Thời Hải Ngoại
Chương Hai mươi

Bước vào năm 1988 này, có hai sự kiện làm cho tôi phải có những thay đổi mạnh mẽ trong cảm súc và sáng tác.
Trước hết, tôi luôn luôn cho rằng chiến tranh lạnh xẩy ra giữa hai khối Tư Bản và Cộng Sản là đầu dây mối rợ của cuộc chia đôi nước Việt Nam và là mầm mống của chiến tranh hay hoà bình giữa hai miền đất nước. Cho tới năm 1988 này, khối Cộng Sản đã tỏ ra thua cuộc trong cuộc chiến tranh lạnh đó rồi! Sự thất bại về nông nghiệp và gia cư cùng với cuộc chiến tranh A Phú Hãn đã khiến cho Nga Sô kiệt quệ và làm cho ông trùm đỏ Gorbachef thấy rằng bây giờ mà không chấm dứt cuộc thi đua vũ khí với Hoa Kỳ... không cải tổ và cởi mở (glasnost) thì chết! Chiến tranh lạnh đã tới lúc phải cáo chung.
Hãy ôn lại lịch sử của cuộc chiến tranh lạnh dài gần 50 năm này và nhìn vào sự chi phối của nó đối với Việt Nam:
Thế Quốc Cộng đã có từ 1943 và ngay khi cuộc Thế Chiến Hai chưa tới hồi kết thúc, trong hai hội nghị Yalta và Postdam (1945) để chia vùng ảnh hưởng, các cường quốc - đúng hơn là hai phe Tư Bản và Cộng Sản - đã đồng ý với nhau, chia hai nước Cao Ly và Việt Nam ra làm đôi - và sau đó là sự chia bốn của thủ đô Berlin, Đức Quốc.
Chia vùng ra để cai trị thế giới, nhưng đế quốc đỏ không lúc nào bỏ ý đồ bành chướng, còn đế quốc xanh thì phải luôn luôn đề phòng, chống giữ cho nên cả hai đều duy trì và phát triển bộ máy chiến tranh. Nhưng cả hai đều không muốn có chiến tranh, vì nếu Thế Chiến Ba xẩy ra thì vũ khí nguyên tử mà hai bên đem ra sử dụng, sẽ tiêu diệt loài người.
Rồi vì đã không muốn có chiến tranh nóng thì phải làm cuộc chiến tranh lạnh. Chiến tranh này cũng chia ra nhiều thời kỳ lạnh và nóng:
- Từ 1945 cho tới 1954, nó còn là chiến tranh nóng với việc trở lại thuộc địa ở Đông Dương cũ của Thực Dân Pháp, cụ thể là cuộc chiến tranh mà sử gia thường gọi là The First Vietnam War.
- Từ 1954 tới 1960, sau khi Hội Nghị Geneva bắt cuộc chiến tranh Việt-Pháp phải chấm dứt, hai phe Nga-Mỹ lại trở về cuộc chiến tranh lạnh, nước Việt Nam - lúc đó đã bị chia hai - được khá yên ổn trong một thời gian 4, 5 năm...
- Từ 1961 tới 1968, sau khi Mỹ ngăn không cho Nga đem hoả tiễn vào Cuba thì chiến tranh nóng hẳn lên, Việt Nam lại là nơi thử thách. Mỹ leo thang chiến tranh, đổ bộ vào Đà Nẵng cho tới sau Tết Mậu Thân, 1968, mới chuẩn bị xuống thang dần dần. Mỹ vào Việt Nam làm gì, nếu không phải là để bao vây Trung Cộng? The Second Vietnam War do đó phải có.
- Từ 1969 trở đi là cuộc xuống thang chiến tranh của Mỹ, sau khi khối Cộng đã bị chia đôi vì Trung Cộng và Nga Sô đánh nhau ở biên giới (1970) cho tới ngày Nga Sô (1990) suy sụp vì kinh tế sau suốt 4 thời kỳ thi đua võ khí với Mỹ mà phải hoàn toàn thay đổi chế độ.
Mặt khác, sau khi Kissinger dàn xếp được cuộc gặp gỡ Mao-Nixon, Mỹ rút ra khỏi Việt Nam. Có thể nói rằng Mỹ đã thua trận ở Việt Nam nhưng vào lúc này, khối Cộng Sản đã yếu đi vì có sự chia rẽ trầm trọng giữa hai nước Nga Sô và Trung Cộng. Cuối cùng khi các chế độ ở Nga Sô và Đông Âu tan rã thì cuộc chiến tranh lạnh sẽ kết thúc với phần thắng về phe Tư Bản.
