Hồi 39
Tiểu Cô Nương ám ảnh Kiều Phong

A Tử nói:
- Ồ! Thong thả đã, chờ tôi một chút.
Kiều Phong dừng bước, quay lại hỏi:
- Cô đi đâu bây giờ? Phải chăng tìm về chỗ sư phụ?
A Tử đáp:
- Không, hiện giờ tôi chưa dám về với sư phụ tôi.
Kiều Phong ngạc nhiên, hỏi:
- Tại sao cô không dám về? Chắc lại gây ra tai vạ gì nữa rồi à?
A Tử đáp:
- Có gây ra tai vạ gì đâu? Tôi lấy của sư phụ tôi một bộ sách, giờ trở về người đoạt lại mất. Tôi phải tìm một nơi luyện xong mới về. Lúc đó sư phụ có lấy lại sách cũng không cần nữa.
Kiều Phong hỏi:
- Phải chăng là sách luyện võ? Ðã là tình thầy trò sao cô không hỏi xin, làm gì mà người chả cho? Vả lại cô tự luyện lấy, nhất định có nhiều chỗ mình không hiểu rõ. Sao bằng sư phụ ở bên chỉ điểm cho chẳng hay hơn ư?
A Tử bĩu môi đáp:
- Sư phụ đã biểu không cho rồi, năn nỉ cũng bằng vô ích.
Kiều Phong đối với cô bé tính nết giảo quyệt này vốn dĩ không ưa. Ông cự tuyệt:
- Thế bây giờ cô muốn làm gì thì làm hay đi đâu thì đi. Tôi không dính líu gì đến cô nữa.
A Tử hỏi:
- Bây giờ ông đi đâu?
Kiều Phong đưa mắt nhìn mấy gian phòng ốc trong Mã phủ lửa cháy ngất trời, thở dài nói:
- Tôi toan đi rửa hận, nhưng không biết kẻ thù là ai. Thế là suốt đời tôi trên cõi thế gian này, đành ôm mối hận ngàn thu, không còn bao giờ trả được nữa!
A Tử nói:
- À! Tôi biết rồi. Chỉ có Mã phu nhân là biết kẻ thù đó, nhưng tiếc rằng tôi đã chọc giận cho mụ chết rồi. Từ nay trở đi ông không còn cách gì tìm cho ra được kẻ thù. Hay lắm! Hay lắm! Oai danh Kiều Bang chúa lẫy lừng mà bị tôi làm cho mất sạch.
Kiều Phong đưa mắt nhìn A Tử, thấy nàng lộ vẻ hớn hở đắc chí sau khi đã gieo tai rắc hoạ cho người. ánh lửa hồng chiếu vào khuôn mặt tươi thắm rất khả ái, ông nghĩ ngay đến chỗ sau bộ mắt trái xoan tươi thắm này, che đậy biết bao nhiêu ẩn ý thâm độc.
Kiều Phong giận sôi máu, giơ tay lên toan tát nàng một cái thật mạnh, song ông nhớ đến A Châu lúc sắp chết, khẩn cầu mình chiếu cố cho cô em ruột độc nhất của nàng liền lẩm bẩm: "A Châu đã dặn ta hết sức trông nom cô bé này, có lý đâu ta lại phải bội di ngôn của nàng? Dù cô bé này có là kẻ đại gian đại ác đi nữa, ta cũng phải hết sức sửa cho cô, huống chi cô còn nhỏ tuổi, kiến thức nông cạn thì tính nết bướng bỉnh nghịch ngợm là thường".
A Tử ngẩng đầu lên, hất hàm hỏi:
- Sao? Anh định đánh chết tôi ư? Sao không đánh đi? Tỷ nương tôi đã bị anh đánh chết rồi. Bây giờ anh đánh chết cả tôi nữa cũng chả sao! Mấy câu này như mũi dao nhọn đâm vào gan ruột Kiều Phong, ông chua xót trong lòng, không còn biết nói sao, cắm đầu rảo bước đi trên con đường tuyết phủ, không ngoảnh cổ lại nữa.
A Tử cười, hỏi:
- Ơ kìa! Thong thả đã, đi đâu mà vội thế?
Kiều Phong đáp:
- Tôi không ở Trung Nguyên được, phải về ải Bắc và từ đó không trở lại đất này nữa...
A Tử ngoẹo đầu hỏi:
- Anh đi đường nào? Kiều Phong nói:
- Trước hết tôi tới Nhạn Môn quan.
A Tử vỗ tay reo:
- Thế thì may quá! Tôi định đi đến Tần Dương, cùng anh đi đường cho có bạn.
Kiều Phong hỏi:
- Cô đến Tần Dương làm gì? Ðường xa kể hàng ngàn dặm, một cô gái bé nhỏ đi một mình sao được?
A Tử cười, nói:
- Ha ha! Ðường xa diệu vợi thì sợ cóc gì? Tôi đã từ Tinh Tú Hải về đến đây, xa gấp mấy còn đi được. Ðã có anh là bạn đồng hành, sao lại bảo đi một mình?
Kiều Phong lắc đầu, đáp:
- Tôi không đi với cô được.
A Tử hỏi:
- Sao vậy?
Kiều Phong tiếp:
- Tôi là đàn ông, cô là con gái ít tuổi. Ngày đi đêm nghỉ có điều bất tiện.
A Tử nói:
- Anh nói gì mà kỳ vậy? Tôi chả bảo bất tiện thì thôi, còn anh thì việc gì mà bất tiện? Anh đi với tỷ nương tôi cũng chẳng ngày đi đêm nghỉ, đường xa muôn dặm là gì?
Kiều Phong hạ thấp giọng nói:
- Tôi đi với tỷ nương cô vì cùng nhau ước hẹn cuộc hôn nhân, đâu phải chuyện tầm thường?
