Hồi 5
Những Tay Kỳ Cựu Ở Cái Bang

Những tay cao thủ ở Cái bang đều là người trọng nghĩa khí đối với các vị hảo hán trong đám giang hồ, nghe Kiều Phong nói vậy ai cũng cho là có lý, nhiều người lên tiếng phụ hoạ. Toàn Quang Thanh lại hỏi:
-Bang chúa! Theo ý kiến của Bang chúa thì hung thủ sát hại Mã Phó Bang chúa quyết không phải là Mộ Dung Phục?
Kiều Phong đáp:
-Ta chưa dám quả quyết Mộ Dung Phục đã giết Mã Phó Bang chúa mà cũng không dám nói nhất định y không phải là hung thủ. Việc báo thù không thể vội vàng được, còn phải điều tra thêm. Nếu ta hấp tấp giết lầm người ngay, chính thủ phạm lại tiêu dao đứng ngoài cười thầm Cái Bang ta hồ đồ và bất tài, chẳng hoá ra mất hết thanh danh ư?
Trưởng lão truyền công là Hạng Bảo Hoa từ trước chưa nói câu gì, lúc này giơ tay gầy còm lên vuốt mấy sợi râu lơ thơ dưới cằm rồi lên tiếng:
-Bang chúa nói phải lắm! Phải lắm! Trước đây ta đã giết lầm một người vô tội,
đến nay vẫn còn áy náy.
Ngô Trưởng Phong lớn tiếng nói:
-Bang chúa! Sở dĩ chúng tôi phản nghịch Bang chúa là bởi lầm nghe kẻ khác, vẫn cho là Bang chúa cùng Mã Phó Bang chúa có sự bất hoà, đi cấu kết với bọn Mộ Dung để hạ thủ sát hại ông. Nay chúng tôi nghĩ lại thì ra tự mình đã quá hồ đồ.
Xin chấp pháp trưởng lão chiểu theo luật lệ của bản bang đưa pháp đao cho tôi để tôi tự xử.
Bạch Thế Kính mặt lạnh như tiền, sai thủ hạ bằng một giọng trầm trầm:
-Chấp pháp đệ tử, lấp pháp đao ra.
Chín tên thuộc hạ đồng thanh nói:
-Vâng!
Mỗi người rút một cái bao nhỏ bằng vải vàng ở trong túi lớn ra. Chín cái bao để vào một chỗ. Bọn đệ tử chấp pháp đồng thanh nói:
-Pháp đao đủ cả rồi đó.
Nói rồi mở bao ra. Ðoàn Dự nhìn thấy lưỡi đao sáng loáng. Chín thanh đoản đao này đều bằng nhau, mới trông đã biết sắc nhọn dị thường.
Bạch Thế Kính thở dài, tuyên bố:
-Bốn vị trưởng lão Tống, Hồ, Trần, Ngô nghe người nói càn, mưu phản loạn, làm nguy hại đến cơ nghiệp bản bang, tội đáng xử tử. Ðà chúa phân đà Ðại Trí Toàn Quang Thanh phao ngôn để đánh lừa người, cổ động cuộc nổi loạn, tội đáng chém đầu! Còn các đệ tử tham dự vào cuộc nổi loạn, chờ khi xong cuộc điều tra sẽ tuỳ tội định án.
Bạch Thế Kính tuyên bố các tội trạng xong, không ai dám nói gì. Ta nên biết rằng, bất luận bang nào trên chốn giang hồ, thì các việc phản loạn bản bang hay mưu giết Bang chúa đương nhiên là phải xử tử, không ai dám dị nghị. Ngay lúc họ tham dự cuộc mưu phản cũng đã tự biết hậu quả thế nào rồi.
Ngô Trưởng Phong mạnh dạn bước ra đến trước mặt Kiều Phong, cúi đầu, nói:
-Thưa Bang chúa! Ngô Trưởng Phong này đối với Bang chúa thật là đắc tội! Bây giờ Ngô mỗ xin tự xử lấy mình. Mong Bang chúa biết cho là tôi đã trót hồ đồ và miễn trách.
Nói xong, lại trước đống pháp đao, nói lớn:
-Ngô Trưởng Phong tự xử đây! Xin đệ tử chấp pháp cởi trói cho.
Một gã đệ tử chấp pháp "vâng" một tiếng, toan lại cởi trói.
Kiều Phong bỗng lớn tiếng cản lại, nói:
-Hãy khoan!
Ngô Trưởng Phong nét mặt xám ngắt, khẽ nói:
-Thưa Bang chúa! Tội tôi rất lớn, sao Bang chúa còn chưa cho tôi tự xử?
Nguyên theo luật lệ Cái bang, người phạm tội chịu ra tự xử thì sau khi chết rồi, không bị nhơ danh mà tội trạng mình không truyền ra ngoài. Trên giang hồ có ai đả động đến chuyện xấu xa đó thì người Cái Bang đứng ra can thiệp. Các vị hảo hán trong võ lâm ai cũng lấy thanh danh làm trọng, không chịu để sau khi chết rồi còn có người nhiếc móc, nên Ngô trương Phong thấy Kiều Phong ngăn cản không cho mình tự xử. Bất Giác lão cả kinh.
Kiều Phong không nói gì, chạy đến bên đống pháp đao, tuyên bố:
-Mười lăm năm trước đây, người Hồ nước Khất Ðan vào xâm lấn Nhạn Môn Quan. Tống trưởng lão được tin, ba ngày không ăn, bốn đêm không ngủ, suốt đêm chạy về cấp báo. Dọc đường chết luôn chín con tuấn mã, chính mình trưởng lão vì bị mệt nhọc thổ huyết lâm ly. Nhờ thế mà quân nhà Ðại Tống ta đánh đuổi được người Hồ đi. Ðó là một công rất lớn cho quốc gia. Việc này tuy giang hồ hảo hán không biết rõ tình hình, nhưng Cái Bang ta phải biết. Chấp pháp trưởng lão! Tống trưởng lão có công rất lớn, ngươi thử xét xem, có thể tha cho y đới tội lập công được không?
Bạch Thế Kính nói:
-Bang chúa viện những lý lẽ rất xác đáng để xin tha cho Tống trưởng lão, nhưng trong luật lệ của bản bang đã chép rõ "Phản Bang là tội lớn quyết không thể tha thứ. Mặc dầu phạm nhân đã có công lớn cũng không thể chuộc tội được để tránh cậy công lộng quyền, hành động bất pháp làm nguy hại đến cơ nghiệp lâu dài của bản bang". Thưa Bang chúa, chúng tôi không dám tuân theo lời trần tình của Bang chúa để phá lề luật của bao nhiêu đời truyền lại.
Tống trưởng lão nở một nụ cười thảm đạm, đứng lên nói:
-Lời Chấp pháp trưởng lão nói rất đúng. Chúng tôi đã lên được tới địa vị trưởng lão, thử hỏi ai là người chưa dày công hán mã? Nếu người nào cũng vịn vào công lao ngày trước rồi muốn phạm tội gì cũng được hay sao? Tôi xin Bang chúa rộng thương cho tôi được tự xử lấy mình.
Bỗng nghe hai tiếng "rắc, rắc", dây trói bằng gân bò bị đứt tung. Dân chúng Cái bang thấy Tống trưởng vung tay mạnh một cái mà gân bò bị đứt hết thì không khỏi kinh hãi biến đổi sắc mặt. Gân bò này vừa bền vừa dai, dùng đao thép lưỡi bén vị tất đã chặt đứt được một cách dễ dàng. Thế mà thần lực của Tống trưởng lão coi như không thì đủ biết nội kình ngoại công của trưởng lão ghê gớm đến bực nào, thật xứng đáng đứng đầu trong Tứ lão Cái Bang.
Sau khi Tống trưởng lão hai tay không còn bị trói nữa, ông liền đưa tay ra chụp lấy một thanh pháp đao ở trước mặt để tự xử. Dè đâu, một nội lực êm đềm đưa ra ngăn lại khiến lão không thể nào tiến thêm được nữa -tay lão chỉ còn đống pháp đao chừng một thước thì Kiều Phong dùng kình lực ngăn cản.
Tống trưởng lão buồn rầu, xịu mặt xuống, nói:
-Bang chúa!... Bang chúa!...
Kiều Phong giơ tay ra chụp lấy lưỡi pháp đao ở đầu bên tả.
Tống trưởng lão vội la lên:
-Thôi đành!... Thôi đành!... Tôi đã đem tâm toan sát hại Bang chúa, chết là đáng lắm! Bang chúa hạ thủ đi cho rồi!
Lưỡi pháp đao loé lên một cái, Kiều Phong đã đâm vào vai bên tả mình. Dân chúng Cái bang đều kêu rú lên rồi không ai bảo ai đều đứng dậy cả thảy.
