I- Truyện thứ nhất
Người khách đến phòng tôi
Vào một buổi chiều tháng Tư nóng nực, tôi đang ngồi định viết một cái truyện ngắn thì có một người đàn ông lạ mặt bước vào.
- Xin lỗi? Tôi nói giọng hơi bực mình? Anh ở đâu đến?
- Xin lỗi? Anh ta nói? Tôi là Tĩnh, anh không biết tôi sao?
- Tôi chưa hề nghe ai nói đến anh.
- Thế thì - Anh ta nói? Anh nghe đây, tôi là Tĩnh, tôi là Tĩnh mà anh không biết ư? Đúng anh là đồ... đồ...
Tôi sửng sốt nhìn anh ta. Còn anh ta không thèm nhìn tôi, cứ tự động kéo ghế ra ngồi. Anh ta khoảng chừng 37, 38 gì đó, dáng gầy, mí mắt thâm quầng, đôi mắt đùng đục hơi bị lạc. Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đoán rằng anh ta là một người bị bệnh tâm thần. Trên tay anh ta cầm một xấp giấy, cứ thò thò thụt thụt nửa như muốn đưa cho tôi nửa lại thôi.
- nTôi không muốn đưa cho anh xấp giấy này? anh ta nói? Tôi là Tĩnh mà anh không biết. Anh là đồ? đồ quan liêu, tôi ghét bọn quan liêu, tôi ghét anh.
Tôi hơi mất bình tĩnh nhưng lại trấn tĩnh được vì nghĩ mình là nhà văn, mà nhà văn thì hay gặp người này người nọ: kẻ tỉnh cũng có, người điên cũng có, kẻ láu cá cũng có, người thật thà cũng có. Ngày nào mà tôi không gặp hàng chục người đến quấy rầy.
- Anh là đồ quan liêu, anh không chuyển cho tôi đâu, tôi không đưa cho anh? Anh ta nói.
- Nhưng mà cái gì mới được chứ?? Tôi hỏi.
- Gì mới được chứ?? Anh ta nhại lại? Đúng là đồ quan liêu, nên không biết trong tay tôi cầm thứ gì.
Tôi cảm thấy nhụt chí với cái kiểu nói chuyện cù cưa cú cứa này nhưng chợt nghĩ có lẽ anh ta đang bực bội điều gì đấy nên cố làm thân thử xem anh ta định làm gì. Đối với một nhà văn, âu đó cũng là điều hay.
- Hút thuốc lá nhé? Tôi mời.
- Thì hút? anh ta đáp và đưa tay rút một điếu Đà Lạt.
- Anh cầm gì đưa tôi xem? Tôi hỏi và giơ tay định rút xấp giấy trên tay anh.
- Tôi không đưa vì anh là đồ quan liêu, anh không biết tôi? Anh ta nhìn tôi mắt như nảy lửa? Anh không bao giờ nghe nói đến tôi, không bao giờ gặp tôi sao?
- Có thể gặp anh rồi mà tôi không nhớ, nhiều người đến nhà tôi quá mà.
- Anh là nhà văn, tôi hỏi người ta rồi mới đến đây mà anh lại không biết tôi. Ai mà không biết tôi, không gặp tôi? Những ai đi kiện, chạy mọi nơi mà không được giải quyết là tôi đấy. Nhà văn phải biết đến những người nghèo khó, những người bị oan ức mà anh không biết tôi.
Tôi nghĩ mình đã đoán đúng việc của anh ta nên cố gắng gỡ tiếp mối dây mắc míu này.
- Nhưng mà chuyện của anh ra làm sao chứ?
- Anh mà còn hỏi? Anh ta nói? Việc tỏ rành rành mà anh còn hỏi. Tôi đã từng là biệt động thành, đánh bao nhiêu trận, bị thương đầy mình, kẻ thù không giết được tôi, bây giờ đồng đội lại giết tôi.
- Giết?? Tôi chồm người về phía anh ta? Có kẻ âm mưu giết anh?
- ừ, giết? Anh ta nhìn tôi, nói.
- Bằng cách nào?
- Chúng tham ô, tôi tố cáo, chúng đuổi việc tôi, cho tôi chết, vợ tôi chết, con tôi chết. Tôi không về. Tôi nằm ở tại Công ty gào thét suốt năm ngày đêm liền. Chúng không giải quyết. Tôi quyết định mổ bụng để chúng thấy lòng dạ tôi theo Đảng. Chúng thây kệ. Chúng bảo mày đã mổ bụng thì cứ để cho mày chết.
- Cho chết?? Tôi hỏi.
- ừ, cho mày chết, chúng nó nói. Vợ tôi phải thuê xe xích lô trở tôi lên bệnh viện khâu lại. Lành vết thương là tôi đi kiện. Tôi kiện ầm lên mà anh không biết.
- Kiện? ở đâu? Kiện ai?? Tôi hỏi.
- Tôi đưa giấy tờ cho Ban giám đốc, chúng bảo tôi bị tâm thần. Tôi chạy lên Ban kiểm tra. Ban kiểm tra bảo tôi bị tâm thần, họ cười. Tôi gởi lên tỉnh, họ bảo tôi bị tâm thần, họ im. Tôi lại viết đơn kiện. Giờ thì tôi không biết làm gì?
- Kiện lên Trung ương? Tôi nói.