Nhưng ở Việt Nam, sau khi Mỹ rút hết quân, vào năm 1975, phần thua lại về phe quốc gia. Rồi 15 năm sau, khi chiến tranh lạnh trên thế giới hoàn toàn kết thúc thì chiến tranh lạnh (hay nội chiến lạnh?) sẽ vẫn cứ còn ở Việt Nam khi con số hai triệu người Việt tản cư ra nước ngoài, trở thành đối trọng với một Việt Nam (dù sao cũng là) chính quốc...
Việc thứ hai làm tôi thay đổi tâm lý là vì cuộc di cư (exodus) của người Việt Nam đã tới một giai đoạn mới. Hãy nhìn vào tiến trình từ đầu của cuộc di cư này cho tới nay:
- Từ 1975 cho tới 1979, trong đợt đầu của cuộc di tản, 120.000 người Việt đột khởi ra đi, đa số là thị dân và trí thức được Âu hóa không ít thì nhiều. Họ là những người tốt số nhất trong toàn thể nạn nhân của cuộc chiến tranh nóng và lạnh do hai đế quốc đem vào thực nghiệm ở Việt Nam. Không ai trong họ hiểu biết kỹ càng về một chế độ làm cho họ phải di cư, nhưng ai cũng sợ Cộng Sản và đều thấy mình là những người may mắn được đem đi tị nạn. Trong những năm đầu, họ còn rất lưu luyến với Việt Nam nhưng khi đã an cư lạc nghiệp, con cái thành tài và thành nhân, tuổi họ cao dần... thì họ ít băn khoăn, ít ưu tư về những gì xẩy ra nơi cố quốc. Khi Việt Nam bị thảm bại về kinh tế mà phải đi vào thị trường tự do với chính sách cởi mở thì họ là thành phần về thăm quê cũ trước tiên và nhiều nhất.
- Từ 1979 tới 1985, là cuộc ra đi của những thuyền nhân. Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Cộng đã khiến cho chính quyền Hà Nội muốn trục xuất những người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam. Nhà Nước bèn khuyến khích hay cưỡng chế họ ra đi sau khi đóng tiền cho cán bộ. Đợt người tị nạn bằng thuyền này nên được gọi là thuyền nhân có tổ chức. Còn có thêm con số khổng lồ của những thuyền nhân bột phát là những người, từ 1975, đã tìm đủ mọi cách để ra khỏi Việt Nam, lợi dụng cuộc ra đi của người Việt gốc Hoa để vượt biên, tị nạn. Đó là những người đã sống 4, 5 năm dưới chế độ Cộng Sản, với thành phần xã hội khá phức tạp, không thuần nhất như đợt di tản đầu tiên.
- Từ 1985 tới 1992, là chương trình ODP với diện con lai và đoàn tụ gia đình.
- Từ 1992 trở đi là sự xuất cảnh của những người đi theo diện HO. Đây là thành phần mang trong lòng sự căm thù Cộng Sản dữ dội nhất vì đa số đã bị giam giữ quá lâu trong các trại cảo tạo.
Là người nghệ sĩ mà cha mẹ sinh ra rồi ban phát ngay cho một cảm tính là rất nhạy cảm... trong quá trình sáng tác, do trực giác nhanh nhẹn, tôi dễ dàng bị rung động bởi bất cứ một biến cố to nhỏ nào và đem ngng kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nét trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng...
Bài hát của Nam Lộc được phổ biến mạnh trong khối người Việt ti nạn đầu tiên ở hải ngoại. Chỉ ít lâu, từ Saigon, Nguyễn Đình Toàn gửi ra ngoại quốc bài Saigon Niềm Nhớ Không Tên như để đáp lời Nam Lộc:
Saigon ơi tôi mất người như người đã mất tên
Như dòng sông nước cuộn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Lòng nhủ thầm em có nhớ không?
Saigon ơi đâu những ngày khi thành phố xôn xao?
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc mầu, nay còn gì đâu?
Thật là thú vị cho người được nghe cả hai bài hát là tôi. Trong bài hát của mình, người ra đi Nam Lộc hỏi: Saigon ơi nắng có còn vương trên đường đi? Mưa có còn ngập lối đường về? Lá có còn đổ xuống công viên? Thì người ở lại Nguyễn Đình Toàn trả lời:
Saigon đâu còn những ngày mưa mùa, khoác áo đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu mùi hoa quán nhạc đêm về
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly?
Saigon ơi thôi hết rồi những ngày hát bên nhau
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu?
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu, còn gì đâu?
Phản đối sự thay tên của thành phố thân yêu, Nguyễn Đình Toàn còn có những câu mất mát khác: Mất từng con phố đổi tên đường nên...
...khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
.......