A Tử vỗ tay cười, nói:
- Trời ơi! Thế mà nghĩ không ra. Tỷ nương tôi cũng như má má tôi, mà anh cũng như gia gia tôi, chưa kết nghĩa phu thê mà sớm đã thành đôi lứa rồi.
Kiều Phong tức mình quát lên:
- Cô không được nói nhăng. Tỷ nương cô đến lúc chết vẫn còn tiết sạch giá trong. Ðối với nàng, tôi vẫn một mực thủ lễ, một niềm kính trọng.
A Tử thở dài, nói:
- Anh lớn tiếng hăm doạ tôi làm chi? Tỷ nương tôi đãbị anh đánh chết rồi còn chi nữa?
Kiều Phong nghe A Tử nói Tỷ nương tôi đã bị anh đánh chết rồi thì trong lòng đau như cắt. Ông ôn tồn bảo A Tử:
- Cô nên về Tiểu Kính hồ ở với má má cô. Nếu không thì tìm nơi nào thanh vắng, đem cuốn sách đó ra luyện tập cho mau thành tài, rồi về chỗ sư phụ cô, đi Tấn Dương làm gì?
A Tử vẫn nằng nặc:
- Có phải tôi đi dông dài đâu? Tôi tới đó vì một việc khẩn yếu trọng đại. Kiều Phong lắc đầu, nói:
- Tôi không đi với cô.
Nói xong cất bước chạy nhanh.
A Tử cũng thi triển khinh công, vừa đuổi theo vừa gọi:
- Ðợi tôi với! Ðợi tôi với!
Kiều Phong không lý gì đến nàng, tăng gia cước lực chạy mau hơn. Ði chưa bao lâu, gió bắc lại bắt đầu thổi mạnh, trời tối dần. Kiều Phong đội gió, dầm tuyết mà đi rất mau. Ông nhớ đến mối thù sâu tựa biển không còn cách nào trả được, lòng uất hận vô cùng nhưng không còn cách nào được, đành gác bỏ, không nghĩ tới nữa, nên trong lòng lại thấy nhẹ nhàng lâng lâng.
Ði chừng được trên ba mươi dặm thì đến một thị trấn.
Ðây là cửa Trường Ðài ở phía bắc thành Tín Dương. Việc đầu tiên là ông tìm vào một tửu điếm.
Ông gọi lấy mười cân rượu đế, năm cân thịt và một con gà quay.
Kiều Phong uống hết mười cân rượu, lại gọi thêm năm cân nữa.
Ông đang rót rượu ra bát bỗng nghe có tiếng chân người.
Người bước vào quán chính là A Tử.
Kiều Phong vừa thấy nàng đã lẩm bẩm:
- Cô này lại đến phá tửu hứng của mình.
Ông liền quay đi giả vờ không trông thấy.
A Tử tủm tỉm cười, ngồi vào một bàn khác đối diện với Kiều Phong rồi cất tiếng gọi:
- Chủ quán! Lấy rượu cho ta!
Gã tửu bảo chạy đến bên, cười hỏi:
- Tiểu cô nương! Cô cũng uống rượu ư?
A Tử làm mặt giận gay gắt:
- Cô nương là cô nương! Sao ngươi còn thêm chữ tiểu vào. Làm sao ta không uống rượu? Mi lấy cho ta mười cân rượu đế, năm cân thịt bò, một con gà quay ra đây mau lên! Và phải dự bị năm cân rượu nữa để phòng ta gọi đến nghe! Gã tửu bảo rụt cổ lè lưỡi, chưa đi ngay còn đứng hỏi lại:
- Ối chao! Mẹ ơi là mẹ! Cô nương lại nói giỡn thôi, làm gì mà uống được nhiều thế?
Gã vừa nói vừa liếc mắt nhìn Kiều Phong, lẩm bẩm: "Cô ta chắc muốn chọc ông này rồi! Ông ăn uống thứ gì cô ta cũng gọi bấy nhiêu thứ".
Gã còn đang ngẫm nghĩ, thì A Tử hỏi lại:
- Mi sợ ta không có tiền trả mi phải không?
Nói xong, nàng móc túi lấy ra một đĩnh bạc quăng lên trên bàn đánh xoảng một tiếng, nói tiếp:
- Ta ăn uống không hết, còn thừa thì đổ cho chó, nghe chưa?
Gã tửu bảo nở một nụ cười cầu tài, nói:
- Vâng! Vâng!
Gã lại liếc mắt nhìn Kiều Phong, lẩm bẩm:
- Cô ta muốn ăn thua với ông kia đâm ra mình ở giữa bị mắng.
Lát sau rượu thịt bầy lên bàn, gã tửu bảo lấy cái bát lớn đặt trước mặt A Tử, cười nói:
- Thưa cô nương, tôi xin rót rượu để cô xơi.
A Tử gật đầu, nói:
- Ðược lắm!
Gã tửu bảo rót rượu đầy ra bát lớn, lẩm bẩm:
- Cô uống cạn bát rượu này mà say lăn kềnh xuống đất tôi mới chịu là giỏi.
A Tử bưng bát rượu lên để vào miệng nhắp một chút, nhíu cặp lông mày, nói:
- Cay quá! Cay quá! Thứ rượu này khó uống lắm. Trên đời nếu không có mấy gã ngu xuẩn chịu uống thì rượu của ngươi không biết bán cho ai?
Tửu bảo lại nheo mắt nhìn Kiều Phong, thấy ông thuỷ chung vẫn không quay lại thì không khỏi cười thầm.
A Tử lại xé một miếng đùi gà, cắn một miếng rồi kêu lên:
- Trời ơi! Thịt ôi!
Gã tửu bảo cãi:
- Con gà này béo lắm, thịt của nó thơm ngon. Sáng nay nó còn gáy o... o... Thịt của nó tươi nguyên sao cô bảo thiu?
