20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31

20
Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.
21
Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngơ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!
22
Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!
23
Rất tiếc cơ thể người ta không giống như... chiếc xe gắn máy để có thể làm động tác thay máu như kiểu súc bình xăng và thay xăng, nhớt mới. Thay máu không thực hiện được vì hết sức nguy hiểm. Vả lại, HIV đâu chỉ sống trong máu mà còn ẩn trốn trong các hạch bạch huyết, chưa có cách gì loại chúng ra ngoài.
24
Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.
25
HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
1. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bịnh.
2. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.
26
Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, kư sinh trùng sốt rét... kể cả HIV.
Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đă mang trong người mầm bệnh qua đường máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do ḿnh đă nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.
27
Không bảo đảm diệt được HIV. Muốn dùng sức nóng để diệt HIV trong các vật dụng, y dụng cụ kim loại đă sử dụng, theo Y học chỉ có ba cách:
Một, hấp hơi nước bằng lồng áp suất ở 121oC, áp suất 2 atmosphère trong 20 phút.
Hai, hấp khô bằng lồng điện ở 170oC trong 2 giờ.
Ba, nấu trong nước sôi liên tục 20 30 phút kể từ lúc sôi.
28
Không lây nếu thầy thuốc áp dụng các biện pháp pḥng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân, bằng cách:
Khử trùng dụng cụ đúng cách.
Thao tác khám chính xác, không gây sây sát cho bệnh nhân. Phụ khoa là vấn đề sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ nhiễm HIV mà không đi khám và chữa trị kịp thời.
29
Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.
30
Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh.
Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ c̣n đáng sợ hơn HIV/AIDS.
31
Được, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch của người đàn ông không nhiễm HIV khác, chứ với tinh dịch của chồng, bạn có thể bị lây truyền HIV. Do vậy,cũng như hiến máu, để pḥng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa.