II
Danh mục Thuốc gốc - 5

S
SALBUTAMOL
là thuốc giãn phế quản dùng điều trị bệnh suyễn, viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng. Do Salbutamol cũng làm giãn cơ của thân tử cung, nên được dùng để ngừa sinh non.
SALICYLATE
Là nhóm thuốc kháng viêm, hạ sốt và giảm đau, gồm ASA (Acetylsalicylate Acid), Benoxylate và Sodium salicylate.
Dùng quá liều loại thuốc này gây ngộ độc salicylate, thể hiện bằng tăng thông khí, ù tai, điếc, đổ mồ hôi, xuất huyết bất thường, rối loạn sinh hoá và trong trường hợp nặng bị co giật và hôn mê.
Acid salicylique
Là thuốc làm bong chất sừng ( thuốc làm lỏng và bong lớp ngoài của da). Acid salicylique dùng điều trị bệnh da như viêm da, chàm, vẩy nến, gàu, vẩy cá, mụn trứng cá, mụn cóc av2 bệnh chai da. Acid salicylique cókhi dùng để điều trị bệnh nhiễm nấm.
Acid salicylique có thể gây viêm và loét da nếu dùng ở dạng thoa trong một thời gian dài trong một vùng rộng.
SALINE
Là từ có nghĩa là mặn hoặc liên quan đến muối (sodium chloride). Các dung dịch này có cùng nồng độ muối như các dịch cơ thể được gọi là saline bình thường hoặc sinh lý.
Saline bình thường có thể được truyền tĩnh mạch với một lượng lớn để thay thế cho dịch cơ thể trong trường hợp bị mất nứơc, đôi khi nó được dùng như một lượng nhỏ để pha thuốc tiêm. Normal Saline có trong dịch của thấu kính rất giống với nước mắt tự nhiên.
SCOPOLAMINE
Thuốc kháng cholin, có tác dụng chống co thắt trên ruột và bàng quang. Scopolamine còn dùng chống say tàu xe.
Tác dụng phụ
Có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô mịeng, buồn ngủ, nhìn mờ.
SECOBARBITAL
Thuốc ngủ nhóm barbiturate, có tác dụng nhanh và ngắn. Ít khi sử dụng vì dễ gây nghiện.
SELAGILINE
Thuốc trị bệnh Parkinson, làm chậm lại quá trình thoái hoá Dopamin, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Selegiline có tương đối ít tác dụng phụ, và có thể dùng sớm cho người bị Parkinson. Thuốc có hiệu quả tót đối với những trường hợp nặng hơn, giúp tăng hoạt tính của levodopa.
SELENIUM
Chất vi lượng giúp bảo tồn tính đàn hồi của các mô trong cơ thể, có nhiều trong thịt, cá, ngũ cốc, sản phẩm sữa. Lượng Selenium trong rau cải tuỳ thuộc vào lượng muối khoáng trong đất.
Thiếu và thừa
Thiếu hay thừa đều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Quá thừa Selenium có thể làm hơi thở và nước tiểu có mùi tỏi, làm tóc đổi màu đỏ, cam hoặc rụng tóc. Một số hợp chất có selenium có thể gây kích ứng da hoặc đường hô hấp nếu hít phải. Vấn đề lượng selenium trong cơ thể ảnh hưởng đến bệnh tim vẫn chưa được xác minh.
Trong y khoa
Selenium thường là một thành phần trong một số sinh tố và muối khoáng. Selenium Sulphide đường dùng trong một số dầu gội đầu chống gàu.
SODIUM BICARBONATE
Là một thuốc kháng acid dùng để giảm các triệu chứng khó tiêu đau rát do loét dạ dày.
Tác dụng phụ
Sodium Bicarbonate thường gây tức bụng và ợ hơi, dùng lâu ngày có thể bị phù mắt cá chân,vọp bẻ, mệt, yếu, buồn nôn và ói. Không nên dùng Sodium Bicarbonate khi có suy tim hoặc tiền sử bệnh thận.