A Tử nói:
- Hừ! Thế thì có lẽ mình ngươi hôi thối, mà không thì trong quán này tất có khách hôi thối.
Lúc đó, trời xuống tuyết phơi phới như hoa bay, ngoài đường không có khách bộ hành. Trong quán rượu chỉ có Kiều Phong cùng A Tử là hai người khách hàng. Tửu bảo cười, nói:
- Vâng, chính người tôi hôi thối, dù sao tôi cũng phải nhận là mình tôi nặng mùi. Thưa tiểu cô nương! Cô ăn nói cần giữ ý tứ, không lại đắc tội với người khác.
A Tử hỏi:
- Ta làm gì mà đắc tội với người khác, chẳng lẽ họ phóng chưởng đánh chết ta ư? Nàng vừa nói, vừa cầm đũa gắp một miếng thịt bò bỏ vào miệng nhưng không nhai không nuốt, lại nhổ ra, kêu lên:
- Trời ơi! Thịt gì mà tanh thế, chắc không phải thịt bò mà là thịt người. Ðây đúng là hắc điếm!
Tửu bảo thấy nàng la như vậy, chân tay luống cuống, vội nói:
- Bò tươi vừa mổ, sao cô lại bảo thịt người? Thịt người làm gì có to thế này? Màu sắc đâu có được đỏ hổng như thịt bò?
A Tử hỏi:
- Ðược lắm! Ngươi bảo ngươi biết màu sắc thịt người, vậy ta hỏi, trong quán ngươi đã giết bao nhiêu người rồi?
Tửu bảo cười, đáp:
- Cô tiểu thư này hay nói giỡn quá! Cửa Trường Ðài thành Tín Dương là một thị trấn lớn. Chúng tôi mở quán đã đến bốn chục năm nay, làm gì có chuyện giết người bán thịt?
A Tử nói:
- Ðược rồi! Thế không phải thịt người thì cái gì tanh hôi như vậy? Trời ơi! Hay là đôi giày ta đi trên mặt đấy đầy tuyết phủ dẫm phải chứ gì?
Nói xong cầm một miếng thịt bò thơm ngon tươi thắm, bốc hơn lên ngùn ngụt lau giày. Ðôi giày nàng đã dẫm lên bùn lầy còn ướt.
Vừa lau vào, bùn đất rơi xuống, mỡ thịt đi trên mặt da khiến cho giày bóng loáng.
Gã tửu bảo thấy A Tử phí phạm của trời, lấy miếng thịt to tướng đem lau giày thì xót ruột quá, đứng bên không ngớt thở dài.
A Tử hỏi:
- Ngươi ấm ức điền tỳ lỏi con, tuổi mới độ mười lăm, mười sáu mà tâm địa cùng thủ đoạn độc ác đến thế! Kiều Phong thất kinh, hỏi:
-Có phải A Tử không?
Mã phu nhân đáp:
- Ðúng rồi! Ta nghe một đứa đàn bà khác kêu nó thôi. Nhưng con lỏi này có lẽ muốn trị ta, nó bảo phải làm cho ta đau khổ vô cùng để báo thù cho cha mẹ.
Kiều Phong nhíu cặp lông mày, hỏi:
- Ngày trước Ðoàn Chính Thuần đã có mối tình với phu nhân thì bây giờ dù phu nhân có muốn giết y, nhưng thấy con gái mình hành hạ tàn khốc phu nhân như vậy, có lẽ nào lại không ngăn trở?
Mã phu nhân đáp:
- Y mê man có biết gì đâu? Ðó là... vì y đã uống phải "thập hương mê hồn tán".
Kiều Phong gật đầu, nói:
- Có thế chứ! Y là một bực hảo hán biết rõ đường phải trái có lý đâu lại để con gái hành động một cách nhẫn tâm như thế? à, còn mấy người đàn bà bị điểm huyệt...
Mã phu nhân nói:
- Thôi mi đừng hỏi nữa, giết ta mau đi!
Kiều Phong "hừ" một tiếng rồi nói:
- Nếu phu nhân không trả lời tôi thì tôi lại bôi mật ngọt vào những chỗ vết thương rồi bỏ đi, để phu nhân sống chết ra sao thì ra.
Mã phu nhân nói:
- Bọn đàn ông các ngươi là phường độc ác, lòng lang dạ thú...
Kiều Phong nói:
- Thế còn phu nhân ám hại Mã Ðại Nguyên hiền đệ, thủ đoạn đó không độc ác ư?
Mã phu nhân lấy làm lạ, hỏi:
- Tại sao... cái gì ngươi cũng biết? Ai bảo ngươi vậy?
Kiều Phong lạnh lùng đáp:
- Tôi hỏi phu nhân chứ có phải phu nhân hỏi tôi đâu? Phu nhân cầu đến tôi, không phải tôi cầu đến phu nhân. Thôi, nói mau đi!
Mã phu nhân nói:
- Ðược rồi! Ta nói cho mi biết hết, đó là một gã Ðại Hán cao to mặc áo vải xô, đầu đội mũ gai. Gã khai phóng huyệt đạo cho A Tử trước tiên. Ta nghe con A Tử kêu gã bằng Tam sư huynh. Sau A Tử nhờ gã giải khai huyệt đạo cho má má nó là con tiện nhân Nguyễn Tinh Trúc, Nguyễn Tinh Trúc lại yêu cầu gã giải khai huyệt đạo cho hai đứa tiện nhân kia. Kiều Phong nghe đoạn bất giác rùng mình. Ông biết rằng A Tử là môn hạ Tinh Tú Hải Lão Ma thì những môn võ cô ta học cũng là môn tà độc. Bao nhiêu hào kiệt tại Trung Nguyên nghe đến Tinh Tú Hải Lão Ma ai không bịt mũi bưng tai bỏ đi thì cũng tỏ ra khó chịu. Cũng may mà lão tự biết phái võ của mình làm thiên hạ phẫn nộ nên ít khi lão ra khỏi sào huyệt.