Ðoàn Dự hốt hoảng kêu lên:
-Ðại ca! Ðại ca!
Vương Ngọc Yến là người ngoài cuộc trông thấy biến cố cũng mặt hoa nhợt nhạt, buột miệng gọi:
-Kiều Bang chúa! Kiều Bang chúa đừng.
Kiều Phong nói:
-Bạch trưởng lão! Luật lệ của bản bang đã có điều nói rằng "Ðệ tử của bản bang mà phạm luật, không được phóng xá một cách dễ dàng. Trường hợp mà Bang chúa muốn khoan dung thì chính mình phải đổ máu để rửa sạch tội trạng cho thuộc hạ" có phải thế không?
Bạch Thế Kính nét mặt vẫn rắn như đá, thủng thẳng đáp:
-Bang quy quả có điều này. Nhưng Bang chúa muốn tự đổ máu để cứu tội cho người cũng phải xét xem có đáng không?
Kiều Phong nói:
-Ta chỉ cần mình hành động trái với lề luật của tổ tiên là được rồi!
Nói xong, quay lại nhìn Hồ trưởng lão, nói:
-Hồ Trưởng lão có chỉ điểm võ công cho ta. Bề ngoài tuy không có tiếng là sư phụ mà thực là thày của ta. Ðó mới là ơn đức riêng biệt giữa người với ta. Nhưng còn việc năm trước Uông Bang chúa bị năm tay đại cao thủ rình rập bắt được, cầm tù ở động Hắc Phong để uy hiếp Cái Bang ta phải hàng phục. Hồ trưởng lão cải trang giả làm Uông Bang chúa, nguyện xin chết thay để Uông Bang chúa được thoát hiểm, đó là công trạng rất lớn đối với quốc gia cùng bản bang. Ta không thể không tha trưởng lão được.
Nói xong, rút lấy lưỡi pháp đao thứ hai, vung lên chặt đứt dây trói bằng gân bò cho Hồ trưởng lão rồi thuận tay lại đâm vào vai mình. Ðoạn đưa mắt từ từ về phía Trần trưởng lão. Trần trưởng lão vốn là người tâm địa hẹp hòi, trước đây vì có điều phạm pháp với môn phái nên thay họ đổi tên đi lưu vong. Trong lòng lão lúc nào cũng nơm nớp sợ người ta bới móc vết tích mình, thường có ý lẩn tránh Kiều Phong, hai người không có câu chuyện đằm thắm thân mật với nhau bao giờ. Lão vừa thấy Kiều Phong nhìn mình đã lên tiếng:
-Kiều Bang chúa! Tôi không có thâm tình với Bang chúa, ngày thường đắc tội với Bang chúa rất nhiều, tôi không dám yêu cầu Bang chúa đổ máu để chuộc tội cho.
Lão trở tay một cái đã xoay lưng đến trước Kiều Phong. Cổ tay vẫn còn bị gân bò trói. Song lão đã luyện được môn "Thông ý quyền công" rất thần tình nên đang bị trói mà hai tay vẫn co duỗi được. Lão vươn mình lên một cái, duỗi tay ra một chút đã cướp được lưỡi pháp đao cầm trong tay.
Kiều Phong xoay tay lại, dùng thủ pháp "Cầm long công" tuyệt diệu giật lại đao một cách nhẹ nhàng rồi lớn tiếng
nói:
-Trần trưởng lão! Kiều Phong này là một gã thô lỗ, không biết kết giao cùng với những người làm việc cẩn thận, tính nết tỷ mỉ, lại cũng không ưa những người không biết uống rượu hoặc không thích cười đùa. Ðó là cá tính của con người, chẳng biết thế là hay hay dở. Trưởng lão cùng ta tính tình không hợp nên ngày thường ít khi có những câu chuyện đằm thắm với nhau. Ta cũng không ưa Mã Phó Bang chúa, thấy Mã đến là ta lại kiếm cớ chạy đi chỗ khác, thà rằng đi uống rượu ăn thịt chó với tám đệ tử hạng bét còn thú hơn. Ai cũng biết ta có cái tính kỳ khôi như vậy, ta muốn sửa đổi mà không được. Nhưng nếu trưởng lão tưởng vì thế mà ta muốn trừ khử Mã Phó Bang chúa cùng trưởng lão thì là một cái lầm trong những cái lầm rất lớn. Trưởng lão cùng Mã Phó Bang chúa không uống rượu, không ăn thịt là những điểm hay Kiều mỗ này thật không bằng.
Nói đến đây, Bang chúa lại đâm lưỡi pháp đao thứ ba vào vai mình rồi nói tiếp:
-Cái công lớn của trưởng lão đã đâm chết quan Tả lộ phó nguyên soái nước Khất Ðan là Gia Luật Bất Lỗ, có khi người khác không biết chẳng lẽ ta lại không biết hay sao?
Dan chúng Cái bang nổi lên một cuộc bàn tán thì thào vừa kinh dị, vừa bội phục, vừa khen Kiều Bang chúa. Nguyên trước đây nước Khất Ðan đã cử hùng binh vào xâm lấn, nhưng trong quân của họ có mấy viên đại tướng liên tiếp mất mạng. Vì ra quân bất lợi họ lại phải rút về. Nhà Ðại Tống khỏi được một cơn vạ lớn.
Trong những người bị chết có cả quan Tả lộ phó nguyen soái Gia Luật Bất Lỗ.
Cái bang trừ được mấy nhân vật đầu não của đối phương, đó là đại công của Trần trưởng lão nhưng không mấy người biết. Trần trưởng lão nghe Kiều Phong tuyên dương công trạng mình, trong lòng lấy làm hoan hỉ, lão khẽ nói:
-Trần Bất Bình này được nổi danh thiên hạ, dù chết cũng không uổng.
Nên hiểu rằng Cái bang ám trợ nhà Ðại Tống để chống lại cường địch bên ngoài. Tuy Cái Bang vẫn chăm lo việc giúp nước cứu dân nhưng không muốn cho kẻ địch nhòm ngó, nên dù Cái Bang có bị công kích mà bất luận công cuộc thành hay bại cũng quyết giữ kín chứ không tiết lộ ra ngoài, vì thế mà người ngoài ít ai biết thực tình.
Trần Bất Bình trước nay vẫn tỏ ra kiặc sỡ. Một thiếu nữ xinh đẹp ngồi trên cẩm đôn tận phía trong chính là A Tử.
Nàng để bàn chân trần đặt xuống tấm thảm. Du Thản Chi thấy đôi bàn chân nhỏ nhắn như tuyết, trong như ngọc, mềm như đoạn thì trái tim gã đập mạnh, lòng gã rạo rực. hai mắt gã nhìn choằm chặp vào hai bàn chân xinh đẹp kia. Gã tưởng chừng như da thịt bàn chân nàng trong bóng tối có thể soi gương được.
Bàn chân có ẩn hiện mấy đường gân xanh, gã muốn vươn tay ra vuốt ve lưng bàn chân A Tử.
Hai tên quân Khất Ðan buông tay ra để Du Thản Chi đứng một mình. Du Thản Chi loạng choạng xuýt ngã, nhưng rồi cố gượng đứng vững được.
Cặp mắt Du Thản Chi vẫn không rời bàn chân A Tử. Gã thấy mười ngón chân nàng đều một màu hồng phớt tựa như những canh hoa nhỏ bé.
A Tử đưa mắt nhìn Du Thản Chi thấy gã đầy như những máu me dơ bẩn mặt mũi xưng vếu. Hàm dưới đưa ra, hai mắt đỏ ngầu ham muốn như tóe lửa.
A Tử chợt nhớ lại một con chó sói đói bị thương. Hôm ấy nàng cùng Tiêu Phong đi săn, nàng bắn một phát trúng đầu con chó, nhưng vì không đủ sực mạnh nên không bắn chết được nó. Con sói bị thương cũng dương đôi mắt tóe lửa ra nhìn mình, khác nào cặp mắt Du Thản Chi lúac nàyđang nhìn nàng. nàng tưởng gã muốn nhảy chồm lại cắn mình. Nhưng gã đang bị thương trong miệng lại học máu ra như suốikhông còn ođủ sức. A Tử thích trông cặp mắt hằm hắm như con dã thú, nàng còn muốn con dã thú gầm lên nhữbg tiếng thê thả. Nhưng gã Du Thản Chi bạc nhược quá rồi không còn chút sức nào để phản kháng dù kích thích đến đâu cũng không có phản ứng.
Hôm trước gã toan dùng rắn cho cắn Tiêu Phong, mà không chịu quỳ lạy ăn nói quật cường không thèm lấy tiền của ông. A Tử rất vui mừng và coi gã như một loài dã thú rất lợi hại.