SODIUM CROMOGLYCATE
Là thuốc điều trị một số bệnh như suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, dị ứng và dị ứng thức ăn.
Sodium Cromoglycate thường dụng ở dạng thuốc bơm hơi để điều trị các cơn suyễn nhẹ hoặc vừa ở trẻ em, điều trị bệnh hen suyễn ở người lớn, bệnh hen do vận động hoặc trời lạnh, thuốc này có tác dụng chậm, dùng 4 tuần mới có tác dụng kháng histamin. Khi dùng thuốc có thể giảm liều các thuốc khác trong điều trị cắt cơn.
Sodium Cromoglycate không hiệu quả trong điều trị cơn hen cấp.
Sodium Cromoglycate ức chế giải phóng histamin (một hoá chất được giải phóng vào cơ thể khi có phản ứng dị ứng).
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường nhẹ, ít khi phải ngưng thuốc.
- Các triệu chứng ho và thở rít lúc hít hơi thuốc có thể ngăn ngừa bằng thuốc giãn phế quản.
- Tránh kích thích ở họng bằng cách súc miệng với nước sau khi hít hơi nước.
SODIUM SALICYLATE
Là thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau nhẹ ở cơ xương và giảm viêm, có tác dụng phụ như ASA và các thuốc salycylate khác.
SPIRONOLACTONE
Là thuốc lợi tiểu giữ lại Kali, dùng kết hợp với thiazide và thuốc lợi tiểu quai để điều trị cao huyết áp và phù (ứ dịch trong mô).
Tác dụng phụ
Spironolactone có thể gây tê, yếu, buồn nô và ói. Các tác dụng phụ ít gặp hơn là tiêu chảy, ngủ lịm, bất lực, phát ban, rối loạn kinh nguyệt. Liều cao Spironolactone có thể làm to vú ở đàn ông.
STEROID ĐỒNG HOÁ
Thuốc thông dụng
Namdrolone, Stanozolone.
Là thuốc có tác dụng đồng hoá (tạo Protein) giống như testosterone và các nội tiết tố namkhác.
Thuốc steroid đồng hoá giống tác dụng đồng hoá của testosteron, tạo mô, làm chống phục hồi cơ sau chấn thương và làm vững chắc xương.
Thuốc này dùng để điều trị thiếu máu và chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Lạm dụng thuốc
Các vận động viên lạm dụng steroid đồng hoá để làm tăng thêm sức mạnh và sự chịu đựng, điều này có nguy cơ cho sức khoẻ.
Tác dụng phụ
Nổi mụn trứng cá, phù, tổn thương gan, tuyến thượng thận, vô sinh, bất lực ở đàn ông và nam tính hoá ở phụ nữ.
STREPTOKINASE
Là thuốc dùng làm tan cục máu trong nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi, có tác dụng nhanh, có hiệu quả tốt làm tan cục máu mới đông.
Thêm Streptokinase ở giai đoạn sớm của nhồi máu cơ tim sẽ hạn chế các tổn thương của cơ tim.
Điều trị bằng Streptokinase cần phải được giám sát chặt chẽ vì thuốc dễ gây dị ứng và chảy máu nhiều.
Tác dụng phụ
Phát ban, sốt, thở khò khè, loạn nhịp tim.
STREPTOMYCIN
Là loại kháng sinh dùng điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn như lao, dịch hạch, đôi khi được dùng phối hợp với pennicilline để điều trị bệnh viêm nội tâm mạc.
Được khám phá trong thập niên 1940, Streptomycin là loại thuốc đầu tiên có tác dụng điều trị bệnh lao, thỉnh thoàng vẫn được còn được dùng để điều trị các dòng vi khuẩn kháng thuốc gây bệnh này.
Tác dụng phụ
Streptomycin làm tổn hại thần kinh của tai trong, mất thăng bằng, choáng váng, ú tai và điếc.
Làm tê mặt, cảm giác ngứa ra ở bàn tay, nhức đầu, khó chịu, buồn nôn và ói.
