5. GIAI ĐOẠN VIỆT CỔ

5.1. Tính chất và thời gian tương đối
5.1.a. Thời gian
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 thế kỉ: đầu thế kỉ 14 đến cuối thế kỉ 15. Đây là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý.
+ Xây dựng nhà nước tập quyền mạnh nhất;
+ Đất nước mở rộng đến khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng hiện nay;
+ Ngôn ngữ văn học chữ Nôm phát triển mạnh với đỉnh cao là tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên tiếng Việt và chữ Nôm vẫn chưa trở thành công cụ hành chính.
5.1.b. Về mặt ngôn ngữ
Vào giai đoạn này, có hai đặc điểm cần chú ý:
- Các nhà nghiên cứu đã khẳng định: Tiếng Việt không còn phát triển cùng tiếng Mường như trước đây. Đồng thời, đã xuất hiện một lớp từ hoàn chỉnh trong vốn từ tiếng Việt, đó là lớp từ Hán Việt.
- Đồng thời, cũng có một bộ phận của lớp từ Hán Việt biến đổi theo khuynh hướng của những từ thuần Việt.
5.2. Đặc điểm ngôn ngữ
5.2.a. Đặc điểm về vốn từ
- Sự hoàn thiện của lớp từ Hán Việt: Từ thế kỉ 15 trở về trước, nền văn học Hán Việt đã dường như hoàn chỉnh.
- Trong lớp từ Hán Việt, do tác động  của ngữ âm tiếng Việt, bắt đầu xuất hiện một bộ phận mà người ta gọi là Hán Việt Việt hoá. Đây là một nhóm từ trong vốn từ Hán Việt chịu tác động của ngữ âm thuần Việt và biến đổi theo một hướng khác; tuy ngữ nghĩa vẫn giữ như của từ Hán Việt những ngữ âm đã khác với ngữ âm Hán Việt.
Như vậy, khi phân tích thành phần vốn từ vựng của tiếng Việt ở giai đoạn này, chúng ta có thể nói đến những thành tố sau trong kho từ vựng của nó:
5.2.b. Đặc điểm về ngữ âm
- Trong tiếng Việt cổ, tiếng Việt có một đặc điểm biến đổi ngữ âm quan trọng nhất, đó là việc giải thể dòng âm đầu tiền mũi (tiền thanh hầu hoá - vốn có từ giai đoạn Việt-Mường chung).
Việc giải thể này chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa tiếng Việt và tiếng Mường. Theo đó, tiếng Việt xử lí các âm tiền mũi này là những âm mũi chân chính. Do đó, nó nhập vào dãy âm mũi vốn có từ thời tiền Việt-Mường. Ngược lại, dãy âm tiền mũi này được lưu giữ lại trong tiếng Mường dưới dạng những âm hữu thanh tương ứng. Ở các thổ ngữ Mường khác nhau, nếu thấy có ngoại lệ của nguyên tắc này thì đây là những ngoại lệ do biến đổi về sau này.
Ví dụ:
- Khi chuyển thành tiếng Việt riêng biệt, tách khỏi Việt-Mường chung có một hiện tượng chỉ xảy ra ở tiếng Việt, đó là việc phân đôi dãy âm tắc: p, t, ch và?. Theo sự phân đôi này, ở tiếng Việt đã xảy ra chuyển đổi: °p --> b(hút vào) và °t --> đ(hút vào).
Các âm ở vị trí giữa lưỡi, gốc lưỡi và họng không biến đổi:
- Sau khi có sự biến đổi phân đôi dãy âm tắc trước đây của tiếng Việt-Mường chung, tiếng Việt đã có một biến đổi tiếp theo là hiện tượng tắc hoá một số âm xát:
°s --> t
Biến đổi này rõ ràng là chỉ xảy ra sau khi âm °t (trong tiếng Việt-Mường chung) đã biến thành âm đ. Sự thiếu hụt này khiến một số từ có âm °s đầu lưỡi-răng chuyển thành t hoặc thỉnh thoảng thành th. Tuy nhiên, biến đổi này không xảy ra một cách triệt để trong tất cả các trường hợp mà chỉ xảy ra ở một số từ nhất định. Người ta có thể thấy điều này khi so sánh những tương ứng sau giữa tiếng Việt và tiếng Mường:
- Ở giai đoạn này, tiếng Việt cổ hoàn tất quá trình xát hoá các phụ âm tắc vốn đã xảy ra từ giai đoạn Việt-Mường cổ, tiếp tục biến đổi ở giai đoạn Việt-Mường chung và cho đến giai đoạn này thì hoàn tất. Nhưng trong một vài trường hợp, người ta vẫn thấy những âm tắc giữa, vốn có trong tiếng Mường, một bộ phận chuyển thành âm âm xát tương ứng trong tiếng Việt, nhưng bộ phận khác thì chuyển thành âm hữu thanh trong tiếng Mường. Đây là một biến đổi phức tạp nhất và hiện nay còn có sự tranh cãi giữa hai ý kiến:
+ Quá trình đã hoàn tất ở giai đoạn Việt cổ
+ Đến giai đoạn sau nó mới hoàn tất.
Các ví dụ so sánh
- Trường hợp xử lí âm cuối °l của tiếng Việt-Mường chung. Theo sự xử lí này, về cơ bản, ở giai đoạn tiếng Việt cổ, đa số các âm cuối °l Việt-Mường chung đã chuyển thành bán nguyên âm j hoặc âm cuối n, hoặc bị rụng đi hoàn toàn (khi âm chính của âm tiết là các nguyên âm hàng trước):
Đây là một biến đổi quan trọng nhất xảy ra ở cuối âm tiết so với biến đổi cuối âm tiết có từ thời tiền Việt-Mường. Ví dụ:
- Biến đổi tiếp theo xảy ra ở phần nguyên âm của âm tiết. Theo đó, ở giai đoạn tiếng Việt cổ, hai nguyên âm khép i và u trong trường hợp ở cuối âm tiết mở đã chuyển thành vần gồm một nguyên âm nguyên âm ngắn hàng giữa có độ mở lớn hơn kèm theo một bán nguyên âm cuối tương ứng:
° Nhận xét chung
Những biến đổi ngữ âm được nêu ở trên chính là những đặc điểm riêng của tiếng Việt cho phép chúng ta nhận biết được tiếng Việt khác với tiếng Mường như thế nào và điều đó cũng chính là những lí do khiến cho tiếng Việt-Mường chung trước đây bị phân hoá theo 2 hướng khác nhau. Đồng thời, những biến đổi ngữ âm nói trên là rất quan trọng để chúng ta hiểu sự phát triển của phương ngữ tiếng Việt.
Ở giai đoạn này có thể khẳng định một điều là người Việt lần đầu tiên có chữ Viết riêng của mình, đó là chữ Nôm. Sự xuất hiện của chữ Nôm là một hiện tượng văn hoá quan trọng trong lịch sử và bắt đầu từ đây, văn học viết bằng tiếng Việt có điều kiện phát triển và nhờ đó những thế kỉ về sau truyện Nôm khuyết danh của người Việt trở thành một trào lưu văn học sánh ngang cùng văn học viết bằng chữ Hán
Như vậy, sau khi tiếng Việt và tiếng Mường tách khỏi tiếng Việt-Mường chung, bản thân tiếng Việt đã có những biến đổi quan trọng. Những biến đổi quan trọng ấy cho phép chúng ta nhận biết về cơ bản một hệ thống ngữ âm không xa lạ với người Việt hiện nay nhờ những khác biệt mang tính phương ngữ vẫn còn được lưu giữ lại.