Kiều Phong không hiểu lão đã đến Trung Nguyên chưa. Kiều Phong nghe Mã phu nhân nói người giải khai huyệt đạo cho mấy người đàn bà là Tam sư huynh của A Tử, thì ra bọn Tinh Tú Lão Ma đã lục tục kéo vào Trung Nguyên, tất sẽ có những cuộc rồng tranh hổ đấu sặc mùi máu tanh không thể nào tránh khỏi. Kiều Phong nói:
- Gã độ bao nhiêu tuổi? Mang theo thứ khí giới gì?
Mã phu nhân đáp:
- Gã chưa đến ba mươi, có lẽ còn kém mi mấy tuổi, không thấy gã mang theo khí giới chi hết.
Kiều Phong lại hỏi:
- Thế thì phải rồi! Sau đó bọn nó đi về phía nào?
Mã phu nhân đáp:
- Ta không biết, ta không biết. Mi... giết ta đi.
Kiều Phong nói:
- Tôi hỏi cho biết rõ rồi sẽ giết phu nhân cũng chưa muộn. Người ta muốn chết thì có chi là khó, chỉ có muốn sống mới không phải là chuyện dễ.
Ông lại hỏi luôn:
- Tại sao phu nhân giết Mã hiền đệ?
Cặp mắt Mã phu nhân phóng ra tia sáng hung dữ.
Mụ hỏi lại:
- Mi không biết không được hay sao mà phải hỏi mãi?
Kiều Phong nói:
- Ðúng thế! Không hỏi cho ra không được! Tôi vốn là một gã nam nhi có tính ương ngạnh và gan dạ trơ như đá, không biết thương xót phu nhân là gì cả.
Mã phu nhân nói:
- Chà! Mi không nói há ta lại không biết ư? Nay mà đến nông nỗi này cũng đều do mi hại ta. Mi là một đứa ngông cuồng, tự tôn tự đại, là một đứa súc sinh coi người bằng nửa con mắt. Mi là tên giặc mọi rợ Khất Ðan không bằng tuồng chó lợn. Mi chết rồi tất phải xuống đến cùng mười tám tầng địa ngục, hết ngày này sang ngày khác bị bọn quỷ ác hành hạ. Mi lấy mật ngọt bôi vào vết thương ta đi! Sao mi không dám làm thế nữa? Mi là quân chó má... là quân khốn nạn...
Mụ thoá mạ mỗi lúc một thêm ác miệng, tỏ ra trong lòng đã chứa đựng biết bao nhiêu mối căm hờn cần phát tiết ra cho hả dạ. Càng về sau mụ càng mồm loa mép giải văng ra những câu tục tĩu chướng tai. Từ thuở nhỏ Kiều Phong đã hoà mình với bọn ăn xin, bao nhiêu lời thô tục nghe mãi quen tai.
Lúc lớn lên ông ngồi uống rượu với bạn bè xong thường nói tục chửi càn. Nhưng Mã phu nhân trước nay là người văn nhã mà bây giờ cũng mở miệng cho ra những câu tệ hại như thế mới thật là kỳ. Có nhiều câu ô uế, trước nay ông cũng chưa từng nghe thấy bao giờ.
Kiều Phong nín thinh không nói gì, để mặc Mã phu nhân chửi bới cho sướng miệng. Mặt mụ đang lợt lạt mà từ lúc sau buông lời thoá mạ má đổ bừng lên. Hai mắt phóng ra những tia sáng thoả mãn hả hê. Mã phu nhân chửi mắng hồi lâu, thanh âm mụ dần dần trầm xuống rồi mỗi lúc một ít lời. Sau cùng mụ nói:
- Gã Kiều Phong chó má kia! Bữa nay mi hại ta ra nông nỗi thế này, để ta xem sau này mi sẽ ra sao?
Kiều Phong vẫn bình tĩnh hỏi:
- Phu nhân thoá mạ đã xong chưa?
Mã phu nhân nói:
- Ta nghỉ xả hơi một lúc rồi ta còn tiếp tục thoá mạ mi nữa. Thằng chó đẻ không cha mẹ kia. Ta bảo cho mi biết ta đây mà còn một hơi thở thì vĩnh viễn không bao giờ hết chửi bới mi được.
Kiều Phong nói:
- Hay lắm! Phu nhân chửi bới là phải. Lần đầu tiên tôi được yết kiến phu nhân tại rừng hạnh ngoài thành Vô Tích. Khi đó Ðại Nguyên hiền đệ đã bị phu nhân ám hại rồi. Còn về trước, tôi có được biết phu nhân bao giờ. Phu nhân lại bảo tôi hại phu nhân đến nông nỗi này.
Mã phu nhân hậm hực nói:
- Mi bảo mi gặp ta trong rừng hạnh ngoài thành Vô Tích lần đầu. Phải rồi, chính vì câu này mà mi tự cao tự đại, tưởng mình võ công đệ nhất thiên hạ, rồi mi kiêu ngạo không còn coi ai ra gì nữa.
Mã phu nhân lại thoá mạ Kiều Phong một hồi, lảm nhảm không dứt.
Kiều Phong để mụ chửi mắng cho sướng miệng, chờ đến khi kiệt lực mới nhắc lại câu hỏi:
- Phu nhân chửi mắng đã xong chưa?
Mã phu nhân hậm hực nói:
- Ta đã bảo vĩnh viễn không bao giờ ta thôi chửi mắng mi. Mi làm phách với ta, dù mi có làm đến hoàng đế ta cũng không coi mi vào đâu.
Kiều Phong nói:
- Ðúng thế! Dù tôi có làm Hoàng đế thì phu nhân cũng chẳng việc gì phải nể nang. Trước nay chẳng bao giờ tôi tự coi mình là thiên hạ vô địch. Vừa rồi... ngay gã phu nhân vừa nói đó, võ công cũng còn cao hơn tôi.