SUCRALFATE
Thuốc làm lành ổ loét dùng điều trị loét dạ dày. Thuốc tạo thành một lớp bảo vệ ở bề mặt ổ loét dạ dày tá tràng tránh khỏi tác động của dịch tiêu hoá giúp làm lành ổ loét.
Không dùng các thuốc kháng acid cùng lúc với Sucralfate vì sẽ làm giảm hiệu quả.
Tác dụng phụ
Táo bón, đau bụng. Sucralfate có thể cản trở sự hấp thu một số thuốc như nhóm tetracylline và digoxin. Ngoài ra, điều trị lâu dài với Sucralfate có thể làm hấp thu của một số sinh tố.
SULFACETAMIDE
Một loại Sulfacetamide dùng điều trị viêm kết mạc, đôi khi để phòng ngừa sau một tổn thương mắt hoặc sau mổ lấy thuỷ tinh thể.
Tác dụng phụ
Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ làm ngứa, đỏ mắt, sưng mí mắt.
SULFADIAZINE BẠC
Là một chất sát khuẩn dạng kem để ngừa nhiễm trùng vết phỏng, chất bạc trong thuốc có tác dụng sát khuẩn và nó có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn và men.
Tác dụng phụ
Thường gặp là gây kích thích da khiến khó phân biệt với vết phỏng thực sự.
SULFAMETHOXAZOLE
Một loại Sulfacetamide dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu, viêm tai, viêm kết mạc. Kết hợp với một số thuốc kháng sinh khác như Trimethoprim được dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp, viêm dạ dày, ruột, lậu.
Thuốc có thời gian tác dụng dài, nên uống nhiều nước vì thuốc có thể tạo thành các tinh thể trong nước tiểu và gây sỏi đường tiểu.
Tác dụng phụ
Thuốc có thể làm buồn nôn và chán ăn.
SULFINPYRAZONE
Thuốc điều trị bệnh Gout (thống phong) một dạng viêm khớp do acid uric tăng cao trong máu. Thuốc không làm giảm triệu chứng bệnh nhưng làm giảm bớt các cơn bệnh.
Thuốc làm giảm acid uric trong máu (gây ra do tác dụng phụ của một số thuốc như lợi tiểu (thiazide) và một số thuốc chống ung thư). Sulfinpyrazone làm giảm lượng acid uric trong máu bằng cách tăng lượng bài tiết ra nước tiểu.
Tác dụng phụ
Nôn, nhức đầu, đỏ da, ngứa, khò khè, khó thở, buồn nôn.
SULFISOXAZOLE
Thuốc dùng điều trị nhiễm trùng đường tiểu thấp (bàng quang ) mà không ảnh hưởng đến thận. Sulfisoxazole hấp thụ nhanh và thời gian hoạt động ngắn, được dùng 4 đến 6 lần trong một ngày.
Tác dụng phụ
Buồn nôn và chán ăn.
SULFURE (LƯU HUỲNH)
Là một chất vô cơ quan trọng cho cơ thể. Lưu huỳnh là một thành phần của sinh tố B1 và nhiều acid amin. Đặc biệt, lưu huỳnh cần thiết cho sự sản xuất keo (giúp tạo xương, gân, mô liên kết) và keratin (thành phần chủ yếu của lông, da và móng).
Trong y khoa, lưu huỳnh được sử dụng trong một số thuốc mỡ, kem, thuốc bôi ngoài da để điều trị một số bệnh như mụn rộp, trứng cá, gầ, ghẻ ngứa, nhiễm nấm, viêm da do tiếp xúc.
SULINDAC
Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm đau, điều trị viêm khớp xương khớp, viêm khớp dạng thấp và thống phong.
Tác dụng phụ
Thường gặp, buồn nôn, đau bụng, táo bón
T
TAMOXIFEN
Thuốc chống ung thư dùng điều trị ung thư vú, đôi khi cũng có hiệu quả với một số ung thư khác như ung thư tiền liệt tuyến.
Ơû phụ nữ tuổi sinh đẻ, tamoxifen kích thích rụng trứng nên có thể dùng điều trị vô sinh. Tamoxifen ức chế các thụ thể estrogen.