A Tử còn muốn hành hạ đâm cho gã bị thương khắp người. Nàng còn muốn mỗi lần bị thương gã lại chồm lên cắn mình một miếng và đương nhiên không để gã cắn trúng. Ðằng này đi bắt gã đem về để thả diều người thì cái loài dã thú không phản này có dùng làm trò chơi cũng không thú.
A Tử khẽ chau mày tự hỏi: "Bây giờ tìm cách gì mới lạ hành hạ gã này cho vui".
Ðột chiên Du Thản Chi kêu lên mấy tiếng "Hà hà" rồi không biết một luồng khí lực ở đâu đưa đến, khiến gã đủ sức nhảy đến gần A Tử khác nào con beo vồ mồi. Gã ôm chặt lấy chiếc đùi bé nhỏ của nàng lên, cúi rập đầu xuống để hôn hít hai bàn chân nàng.
A Tử cả kinh kêu thét lên. Hai tên quân Khất Ðan cùng bốn ả nữ tỳ hầu cận nàng đều la ầm lên, chạy vào cố gỡ nàng ra.
Du Thản Chi vẫn bám chặt lấy chân nàng dai như đĩ a đói, dù chết cũng không chịu buông tay.
Tên quân Khất Ðan vì dằng mạnh khiến cho A Tử đang ngồi trên cẩm đôn tuột xuống tấm thảm trãi dưới đất. Hai tên quân Khất Ðan vừa sợ vừa tức không dám dằn ra nữa. Một tên đạp mạnh vào sau lưng Du Thản Chi còn một tên tát vào mặt gã.
Những vết thương của Du Thanû Chi vẫn nóng ran, thần trí gã vẫn như người điên chưa tỉnh. Bất luận tình cảnh gì trước mắt gã cũng chỉ thấy lờ mờ. Gã hết sức ôm chặt lấy chân A Tử và vẫn đặt môi xuống hôn bàn chân nàng.
A Tử thấy môi gã khô và nóng bỏng vào chân mình thì trong lòng sợ hãi, nhưng trái lại nàng thấy có cảm giác kỳ dị tê tê buồn buồn rồi đột nhiên nàng thét lên lanh lãnh:
- Ôi chao! Thằng lõi này cắn đầu ngón chân ta.
Rồi nàng vội bảo các ngươi mau ra xa! Gã này phát điên rồi đừng để gã nổi khùng cắn đứt ngón chân ta.
Du Thản Chi cắn mơn man ngón chân A Tử. Tuy nàng không thấy đau nhưng nàng sợ đột nhiên gã cắn mạnh.
Vì nàng e tên quân Khất Ðan đánh đập gã làm cho gã cáu lên liều chết cắn bậy, nên phái bảo chúng xa ra.
Hai tên quân Khất Ðan không biết làm thế nào đành buông tay ra. A Tử dỗ ngọt:
- Mi buông ra đừng cắn ta, ta sẽ tha chết cho.
Lúc này tâm thần Du Thản Chi đã mê loạn không hiểu nàng nói gì.
Một tên quân Khất Ðan cầm đao rút ra khỏi vỏ toan chặt vào cổ gã cho đứt rơi đầu ra, nhưng lại sợ nhát dao chém xuống làm bị thương đến A Tử nên dùng dằn chưa dám hạ thủ.
A Tử lại nhủ:
- Chao ôi! Mi không phải dã thú, cắn người làm gì? Mau nhả ra ta sẽ kêu người đến chữ vết thương cho ngươi và tha ngươi về Trung Nguyên.
Du Thản Chi vẫn mặc kệ. Răng lưỡi gã vẫn nhẹ nhàng đưa qua đưa lại trên bàn chân A Tử chứ không cắn cho nàng đau, rồi hai bàn tay gã mân mê vuốt ve lưng bàn chân nàng một cách âu yếm. Tâm hồn gã thấy phiêu diêu tựa như lúc làm diều người bay bỗng lên mây.
Một tên quân Khất Ðan mau trí đột nhiên thò tay ra bóp cổ Du Thản Chi. gã bị nghẹt cổ không tự do mở ra được.
A Tử vội co đùi lên rút ngón chân trong miệng gã ra.
Nàng sợ gã phát điên lại cắn nữa, liền đứng dậy rút hai chân để về phía sau cẩm đôn.
Hai tên quân Khất Ðan nắm chặt lấy Du Thản Chi rồi nắm tay đấm vào miệng gã hơn mười quyền. Gã hộc lên máy tiếng rồi ọc máu tuơi ra làm dơ bẩn cả tấm thảm trãi dưới đất.
A Tử nói:
- Các ngươi dùng tay đừng đánh gã nữa.
Trãi qua cơn nguy hiểm vừa rồi, nàng thấy gã còn có chỗ để làm trò chơi được, chưa đến nỗi vô vị, nên không muốn cho gã chết ngay.
Hai tên quân Khất Ðan dừng tay không đánh nữa. A Tử ngồi xếp bằng trên ghế để hai bàn chân xuống dưới mông, rồi tính toán: "Bây giờ hành hạ gã bằng cách nào đây?"
Nàng ngẩng đầu lân thấy Du Thản Chi cặp mắt vẫn nhìn mình trừng trừng, liền hỏi:
- Mi nhìn ta gì mà dữ vậy?
Du Thản Chi chẳng quan tâm gì đến sự sống chết nữa, không cần nghĩ ngợi gì đáp liền:
- Cô nương đẹp quá! Nên tôi muốn nhìn mãi.
A Tử đỏ mặt lên nghĩ bụng: "Thằng lõi này thật là gan liền, dám buông lời xúc phạm."
Có điều trước nay nàng chưa từng thấy một chàng trai nào mở miệng khen nàng đẹp trước mặt. Lúc nàng còn học võ phái Tinh Tú, bọn sư huynh đều coi nàng là một đứa trẻ ranh mãnh tinh nghịch. Từ khi nàng theo Tiêu Phong, không phải ông sợ nàng tinh ngịch mà chỉ lo nàng chết. Ông chưa từng để ý đến đẹp hay xấu. Bây giờ nàng thấy Du Thản Chi khen mình thì trong bụng không khỏi mừng thầm rồi định bung: "Ta lưu gã ở bên mình để lúc nào ngồi buồn lại đem gã ra tiêu khiển, như vậy cũng hay! Có điều tỉ phu ta bảo tha gã, nếu biết ta bắt gã về tát nhiên cấu giận. Dù ta có dối được bữa nay thì bữa mai tất cũng bị lộ. Muốn cho tỉ phu ta thủy chung không hay biết được thì phải dùng cách gì đây? Cấm mọi người xung quanh không được tố cáo với tỉ phu thì ta có thể làm được. Xong lỡ tỉ phu đột ngột đến đây trông thấy gã thì sao?
Nàng trầm ngâm một lát rồi chợt nghĩ ra điều gì nàng lẩm bẩm: "A Châu tỉ nương rất giỏi cải trang. Tỉ nương giả là gia gia mà tỉ phu không nhận ra. Ta đem gã này thay hình đổi dạng, tất tỉ phu không thể biết được, chỉ còn e gã nếu không tự nguyện thì dù là cải trang cho gã cũng chỉ được một lúc rồi gã vội rửa đi, khôi phục lại chân tướng cũng bằng vô dụng"
Cặp lông mày cong cong của A Tử nhíu lại. Nàng nghĩ ra được mưu kế, vỗ tay cười ha hả reo lên:
- Hay lắm, hay lắm! Ta cứ làm thế là được.
Nàng nói tiếng Khất Ðan bảo hai tên quân một hồi. Chỗ nào chúng nghe chưa hiểu hỏi lại thì nàng giải thích rõ ràng. Nàng lại sai thị nữ lấy ra ba chục lạng bạc giáo cho chúng.
Hai tên Khất Ðan cầm tiền rồi cúi mình thi lễ, kéo Du Thản chi ra ngoài phòng Du Thản Chi la lên:
- Ta muốn ở đây nhìn nàng! Ta muốn nhìn cô bé xinh đẹp mà độc ác kia.
Mấy tên quân Khất Ðan cùng bọn thị nữ không hiểu tiếng Hán chẳng hiểu gã kêu la chuyện chi.
A Tử cười hì hì nhìn sau lưng gã lại tưởng đến sáng kiến thông minh của mình, càng nghĩ càng đắc chí.
Du Thản Chi bị lôi về chỗ cầm tùvà quẳng xuống đống cỏ khô.
Ðến chiều có người mang lại cho Du Thản Chi một dĩa thịt cừu và mấy cái bánh bao.
Người gã vẫn còn nóng ran miệng nói lảm nhảm. Người đưa bánh đưa thịt đến sợ quá vội đặt ăn xuống rồi chạy đi.
Du Thản Chi đói quá, đói đến nỗi không biết gì nữa. Thức ăn để đó thủy chung gã vẫn không đụng đến.
