc, mắt nhìn đăm đăm lên trần nhà được vẽ thật đẹp, ở góc nhà có treo những vũ khí trong giòng ho. Chàng không quay đầu lại và như giật mình khi nghe một giọng nói e dè bên tai:
− Xin lỗi..!
Chàng đứng bật dậy khiến thằng mọi đang nằm lơ mơ trên tấm thảm khẽ kêu lên sợ hãi.
− Xin lỗi em! Tôi tưởng người hầu phòng!
− Tôi rất tiếc đã quấy rầy anh.. Nhưng tôi muốn nói chuyện với anh.
Không khí ấm cúng và ngát hương thơm khiến Thiếu Lan đột nhiên đỏ ửng hai má. Vả lại, nàng rất đau khổ khi phải xin "ông ta" một điều gì!
− Không, không có gì phiền cả. Em ngồi xuống ghế đi.. Benaki, đi ra ngoài chơi!
Thằng mọi vẫn còn ngái ngủ, hình như chưa hiểu ngay câu nói của chủ. Khi tiếp những người đàn bà đẹp đến ca tụng mình, chủ nó không có thói quen đuổi nó đi. Nhưng Công Nguyên phác một cử chỉ quen thuộc khiến Benaki vội chuồn nhanh ra ngoài, tự hỏi không biết vì sao nữ Hầu Tước xinh đẹp nhân hậu kia lại làm nó bị đuổi ra cửa.
− Có gì vậy em?
Công Nguyên vừa nói vừa kéo chiếc ghế lại gần vơ.
− Tôi đến hỏi xem anh có bằng lòng tiếp đón hai vợ chồng một người bạn của tôi, họ sẽ lại đây thăm tôi ngày mai và làm quen với anh.
− Tôi rất sẵn lòng và vui sướng được biết ho. Em hãy mời họ Ở đây ăn trưa, ăn tối, và nếu có thể thì ngủ tại đây luôn.
− Nếu vậy, tôi sẽ báo tin cho bạn tôi rõ. Cô ấy đã cho tôi địa chỉ khách sạn ơ? Augers.
− Hay để lát nữa Thi Bằng sẽ đi Augers mình nhờ luôn vì tôi cũng cần sai nó một chuyện cho nó mang đến khách sạn. Và hãy báo cho họ biết là ngày mai đừng mua vé xe hỏa. Tôi sẽ cho người mang xe ra đón hai vợ chồng lúc nào họ muốn.
− Cám ơn anh. Qủa thật như vậy họ sẽ được dễ chịu hơn. Bây giờ tôi có điều này muốn xin anh..
Nỗi khó chịu nàng cảm thấy lúc vào phòng tăng thêm, những hương thơm này thật không chịu nổi, và chưa bao giờ ánh mắt chàng làm nàng bối rối như ngày hôm nay.
− Tôi sẽ rất sung sướng làm vui lòng em. Vậy em muốn gì?
− Có một thanh niên trẻ muốn xin làm thư ký, một thanh niên bệnh hoạn khốn khổ nhưng rất lương thiện lúc nãy đã cùng mẹ nó đến đây.
− Thằng Du Long phải không? Qủa thật là nó có nhiều khả năng, nhưng về thể chất! Thằng bé khốn nạn ấy như vừa ở dưới mồ chui lên, và thật tình tôi không muốn thấy khuôn mặt rầu rĩ đo bên mình chút nào. Nó đã đến van nài em à?
− Vâng, bà mẹ câu và cậu đã xin tôi cố thử xin anh. Tuy gương mặt và quần áo cậu ta không đẹp đẽ, nhưng cậu ấy có vẻ rất lương thiện! Với thức ăn bổ dưỡng và trí óc thanh thản, chắc chắn tình trạng sức khỏe của cậu ta sẽ khả quan nhiều.
− Nhưng còn gương mặt xấu xí, và thân hình nhỏ bé của nó sẽ không cao hơn được tí nào!
− Ồ! Sao anh lưu ý đến những tiểu tiết thế? Điều đó có đáng chi khi ta giúp một kẻ khốn cùng, cứu nó khỏi cảnh khốn khổ ưu sầu? Tôi xin anh, anh hãy cố dùm!
Đôi mắt cảm động của nàng ánh lên một sự van nài dụt dè, đôi môi hơi run rẩy vì.. Thật thế, nàng rất khổ tâm khi phải cầu xin người ấy một điều gì. Chàng cúi xuống và nàng thấy sát mặt mình một tia nhìn lóe sáng giữa hàng mi đậm.