Tác dụng phụ
Tamoxifen ít có tác dụng phụ hơn phần lớn cac1c thuốc chống thư khác nhưng có thể ga6yr a nóng, sốt, nôn, buồn nôn, phù mắt cá, xuất huyết âm đạo bất thường.
TANNIN (ACID TANIC)
Là chất hữu có trong nhiều loại cây như trà, lá sồi, cây sơn, lá đước.
Trong y khoa, Tanin dùng làm cầm máu, cầm tiêu chảy và là chất đối kháng với chất độc của cây. Hiện không còn được dùng vì có thể gây tổn thương gan và vì có thuốc khác tốt hơn.
Trà chứa một lượng tamin đáng kể, uống trà vừa phải không gây tổn thương gan, nhưng có thể táo bón.
TERBUTALINE
Một thuốc giãn phế quản dùng để điều trị hen, viêm phế quản mạn và khí phế thủng.
Tác dụng phụ
Có thể gặp run, kích động bồn chồn, nôn, đánh trống ngực.
TERFENADINE
Một thuốc kháng histamin dùng điều trị viêm mũi dị ứng và các tình trạng dị ứng da như mề đay.
Terfenadine ít có tác dụng an thần hơn các loại histamin khác, không gây buồn ngủ.
Tác dụng phụ
Nôn, nhức đầu, chán ăn và nổi mề đay.
TETRACAINE
Thuốc gây tê tại chỗ dùng để tiêm hay nhỏ vào mắt, có tác dụng nhanh và ngắn.
TETRACYCLINE
Thuốc kháng sinh thường dùng điều trị mụn trứng cá, viêm phế quản,giang mai, lậu, viêm đường tiểu không đặc hiệu, vài loại viêm phổi, dịch tả, bệnh Brubella và sốt.
Tác dụng phụ
Nôn, ói, tiêu chảy, nổi ban, ngứa, thuốc có thể làm đổi màu răng đang phát triển vì vậy không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi hay phụ nữ có thai. Thuốc có thể làm giảm chức năng thận ở người có rối loạn thận.
TETRAHYDROAMINOACRIDINE
Một thuốc nghiên cứu dùng điều trị bệnh Alzheimer. Trong bệnh này chất acetylchiline ở não thấp bình thường. Người ta nghĩ rằng thuốc này làm tăng sản xuất acetylcholine. Tuy nhiên thuốc không làm ngưng sự thoái hoá của não và không thể làm lành bệnh Alzheimer.
Một thử nghiệm trên lâm sàng cho thấy thuốc không tăng trí nhớ của bệnh nhân. Thuốc có thể gây ra tổn thương gan.
THILIDOMIDE
Loại thuốc ngủ đã không được dùng nữa sau khi phát hiện nhiều bà mẹ dùng thuốc này trong lúc mang thai có con bị tật bẩm sinh ở chi.
THALLIUM
Một nguyên tố kim loại hiếm, không hiện diện trong tự nhiên dưới dạng tinh khiết nhưng hiện diện (một lượng nhỏ) dưới dạng các hợp chất trong quặng kẽm và chì. Sự nhiễm độc có thể xảy ra khi ăn phải chất diệt chuột, với đặc điểm là gây rụng lông, rối loạn thần kinh ở tứ chi, rối loạn dạ dày, ruột.
Thallium 201 (một nguyên tố đồng vị phóng xạ nhân tạo) đôi khi được dùng trong xạ hình ở tim, cho thấy các vùng tim bị thiếu máu và nhồi máu.
THEOPHYLLINE
Một thuốc giãn phế quản được dùng trước kia trong điều trị hen để ngừa cơn ngừng thở ở những trẻ sinh non. Theophylline có thể dùng điều trị suy tim vì làm tăng nhịp tim và tăng bài tiết nước tiểu.
Tác dụng phụ
Chóng mặt, buồn nôn, ói, tiêu chảy, đánh trống ngực, lên cơn.
THIABENDAZOLE
Một loại thuốc dùng điều trị giun sán như sán dãi heo, giun lươn, Toxocara.
Tác dụng phụ
Thiabendazole có thể gây chóng mặt, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn, nhức đầu, buồn ngủ, tiêu chảy. Hiếm khi có phản ứng dị ứng với thuốc như sốt, phát ban, sưng mặt và trường hợp nặng có thể gây đột quỵ.
THIOPENTAL
Một loại thuốc Barbiturate được dùng rộng ra4it rong gây mê. Thiopental được bơm vào tĩnh mạch và nhanh chóng gây ra mất ý thức. Hiệu quả tương đối ngắn.
THIORIDAZINE
Một loại thuốc dùng điều trị tâm thần như tâm thần phân liệt và điên, không chữa lành bệnh nhưng làm dịu đi những bất thường mà bệnh nhân phải chịu, làm giảm sự lo lắng và suy nhược.
Tác dụng phụ
Thioridazine có thể gây ra các cử động bất thường, buồn ngủ, khô miệng, cứng cơ, chóng mặt. Liều cao kéo dài có thể chấn thương võng mạc.
THIROXINE
(Xem Levothyroxine).
TIMOLOL
Thuốc chẹn bê ta dùng để điều trị huyết áp cao và cơn đau thắt ngực (đau ngực do không cung cấp dủ máu để nuôi dưỡng cơ tim). Timolol cũng được dùng sau nhồi máu cơ tim để ngừa các tổn thương lan rộng. Dạng nhỏ mắt dùng để điều trị bệnh tăng nhãn áp.
Tác dụng phụ
Giống các thuốc chẹn bê ta khác. Nhỏ mắt có thể gây kích thích, mờ mắt và nhức đầu.
TOBRAMYCIN
Thuốc kháng sinh dùng điều trị viêm phúc mạc, viêm màng não, nhiễm trùng ở phổi, da, xương, khớp.
Tobramycine được dùng để tiêm, thường kết hợp với penicilline. Thuốc nhỏ mắt chứa Tobramycine đôi khi dùng điều trị bệnh viêm kết mạc và viêm mí mắt.
Tác dụng phụ
Tiêm liều cao có thể gây tổn thương thận, tai trong, nôn, buồn nôn, nhức đầu,nổi ban và ngứa.
TOCAINDE
Thuốc chống loạn nhịp dùng để ngăn ngừa và điều trị nhịp tim không đều.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, chóng mặt, run ăn mất ngon, tiêu chảy, nhầm lẫn và ảo giác. Điều trị lâu dài có thể gây rối loạn máu như giảm tiểu cầu.
TOLBUTAMIDE
Một thuốc hạ đường huyết dạng uống.
TOLMETIN
Một thuốc kháng viêm không steroid dùng để giảm đau, căng cứng và viêm trong viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp và viêm cứng đốt sống. Tolmetin cũng dùng để giảm đau các chấn thương nhẹ.
TOLNAFTATE
Một thuốc kháng nấm dùng để điều trị và đôi khi ngừa sự tái phát của nấm như bàn chân của vận động viên. Tilnaftate có dạng kem, hiếm khi gây kích thích da hay làm nổi ban.
TRAZODONE
Thuốc chống trầm cảm, Tradozone là thuốc an thần mạnh, đặc biệt tác dụng tốt lên trầm cảm có lo âu hoặc mất ngủ.
Tác dụng phụ
Uể oải, táo bón, khô miệng, chóng mặt và hiếm hơn là chứng cương đau dương vật.
TRETINOIN
Là loại thuốc bôi da để điều trị mụn trứng cá và bệnh vảy nến (da dày, có vẩy). Tretinion còn dùng điều trị nếp nhăn da ở những người lớn tuổi, đặc biệt là những người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tretinion có thể làm nặng thêm tình rạng mụn trứng cá trong vài tuần đầu và thường bớt đi trong 3-4 tháng. Trong vài trường hợp có thể gây kích ứng da và lột da. Trong khi dùng trtinion mà tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây phỏng nắng. Hiếm hơn, trtinion có thể gây trắng hoặc sạm da.