Chiều hôm ấy, thốt nhiên có ba người Khất Ðan đến, Du Thản Chi tuy thần trí mê man, nhưng gã cũng biết lờ mờ, tưởng là những chuyện không hay sắp đến cho mình. Gã gượng gạo đứng lên.
Du Thản Chi vẫn già giọng mắng nhiếc:
- Mấy con chó Khất Ðan này muốn chết phải không? Ðại gia sẽ băm bọn bay ra làm muôn đoạn!
Ðột nhiên tên Khất Ðan thứ ba, hai tay bưng một vật gì trắng toát trông giống như gạo hay làn tuyết. Chúng giữ chặt lấy mặt gã.
Du Thản Chi thấy mặt mình vừa ướt vừa mát lạnh. Ðầu óc gãtỉnh lại nhưng hơi thở không thông. Gã nghĩ thầm: "Bọn này bít kín thất khiếu cho ta chết ngay đây!" Nhưng gã lại biết ngay là mình đoán sai, mồm miệng và mũi gã có người chọc ra mấy lần gã lại thở hít được như thường, chỉ còn cặp mắt là không mở ra được. Gã cảm giác mặt mình ướt đẫm và đang có người xoa nắn tựa hồ như trát bột hay trát bột vào.
Du Thản Chi bị hành hạ hai ngày liền, đau khổ đủ điều. Bây giờ trong lòng gã mê man tự hỏi: "Bọn ác tặc này không biết đang dùng phương pháp cổ quái nào để giết ta đây?"
Sau một lúc gã thâùy họ khẽ nậy chất bột trên mặt mình ra.
gã mở mắt nhìn thì thấy một chiếc mặt nạ bằng bôt mì vừa tháo ra.
Tên quân Khất Ðan hai tay cầm rất cẩn thạn cái mặt nạ bằng bột còn đang ướt này chỉ sợ vỡ nát.
Du Thản Chi lớn tiếng mắng:
- Quân Liêu cẩu hèn mạt này! Ta sẽ cho bọn mi chết không có đấùt mà chôn.
Ba tên quân Khất Ðan để mặc Du Thản Chi tha hồ chửi bới kêu gào, chúng mang cái mặt nạ đắp bằng bột đi.
Du Thản Chi sực nhớ ra lẩm bẩm: "Phải rồi! Chúng bôi thuốc độc vào mặt mình, chắc chẵn bao lâu mặt mình sẽ nát rửa da thịt, biến thành quỷ sứ..."
Gã càng nghĩ càng sợ hãi rồi định bụng:
Nếu để chúng hành hạ cho đến chết thì thà rằng tự tử đi còn hơn. Gã chủ ý rồi liên tiếp đập đầu vào tường"binh binh"luôn mấy cái.
Nhưng tên ngục tốt nghe tiếng chạy vào trói chặt tay chân gã lại.
Du Thản Chi đã đập đầu đến choáng óc, sắp ngất đi, để mặc bọn ngục tốt muốn làm gì thì làm.
Qua được mấy ngày, gã thấy mặt mình chẳng đau đớn gì mà cũng không nát rữa song gã quyết lòng một chết cho rồi. Gã tuy bụng đói mà ngục tốt đưa cơm vào ăn nữa.
Ðến ngày thứ tư, ba tên quân Khất Ðan lại chạy đến chỗ Du Thản Chi xiềng gã đem đi. Trong lúc đau khổ vô cùng gã chỉ còn xót lại một chút hy vọng là được đưa đến chỗ A Tử để nàng hành hạ khảo đã, thì dù có đau khổ đến đâu chăng nữa cũng còn được thấy dung nhan người đẹp để mà an ủi. Hoài bão hy vọng đó, trên nét mặt đau khổ thoáng một nụ cười chua chát.
Ba tên quân Khất Ðan đem gã qua mấy đường hẻm nhỏ rồi đưa vào một gian phòng tối đen. Bươc qua một cái bệ đa chừng mười bậc thì đến một nơi than hồng bốc lên ngùn ngụt soi sáng nửa căn nhà đá.
Một bên thợ rèn vai u thịt bắp mình trùng trục đứng bên lò lửa. gã chăm chú nhìn một vật đen sì mà gã đang cầm trên tay.
Ba tên quân Khất Ðan đẩy Du Thản Chi đến trước mặt gã thợ rèn. Hai tên chia nhau giữ chặt hai tay gã, còn một tên nắm lấy sau lưng.
Người thợ rèn ngẹo đầu ngắm nhìn đồ vật cầm trong tay tựa hồ như để so sánh.
Du Thản Chi đưa mắt nhìn đồ vật trong tay người thợ rèn thght:10px;'>
Toàn Quang Thanh nghe lệnh Kiều Phong bảo cởi túi trên lưng xuống thì đột nhiên mặt đầy sát khí, bước lại chụp lấy một thanh pháp đao, cầm lăm lăm nhằm trúng trước ngực mình. Nên biết rằng trong đám giang hồ, người trong bang bị trục xuất thì cái nhục nói sao cho xiết, so với bị xử tử còn ê chề hơn nhiều.
Kiều Phong lạnh lùng nhìn xem quả y có thực sự tự đâm vào mình không.
Toàn Quang Thanh cầm lưỡi pháp đao trong tay rất cương quyết, không run rẩy chút nào. Gã quay đầu lại nhìn Kiều Phong rồi hai người nhìn nhau một lúc. Trong rừng hạnh im phăng phắc không một tiếng động, một hơi thở.
Toàn Quang Thanh thốt nhiên hỏi:
-Kiều Phong! Ngươi vẫn giữ thái độ tự nhiên có thực quả ngươi không tự biết chăng?
Kiều Phong hỏi lại:
-Ngươi bảo ta không tự biết gì?
Toàn Quang Thanh mấp máy môi nhưng không nói gì, từ từ đem pháp đao đặt xuống chỗ cũ, rồi từ từ cởi tám cái túi trên lưng ra, cung kính đặt từng chiếc một xuống.
Ðoàn Dự vốn biết Toàn Quang Thanh là một gã hiểm độc vô cùng nhưng lúc thấy y cởi túi vải ra với nét mặt vô cùng đau khổ cũng không khỏi đau lòng cho y.
Toàn Quang Thanh đang cởi đến cái túi thứ năm, bất thình lình nghe tiếng vó câu dồn dập, dường như có ngựa từ ngoài chạy đến, kế đến hai tiếng sáo miệng.
Có người Cái Bang cũng huýt sáo đáp lại. Tiếng vó ngựa mỗi lúc một nhanh, thoáng cái đã gần tới nơi. Ngô Trưởng Phong lên giọng ồm ồm hỏi:
-Có biến cố chi gấp vậy?
Người cưỡi ngựa chưa đến nơi thì đột nhiên ở mé Ðông cũng có tiếng người ngựa, nhưng còn xa hơn, chưa nghe được rõ rệt là đi về phương nào.
Trong chốc lát, con ngựa từ phương Bắc đến đã tới ngoài khu rừng.
Một người phóng ngựa nhảy vào khu rừng rồi nghiêng mình xuống yên. Người này mặc áo bào rộng thụng tay, phục sức rất là hoa lệ. Y cởi áo ngoài ra một cách rất mau lẹ để lộ áo cưu y mặc trong ra.
Ðoàn Dự thoáng nghĩ đã hiểu ngay là người Cái Bang cưỡi ngựa rong ruổi rất dễ để cho người ta dòm ngó, bọn quan nha thường ra tra hỏi. Nhưng người đi báo tin việc khẩn cấp cần phải cưỡi ngựa cho kịp đưa tin, họ phải giả trang làm nhà phú thương nhưng bên trong họ vẫn mặc tấm áo cưu y để tỏ ra không quên gốc.
Người này kính cẩn đến trước mặt đà chúa phân đà Ðại Tín, cầm một phong thư nhỏ, nói:
-Việc quân khẩn cấp!...
Chỉ nói được bốn tiếng rồi thở lên hồng hộc, con ngựa y cưỡi cũng hý lên những tiếng bi thảm, ngã lăn ra đất kiệt lực chết ngay. Sứ giả đưa tin chân bước loạng choạng rồi hộc máu tươi ra, ngã lăn xuống đất, xem thơ đủ biết cả người lẫn ngựa rong ruổi đường xa, khí lực kiệt quệ.
Ðà chúa phân đà Ðại Tín nhận được tin của người bản đà đưa lại.
Người này là một đệ tử được phái đến Khất Ðan để do thám. Cứ xem y đeo năm túi cũng đủ biết là y chức phận không nhỏ.
Người Khất Ðan là đám giặc lớn đương đầu với nhà Ðại Tống, thường dấy quân xâm phạm bờ cõi, chiếm đất nhiễu dân,gây nhiều tai hoạ.
Cái Bang thường đóng vai sứ giả, đi lại trong hai nước để ngấm ngầm giúp nhà Ðại Tống.