Mã phu nhân chẳng thèm để ý gì đến lời Kiều Phong, lại tiếp tục chửi mắng om lên một hồi nữa rồi hỏi:
- Mi bảo gặp ta lần đầu ở ngoài thành Vô Tích, thế thì trong cuộc hội "Bách Hoa" tại thành Lạc Dương, mi không trông thấy ta hay sao?
Kiều Phong giật mình: cuộc hội họp thưởng thức trăm hoa tại Lạc Dương mới diễn ra cách đây hai năm, ông đã cùng anh em Cái bang đi phó hội, chơi trò oẳn tù tì uống rượu. Hôm ấy ông uống rượu nhiều quá, chẳng còn nhớ gì nữa, quên cả Mã phu nhân cũng có mặt tại đại hội này, liền hàm hồ đáp:
- Hôm ấy Ðại Nguyên hiền đệ có đi nhưng không đưa phu nhân đi theo.
Phu nhân lại mắng một hồi, nói:
- Mi là cái thá gì? Chẳng qua là tên đứng đầu bọn Cái bang đã ăn thua gì? Trong hội"bách hoa"ta đứng bên bồn hoa thược dược, bao nhiêu anh hùng hảo hán đến dự hội, ai là người không đứng thộn mặt ra nhìn ta? Ai là người thấy mặt ta mà không khỏi điên đảo thần hồn? Chỉ có mình mi cậy mình là bậc anh hùng hảo hán, không ham nữ sắc không thèm để mắt trông đến ta một lần. Mi là một đứa nguỵ quân tử, một đứa vô liêm sỉ!
Kiều Phong như chợt nhớ ra, nói:
- Phải rồi! Tôi nhớ ra hôm ấy quả có mấy cô đứng bên bồn hoa thược dược. Lúc đó tôi chỉ thích uống rượu, chứ có để ý gì đến hoa thơm cỏ lạ cùng nam thanh nữ tú đâu? Giả tỷ có ai là bậc tiền bối nữ kiệt thì đương nhiên tôi phải đến bái kiến. Còn phu nhân là vợ Mã hiền đệ thì dù tôi có không nhìn đến há phải là điều thất lễ, sao phu nhân lại hận tôi về việc đó.
Mã phu nhân nói:
- Mi có mắt không tròng hay sao? Bất luận là vị anh hùng hảo hán nào, tiếng tăm lừng lẫy bốn phương cũng chăm chú nhìn ta từ đầu đến gót chân. Cả đến bậc đạo cao đức trọng, dù không dám nhìn thẳng vào mặt ta, vì sợ người ngoài biết, thì cũng đưa mắt liếc trộm. Chỉ có mình mi, một mình mi... Giữa đại hội "bách hoa" lúc đó có hàng ngàn chàng trai mà chỉ mình mi thuỷ chung vẫn không nhìn ta một lần.
Kiều Phong thở dài, nói:
- Từ thuở nhỏ tôi không ưa đánh bạn với con gái mà lớn lên cũng không hay dòm ngó đàn bà, chẳng riêng gì đối với mình phu nhân mà cả đến một cô gái đẹp hơn nữa cũng vậy. Lúc ban đầu tôi không để ý đến nàng, sau này thì lại chậm mất rồi...
Mã phu nhân hỏi giật giọng:
- Sao? Mi bảo còn có người đẹp hơn ta ư? Người đó là ai?
Kiều Phong đáp:
- Nàng là con gái Ðoàn Chính Thuần chị ruột A Tử.
Mã phu nhân nhổ nước miếng đánh toẹt một cái, lên giọng khinh khỉnh nói:
- Hừ! Chỉ có cái loại đê tiện ấy mới vừa lòng mi được...
Mã phu nhân chưa dứt lời, Kiều Phong nắm lấy tóc mụ nhấc bổng người lên liệng mạnh xuống đất, nói bằng một giọng hung dữ căm tức:
- Nếu mi còn dám thốt ra những câu xúc phạm đến danh dự nàng, thì ta sẽ cho mi nếm thủ đoạn tàn khốc của ta!
Mã phu nhân bị Kiều Phong quật một cái, suýt nữa chết. Bao nhiêu khớp xương mụ nghe kêu rau ráu. Thế mà mụ bỗng nổi lên một chuỗi cười khanh khách, nói móc:
- Thế ra... thế ra một bậc đại anh hùng, một vị Ðại hiệp họ Kiều nhà ta cũng bị lưới tình cầm chân, bị mỹ nhân mê hoặc. Ha ha! Thế này thì buồn cười đến nẻ ruột ra mà chết được. Ngài chúa tể Cái bang mơ ước một vị công nương nước Ðại Lý tấp tểnh ngôi phò mã trong phủ Trấn Nam Vương. Kiều Phong ơi! Tôi cứ tưởng đối với ngài thì dù là tiên nga giáng thế cũng không thể lọt vào mắt xanh của ngài được, thì ra tôi đã... tôi đã lầm to.
Ngừng một lát, phu nhân cười lạt hỏi bằng một giọng nửa lễ phép nửa ỡm ờ:
- Bang chúa mơ tưởng nàng, trong mình ngài lại có một bản lĩnh tuyệt luân, sao không cướp lấy mà lại đành ngồi than thở?
Kiều Phong lặng lẽ lắc đầu, hồi lâu ông mới buồn rầu đáp:
- Dù có bản lãnh nghiêng trời cũng không thể cướp được nàng đem về.
Mã phu nhân cười ha hả, hỏi lại:
- Tại sao vậy?
Kiều Phong khẽ đáp:
- Nàng chết mất rồi!
Mã phu nhân đột nhiên nín cười, vì mụ cũng cảm thấy bùi ngùi trong dạ, và không khỏi có đôi phần xót thương cho con người trước kia vẫn cao ngạo là Kiều Bang chúa nay phải ôm mối hận ngàn thu. Hai người vẫn yên lặng không nói gì nữa.