− Em có trái tim thật đa cảm.. cũng như sắc đẹp kia. Tôi chỉ còn biết đầu hàng mà thôi. Tôi chấp nhận kẻ được em che chở, tôi xin hứa sẽ thật kiên nhẫn.. và không thèm nhìn nó.
Nàng lắp bắp nói:
− Cám ơn anh. Anh thật tốt!
Cảm thấy choáng váng, nàng đứng dậy khẽ nói:
− Xin anh mở dùm tôi một cánh cửa sổ!
Chàng chồm lại phía cửa sổ mở rộng ra. Nàng tiến lại và dựa người vào khung cửa, đưa mặt hít bầu không khí tươi mát và trong sạch.
Công Nguyên hơi lo:
− Tôi sẽ gọi người hầu phòng của em mang dầu nong lại.
Nàng đưa tay ngăn:
− Không cần đâu! Tôi chỉ cần thở không khí là đủ.
− Có lẽ mùi thuốc lá làm em khó chịu? Tôi có thói xấu là hút thuốc trong phòng làm việc. Đáng lẽ tôi phải tiếp em trong phòng khách kế bên.
− Không, chính vì những bó hoa, những mùi hương này.. Sao anh có thể sống trong bầu không khí như vậy?
− Tôi cam đoan không nhận ra điều này! Vả lại, tôi thường mở các cánh cửa sổ. Nhưng hôm nay là một trong những ngày tôi lười biếng, tôi thấy tê mê trong sức nóng này.. Cũng giống như con vật kia.
Chàng đưa tay chỉ con chó săn đang nằm dài trên tấm nệm say sưa ngủ.
−.. Đó là những giờ tôi muốn nằm lì. Nó không cho tôi hạnh phúc.. Hạnh phúc là một ảo tưởng "Hãy hái những bông hoa của cuộc đời, đừng mơ tưởng đến những thiên đường xa xôi không thể có được". Em nghĩ sao về câu đó?
Sự choáng váng biến dần, bây giờ nàng tỉnh hẳn. Và nàng muốn đi khỏi nơi này thật nhanh. Chưa bao giờ nàng thấy trong ánh mắt chàng cái vẻ thách đố dịu dàng như thế này.
− Tôi nghĩ trạng thái đê mê cố ý bao giờ cũng là một lỗi lầm. Nàng lạnh lùng đáp - Còn việc chỉ đi tìm những đóa hoa của cuộc đời thì đó là một quan niệm vô tín ngưỡng.. Và những thiên đường không còn nữa.
− Tôi cũng biết vậy! Và thật đáng tiếc. Cuộc đời thật ngu xuẩn với thời gian qua mau! Một thiên đương bé nhỏ cũng khá đủ cho tôi. Qủa thật có nhiều người sẽ nói tôi ở đây với đầy dủ những yếu tố cần thiết. Nhưng họ thật ngây thơ và không thấy gì xa hơn đầu mũi ho.
Nàng quay mặt đi, tiến vài bước về phía sân thượng.
− Nếu em muốn ở ngoài đó một lát, tôi sẽ sai người đem cho em áo khoác ngoài, vì em có thể bị lạnh khi từ căn phòng ấm áp này ra. Vừa nói chàng vừa bước theo nàng.
− Thôi, tôi không ở đây lâu đâu. Bây giờ hết chóang váng rồi, tôi sẽ đi viết vài câu cho Nguyệt Anh.
− Em đừng vội, tôi sẽ bảo Thi Bằng chờ một lát. Còn kẻ được em che chở, em hãy bảo nó ngày mai tới gặp tôi.
Nàng khẽ ngỏ lời cám ơn rồi đi ra. Chàng đưa mắt nhìn theo rồi trở về phòng. Bằng một cử chỉ mất kiên nhẫn, chàng gạt chiếc ghế bành sang một bên.
"Qủa thật sự ác cảm đó không thể xóa bỏ được!" Chàng thầm nghĩ: "Nàng thù ta cái gì? Lúc đầu ta tưởng nàng chỉ là đứa bé sùng đạo với những lo âu vớ vẩn, và ta đã muốn trừng phạt nàng, vì dù sao tự ái ta đã bị tổn thương nhiều, và ta không thể đối xử cách nào khác đối với người con gái đã tuyên bố không thể yêu nổi ta. Ta đã tưởng sẽ làm nàng thay đổi được ý kiến thật nhanh chóng và thật sung sướng được ta bỏ qua những lỗi lầm. Nhưng không! Hình như sự nghi ngại của nàng đối với ta lại càng tăng thêm! Và chính người đàn bà ghét ta đó mà ta đã làm điều điên rồ đầu tiên trong đời. Một sự điên khùng đáng trách vì hình như thằng Du Long khốn nạn kia sắp chết, và gương mặt no 'làm ta ác cảm cực đô. Nhưng làm sao chống cự nổi với đôi mắt tuyệt vời đó.. và tâm hồn đầy từ bi bác ái đó? Nàng chỉ lạnh lùng riêng đối với ta. Liệu một ngày kia nàng có yêu ta không? Có điều, tình trạng này không thể kéo dài mãi được. Dù sao chăng nữa cũng phải chấm dứt tình trạng này. Nếu nàng quyết không thay đổi thái độ với ta, ta sẽ tìm cách hủy bỏ hôn thú.