Mất trường xưa mất tuổi thiên thần
Mất hi vọng xa mất mộng ước gần...
Tất cả, ôi còn gì đâu?
Cả hai bài hát mất Saigon 1 này được tất cả người Việt hải ngoại thích nghe, thích hát vì ai ai cũng đang sống trong niềm nhớ nhung Saigon rất là khủng khiếp.
Xin kể thêm các nhạc sĩ khác, kẻ trước người sau, lần lượt ra đi và cũng nhớ thương Saigon như Nam Lộc, Nguyễn Đình Toàn: Trần Lãng Minh với Saigon Ơi Ta Sẽ Về, Hà Thúc Sinh với Hẹn Em Saigon, Trầm Tử Thiêng với Đêm Nhớ Về Saigon, Lê Uyên Phương với Khi Xa Saigon, Hoàng Ngọc Ấn và Phạm Đình Chương với Cho Một Thành Phố Mất Tên v.v...
Bài Saigon Ơi Vĩnh Biệt thành công làm cho Nam Lộc có hứng khởi để soạn thêm bài hát Người Di Tản Buồn:
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhăn nhoà.
Bạn ơi đó là người di tản buồn
Ngày ra đi lặng câm trong đớn đau
Rồi đêm khuya về trong đôi mắt sâu
Đời như chôn vào con phố u sầu...
Sống tại những thành phố hoa lệ Hoa Kỳ, lái xe láng coóng trên xa lộ rộng rãi nhưng người di tản buồn vẫn van xin:
Cho tôi xin lại một đời
Một đời sống với quê hương.
Cho tôi đi lại đoạn đường
Hàng cây vươn đầy bóng mát
Cho tôi an phận ngàn đời
Bên bờ đê vắng làng tôi.
Với những câu hát xin đi lại đoạn đường quê hương không phải chỉ có những con phố mất tên mà còn có cả con đê vắng làng xưa và với chuyện người đi cách mặt xa lòng, hàng cây lá đỏ trông tìm, người di tản buồn Nam Lộc và người ở lại (càng buồn hơn nữa) Nguyễn Đình Toàn đều có một hành trình như tôi nghĩa là, hoặc đi trên con đường ''tạm dung'' ở ngoài nước, hoặc đi trên con đường ''tạm tha'' (rồi lại vượt biên và bị bắt lại) ở trong nước, đi con đường nào thì cũng chỉ những nhớ cùng thương mà thôi!
Hai bài hát của Nam Lộc là làn gió đầu mùa kéo theo những bài hát của những người khác có nội dung tuyên ngôn như nhớ mầu cờ, phục quốc, quật khởi hay tâm tình như nhớ Saigon, gửi quà về quê hương, những đề tài gần gũi đối với người tị nạn. Tác phẩm của họ được tung ra vào lúc ngành sản xuất băng cassette bắt đầu khởi sắc nên càng được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng.
Năm 1980 là lúc người tị nạn đã ổn định cuộc sống mới. Những hội đoàn chính trị, tôn giáo, xã hội đã thành lập. Trong bất cứ một cộng đồng to nhỏ nào cũng đều có chợ Việt Nam, có người mua kẻ bán, có thị trường bán thẳng cho người mua hay qua bưu phẩm cho nên đã có những hiệu bán sách, bán băng, những nhà xuất bản sách, báo và sản xuất băng cassette.
Một người chưa ai biết tới là Châu Đình An xuất hiện tại Khu Bolsa vào năm 1980 qua một chương trình âm nhạc được thu thanh vào băng cassette (có sự giúp đỡ tận tình của gia đình tôi) với chủ đề Những Lời Ca Thép. Trong đó, bài Chôn Dầu Vượt Biển của anh là một hoàn cảnh chỉ có thể xẩy ra với người Việt trong thế kỷ 20 này, do đó nó là một thứ lịch sử ca mà ai cũng muốn nghe đi, nghe lại:
Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn
Anh chôn, chôn hết cả nhũng gì của yêu thương
Anh chôn, chôn mối tình chúng mình
Gửi lại em trăm nhớ nghìn thương...
Hò ơi hò ới! Tạm biệt nước non...
Đêm nay đêm tối trời anh bỏ quê hương
Ra đi trên chiếc thuyền hi vọng vượt trùng dương
Em đâu, đâu có ngờ đêm buồn
Bỏ lại em cay đắng thật thương
Hò ơi hò ới! Tạm biệt nước non...
Cùng với những ngôi sao vừa mới xuất hiện trong vòm trời âm nhạc Việt Nam hải ngoại, những bộ mặt lớn và có dĩ vãng xa trong Tân Nhạc như Trầm Tử Thiêng, Lê Uyên Phương, Lam Phương, Ngô Thụy Miên, Trần Đình Quân v.v... bây giờ đua nhau phát hành băng nhạc với những sáng tác cũ cùng với những bài mới soạn.