Lát sau, Kiều Phong uể oải đứng dậy, nói:
- Thương thế ngươi nặng lắm, không thể cứu chữa được nữa. Ngươi đã mưu sát thân phu, chết là đáng lắm. Bây giờ chỉ còn Tiết Thần Y may ra mới cữu chữa ngươi khỏi được, nhưng ta chẳng hoài công mà đi mời ông đến chữa cho ngươi. Vậy ngươi còn muốn nói gì nữa không?
Mã phu nhân nghe Kiều Phong gạn hỏi câu sau cùng, lầm tưởng ông sắp ra tay hạ sát mình, đâm ra sợ hãi năn nỉ:
- Bang chúa tha cho tôi! Xin đừng giết tôi!
Kiều Phong nói:
- Ta không hạ thủ giết ngươi đâu.
Nói xong rảo bước đi luôn.
Mã phu nhân thấy Kiều Phong bước ra khỏi phòng rồi đi thẳng không thèm ngoảnh đầu lại nhìn mình nữa.
Mụ lại tức giận, lớn tiếng mắng:
- Gã Kiều Phong chó má kia! Này này! Ta nói cho mi hay. Năm trước ta căm giận mi chỉ vì mi không thèm nhìn ta. Ta bảo Mã Ðại Nguyên giết mi, nhưng hắn không chịu nghe lời ta, nên ta đành bảo Bạch Thế Kính giết hắn. Bữa nay mi... mi đối với ta chẳng chút động tâm. Kiều Phong quay lại, lạnh lùng nói:
- Ngươi bảo đãmưu sát thân phu chỉ vì lý do độc nhất là ta không để ý nhìn ngươi một lần nào. Cách man trá đó ai mà tin được.
Mã phu nhân đáp:
- Ta chết đến nơi rồi, còn gạt ngươi làm chi? Ngươi đã tỏ ra khinh mạn ta thì làm cho ngươi phải thân danh tan nát, mất mặt với mọi người, ta đã tìm thấy trong chiếc rương sắt của Mã Ðại Nguyên bức di thư của Uông Bang chúa, mới biết rõ tình tiết trước kia của ngươi. Ta liền bảo Ðại Nguyên tiết lộ thân thế bí mật của ngươi khiến cho các hảo hán khắp thiên hạ đều biết ngươi là người Khất Ðan mọi rợ, để ngươi mất ngôi Bang chúa Cái bang và không còn đất đứng ở chốn Trung Nguyên nữa, chẳng những ngươi hết chỗ đứng mà tính mệnh cũng khó lòng bảo toàn được.
Kiều Phong nghe giọng lưỡi Mã phu nhân thâm độc như vậy, ông biết rõ mụ không nhúc nhích được thì chẳng còn cách nào hại mình nữa. Thế mà những lời thâm độc của mụ cũng đủ làm cho ông phát run.
Ông đằng hắng một tiếng rồi hỏi:
- Phải chăng Ðại Nguyên hiền đệ không chịu theo lời ngươi nên ngươi giết y?
Mã phu nhân đáp:
- Ðúng thế! Chẳng những y không nghe lời ta, lại còn hùng hổ mắng ta là khác. Trước kia ta nói gì y cũng nghe theo, có bao giờ nổi đoá với ta đâu? Ta bị y khinh mạn, ta đang tìm cách làm cho y thiệt thân. Khéo sao, hôm sau Bạch Thế Kính đến chơi, gã liếc mắt nhìn ta một lần rồi hai lần. Hà hà! Thằng cha hiếu sắc như quỷ đói ấy, ta bảo hắn làm gì mà chả phải làm, khi nào còn dám bướng bỉnh?
Kiều Phong thở dài, nói:
- Bạch Thế Kính là một tay hảo hán mặt sắt, tim đồng không ai lay chuyển nổi mà cũng mắc tay bợm già của ngươi. Ngươi cho Ðại Nguyên hiền đệ uống thuốc "Thập hương mê hồn" rồi kêu Bạch Thế Kính cấu cổ y, giả làm chiêu thức "Toả Hầu Cầm Nã Thủ" để giết y, định đổ cho họ Mộ Dung ở Cô Tô phải không?
Mã phu nhân đáp:
- Phải đó! Ha ha! Chẳng làm vậy thì làm thế nào? Còn những việc về sau ngươi đã biết rồi, ta bất tất phải nói nữa.
Kiều Phong hỏi:
- Cái quạt của ta có phải đúng Bạch Thế Kính lấy cắp không?
Mã phu nhân đáp:
- Ha ha! Ðúng thế!
Kiều Phong lại hỏi:
- Ðoàn cô nương cải trang làm Bạch Thế Kính đến trời cũng không hay mà ngươi khám phá ra được, phải chăng vì ngươi kề cận hắn nhiều lần?
Mã phu nhân nói:
- Chà chà! Con ranh ấy đáo để thật! Nó làm ta phải hở ra. Nó còn nói ngày rằm tháng tám gì gì... Ngày đó chính là ngày Mã Ðại Nguyên chết mới gớm chứ! Nhưng sau ta khẽ hỏi nó vài mẩu chuyện phong tình thì nó trả lời một cách đầu Ngô mình Sở nên cơ mưu nó bị bại lộ. Ta đang muốn giết Ðoàn Chính Thuần thì vừa gặp dịp định mượn tay ngươi.
Ngừng một lát, lại cười nói:
- Kiều Phong! Ngươi cải trang vụng lắm! Ta vừa khám phá ra con tiện nhân kia giả mạo ta liền để ý đến ngươi. Há há! Ha ha, làm gì mà ta chẳng nhận ra ngay?
Kiều Phong nghiến răng nói:
- Thế là ngươi giết Ðoàn cô nương. Món nợ máu ngươi gây ra giờ phải trả.