TRIAMCINOLONE
Thuốc corticosteroid dùng điều trị viêm miệng, lơi,da, khớp, suyễn, ngoài ra còn dùng điều trị bệnh giảm tiểu cầu, bạch cầu cấp.
TRIAMTERENE
Là thuốc lợi tiểu giữ Kali, được sử dụng với Thiazide hoặc với thuốc lợi tiểu tác dụng ở quai (quai Henle) để điều trị cao huyết áp và phù (ứ dịch trong mô).
Tác dụng phụ
Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nổi mẩn đỏ, mệt mỏi.
TRIAZOLAM
Thuốc thuộc nhóm benzodiazepine dùng điều trị một thời gian ngắn chứng mất ngủ.
TRIFLURIDINE
Thuốc chống virus, thường có trong thành phần thuốc nhỏ mắt để chống lại nhiễm herpes.
TRIHEXYPHENIDYL
Thuốc dùng điều trị bệnh Parkinson nhằm làm giảm triệu chứng cứng đơ và run trong giai đoạn sớm của bệnh.
Tác dụng phụ
Là tác dụng phụ của nhóm thuốc kháng choline.
TRIMETHOPRIM
Thuốc kháng sinh phổ rộng, được sử dụng trong nhiễm trùng đường tiểu, viêm tiền liệt tuyến, viêm phế quản. Thuốc cotrimoxazole là sự kết hợp của trimethoprim và sulfamathoxazole (là một loại kháng sinh khác).
Tác dụng phụ
phát ban, ngứa, buồn nôn, viêm lưỡi.
TRIMIPRAMINE
Thuốc điều trị suy nhược thần kinh. Trimipramine có tác dụng an thần mạnh, được dùng điều trị suy nhược kết hợp với chứng lo âu, mất ngủ. Trimipramine kích thích thần kinh, tăng hoạt động thể chất, cải thiện sự ngon miệng, trả lại cho người bệnh sự thích thú hoạt động hằng ngày.
Tác dụng phụ
Khô miệng, chóng mặt, táo bón, buồn nôn.
TRIPROLIDINE
Thuốc kháng histamin dùng điều trị dị ứng, như viêm mũi dị ứng ( bệnh dị ứng ảnh hưởng đến mũi họng do phấn hoa, bụi... gây nên), mề đay (vết ngứa, đỏ ngoài da). Triprolidine còn dùng điều trị ho, cảm lạnh. Thỉnh thoảng còn được dùng điều trị phòng ngừa phản ứng dị ứng trong truyền máu và phòng ngừa dị ứng với thức ăn.
Tác dụng phụ
Khô miệng, đối với trẻ em thì tăng hoạt động.
TROPICAMIDE
Thuốc làm giãn đồng tử, dùng trước khi khám mắt hoặc trước khi phẫu thuật mắt.
Tác dụng phụ
Nhìn mờ, tăng nhạy cảm với ánh sáng, buốt, khô miệng, mặt đỏ, tăng nhãn áp.
TRYPTOPHAN
Là thuốc chống suy nhược, dùng ít nhất hai tuần mới có hiệu quả. Đối với người già và phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai, nên uống tryptophan kèm với sinh tố B6 để ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc.
Tác dụng phụ
Buồn nôn, ngủ gà, nhức đầu.
U
UROKINASE
Là thuốc làm tan huyết khối có trong nước tiểu của người hoặc trong các canh cấy mô thận của người. Men urokinase dùng để làm tan huyết khối trong trường hợp bệnh nhân mới bị nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi. Chính Urokinase cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở giai đoạn sớm có thể giới hạn được độ rộng của tổn thương cơ tim.
Điều trị bằng urokinase phải được theo dõi sát vì thuốc có nguy cơ gây chảy máu. Đôi khi Urokinase có thể gây dị ứng nhẹ như nổi mẩn hoặc sốt.
V
VANCOMYCIN
Là một loại thuốc kháng sinh dùng trong Bệnh viện để điều trị viêm nội tâm mạc, nhất là viêm nội tâm mạc do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus.