Ta hãy nhìn vào hoạt động âm nhạc trong cộng đồng Việt Nam ở trên thế giới.
Tại Pháp, nằm trong một văn đàn lấy tên là LAM SƠN và hoạt động trong Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, có Phan Văn Hưng, Ngô Văn Chương, Khúc Lan và các bạn trẻ khác. Những bài hát của nhóm này cũng nằm trong đề tài nhớ Saigon (Saigon Niềm Nhớ của Khúc Lan, Duy Nhân), hát cho ngày về (Hát Trong Ngày Về, Dựng Lại Một Ngày của Khúc Lan), nói đến cảnh lầm than dưới chế độ mới (Thằng Bé Tát Dầu của Phan Văn Hưng, Nam Dao).
Tại Canada, có Vy Hùng hoạt động độc lập. Có Phan Ni Tấn hoạt động trong một phong trào âm nhạc lấy tên là Hưng Ca (giống như các nhóm Du Ca ở trong nước khi xưa). Cũng như nhạc của các người ở trong hay ở ngoài phong trào Hưng Ca tại Canada, nhạc của Phan Ni Tấn là nhạc đấu tranh. Nhưng nhạc của anh không chỉ là những bài ca khẩu hiệu mà là những bài hát rất thi vị, nói tới cây lúa Việt Nam và mang các đầu đề Cái Lúa - Bưng, Tháng Của Bông Lúa Vươn Mình:
Cái lúa ở với nước non
Non nước không còn lúa ở với ai?
Tại Úc, Phạm Quang Ngọc có tù ca, phục quốc ca, quê hương ca và - cũng không thể nào tránh được - có ca khúc cho một thành phố được gọi là người tình với bản Em Saigon.
Vào năm 1985, tại hải ngọai, ta thấy Trầm Tử Thiêng xuất hiện tại Nam Cali. Đây mới là người sáng tác sung mãn nhất trong đám nhạc sĩ lưu vong.
Trầm Tử Thiêng trong thời kỳ còn kẹt lại trong nước - từ 1975 cho đến 1985 - viết những bài tình ca như Một Thời Uyên Ương, Một Thời Để Nhớ, Tình Khúc Sau Cùng, Ru Ca Trên Thành Phố Đỏ v.v... Ngoài ra, anh còn có những bài Tâm Ca Của Người Tù Vượt Biển, Hành Ca Trên Nông Trường Oan Nghiệt khi anh bị bắt vì tội vượt biên và phải về sống tại rừng U Minh.
Khi được tha vào khoảng 1981, anh lại tiếp tục tìm cách vượt biên, nhưng không thành công. Trong dịp mưu tìm tự do này, anh gặp một người đàn bà trước kia đưa đò cho Mặt Trận Giải Phóng, bây giờ đưa đò giúp người vượt biên, anh bèn viết bài Mẹ Hậu Giang. Người mẹ này không làm chính trị, bà là hiện thân của tình thương...
Bài Hạnh Phúc Ta Hạnh Phúc Người mà anh soạn sau đó nói về những cái chơi vơi của đời sống con người: đã là nạn nhân của hạnh phúc cho nên đi tìm hạnh phúc... Nhưng rồi lại gặp phải đau khổ khi đi tìm hạnh phúc!
Đến năm 1982 anh lại tìm đường vượt biên nữa nhưng cũng thất bại và khi anh gặp một người đưa đò thứ hai thì anh viết bài Người — Lại Đưa Đò.
Rồi khi Trầm Tử Thiêng vượt biên thành công thì anh có bài Trại Tỵ Nạn Galang, trong đó anh mô tả tâm trạng của một kẻ mới vừa thoát thân nhưng không quên nói tới những điều trắc trở của những người phải sống ở đảo lâu năm. Bài Chiều Trên Đảo Trầm Tư, mô tả tâm trạng của một người ở giữa con đường đi và con đường về. Bởi vì trại tỵ nạn không phải là nơi để mình định cư, chỉ là bến đợi, bến chờ... Do đó người nhạc sĩ nhìn về phía trước chỉ thấy biển, nhìn về phía sau chỉ thấy rừng. Biển thì đầy nguy biến, rừng thì mênh mông. Phía trước mờ mịt, đường dốc thấp dốc cao, phía tương lai thế nào không biết, chỉ nhớ thấp thoáng là có em ở phía trước mặt.