Mã phu nhân nói:
- Ðó là tại nó đến gạt ta mà thôi. Giả tỷ nó không đến kiếm ta, thì ta sẽ đành chờ Bạch Thế Kính lên ngôi chua tể Cái bang sẽ gây cho người Cái bang thù oán họ Ðoàn nước Ðại Lý, mà gã Ðoàn Chính Thuần chẳng chóng thì chày cũng thoát khỏi tay ta.
Kiều Phong nói:
- Ngươi thật là hiểm độc vô cùng! Những bậc nam nhi có thâm tình với ngươi, ngươi muốn giết họ đã là quá rồi. Còn những chàng trai không thèm nhìn mặt ngươi, ngươi cũng muốn giết nữa là cớ làm sao?
Mã phu nhân nói:
- Có người đẹp đứng ngay trước mắt sao lại không nhìn? Trên đời ta chưa thấy ai lại học thói nguỵ quân tử như ngươi.
Mụ nói đến chỗ đắc ý, hai má ửng hồng ra chiều vui thích. Ðến khi lực kiệt dần không chống nổi nữa, nhiều lúc mụ phải nói nhát gừng không liên tiếp được.
Kiều Phong nói:
- Ta hỏi ngươi một câu cuối cùng nữa. Người đã viết thư cho Uông Bang Chúa là ai? Gã "Thủ lãnh đại ca" đó tên gì? Ngươi đã đọc bức thư đó có thư danh ở dưới thì ngươi biết rõ, vậy nói cho ta hay.
Mã phu nhân cười lạt, hỏi:
- Ha ha! kiều Phong! Bây giờ ngươi khẩn cầu ta hay ta cầu khẩn ngươi? Ngày nay Mã Ðại Nguyên chết rồi, Từ trưởng lão, Triệu Tiền Tôn, Thiết diện Phán quan Ðơn Chính, Ðàm Công, Ðàm Bà ở Hoa Sơn đều chết rồi, cả Trí Quang đại sư ở trên núi Thiên Thai cũng viên tịch nốt. Trên thế gian này chỉ còn ta và đích thân "thủ lãnh đại ca" mới biết người đó là ai thôi!
Kiều Phong trái tim càng hồi hộp, nói:
- Ðúng rồi! Bây giờ quả đến lúc tôi cầu khẩn phu nhân. Xin phu nhân nói cho Kiều mỗ hay tên họ người đó.
Mã phu nhân nói:
- Ta sắp chết đến nơi rồi, ngươi trả ơn ta bằng cách gì?
Kiều Phong đáp:
- Bất luận phu nhân muốn bảo chi mà sức Kiều mỗ làm được quyết không từ chối.
Mã phu nhân tủm tỉm cười, nói:
- Ta còn mong gì nữa? Kiều Phong! Ta căm giận ngươi không để mắt nhìn đến ta, nên nỗi giận gây ra bao nhiêu tai hoạ. Giờ ngươi muốn ta cho hay tên họ "thủ lãnh đại ca" cũng chẳng khó gì. Ngươi chỉ cần ẵm ta vào lòng, nhìn ta hàng nửa ngày là được.
Kiều Phong nhíu cặp lông mày, trong lòng rất khó chịu. Song trên đời thực ra chỉ còn một mình mụ hiểu rõ vụ bí mật này. Mối huyết cừu sâu tựa biển của mình, có báo được hay không chỉ trông vào miệng mụ nói ra mấy tiếng. Ðừng nói việc này quá dễ dàng, mà ngay việc khó khăn nguy hiểm đến đâu cũng phải gắng gượng làm theo ý mụ.
Bây giờ mụ chỉ còn thoi thóp thở, không biết tắt hơi lúc nào. Ðem uy thế để bức bách hay lợi danh để cám dỗ cũng đều vô dụng.
Kiều Phong lẩm bẩm:
- Nếu mình khăng khăng không nghe theo lời mụ thì đến lúc mụ tắt hơi thở thì kẻ đại cừu giết cha mẹ mình là ai, từ đây còn người nào biết nữa. Muốn thành việc lớn chẳng nên câu nệ tiểu tiết. Ta đành bồng mụ lên, nhìn mụ mấy cái phỏng có hại gì?
Nghĩ vậy liền đáp:
- Thôi được! Tôi nghe lời phu nhân.
Nói xong ông khom lưng ẵm mụ vào lòng, cặp mắt loang loáng chăm chú nhìn vào mặt Mã phu nhân. Lúc này Mã phu nhân mặt đầy vết máu lại dính đất cát bụi bậm. Hơn nữa, suốt một ngày đêm chịu đựng biết bao sự đau khổ dày vò, dung nhan tiều tuỵ, trông rất khó coi. Kiều Phong ẵm mụ đã là miễn cưỡng, lại còn phải nhìn bộ mặt dơ dáy này, bất giác nhíu cặp lông mày tỏ vẻ khó chịu.
Mã phu nhân hỏi:
- Sao? Ngươi ngán ta lắm ư?
Kiều Phong hàm hồ đáp:
- Không phải thế.
Ông đáp câu này trái với ý nghĩ của mình. Lúc bình thời thì dù gặp việc nguy nan đến đâu, ông cũng không chịu bụng nghĩ một đằng miệng nói một nẻo. Song lúc này ông ở vào tình trạng vạn bất đắc dĩ đành phải nói dối.
Mã phu nhân nói:
- Nếu ngươi không chán ghét thì cúi gần xuống mặt ta.
Kiều Phong nghiêm nét mặt nói:
- Ấy chết! Không thể thế được! Phu nhân là vợ Ðại Nguyên hiền đệ. Kiều Phong này là người quân tử biết giữ lễ giáo, đâu dám chớt nhả với người quả phụ của anh em.