it' ra ta cũng gởi nàng về Hauts Sapins, vàkhông bao giờ để ý hay tìm gặp lại cái người đàn bà khiến ta trở thành ngu xuẩn như một thằng con trai ngây ngô ấy nữa!".
Chàng gieo mình xuống ghế, tay run run châm lửa. Đôi lông mày cau lại, khiến gương mặt chàng thêm vẻ cứng rắn.
"Dù sao đây cũng là một người con gái không điệu chút nào, và dù hoài nghi đến đâu, ta cũng phải nhìn nhận sự ngây thơ trong trắng của nàng. Có lẽ chính vì vậy mà nàng e sợ ta. Nàng tưởng ta là một vị hung thần. Đã vậy, ta để mặc nàng với sự tin tưởng đó, để mặc băng tuyết với sự cô độc của nó, còn mình phải đi nơi khác vì ta cảm thấy không khỏe lắm.. Và hơi điên". Chàng buông một tiếng cười chế diễu trong căn phòng rộng lớn có gió lạnh thổi từ ngoài vào làm tan loãng những hương thơm ngây ngất.
Ngày hôm sau, Thiếu Lan vội vã lại báo tin vui đó cho gia đình Du Long.
Sau khi thoát khỏi những lời cám ơn nhiệt thành của họ, nàng trở về lầu đài qua ngả công viên. Nàng trầm ngâm chậm rãi bước đi. Tuyết rơi từ hai hôm nay, gẫy tan dưới chân nàng. Ngoài chiếc áo thật đơn giản do nàng và người hầu phòng may lấy, nàng còn khoác thêm một chiếc áo lông, chiếc áo sính lễ mà bà Mạc Giao đã có lý khi nói là chính bà hoàng cũng phải ước ao. Vì chồng nàng đã ngạc nhiên nhận xét rằng nàng không dùng nó, nên dạo này, thỉnh thoảng, nàng đem ra mặc. Vì thiếu kinh nghiệm, nàng không ngờ được giá trị của chiếc áo choàng này. Nhưng sáng nay, sự ngưỡng mộ của bà Nam Tước Hoàng Lê Minh nàng mới gặp, những ánh mắt thèm muốn của những bà nhà giàu ơ? Vrinieres, làm cho nàng hiểu đôi chút về điều đó. Vì tính giản dị, không muốn gây sự chú ý, nên nàng rất khó chịu. Dù sao, nàng cũng bắt buộc phải mặc tấm áo đó khi trời còn lạnh, vì Công Nguyên đã bảo nàng:
− Tôi muốn em dùng áo này càng nhiều càng tốt, sáng cũng như chiều, vì tôi rất ghét có đồ mà không dùng.
Và lúc này, khi nàng kể lại cho bà Hoàng Lê Minh những lời chồng nói, bà này đã mỉm cười tế nhị:
− Hầu Tước hoàn toàn có lý. Vì chính tay ông chọn chiếc áo lông tuyệt vời này nên ông muốn thưởng thức xem chiếc áo choàng này đã làm bà đẹp thêm đến chừng nào.
Gió lạnh và trong lành của buổi sáng mùa đông làm tươi mát gương mặt Thiếu Lan sau một đêm mất ngủ. Sáng nay, nàng cảm thấy thật mệt mỏi, lo âu buồn bã. Hôm qua, nàng chợt thấy không chịu đựng nổi cuộc sống từ một tháng nay nữa. Sự nghi ngại của nàng đã không giảm đi mà lại càng mãnh liệt hơn từ hôm qua. Chàng đã có một thái độ mới lạ và thật đáng ngờ đối với nàng. Sự lo lắng sâu xa vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn Thiếu Lan, dù rằng tối qua, chàng đã trở lại như thường lệ và có lẽ còn lạnh lùng hơn.
Nàng chợt đứng sững lại vì ngạc nhiên tột đô. Công Nguyên ngồi trên xe ngựa vừa xuất hiện trên một lối đi của công viên, phía trước có Lãm Thúy mặt tươi hồng vì sung sướng.