Tại đảo, Trầm Tử Thiêng gặp Trần Đình Quân là tác giả bài Tình Ca Xứ Huế. Hai người cùng gia nhập tổ chức sinh hoạt văn nghệ dành cho các thanh niên ở đảo. Từ khi sang đến Mỹ, Trầm Tử Thiêng soạn Tình Ca Mùa Đông, Mười Năm Yêu Em, Đêm Nhớ Về Sài Gòn, Thư Xuân Hải Ngọai, Hãy Hát Lên Tin Yêu, Giã Từ Mùa Đông, Hãy Hát Tình Thương Về Biển Đông (viết cho chương trình đại nhạc hội yểm trợ tầu Lumière trong chiến dịch vớt người ở biển Đông), Hãy Vui Lên Khi Lòng Còn Biết Buồn, Hối Tiếc, Tưởng Niệm, Mây Hạ...
Nói chung, Trầm Tử Thiêng là người viết ca khúc phong phú nhất trong đám nghệ sĩ lưu vong. Trong khi những vị nhạc sĩ lớn khác dường như không còn đủ óc sáng tạo như xưa, thì nhạc phẩm của anh có đầy đủ các xu hướng Tình Yêu, Quê Hương, Thân Phận Con Người... Tiếc rằng anh không bước qua được thế kỷ 21. Bệnh ung thư đem anh đi vào năm 1999.
Các nhà văn, nhà thơ như Duyên Anh, Hà Thúc Sinh, bây giờ cũng ôm cả bút lẫn đàn trong tay để đi vào làng nhạc lưu vong.
Ngoài những sách viết rất ác nghiệt về cuộc đời rất cay chua mà anh vừa trải qua tại Việt Nam, Duyên Anh tung ra một đĩa compact disc nhan đề Ru Đời Phù Ảo gồm 10 bài hát, có bài do anh soạn cả nhạc lẫn lời, có bài là thơ của anh do tôi hay Trần Quang Hải phổ nhạc.
Dường như sau những năm tháng khốc liệt ở trong nước, bây giờ như chim vừa được tháo cũi sổ lồng, Duyên Anh còn muốn nói thêm nỗi lòng của mình qua âm nhạc. Nhưng những ca khúc trong selection Ru Đời Phù Ảo chỉ có thể được soạn ra để nhà văn tự ru mình sau những cơn phiền muộn, mê hoặc, phù ảo và để tự vấn: chỉ còn vậy thôi sao?
Có thể Duyên Anh có khá nhiều ẩn ức và không chịu nhìn thấy rõ ràng cuộc đời lưu vong đã khác xưa rồi cho nên anh dùng lại ngòi bút Thương Sinh để tấn công một số người. Đang sống yên ổn và thành công ở Paris vì văn phẩm được dịch ra Pháp ngữ và được xuất bản, anh qua Hoa Kỳ và - cho tới nay vẫn không biết ai là người chủ mưu - bị hành hung tới độ mang tật nguyền rồi tạ thế tại Pháp, sau khi con gái và người rể bị chết trong một tai nạn máy bay.
Nhưng theo tôi, trong số những người còn soạn ca khúc Việt Nam vào lúc này (1980), ở Mỹ hay ở Âu Châu, Úc Châu... thì Hà Thúc Sinh - tuy không sáng tác nhiều bằng Trầm Tử Thiêng - có thể được coi là người nhạc sĩ có những bài hát hay nhất, trí thức nhất.
Hà Thúc Sinh vượt biển qua Mỹ vào năm 1980 với hành lý văn nghệ rất cồng kềnh là cuốn Đại Học Máu và một số bài hát nằm trong một chủ đề chung là:Tường Trình Với Tự Do (còn có thêm cái tên là tủi nhục ca nữa).
Về cuốn sách, những chuyện tù đầy của anh có khả năng đổ thêm máu, mồ hôi và nước mắt vào lòng người sau những sách Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo và Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ.
Những bài tủi nhục ca của Hà Thúc Sinh thì nói về Đêm Việt Nam, bây giờ là:
Sau khi phát triển xong một đề tài nào rồi thì nó được giải phóng ra khỏi tâm trí tôi ngay. Đó là cái chìa khoá để tôi mở ra những chu kỳ sáng tác. Nó cắt nghĩa vì sao tôi luôn luôn thay đổi cảm hứng và đề tài, tôi hay phản bác lại chính tôi (theo nhận định của nhà phê bình Đặng Tiến). Cũng vì vậy, ít khi tôi mang nhiều lưu luyến với những tác phẩm cũ rích, đôi khi có người tốt bụng nhắc lại những bài hát xa xưa với lời khen tặng thì miệng tôi nồng nàn cám ơn nhưng lòng tôi lại rất dửng dưng. Từ lâu rồi, tôi là người nuôi tính dễ quên: cái gì đã qua, cho đi qua luôn!