Mã phu nhân hỏi:
- Ha ha! Ngươi đã biết thủ lễ, sao còn ẵm ta vào lòng?
Giữa lúc ấy, bỗng nghe phía ngoài cửa số có tiếng cười khúc khích rồi có thanh âm nói vọng vào:
- Gã Kiều Phong kia! Ngươi không biết xấu mặt! Ngươi đã giết chết tỷ nương ta, lại còn đi ôm ấp ngoại thất của gia gia ta để ăn trộm ái tình, thế mà không biết thẹn?
Người nói câu đó chính là A Tử.
Kiều Phong tự vấn lương tâm không có điều chi hổ thẹn, nên đối với câu nói của đứa trẻ nít chưa hiểu việc đời, ông chẳng buồn để vào lòng, chỉ nhìn Mã phu nhân, giục:
- Phu nhân nói mau đi! Gã "thủ lãnh đại ca" là ai?
Mã phu nhân hỏi bằng một giọng ỏn thót:
- Ta bảo ngươi cúi gần xuống nhìn vào mặt ta, sao ngươi lại lảng sang chuyện khác?
Giọng nói của mụ vẫn đầy vẻ cám dỗ.
Lúc đó A Tử đã bước vào phòng, cười hỏi:
- Mi còn chưa chết kia ư? Cái mặt ngươi bây giờ có khác chi quỷ dạ xoa, còn gã trai nào dám nhìn tới nữa?
Mã phu nhân hỏi:
- Mi nói cái gì?... Mi... mi bảo ta xấu như quỷ dạ xoa ư? Gương đâu? Lấy cho ta soi lại!
Mụ hỏi mấy câu này với một giọng bàng hoàng.
Kiều Phong lại giục:
- Nói đi! Nói mau đi, tôi sẽ lấy gương cho!
A Tử thuận tay cầm chiếc gương trên bàn giơ vào trước mặt Mã phu nhân, cười nói:
- Gương đây, ngươi coi lại xem có đẹp hay không?
Mã phu nhân ngẩng lên nhìn vào trong gương, thấy mặt mình đầy máu me đất cát, đầy vẻ hoảng hốt, dữ tợn, độc ác, oán hờn. Tất cả bao nhiêu xấu xa, khả ố tập trung cả vào đầu mày khoé mắt. Còn đâu là sắc nước hương trời khiến người nhìn phải say mê, thương hương tiếc ngọc như trước nữa.
Mụ giương đôi mắt thao láo ra nhìn rồi không nhắm lại được nữa.
Kiều Phong nói:
- A Tử! Cất gương đi đừng để phu nhân phải căm hận.
A Tử nói:
- Tôi muốn cho mụ nhìn coi bộ mặt mụ đã thành quỷ dạ xoa chưa?
Kiều Phong nói:
- Nếu cô làm cho phu nhân tức uất lên mà chết thì hỏng việc.
Kiều Phong phát giác ra rằng Mã phu nhân không cử động mảy may nào nữa, lại không nghe thấy hơi thở. Ông vội để tay lên mũi thấy mụ đã tắt thở rồi.
Kiều Phong cả kinh la lên:
- A Tử! Hỏng rồi! Mã phu nhân tắt thở mất rồi!
Tiếng ông la hoảng chẳng khác gì vạ lớn đến cho mình.
A Tử bĩu môi, nói:
- Trong lòng ngươi thực tình thương mụ phải không? Cái loại đàn bà này chết đi làm gì mà ngươi phải hoảng hồn đến thế?
Kiều Phong dẫm chân nói:
- Trời ơi! Tuồng con nít còn có biết gì? Ta đang cần hỏi một việc, mà việc này trên đời chỉ còn có một mình mụ biết mà thôi. Nếu cô không đến quấy nhiễu thì mụ đã nói ra rồi.
A Tử cũng la lên:
- Úi chà! Thế ra ta làm hỏng việc lớn của ngươi phải không?
Kiều Phong thở dài, nghĩ bụng: "Người đã chết rồi không sống lại được nữa. A Tử là một đứa cứng đầu cứng cổ quen rồi, đến cha mẹ cô còn chẳng quản được, huống chi người ngoài. Dù sao mình cũng nghĩ tới A Châu, không tiện gây gổ với cô".
Kiều Phong đặt Mã phu nhân xuống giường, nói:
- Chúng ta đi thôi!
Ông đưa mắt nhìn khắp nơi một lượt, nhưng trong nhà chẳng còn gì cả, mụ lão tẩu cũng bỏ đi đâu rồi. Ông liền lấy đá quẹt lửa lên châm vào đống củi trong phòng. Chỉ trong khoảnh khắc lửa bốc ngất trời. Hai người ra đứng bên ngoài phòng thấy đàn chuột sợ lửa bỗng chui qua cửa sổ chạy ra ngoài. Trong vòng hai giờ sau, chắc người và nhà cháy thành than.
Kiều Phong hỏi:
- Cô không về chỗ gia gia má má cô sao?
A Tử đáp:
- Không! Ta không về với gia giá cùng má má nữa, vì bọn thủ hạ của gia gia hễ thấy ta là họ vểnh râu, trừng mắt lên nhìn ta, coi bộ rất khả ố. Ta bảo gia gia giết hết bọn chúng đi, nhưng người nhất định không nghe.
Kiều Phong nghĩ bụng:
- Cô đã làm chết mất Lăng Thiên Lý là người bạn thâm giao của Ðoàn Chính Thuần, hẳn làm cho ông ta bực mình lắm rồi. Có lý đâu còn nghe cô giết chết cả bọn thuộc hạ đầy lòng trung nghĩa? Cô này không biết điều lại còn giận gia gia, thật là một đứa mất nết.
Ông nghĩ vậy liền nói:
- Thôi! Ta đi đây!
Nói xong, trở gót trông hướng Bắc mà đi

Truyện Lục Mạch Thần Kiếm Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134
  • Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160(hết)