Ðà chúa thấy ngũ đại đệ tử quên mình cúc cung tận tuỵ với sứ mạng thì biết ngay cái tin đưa đến tất là quan trọng và khẩn cấp vô cùng, nên không tự mình bóc thư ra, cầm cả phong đưa trình Kiều Phong, nói:
-Ðây là quân tình nước Khiết Ðan.
Kiều Phong đón lấy thư, mở ra thì bên trong còn có hộp sáp nhỏ. Ông bóp vỡ hộp sáp, vừa lấy thư ra chưa kịp coi, bất thình lình lại có tiếng vó ngựa rất gấp.
Một người cưỡi ngựa từ phía Ðông đang đi vào. Ðầu ngựa vừa chui vào rừng thì người cưỡi ngựa đã phi thân nhảy xuống, quát lên:
-Kiều Phong! Thư báo quân tình ở Khất Ðan ngươi không được xem!
Mọi người đều giật mình, nhìn xem ai thì ra một ông già râu tóc bạc phơ, mình mặc bộ cưu y vá nhiều chỗ. Ông già đã nhiều tuổi. Hai vị trưởng lão chấp pháp, truyền công đứng dậy, nói:
-Từ trưởng lão! Có việc chi mà đại giá tới đây?
Dân chúng Cái bang nghe tin Từ trưởng lão đến đều tỏ vẻ sửng sốt.
Nguyên Từ trưởng lão có địa vị tối cao ở Cái Bang, năm nay đã tám mươi bảy tuổi. Uông Bang chúa trước kia kêu ông bằng sư bá. Toàn thể người Cái bang đều thuộc hàng hậu bối Từ trưởng lão cả. Lão về ở ẩn đã lâu, không màng chi thế sự nữa.
Hàng năm, Kiều Phong cùng hai vị truyền công, chấp pháp theo lệ thường đến vấn an lão và chỉ nói những chuyện thường trong bản bang. Dè đâu lúc này lão đột ngột đến đây và ngăn Kiều Phong không được xem thư.
Mọi người thấy lão đến đều kinh ngạc.
Kiều Phong vội nắm lấy thư trong hai tay, cúi mình thi lễ, nói:
-Từ trưởng lão vẫn mạnh đấy a!
Rồi mở tay ra, đưa thư lên trước mặt Từ trưởng lão.
Kiều Phong là đương kim chúa tể Cái Bang, tuy địa vị của ông còn ở vai dưới Từ trưởng lão, nhưng gặp việc lớn trong bang trưởng lão vẫn phải tuân theo hiệu lệnh của ông. Ðừng nói là Từ trưởng lão, ngay đến các vị Bang chúa đời xưa phục sinh cũng vẫn phải tuân theo.
Không ngờ Từ trưởng lão lại không cho ông xem thư báo cấp về quân tình Khất Ðan mà ông không cự nự chút nào. Chính Từ trưởng lão cũng phải ngạc nhiên. Lão biết là việc cực kỳ quan trọng, nói:
-Tôi xin vô phép.
Ðoạn cầm ngay lấy thư ở trong tay Kiều Phong, lớn tiếng nói:
-Bà quả phụ Mã Ðại Nguyên sắp tới đây, có điều trần tình với các vị, mong các vị ở lại cả đây chờ nàng.
Dân chúng bang chăm chú nhìn Kiều Phong để xem ông bảo sao.
Kiều Phong nói:
-Giả tỷ là việc quan trọng thì chúng tôi ở lại đây chờ bà cũng không quản ngại.
Từ trưởng lão nói:
-Dĩ nhiên là việc trọng đại.
Từ chỉ nói vậy rồi không thêm gì nữa, hướng về Kiều Phong làm lễ tham kiến Bang chúa, đoạn ngồi xuống một bên. Ðoàn Dự đương tính thừa cơ lúc này nói chuyện với Vương Ngọc Yến. Chàng hỏi nhỏ:
-Vương cô nương! Lúc này Cái Bang đang lắm việc, chúng ta nên lánh đi hay cứ ở đây xem sao?
Vương Ngọc Yến nhíu đôi lông mày, đáp:
-Chúng ta là người ngoài, chẳng nên tham dự vào việc cơ mật của người.
Nhưng... nhưng không biết họ có tranh luận gì liên quan đến biểu ca ta không? Ta cứ thử nghe xem sao?
Ðoàn Dự phụ hoạ, nói:
-Phải đó! Theo lời họ nói thì dường như Mã Phó Bang chúa bị biểu huynh cô giết chết, để lại vợ goá không nơi nương tựa, tình trạng rất đáng thương.
Ngọc Yến vội nói:
-Không! Không phải đâu! Mã Phó Bang chúa không phải biểu ca ta giết. Kiều Bang chúa chẳng bảo thế là gì?
Nói đến đây lại nghe tiếng vó ngựa. Hai kỵ mã trông vào rừng hạnh đi tới.
Nguyên người Cái bang đã để lại bên đường dấu hiệu cho người bổn bang nhận biết đường mà đến hội họp. Ai cũng tưởng trong hai người này thì một là vợ Mã Ðại Nguyên, nhưng té ra không phải mà lại là một ông già và một bà già. Ông già thì bé nhỏ và thấp lủn củn còn bà già thì lại cao lớn phốp pháp, trông rất buồn cười.
Kiều Phong vừa trông thấy, vội vàng ra tiếp đón, nói:
-Hai vị Ðàm ông, Ðàm bà tại động Xung Tiêu núi Hoa Sơn giá lâm! Tôi không kịp ra đón, xin thứ lỗi cho Kiều Phong này.
Từ trưởng lão cùng các vị trưởng lão truyền công, chấp pháp cả thảy sáu người nhất tề bước ra thi lễ.
Ðoàn Dự biết ngay Ðàm công, Ðàm bà là hai nhân vật có danh vọng rất lớn trong võ lâm.
Bỗng thấy Ðàm bà nói:
-Kiều Bang chúa! Trên vai Bang chúa cắm bốn lưỡi đao làm trò gì vậy?
Nói rồi vươn tay ra nhổ bốn lưỡi đao, thủ pháp bà mau lẹ dị thường. Ðàm bà vừa nhổ đao xong, Ðàm ông tức khắc lấy trong bọc ra một cái bình sứ, mở nắp dốc thuốc tán thoa vào vai Kiều Phong. Thứ thuốc Kim Sang này vừa bôi vào, miệng vết thương đang vọt máu tươi ra mà lập tức ngừng chảy ngay.
Thủ pháp Ðàm bà nhổ đao đã mau lẹ ít người bì kịp, Ðàm ông lấy bình, mở nút dốc thuốc rịt thương, cầm máu, mấy động tác này tuy cũng mau lẹ dị thường nhưng người ta trông thấy rõ ràng, chẳng khác gì ma quỷ lộng phép.
Thuốc Kim Sang bôi đến đâu cầm máu đến đó, hiệu nghiệm như thần.
Kiều Phong đã biết vợ chồng Ðàm ông Ðàm bà là bậc cao nhân tiền bối trongvõ lâm. Lúc này thấy hai người nhổ đao trị thương cho mình dù là cử chỉ có hơi lỗ mãng, nhưng trong lòng cảm kích vô cùng. Giữa lúc ông ngỏ lời cảm tạ, đã cảm thấy vai mình đang tê buốt chuyển sang ngứa ngáy vã đã đỡ đau nhiều.
Ðàm bà lại hỏi:
-Kiều Bang chúa! Kẻ nào lớn mật dám lấy đao đả thương Bang chúa?
Kiều Phong cười, đáp:
-Chính tôi tự đâm vào đó!
Ðàm bà lấy làm lạ, hỏi:
-Sao lại tự đâm như vậy, chẳng hoá ra tự làm cho mình đau đớn?
Kiều Phong nghĩ bụng: "Việc nội biến trong bang mình không nên nói rõ cho người ngoài biết để bản bang cùng các vị trưởng lão khỏi mất thể diện", liền đáp:
-Ðó là tôi thử chơi. Cái vai u thịt bắp này dù có bị thương cũng không vào đến gân cốt.
Bốn vị trưởng lão Tống, Hồ, Trần, Ngô thấy Kiều Phong giấu nhẹm chân tướng cho mình thì trong lòng ngấm ngầm lấy làm hổ thẹn.
Ðàm bà cười khanh khách, nói:
-À! Bang Chúa nói dối ta. Nhưng ta biết cả rồi! Ngôi sao chiếu mệnh của Bang chúa quả là linh thiêng, y biết Ðàm công vừa mới chế được thứ thuốc chữa vết thương linh nghiệm vô song, có chỗ đem ra thí nghiệm.
Kiều Phong chẳng bảo là phải cũng chẳng cãi là không, chỉ mỉm cười. Ông nghĩ bụng:
-"Bà cụ này kéo bông đùa. Ai hơi đâu mà tự đâm mình mấy nhát dao để lấy chỗ thử thuốc của nhà bà xem có linh nghiệm hay không?
Ðàm bà lại hỏi:
-Mã quả phụ đâu? Nàng mời chúng ta đến đây mà chính nàng lại chưa tới ư?
Kiều Phong còn đang ngạc nhiên bỗng nghe chân ngựa lộp cộp, rồi một con lừa đột nhiên tiến vào rừng, trên lưng có một người ngồi quay mặt trở lại.
Ðàm bà lửa giận bốc lên, quát:
-Triệu Tiền Tôn! Thấy mụ đây, sao còn dám vô lễ? Ta đánh cho bét đít bây giờ!
Ai nấy nhìn người cưỡi lừa thì thấy y ngồi co người lại, tựa hồ như đứa nhỏ mới lên bẩy, lên tám.
Ðàm bà thò tay ra vỗ vào đít gã. Gã lăn long lóc xuống đất, đột nhiên vươn tay duỗi chân biến thành một người rất cao lớn. Mọi người thấy vậy cả kinh.
Ðàm công nét mặt vẫn thản nhiên, hỏi:
-Lý huynh! Lại muốn làm trò khỉ gì đó? Ta cứ nhìn thấy mặt ngươi là khó chịu!
Gã này dường như tuổi già nhưng thực không phải là già mà bảo y còn trẻ thì không chắc đã trẻ, có thể phỏng đoán y từ ba mươi đến sáu mươi tuổi. Còn về tướng mạo, xấu không xấu hẳn, đẹp không đẹp thật. Gã không nói năng gì đến Ðàm ông, quay lại bảo Ðàm bà:
-Tiểu Quyên! Gần đây vẫn vui vẻ chứ?
Ðàm bà người to lớn như hộ pháp, tóc trắng như bạc, mặt đầy dăn deo, tên bà là Tiểu Quyên như có vẻ yểu điệu thướt tha, nên mọi người thấy Triệu Tiền Tôn kêu bà rằng Tiểu Quyên đều phải phì cười.
Ðoàn Dự đang nghĩ thầm:
-Các bà lúc còn nhỏ thường gọi là Tiểu Quyên, sao lúc già không đổi là Lão Quyên?
Bỗng lại nghe tiếng chânđứng đối diện, tỷ phu ta cũng không thể nhận ra được.
Du Thản Chi tiến lên mấy bước. A Tử vỗ tay khen hay rồi bảo Thất Lý:
- Ngươi lấy năm chục lạng bạc để thưởng cho tên thợ rèn đã làm việc chu đáo!
Thất Lý nói:
- Xin vâng. Ða tạ Quận chúa.
Nguyên Gia Luật Hồng Cơ muốn chiều lòng Tiêu Phong đã đặc biệt giáng chỉ phong A Tử làm Ðoan Phúc quận chúa. Cung Ðoan Phúc này cấp riêng cho nàng làm nơi cư trú.
Du Thản Chi nhìn qua lỗ mắt trên mặt nạ thấy A Tử tươi cười xinh đẹp vô cùng, thì trong lòng không khỏi rung động. Gã thấy nàng cười nói tuy chẳng hiểu gì, nhưng cũng thấy khoan khoái trong lòng bất giác nhìn nàng chằm chặp không chớp mắt. A Tử thấy Du Thản Chi đeo mặt nạ coi rất kỳ dị, song nhận ra gã vẫn nhìn mình không chớp mắt, liền hỏi:
- Thằng lỏi ngu ngốc kia! Mi nhìn ta làm chi vậy?
Du Thản Chi ấp úng:
- Tôi... tôi không biết!
A Tử hỏi lại:
- Mi đeo mặt nạ có dễ chịu không?
Du Thản Chi lại hỏi:
- Cô nương thử đoán xem có dễ chịu không?
A Tử cười khanh khách đáp:
- Ta nghĩ không ra.
Nàng thấy cửa miệng Du Thản Chi rất hẹp chỉ đủ để ăn cơm húp canh. Còn muốn ăn thịt phải phải nghiền nát ra mới đưa vào được. Như vậy dù gã muốn cắn ngón chân mình cũng không thể được, liền cười hỏi:
- Sỡ dĩ ta bắt mi phải đeo mặt nạ để vĩnh viễn mi không cắn ta được.
Du Thản Chi mừng thầm, nói:
- Phải chăng cô nương muốn tôi... tôi ở luôn bên mình để hầu hạ?
A Tử đáp:
- Chà! Mi là một đứa khốn nạn, để mi ở bên mình đặng mi nghĩ cách hại ta phải không?
Du Thản Chi nói:
- Tôi quyết không để ý hại cô nương. Tôi chỉ thù một mình Tiêu Phong mà thôi.
A Tử nói:
- Mi muốn hại tỷ phu ta, phỏng có khác gì hại ta?
Du Thản Chi nghe A Tử nói vậy trong lòng chua xót, không biết trả lời thế nào.
A Tử cười nói:
- Mi muốn hại tỷ phu ta, ta tưởng lên trời cũng không khó bằng. Thằng ngốc kia! Mi có muốn chết không?
Du Thản Chi đáp:
- Dĩ nhiên là tôi không muốn chết. Có điều hiện giờ trên đầu tôi chụp một cái lồng sắt thành thử người chả ra người, quỷ chả ra quỷ thì dù chết cũng vậy thôi, chả khác gì.
A Tử nói:
- Nếu quả mi muốn chết thì ta cho mi được toại nguyện, có điều không phải được chết một cách dễ dàng đâu.
Nàng quay sang bảo gã Thất Lý đứng bên cạnh:
- Thất Lý! Ngươi lôi nó ra chặt cánh tay trái đi!
Thất Lý dạ một tiếng rồi lôi Du Thản Chi đi.
Du Thản Chi cả kinh la lên:
- Không! Không! Tôi không muốn chết! Cô nương... Cô nương đừng sai chặt cánh tay tôi.
A Tử cười lạt nói:
- Lời ta đã nói ra lẽ nào không thi hành, trừ phi... mi chịu quỳ xuống khấu đầu!.
Du Thản Chi còn đang ngần ngừ, Thất Lý đã lôi gã ra hai bước.
Du Thản Chi không dám chần chừ nữa, quỳ mọp ngay xuống dập đầu lạy, đầu gã chụp lồng sắt chạm xuống đá xanh kêu"boong boong."
A Tử cười khanh khách đáp:
- Từ thuở nhỏ ta chưa được nghe ai dập đầu lại có âm thanh dễ nghe như vậy. Mi lạy thật lâu cho ta nghe.
Du Thản Chi là một vị Tiểu trang chúa ở Tụ Hiền trang, dù gã văn dốt võ dát mọi người trong trang đều biết gã là một thiếu niên đốn mạt, nhưng con Du Ký chết rồi, Du Câu chỉ có mình gã, quý gã như hòn ngọc báu.
Tiểu Trang chúa gọi một tiếng ngươì nhà đã răm rắp. Từ thuở nhỏ gã đã được nuông chiều, ăn sung mặc sướng, có bao giờ chịu khổ nhục như ngày nay?
Lúc Du Thản Chi mới thấy Tiêu Phong gã còn có khí phách quật cường, thà chết chứ không chịu quỳ lạy. Nhưng mấy bữa nay từ tâm hồn cho đến thể xác, gã chịu không biết bao nhiêu là đau đớn cực nhục cho nên mất hết chí khí của trang thiếu niên. Gã vừa nghe A Tử muốn chặt tay mình, bắt gã quỳ xuống, gã cũng phải quỳ rồi bắt gã lạy gã cũng phải lạy. A Tử bảo gã dập đầu nghe hay, gã cũng dập đầu lia lịa kêu"boong boong."
A Tử tủm tỉm cười nói:
- Hay lắm! Từ đây trở đi, ta sai bảo ngươi điều gì, ngươi không kháng cự thì thôi. Nếu còn trái lệnh, lập tức ta sai chặt tay, mi đã nhớ chưa?
Du Thản Chi nói:
- Vâng, vâng.
A Tử nói:
- Ta cho ngươi đội cái lồng sắt, ngươi có hiểu tại sao không?
Du Thản Chi nói:
- Thực tình tôi không biết.
A Tử nói:
- Ðáng lẽ mi chết rồi, ta cứu mạng mi mà mi không biết cám ơn ta. Tiêu đại vương muốn bằm mi nát ra như cám, mi có biết không?
Du Thản Chi đáp:
- Y là kẻ thù giết cha tôi, cố nhiên không chịu buông tha.