VERAPAMIL
Thuốc thuộc nhóm chẹn kên calci, dùng trong điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực và một số loại loạn nhịp tim.
Tác dụng phụ
Nhức đầu, bừng mặt, chóng mặt, phù chân, táo bón
W
WARFARIN
Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thuốc nào chung với Warfarin vì có nhiều thuốc tương tác với tác dụng kháng đông của Warfarin.
Một thuốc kháng đông dùng để điều trị và dự phòng đông máu bất thường, trong điều trị huyết khối, dự phòng đột quỵ và điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua. cũng được dùng để ngừa đông máu saukhi thay van tim, trong một số rối loạn van tim hay rung nhĩ mạn tính.
Warfarin hoạt động bằng cách ức chế thành lập các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K ở gan. Vì Warfarin chỉ có hiệu quả đầy đủ trong vài ngày nên người ta thường dùng một thuốc kháng đông khác (như heparin) trong những ngày đầu.
Tác dụng phụ
Warfarin có thể gây xuất huyết bất thường ở nhiều nơi trong cơ thể. Do đó nên làm xét nghiệm thời gian prothrobin thường xuyên để điều chỉnh liều. Warfarin cũng có thể gây ói, ban đỏ, chán ăn và đau bụng.
X
XYLOMETAZOLINE
Thuốc chống xung huyết để làm giảm sung huyết mũi do cảm lạnh, viêm xoang hay sốt.
Xylometazoline có thể nhỏ giọt hay xịt vào mũi, gây co mạch trong niêm mạc mũi, nó còn được sử dụng như một thành phần của thuốc nhỏ mắt trong điều trị viêm kết mạc dị ứng.
Tác dụng phụ
Sử dụng quá nhiều Xylometazoline có thể gây nhức đầu, hồi hộp hay buồn ngủ. Dùng kéo dài tình rạng xung huyết có thể tệ hơn khi ngưng thuốc
Z
ZIDOVUDINE
Thuốc chống virus, trước đây là Azidothimidine hay AZT. Zidovudine đã được chấp nhận để điều trị hội chứng suy giảm miễn dịch (bệnh AIDS) từ năm 1987.
Zidovudine được dùng để điều trị bệnh liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch nặng như viêm phổi do Pneumocystic, nhiễm trùng của não và hệ thống thần kinh gây ra bởi HIV. Zidovudine không chữa hết nhưng có thể cải thiện những triệu chứng hay kéo dài thời gian lui bệnh. ví dụ có thể làm giảm sưng hạch bạch huyết hay làm tăng cân. Mặc dù, Zidovudine giúp chậm tiến triển của bệnh AIDS nhưng tái phát thường xảy ra sau vài tháng điều trị. Zidovudine dùng đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị nhiễm HIV chưa có triệu chứng.
Trong công trình nghiên cứu trên người nhiễm HIV tỷ lệ phát ra bệnh AIDS hay những triệu chứng có liên quan đến hội chứng này có tỷ lệ thấp hơn ở nhóm người điều trị với Zidovudine.
Zidovudine ngăn chặn hoạt động men kích thích virus tăng trưởng và sinh sản. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy có giảm hoạt động virus dẫn đến tình trạng tăng sự sản xuất và tăng số lượng lympho T giúp cải thiện hiệu quả của hệ thống miễn dịch để các nhiễm trùng cơ hội như bệnh nấm candida không xuất hiện, Zidovudine không thể làm ngưng sự tăng trưởng của các virus khác.
Tác dụng phụ
Giảm sản xuất hồng cầu, gây nên thiếu máu cần phải truyền máu, vì lý do này xét nghiệm máu phải làm thường xuyên và phải ngưng thuốc nếu số lượng hồng cầu quá thấp. Zidovudine liều cao có thể gây bức rức, khó ngủ và sốt. Zidovudine cũng gây thăng bằng trong hấp thu vì vậy làm mất hiệu quả của trimethoprim và sulamethoxazole và các loại kháng sinh điều trị viêm phổi trên những bệnh nhân bị bệnh AIDS

Hết


Xem Tiếp: ----