Bây giờ nói tới chuyện thay đổi trong tôi.
Cuộc đời đã đẩy đưa tôi tới sống tại Thị Trấn Giữa Đàng đúng 12 năm rồi. Vào năm 1988 này, sau hai năm ngồi thanh toán 10 năm sáng tác để in ra nhạc tập Thấm Thoát Mười Năm và ngồi thu xếp lại cái gọi là sự nghiệp - cho tới nay sấp sỉ là - 500 hay 700 ca khúc để in ra tập Ngàn Lời Ca... tôi nhìn ra cuộc đời đã có nhiều thay đổi, tôi nhìn vào bản thân mình, nhờ có sự tổng kết cái gọi là sự nghiệp. tôi thấy rằng nếu tôi đã có loại:
a) nhạc hứng khởi của thời kháng chiến hứng khởi và oai hùng,
Nếu có thêm:
b) nhạc xưng tụng quê hương dân tộc ngọt ngào và hàn gắn của thời Việt Nam bị phân chia hai miền...
Thì tôi cũng có những:
c) bài ca ai oán, uất hận hay những bài hát ảo ảnh quê hương trong hơn 10 năm sống đời di cư mê sảng, lưu vong tủi nhục. Trước những biến chuyển của lịch sử, nếu tôi còn muốn tiếp tục làm người hát rong thì từ nay trở đi tôi phải làm cái gì khác.
Lúc này, nhìn vào thế giới, đối với tôi, cuộc chiến tranh lạnh đã sắp tàn, tôi biết trước rằng Nga Sô sẽ phải thay đổi, tôi đoán già đoán non là Việt Nam cũng sẽ phải đổi thay.
Còn nhìn vào người Việt hải ngoại, tôi thấy nhạc Việt Nam, dù là loại nhạc đứng đắn với đề tài quê hương vang bóng một thời hay quê hương một thời đau khổ... chỉ còn làm cho một số ít người rung động. Trong đa số người bỏ nước ra đi, sau 10 năm bị cắt đứt với quê cũ hay sống rời rạc nơi quê mới, mối dây liên lạc giữa người ra đi và đất nước, giữa đồng hương với nhau không còn chặt chẽ như xưa nữa.
Nhạc quê hương dân tộc soạn ra bây giờ giống như chuyện khôi hài của một anh hề. Đã nhiều lúc tôi chua sót trong lòng khi tiếp bạn bè hay khách lạ, trong câu chuyện tầm phơ hay thân tình ở hải ngoại, có ai đó thốt ra bốn chữ tình nghĩa lưu vong, thì đối với tôi, dù thấy nó là vô nghĩa đấy nhưng nó lại thật nhiều ý nghĩa!
Như đã nói ở một chương trước, nghề phát hành băng nhạc hiện giờ nằm trong tay những ông hay bà chủ nhân chỉ chú trọng đến thương mại hơn là văn hóa, văn nghệ. Nhạc được phổ biến mạnh mẽ ở hải ngoại đã mất dần tính chất quốc gia, dân tộc để chỉ còn là nhạc lai căng, nhạc kích động. Âm nhạc không đánh vào con tim hay khối óc nữa mà chỉ đánh vào bản năng, vào thú tính của con người.
Tôi còn thấy rõ ràng là thế hệ thứ hai (second generation) - đặc biệt là ở Hoa Kỳ - tức là lớp tuổi hai mươi, coi nhạc Việt là một sản phẩm văn hoá rất xa lạ. Chúng không như các bậc cha mẹ để có ít nhiều kỷ niệm êm đềm hay xót xa về nước Việt Nam cả. Và ngay cả cha mẹ chúng cũng còn muốn quên dĩ vãng nữa là...
Tôi đã nói: trước những biến chuyển của lịch sử, nếu tôi còn muốn tiếp tục làm người hát rong thì từ nay trở đi tôi phải làm cái gì khác. Làm cái gì bây giờ???
Thế rồi trong vài chuyến đi chơi ở Cựu Kim Sơn vào đầu năm 1988, tôi bỗng nhìn thấy chỉ còn 12 năm nữa là tới thế kỷ thứ 21. Tôi bèn nghĩ ngay tới việc soạn ra những bài hát cho năm 2000. Chọn đề tài này, tôi không còn chạy theo cái nhất thời mà đi tìm cái vĩnh cửu. Dù rằng trước đây những xu hướng trở về nội tâm cũng đã ló ra trong những bài hát soạn cho ngoại vật. Từ nay trở đi, đối với tôi, có lẽ tôi phải bỏ quên các loại nhạc tình cảm và nhạc xã hội để đi tới nhạc tâm linh.