A Tử nói:
- Y giả vờ tha mi, rồi lại sai người đi bắt ngươi về để băm vằm mi ra. Ta thấy mi là một đứa nhỏ không đến nỗi hèn hạ lắm, nên sai người bắt mi về đây, giết mi đi nghĩ cũng tội nghiệp, nên ta phải nghĩ cách giấu mi. Nếu Tiêu đại vương lại gặp mi thì mi tất phải chết mà rầy rà đến cả ta nữa.
Du Thản Chi chợt tỉnh ngộ nói:
- À! Thế ra cô nương đúc cái lồng sắt này bịt đầu tôi là để cứu mạng cho tôi. Tôi cảm kích vô cùng!
Chính A Tử đã làm cho gã đau đớn ê chề, lại bịp gã khiến gã đem lòng cảm kích. Nàng thấy gã tin lời mình mà khoan khoái vô cùng, mỉm cười nói:
- Vì thế mà rồi đây mi có gặp Tiêu đại vương thì đừng nói năng chi hết để y không nghe được thanh âm mà nhận ra mi nữa. Nếu mi lên tiếng, y nhận ra mi, tất đem chặt một cánh tay mi đi. Rồi đi một thời gian ngắn lại chặt nốt một cánh tay thứ hai.
A Tử quay sang bảo tên đội trưởng:
- Thất Lý! Ngươi đi thay quần áo Khất Ðan cho gã mặc, tắm rửa cho sạch những vết máu mủ tanh hôi trong người gã đi!
Thất Lý vâng lệnh lôi Du Thản Chi ra ngoài.
Chẳng mấy chốc tên đội trưởng lại đưa gã vào.
A Tử thấy gã đã thay mặc quần áo Khất Ðan. Thất Lý muốn lấy lòng A Tử, cho gã mặc quần áo sặc sỡ, giống một tên tiểu sửu (thằng hề trong tuồng tàu).
A Tử cả cười nói:
- Ta đặt tên cho mi là Thiết Sửu. Từ đây nếu ta kêu Thiết Sửu thì mi phải thưa ngay.
Rồi nàng cát tiếng gọi to:
- Thiết Sửu! Du Thản Chi vội đáp:
- Dạ, dạ!
A Tử thích lắm đột nhiên nàng nhớ ra điều gì hỏi:
- Thất Lý! Có phải nước Ðại Tự bên Tây Vực đem đến biếu một con sư tử không? Ngươi kêu quản sư đem nó vào đây, đồng thời gọi mấy tên vệ sĩ đến nữa.
Thất Lý vâng lệnh chạy đi. Mười sáu tên vệ sĩ tay cầm trường mâu chạy vào điện, khom lưng thi lễ trước A TưÛ. Ðoạn đứng ngay người lên, chỉa mười sáu mũi trường mâu ra phía ngoài để bảo vệ cho A Tử.
Chỉ trong khoảnh khắc ngoài điện có tiếng sư tử gầm thét. Tám Ðại Hán khiên một chiếc củi sắt đi vào. Trong cũi có một con sư tử đực chạy quanh. Con sư tử này lông vàng bờm dài nanh vuốt rất nhọn trông rất hung dữ. Gã quản sư tay cầm roi da đi trước.
A Tử thấy con sư tử hung mãnh mà phát khiếp. Nàng hớn hở nói:
- Thiết Sửu! Ta bảo ngươi làm một việc, thử coi ngươi có chịu nghe lời ta không?
Du Thản Chi đáp:
- Vâng!
Gã trông thấy con sư tử thì trong lòng hồi hộp tự hỏi: "Không biết A Tử có dụng ý gì đây?" nghe nàng nói trống ngực đánh hơn trống làng.
A Tử nói:
- Ta không hiểu cái lồng sắt bịt đầu ngươi có được kiên cố không? Vậy ngươi thử dò đầu sắt vào cho con sư tử cắn mấy miếng thử xem có vỡ được không?
Du Thản Chi nghe nói cả kinh ấp úng:
- Cái đó... Cái đó... Không nên thử làm chi. Giả tỷ nó cắn vỡ thì đầu tôi...
A Tử gắt gỏng:
- Mi thật là đồ vô dụng! Có việc cỏn con thế mà đã khiếp sợ. Kẻ là đại trượng phu thì coi cái chết như không mới phải. Và ta chắc rằng nó cắn không vỡ được đâu.
Du Tharn Chi nói:
- Cô nương! Chuyện này há phải trò đùa. Giả tỉ nó cắn không vỡ thì cái lồng sắt cũng bị móp méo, và đầu tôi...
A Tử cười khanh khách nói:
- Thì đầu ngươi có méo xệch đi cũng chẳng sao. Thằng lỏi này thật khoa chịu quá! Cái đầu mi cũng chẳng còn đẹp đẽ gì nữa. Dù cái lồng có méo mó thì cái đầu ngươi ở bên trong cũng chẳng ai trông thấy. Hà tất ngươi phải quan tâm nó đẹp hay xấu?...
Du Thản Chi vội nói:
- Có phải tôi còn có tham vọng cho cái đầu dễ coi đâu?...
A Tử sa sần nét mặt gạt phắt đi:
- Mi không nghe lời ta ư? Ðược lắm!
Ðoạn nàng quay ra bảo gã đội trưởng:
- Thất Lý! Ngươi quẳng cả người nó vào trong củi cho sư tử ăn thịt đi!...
Thất Lý"dạ"một tiếng rồi chạy lại nắm lấy Du Thản Chi.
Du Thản CHi nghĩ thầm: "Nếu quẳng cả người mình vào cũi cho sư tử cắn thì còn chi là tính mạng. Thôi ta đành nghe lời cô này thò cái đầu sắt vào củi, còn sống hay chết đành phó mặc số phận"
Nghĩ vậy gã la lên:
- Thôi đừng! Tôi xin vâng lời cô nương!
A Tử cười nói:
- Có thế chứ! Ta bảo cho ngươi biết:
từ đây trở đi ta biểu ngươi làm sao thì lập tức ngươi phải làm ngay! Nếu còn bướng bỉnh để bản cô nương nổi nóng thì không hay đâu.
Ðoạn nàng thét gã đội trưởng:
- Thất Lý! Ngươi nọc cổ gã ra đánh ba chục roi để từ đây cho gã biết phép.
Thất Lý vâng lệnh lập tức rút lấy cây bì tiêu trong tay gã quả sư quất vào lưng Du Thản Chi.
Du Thản chi đau quá không chịu được, rú lên một tiếng:
- Úi chao!
A Tử nói:
- Thiết Sửu kia! Ta cho mi hay:
ta sai người đánh mi tức là ta tử tế với mo lắm đó. Thế mà mi lại la làng. Phải chăng mi không muốn ta sai người đánh mi?
Du Thản Chi vội nói:
- Không! Không! Tôi vui lòng lắm. Xin đa tạ cô nương có lòng hạ cố đã cho tôi được ăn đòn.
A Tử thét:
- Ðánh đi!
Thất Lý quất veo véo liền một lúc đến mười roi.
Du Thản Chi nghiến chặt hai hàm răng chịu đựng không dám hé miệng. Bởi vì gã đã đội lồng sắt những ngọn roi chừa đầu gã ra, chỉ vụt vào lưng, nên gã có thể nhẫn nại được.
A Tử thấy gã chịu đựng không rên rỉ gì, lại cảm thấy trò này vô vị hỏi:
- Thiết Sửu! Ta lại hỏi ngươi, có phải ngươi nói vui lòng để ta sai người đánh mi không?
Du Thản Chi đáp ngay:
- Vâng!
A Tử lại hỏi:
- Ngươi nói thực hay nói dối? Ta nghĩ rằng ngươi buột miệng nói để bịp ta.
Du Thản Chi nói:
- Thực tình như vậy, đâu dám lừa bịp cô nương.
A Tử nói:
- Mi đã vui lòng, sao lại không cười, và không reo lên "Thú quá! Thú quá!"
Du Thản Chi bị nàng hành hạ đến ruột, tan hồn, quên cả mối căm thù. Nàng nói làm sao cũng bào hao làm vậy. Gã miễn cưỡng lên tiếng:
- Cô nương đối với tôi thật là phúc đức. Tôi dược ăn đòn khoan khoái vô cùng!
A Tử nói:
- Thế mới phải chứ! Nào ta thử xem.
Nàng nói xong đập bàn một cái, Thất Lý giơ roi lên vụt tới tấp.
Du Thản Chi cười ha hả nói:
- Sướng quá! Sướng quá! Ða tạ cô nương đã ban ơn cho.
A Tử lại đập bàn ra hiệu roi lại quất xuống, Du Thản Chi vẫn bám gan chịu đòn reo lên:
- Ða tạ cô nương đã cứu mạng cho, Roi đòn này thật là sung sướng.
Chỉ trong khoảnh khắc đã đánh đến hai chục roi, kể cả đòn đánh trước tổng cộng đến ba mươi roi.