Vài giây trước đây, chàng bất thần vào phòng khách trắng đúng lúc Lãm Thúy với tính tình cáu kỉnh hay khó chịu, đang lên cơn giận dữ la hét. Những cơn này khá thường xuyên, và Thiếu Lan chỉ dỗ dành nó được sau thật nhiều kiên nhẫn khuyên nhủ. Khi thấy bố, con bé không dậm chân nữa mà run rẩy cúi mặt xuống, lắng nghe giọng nói lạnh lùng khó chịu của bố phạt nó không được ăn điểm tâm và đi dạo bằng xe hơi trong một tuần liền.
− Anh thật nhiều ảnh hưởng đối với nó, nó hết lòng thương yêu anh.
Thiếu Lan nói với chồng khi đứa bé đã ra khỏi phòng. Chàng vặn hỏi, giọng ngạc nhiên thật sự:
− Nó thương tôi à? Em làm tôi ngạc nhiên vì thật tình tôi chẳng làm gì để nó thương cả.
− Con bé đáng thương cũng rõ điều đó, và vì thế nó rất đau khổ.
Chàng làm như không chú ý đến những câu cuối này và xoay câu chuyện về một khía cạnh khác. Có lẽ dù sao chàng cũng đã ngẫm nghĩ và hiểu mình có lỗi với đứa nhỏ.
Chàng đưa bé cho vợ rồi bước xuống ngựa. Tay cầm dây cương, chàng trở về lâu đài cùng vợ và con gái, nói chuyện về những người khách sắp đến sau khi hỏi thăm sức khoe? Thiếu Lan với sự lịch sự thường xuyên.
Khi Lãm Thúy còn lại một mình với mẹ kế, nó xà vào lòng nàng, vừa cười vừa khóc.
− Con sao vậy, con cưng?
− Bố đã hôn con!. Và bố gọi con là "bé cưng của bố"!
− Thế à! Thế bây giờ con sung sướng rồi chứ?
− Ồ! Thưa mẹ vâng! Tuy nhiên bố cũng đã mắng con, bố nói con rất hư khi làm mẹ khổ tâm vì cơn cáu giận của con, vì con sẽ làm mẹ đau ốm, và nếu con không thay đổi tính nết, bố sẽ cho con vào nội trú, xa bố, xa mẹ!
Và viễn ảnh đó khiến Lãm Thúy bật khóc.
− Coi nào, bé cưng ơi, con đã biết cách tránh khỏi việc đó thì con chỉ việc áp dụng nó và bố con lại càng thương con nhiều hơn nữa. Bây giờ con thay quần áo đi vì khách sắp đến rồi.
Khi muốn, Công Nguyên có thể là một chủ nhân khả ái nhất. Vợ chồng Nguyệt Anh hôm đó được tiếp đãi nồng hậu. Nhưng trái với chồng, Nguyệt Anh không hoàn toàn bị chủ nhân tòa lâu đài quyến rũ, vì nàng nhận thấy vẻ kín đáo, gần như bối rối trong bức thư Thiếu Lan gửi cho nàng. Rất chín chắn và nhất là đã hiểu rõ tâm tính Thiếu Lan, Nguyệt Anh linh cảm như nàng không được sung sướng lắm, dù bề ngoài khác hẳn. Tuy nhiên, vì không được bạn tâm sự nên nàng không dám hỏi. Và chiều hôm đó nàng ra về lòng đầy ưu tư, sẵn sàng cắt ngang những lời nói hăng say của chồng bằng một giọng gay gắt:
− Vâng. Nhưng em nghĩ ông ta đang làm Thiếu Lan đau khổ đó.
Buổi tối thật đẹp, không một ngọn gió. Trên bầu trời không mây, ngàn sao lấp lánh và mặt trăng lưỡi liềm tỏa ánh sáng dìu dịu trên những thảm cỏ và những mái nhà xa xa.
Thiếu Lan tựa mình vào lan can một lúc. Cạnh nàng, Công Nguyên đăm đăm nhìn nét mặt thanh tú thoáng ẩn sau chiếc khăn choàng đầu bằng ren trắng của vơ.
Bất chợt, một con thú lông xù chồm lên lan can gần Thiếu Lan. Đó là một con mèo đen, có lẽ của một anh làm vườn phụ nào đó, Thiếu Lan thốt lên một tiếng kinh hãi. Rồi, trong một cử chỉ ghê tởm, nàng lùi lại đột ngột và rơi vào tay người chồng vì bản năng đã dưa ra. Trong vài giây, đôi môi Công Nguyên khẽ phớt lên vầng trán nàng, và nàng cảm thấy làn râu mép êm như tơ vuốt ve trên mí mắt. Nàng vội lùi ra, lắp bắp nói:
− Xin lỗi.. Lúc nào những con vật đó cũng gây cho tôi nhiều ác cảm.
