Bảo mật và dùng chung

Một khi mạng đã hoạt động, bạn cần phải cân nhắc về vấn đề bảo mật: người nào có thể truy cập vào nguồn tài nguyên nào? Và ở mức độ ra sao? Với 5-6 người dùng trong cùng một mạng, có thể bạn không muốn một ai đó nhòm ngó vào những tập tin cá nhân của mình.
Trước tiên, hãy hạn chế sự truy cập của người khác, chỉ cho phép truy cập vào các thư mục cần thiết cho công việc chung. Bạn có thể thiết lập quyền truy cập bằng cách nhấn nút phải chuột vào ổ đĩa, thư mục mà bạn muốn chia sẻ, sau đó nhấn vào tuỳ chọn Sharing trong menu hiện ra. Trong hộp thoại xuất hiện bạn đánh dấu vào ô "share as" nếu muốn cho người khác truy cập, "Not share" nghĩa là không cho phép. Bạn cũng có thể quy định mức độ truy cập bằng password hay cho phép chỉ đọc.
Khi sử dụng máy in dùng chung, phải lưu ý về việc máy in được nối vào máy tính nào. Nếu người dùng máy tính có gắn máy in thường xuyên truy cập CSDL, hay truy tìm trên CD-ROM, thì hoạt động của máy in sẽ làm chậm mọi thao tác, thậm chí gây đứng máy. Tốt hơn cả, máy in phải được gắn vào máy tính mạnh, nhanh, cỡ Pentium 166 trở lên và bản thân máy tính dó không phải thường xuyên thực hiện những thao tác xử lý, đọc/ghi đĩa. ý tưởng dành riêng một máy tính để đảm trách công việc này cũng hợp lý nếu in là công việc thường xuyên của phòng bạn.
Nếu có một máy tính riêng để phục vụ in, bạn cũng có thể sử dụng luôn nó để làm nơi sao dữ liệu. Như vậy, cần thiết phải có ổ đĩa tương đối lớn. Khoảng 1,6-2GB, tuỳ theo kích cỡ của các tập tin cần sao lưu.
Bạn cũng có thể dùng chung CSDL và các ứng dụng trên mạng. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng phần mềm dùng chung, bởi có thể xuất hiện những rắc rối khi sử dụng trong môi trường mạng.
Như vậy, bạn thực sự đã có một mạng của mình, cho dù là mạng nhỏ. Việc nâng cấp thành mạng lớn hơn sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đã có kinh nghiệm sử dụng mạng của mình, chỉ cần đầu tư thêm một số phân cứng và phần mềm cần thiết như server, HĐH mạng.

Hết


Xem Tiếp: ----