Du Thản Chi bị đau ê ẩm cả người loạng choạng bước đến bên cũi sắt. Gã nghiến răng thò đầu vào trong cũi.
A Tử bảo gã quản sư:
- Ngươi cho sư tử cắn gã đi. Sao mãi nó không vồ?
Gã quản sư quát lên mấy tiếng. Con sư tử nghe hiệu lệnh chồm lại há miệng thật to cắn vào đầu Du Thản Chi.
Bỗng nghe tiếng xào xạo. hàm răng sư tử nhá chiếc lồng sắt. Du Thản Chi sợ quá nhắm mắt lại.
Gã cảm thấy một luồng nhiệt khí qua những lỗ hỗng lồng sắt chui vào thì biết rằng cả cái đầu mình đã lọt vào hàm sư tử. Tiếp theo gã cảm thấy trước trán và sau gáy đau đớn kịch liệt.
Nguyên người thợ rèn lúc chụp cái lồng sắt vào đầu gã, đầu và mặt mũi bị lồng sắt còng nóng bỏng làm cho gã xém da cháy thịt. Sau mấy bữa những vết thương mới đong vẩy. Bây giờ sư tử cắn vào, những vết thương lại toét ra.
Sư tử cố sức gặm mà cắn không vào, lại thấy đau răng. Nó nổi hung giơ vuốt lên cào vai Du Thản Chi.
Du Thản Chi bị sư tử cào vai bị thương đau tới xương tủy hét lên một tiếng Úi chao! rùng rợn.
Con sư tử thấy trong miệng mình tự nhiên bật lên tiếng thét thì không khỏi giật mình, há miệng ra lùi lại phía sau cũi sắt.
Nên biết rằng sư tử hay hùm beo tuy đều là loài thu sdữ nhưng không phải nó chỉ một mực liều lĩnh vồ cànkhông suy xét. Lúc gặp điều gì khác lạlà nó lại thụt về để coi cho rõ xem có nên vồ nữa hay không, nhất là con sư tử này sau khi bị bắt, tính hung hăn giảm đi rất nhiều. Du Thản Chi vừa la lên một tiếng, sư tử sợ quá lùi lại.
Gã quản sư coi đó là một việc mất thể diện cho mình, gã lại lớn tiếng quát tháo giục sư tử vồ Du Thản Chi cắn nữa.
Du Thản Chi cả giận, đột nhiên vươn tay nắm lấy cổ áo gã quản sư gắng sức kéo mạnh, lôi đầu gã đứt vào cũi sắt.
Gã quản sư rú lên.
A Tử thích quá vỗ tay cười ha hă:
- Hay quá! Hay quá! Ta được coi hai người đánh nhau trí mạng thật là tuyệt!
Mấy tên quân Khất Ðan toan chạy ra gỡ gã quản sư ra khỏi tay Du Thản Chi, nhưng nghe A Tử nói vậy lại thôi. Gã quản sư hết sức cựa quạy, nhưng lúc này Du Thản Chi đã nổi tinh, cố giữ chằng chằng gã quản sư, nhâùt quyết không chịu buông tha.
Gã quản sư chỉ còn trông con sư tử lại cứu mình, gãthét lên:
- Cắn! Cắn chết đi!
Con sư tử lại nghe gã giục rối rít, gầm lên một tiếng đau tai nhức óc, nhảy chồm lại. Nó chỉ thấy chủ nhân giục cắn chết đi mà không biết cắn ai? Nó nhe hàm răng sắc nhọn, trắng ởn ngoạm rau ráu cắn đứt một bên đầu gã quản sư, óc và máu tươi vọt ra tung tóe nhày nhụa trên mặt đất!
A Tử hớn hở tươi cười reo ầm lên:
- Ha ha! Thiết Sửu đại thắngThiết Sửu đại thắng!
Nàng vẫy tay ra lệnh cho mấy tên quân Khất Ðan khiêng cũi sư tử đi và đem tử thi gã quản sư ra ngoài. Ðoạn nàng bảo Du Thản Chi:
- Thế là được rồi! Mi đã làm cho ta được vừa lòng trong chốc lát. Ta muốn thưởng mi mà chưa biết thưởng gì đây?
Nàng chống tay lên cằm ra chiều suy nghĩ.
Rồi! Mi toan ở chờ Tiêu đại vương đến thăm ta, mi thừa cơ hạ thủ để sát hại đại vương, báo thù cho cha mẹ mi phải không?
Du Thản Chi nói:
- Tiểu nhân đến đây cốt để báo thù cho song thân nhưng không ngờ vụ này lại dính líu đến cô nương.
A Tử nói; - Tại sao mi lại thích làm nô lệ cho ta?
Du Thản Chi đáp; - Cô nương là người đẹp nhất trên trần gian. Tiểu nhân... Tiểu nhân tưởng tìm khắp thiên hạ cũng không tìm được người thứ hai nào như cô nương!
Gã nói câu này thật là hỗn xược vô cùng! Giả tỉ A Tử là một cô gái tầm thường mà thấy kẻ đê hèn dám ra điều trêu cợt thì đã giết rồi. Nhưng A Tử lại ưa nghe người ta tán tụng mình dẹp.
A Tử là một cô gái nhỏ tuổi tuy nhan sắc mỹ miều song chưa hết độ trưởng thành hơn nữa nàng bị trọng thương chưa khỏi hoàn toàn người vẫn gầy nhom vàng ửng, mà biểu đẹp nhất trần gian thì thật là quá đáng. Nhưng nàng thấy ở đời có kẻ khen mình nhan sắc khuynh thành cũng nức lòng hả dạ.
A Tử toan ưng thuận lời khẩn cầu của Du Thản Chi, bỗng có thị vệ báo:
- Ðại vương đã đến!
A Tử đưa mắt nhìn Du Thản Chi khẽ hỏi:
- Ngươi có sợ không?
Du Thản Chi run run đáp:
- Không sợ.
Thực ra gã nghe Tiêu Phong đến hồn vía đã rụng rời. Nếu quả gã không sợ thật thì việc gì vừa nói vừa run?
Bỗng thấy cửa điện mở rộng. Tiêu Phong mình mặc áo cừu nho, lưng thắt đai lụa đi đến.
Tiêu Phong vừa bước vào cửa điện đã nhìn thấy ngay vũng máu tươi lại thấy một người đầu chụp lồng sắt, trông điệu bộ rất kỳ dị, ông nhìn A Tử cười hỏi:
- Bữa nay coi khí sắc cô có vẻ tươi cười, chắc lại có trò chơi gì mới lạ?
A Tử cười đáp:
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49
  • Hồi 50
  • Hồi 51
  • Hồi 52
  • Hồi 53
  • Hồi 54
  • Hồi 55
  • Hồi 56
  • Hồi 57
  • Hồi 58
  • Hồi 59
  • Hồi 60
  • Hồi 61
  • Hồi 62
  • Hồi 63
  • Hồi 64
  • ánh, tất đã cố sức chịu đựng, hơn nữa mi vui vẻ tự động hiến thân để hứng lấy những roi đòn mới phải. Mi đã la làng là trong lòng mi không phục ta rồi. Thôi! Mi không muốn để ta đánh chẳng thèm sai người đánh cho bẩn tay.
    Du Thản Chi nghe A Tử nói vậy lại càng sợ hãi, người gã run lên mình sởn gai ốc. Gã biết rằng nếu A Tử không đánh gã nữa thì nhất định nàng sẽ nghĩ ra thứ hình phạt còn thảm khốc gấp mười thà rằng chịu mấy chục roi đòn đi còn hơn.
    Nghĩ vậy gã vội kêu van:
    - Tiểu nhân thực có lỗi! Tiểu nhân thực có lôi. Xin cô nương cứ đánh, đánh nữa cho! Tiểu nhân được đội ơn đức rất nhiều! Cô nương đánh nhiều chừng nào có bổ ích cho tiểu nhân chừng ấy.
    A Tử mỉm cười hỏi:
    - Mi cũng khá thông minh đấy, nhưng ta chả mắc mưu mi đâu. Phải chăng mi nói đãi lòng xin ta càng đánh hay là để ta hả dạvà sẽ tha cho mi.
    - Tiểu nhân không dám nói đãi lòng cô nương.
    A Tử lại hỏi:
    - Mi chân tâm muốn ta đánh thật nhiều ư?
    Du Thản Chi đáp:
    - Ðúng là tâm nguyện của tiểu nhân như vậy.
    A Tử nói:
    - Nếu vậy được lắm! Ta sẽ cho mi được toại nguyện.
    Ðoạn nàng quay sang bảo gã đội trưởng:
    - Thất Lý! Ngươi đánh gã đủ một trăm roi cho gã tâm nguyện được ăn nhiều đòn.

    Truyện Lục Mạch Thần Kiếm Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 ">Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 í Hiểm-" href="index.php?tuaid=3897&chuongid=63">Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160(hết)