Tôi lại làm công việc soạn đủ 10 bài cho một thứ chương khúc nữa, bây giờ được gọi là Mười Bài Rong Ca với đầu đề Người Tình Già Trên Đầu Non hay là Hát Cho Năm 2000.
Khi tung ra Mười Bài Rong Ca, vì muốn nó mang tính chất ''nhạc không gian'' cho nên tôi và con tôi là Duy Cường thử đi theo trường phái nhạc new age, sử dụng nhạc electro-acoustic để diễn tả nhạc vũ trụ (cosmic).
New Age Music là gì? Trước hết, tôi thấy nó rất phù hợp với nhạc ngũ cung, nghĩa là rất phù hợp với lối soạn nhạc của tôi. Còn theo tự điển thì nhạc new age xuất hiện vào khoảng đầu thập niên 80, dùng nhạc cổ Á Đông với nhiều ''tùy hứng'' (improvisations) trong giai điệu, nhưng không chú ý tới tiết điệu. Giai điệu phần nhiều là êm ả, chậm và buồn... với hoà âm dễ nghe, thỉnh thoảng dùng luôn cả những tiếng động thật như tiếng sóng vỗ, tiếng chim hải âu v.v... Trong việc phối khí, người ta hay dùng đàn synthesiser với nhiều tiếng vang. Câu nhạc thường được lập lại (répetition), tạo cho người nghe một cảm xúc u buồn tê tái, rối dần dần biến mất. Những người tiên phong trong nhạc new age là: Deuter, Kitaro, Harold Budd... Đây là loại nhạc ''suy tư'' (méditatif), có vẻ như ''lạc trong không gian'' (perdu dans l'espace), nghe gần giống như loại nhạc ''huyễn ảo'' (psychedelique) của thời 60. Nghiên cứu một cách kỹ càng hơn, ta thấy nhạc new age đứng giữa nhạc cổ điển và nhạc rock, giữa nhạc dân tộc và nhạc jazz, giữa nhạc Phương Đông và Phương Tây, giữa nhạc tự nhiên và nhạc điện tử.
Ở đầu chương, tôi đã nói tới sự thanh toán trong tôi, trong tư duy và trong sáng tác, khi nhìn vào thế sự và nhất là vào vấn đề Việt Nam, khi cuộc chiến tranh lạnh ở trên thế giới đã tàn.
Tôi bèn thử dùng chương trình nhạc soạn theo trường phái ''thời mới'' này để thanh toi tình của Nàng
Trên tấm ghế da...
............
Người, người qua
Người, người lại
Giòng đời quá khứ đã trôi xa...
Bài hát này còn thêm đoạn nói:
Một tên ăn mày nghiện rượu...
...đã nhặt được chiếc xách tay của Nàng
trên chuyến xe bus đó...
Hắn tìm thấy trong đó,
tình yêu của nàng,
danh vọng của nàng,
sắc đẹp của nàng,
tuổi trẻ của nàng...
...Nhưng không biết làm gì
với những thứ kỳ quặc đó...
Hắn cần một chai rượu mạnh,
và đã đổi tất cả những thứ lượm được
trên chuyến xe bus
để lấy một chai rượu
trong một tiệm "ly cơ" bên kia đường...
Trước khi có bài hát kể trên của Lê Uyên Phương, vào năm 1984, nhạc sĩ Song Ngọc 2 cũng đã soạn ra một bài nhan đề Đàn Bà. Bài rất được phổ biến, có thể vì ai cũng đồng ý nó là sự thật chăng? Bây giờ ở hải ngoại, đàn bà là mối lo sợ của đàn ông! Bài hát không '' ố nữ '' nhưng cũng không '' ái nữ '' lắm đâu, nó là tình đời (c'est la vie) như tác giả than ở cuối bài:
Ôi đàn bà là những niềm đau
Hay đàn bà là ngọc ngà trăng sao?
Ôi đàn bà lại là con dao làm tim nhỏ máu...
Ôi đàn bà dịu ngọt đêm qua
Ôi đàn bà lạnh lùng hôm nay
Ôi đàn bà là vần thơ say, khúc nhạc chua cay!
Em đã đến như huyền thoại,
Em đã đi không một lời
Ôi thế nhân, ôi tình đời...
Vốn là người xưa rày có những tác phẩm rất đẹp về phụ nữ, tôi cứ tưởng rằng mình đã nói quá đủ về thân phận của người con gái Việt Nam và quê hương trong loạt Nữ Ca khi xưa, và nhất là qua những bài hát Lời Người Thiếu Phụ, Giải Thoát Cho Em, Xin Em Giữ Dùm Anh v.v... in trong cuốn sách nhạc THẤM THOÁT MƯỜI NĂM.
Khi được nghe các bạn bè hát lên sự biến hình của người nữ như đã kể thì tôi thấy rằng những tuổi mộng mơ, tuổi ngọc, tuổi hồng, tuổi thần tiên, tuổi biết buồn... của tôi đã bị cuộc đời dần dần nghiền nát hết rồi. Những người em gái, với đôi mắt chói nắng quê Cha và trăng quê Mẹ... với những đôi tay ngà nhỏ ngọn năm nhánh và chân dài vượt vạn nẻo đời... vừa mới vượt biển qua Mỹ, thì nay đã qua đời và trở thành nữ thần hay bóng ma 3 cả rồi.
Đó là chưa kể ngoài đời, trong thực tế một số phụ nữ đã không còn đáng yêu như xưa nữa. Cuộc sống Hoa Kỳ đã tạo nên những người đàn bà viết văn, viết báo, làm Đài Phát Thanh mà thái độ chính trị mị dân, thiếu đoan trang, thiếu bao dung, rất hẹp lượng của họ không đề cao được một chính nghĩa nào cả, chỉ làm cho không khí cộng đồng mỗi ngày mỗi thêm ô nhiễm.
Và tôi đã tưởng rằng từ nay trở đi người cô gái Việt Nam sẽ hoàn toàn vắng bóng trong Tân Nhạc.
Thế nhưng cách đây không lâu (1999), trong làng Tân Nhạc hải ngoại đột nhiên xuất hiện hình ảnh cô gái Việt Nam muôn đời qua một đĩa CD nhan đề Người Con Gái Trong Tranh. Một nữ nhạc sĩ (tài tử) ở Houston-Texas, tên Ngọc, con gái của diễn viên nỗi tiếng Hoàng Vĩnh Lộc, một cách rất âm thầm, lặng lẽ cho cô gái Việt Nam yêu kiều của chúng ta tái sinh:
Từ trong đó em trổ hoa
Toả hương ngất ngây thời gian
Em đẹp như cỏ trên đồng hoang
Như loài hoa một đêm vội tan.
.......
Em lạ như đám mây bên trời mầu diệu kỳ
Em là tiếng nói quanh đây gặp lại
Là tranh vẽ? Hay là em?
Đứng bên đời lặng lẽ, ân cần
Âu yếm hôn ta bằng nụ cười
Đứng bên đời lặng lẽ, yêu kiều
Ru hồn ta đắm đuối...
Vắng mặt một thời gian, nhạc về người con gái bỗng nhiên lại rất thịnh hành. Nhũng ca khúc rất dễ thương ra đời và được hát cả trong lẫn ngoài nước... Nhưng nếu trong bài ca Sao Em Vội Lấy Chồng (đùa tí nhé, Trần Tiến và các bạn trẻ khác) em mới ''bé síu'' mà đã về nhà chồng thì tục tảo hôn ở nước ta vẫn còn.
Một bài hát khác (của Quốc Hùng) mà rất nhiều người hát, cả người trẻ lẫn người già, nhờ hãng sản xuất dĩa hát và nhờ đài phát thanh quảng cáo dữ dội, có những câu: Con gái bây giờ thích làm ngơ, con gái bây giờ thích nằm yên... Con gái bây giờ nói không là có, nói có là không... Kể ra cũng vui vui, nhưng quá dung tục!
Cuối cùng, có bài hát về con chim đa đa, trách móc tại sao cô gái đi lấy chồng xa mà không chịu lấy chồng gần, thì ta có cảm tưởng bài ca này trách em không lấy chồng ở trong nước mà lại đi lấy Việt Kiều?
--------------------------------
1 Hai ông Nam Lộc và Nguyễn Đình Toàn này than vãn "mất Saigon", chứ tôi đâu có khai là mất cái gì đâu? Mà báo của Nhà Nước ở Việt Nam cho đăng bài Ai Làm Mất Saigon Của PD? Chán quá!
2 Song Ngọc còn phổ nhạc rất nhiều thơ tiền chiến.
3 Xin nói ngay: nữ thần và bóng ma của riêng tôi thôi đấy nhé!
 

--------------------------------
1Có thể khi soạn ra bài này (1988), tôi có cái nhìn bi đát như thế... nhưng vào lúc tôi đang hoàn tất HỒI KÝ này (1998), tình trạng người mẹ tương lai đã đổi khác rồi? (PD)
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: vietmessenger.com
Được bạn: MS đưa lên
vào ngày: 15 tháng 1 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Hồi ký Phạm Duy (Tập 1) Hồi ký Phạm Duy (Tập 2) Hồi ký Phạm Duy (Tập 3) Hồi Ký Phạm Duy (Tập 4)