Nàng đi về phòng khách. Chàng không đi theo, mà đứng lại trên sân thượng, đi đi lại lại, hút thuốc. Còn một mình trong phòng khách, Thiếu Lan lại thêu thùa. Nhưng tối nay, nàng không thể thêu nổi, nàng cảm thấy xúc động, cáu kỉnh nên đứng dậy định đi về phòng mình.
− Em đi nghỉ à?
Công Nguyên vừa bước vào phòng, thản nhiên nói câu đó.
− Vâng, tôi thấy trong người hơi mệt, xin chào anh.
− Xin em để cho tôi một phút. Tôi muốn báo cho em biết tôi sắp ra đi.. ngày kia.
− Vậy à! Anh quyết định nhanh quá!
− Đó là thói quen. Tôi ghét những dự định dằng dai. Tôi sẽ đến Ba Lê ở vài ngày, rồi sau đó sẽ đi Cannes.
− Vậy thì.. Benaki.. anh đem nó theo à?
Môi chàng thoáng một nụ cười châm biếm:
− À! Phải, em rất quan tâm đến Benaki! Lẽ dĩ nhiên tôi mang nó theo. Sự giáo huấn tín ngưỡng của nó sẽ bị ngắt quãng, nhưng rồi sau này em sẽ tiếp tục lại. Có thể mùa hạ này tôi sẽ gửi nó tới cho em nếu tôi quyết định thi hành dự tính thám hiểm Bắc Cực.
− Một cuộc thám hiểm Bắc Cực! Nàng nhắc lại, mắt trợn tròn ngạc nhiên.
− Tại sao không? Nếu tôi thành công thì sẽ càng nổi tiếng hơn, còn nếu tôi chết.. thì em sẽ không đau khổ lắm đâu, phải không?
Chàng bật tiếng cười chua chát khi thấy Thiếu Lan hơi quay mặt đi, tay phác một cử chỉ phản đối:
− Tôi xin em, em đừng bắt buộc tôi phải nói lời trái ngược!. Tôi rất thích sự thành thật quen thuộc của em. Riêng tôi, em nên tin là tôi không hối tiếc gì nếu tôi chết ở đó, xa thế giới, xa tất cả. Trong một thời gian nào đó, tại các hội qúi phái ơ? Ba Lê và những nơi khác, người ta sẽ nói: "Ông Công Nguyên khốn nạn đó thật đáng tiếc! Một người đàn ông thật hào hoa! Một tài nghệ xuất chúng! Một gia tài vĩ đại! Thật là điên rồ!" Rồi người ta sẽ quên tôi như quên tất cả. Vạn sự đều hư không cả, sắc sắc không không! Điều này sẽ đúng mãi tới ngày tận thế. Thôi, em nghỉ nhé. Chàng cầm tay nàng nhưng không hôn như mọi khi, rồi vội vã quay đi.
Thiếu Lan đứng lặng một lúc lâu, tâm hồn hơi căng thẳng rồi nàng chậm chạp đi về phòng, biết trước là đêm nay nàng cũng sẽ không ngủ được vì trong đầu có qúa nhiều lo lắng, nghi ngờ và bâng khuâng.
Khi về đến phòng, Công Nguyên mỉm cười chua cay khẽ nói:
− À! Nàng lo lắng cho Benaki!. chỉ riêng cho Benaki thôi. Qúa lắm!
Vào một buổi sáng ấm áp tháng sáu, Thiếu Lan đang chậm rãi tiến về nhà qua các lối đi trong khu rừng của Arnelles, cùng với bà Vân Quỳnh vợ một bác sĩ ơ? Vrinieres. Từ ít lâu nay nàng di lại thường xuyên với người đàn bà trẻ này. Nàng quen biết bà khi cả hai cùng đến thăm những bệnh nhân nghèo khổ. Vị linh mục dã kín đáo cho họ thân thiện với nhau, ông thầm nghĩ sự quen biết với người đàn bà có tư cách đứng đắn và thật ngoan đạo này, sẽ khiến nữ chủ nhân trẻ tuổi của Arnelles kia bớt cô đơn trong ngôi nhà vĩ đại. Sự cách biệt địa vị không lam giảm mối thiện cảm của họ đối với nhau. Cả hai càng ngày trở nên thân thiết hơn.