- Tôi không biết ai ở Trung ương? Anh ta nói? Họ bắt tôi lên ô tô đưa vào bệnh viện tâm thần, bắt tôi ở trong viện tâm thần. Lúc vắng người tôi lai ngồi viết đơn nhờ họ gởi cho bác Tổng bí thư nhưng họ không gởi. Họ bảo tôi bị tâm thần họ không gởi.
- Bây giờ tính sao?? Tôi hỏi.
- Tôi đến để nhờ anh gởi giùm mà anh không biết tôi. Tôi không đưa đơn cho anh. Những kẻ quan liêu đều không biết những người oan ức, những người khổ.
- Tôi cũng khổ, tôi không quan liêu đâu.
- Những người khổ cũng quan liêu. Tôi đi kiện khắp nơi mà anh không biết tôi, anh không biết ai hết.
- Có lúc tôi cũng bận chứ? Tôi nói? Làm sao mà theo dõi hết mọi chuyện được.
- Đáng ra? Anh ta nói? tôi vào nhà anh, anh phải hỏi ngay: Tĩnh đấy à, đơn viết xong chưa, đưa đây coi. Tao là nhà văn, tao sẽ sửa chữa chỗ này chỗ nọ cho nó lịch sự, cho nó trúng ý mày rồi tao gởi đi cho mày, mày yên trí. Việc của mày sẽ được giải quyết. Thế là vui. Cảm ơn anh. Không có chi. Tôi về. ừ, mày về nhé.
- Bây giờ tôi sẽ nhận đơn của anh để chuyển dùm cho anh nhé.
- Không, anh là đồ quan liêu, anh không chuyển cho tôi. Anh không biết tôi là Tĩnh, tôi chạy kiện nhiều nơi mà anh không biết.
Anh ta hầm hầm nhìn tôi rồi xô ghế cái ầm, đứng dậy và nói:
- Tôi về!
Tôi cũng nói nho nhỏ, giọng tắc nghẹn:
- ừ, thôi anh về.
II- Truyện thứ II:
Người cộng tác viên cuối cùng
Tuần nào, cứ chiều thứ 4 và chiều thứ 6 anh ta cũng đến phòng tôi, đến rất đúng giờ, cái giờ mà người ta vừa nghỉ việc. Trên tay anh ta là một xấp giấy. Quen rồi, nên tôi biết đó là xấp bản thảo thơ mà anh sáng tác:
- Anh cho tôi gửi vài bài thơ? anh ta nói? Những bài thơ này tôi tâm huyết lắm. Anh đọc giùm tôi, nếu thấy được thì đăng cho?
Tôi nhìn sững anh ta, chẳng biết nói gì. Đâu chỉ lần này, mà nhiều lần rồi,anh ta vẫn đến đưa thơ cho tôi và nói:
- Anh cho tôi gởi vài bài thơ. Thơ tôi hay lắm, tâm huyết lắm. Anh đăng cho.
- ừ, ừ, tôi sẽ cố gắng đọc để đăng? Tôi nói dối anh ta vì làm sao có thể đăng thơ của một người bị bệnh tâm thần? Anh về nhé, tôi có khách mới đấy.? Tôi vừa nói vừa chỉ vào một bạn đồng nghiệp hoặc một cộng tác viên mà ở nhà tôi chẳng lúc nào vắng để tống khứ anh ta.
"Thằng cha tâm thần ấy mà"? Tôi nói với bạn bè như vậy và chúng tôi cùng nhau cười ha hả.
Nhưng đó là lúc tôi còn làm Tổng biên tập. Bây giờ cái chức ấy là của người khác, còn tôi, tôi được cho nghỉ hưu non. Cái việc không còn làm Tổng biên tập cũng gây cho tôi nhiều nỗi buồn. Các bạn đồng nghiệp chẳng còn ai đến chỗ tôi để thảo luận về bài vở nữa. Còn những cộng tác viên khác thì họ đến làm chi. Nghĩ cho cùng, tôi đâu còn là cái tích sự để họ dùng tôi. Vậy mà đã hai tháng nay, từ ngày tôi thôi làm Tổng biên tập, cứ hàng tuần anh ta lại đến, đúng ngày, đúng giờ để đưa thơ và mong tôi đăng bài cho.
Tôi cảm thấy bực mình vì sự quấy rầy dai dẳng của anh ta. Nhưng vờ lịch lãm như vẫn còn làm Tổng biên tập, rót nước mời anh ta uống và hỏi qua loa những câu chuyện mà tôi đã biết rồi để mau mau tống khứ anh ta ra khỏi phòng cho yên.
- Dạo này anh viết có nhiều không?
- Nhiều. Anh thấy đấy, tôi đâu còn việc gì mà làm.
- Sao lại thế?
- ở cơ quan, tôi tố cáo bọn tham nhũng. Chúng cho tôi thôi việc. Lấy cớ giảm biên chế để cho tôi thôi việc. Chúng bảo tôi thiếu năng lực. Tôi hỏi tại sao trước đây Ban Giám đốc khen tôi có năng lực. Chúng nó bảo trước đây thì khá, giờ kém đi. Cứ nhùng nhằng vậy vậy, tôi không chịu về. Tôi nằm ở công ty la hét suốt ba ngày đêm yêu cầu Ban Giám đốc giải quyết mà họ không chịu giải quyết.
- Thế rồi sao nữa?
- Tôi tức quá viết đơn kiện. Nhưng chúng nó có thế thần bảo tôi bị tâm thần nên không ai chịu nghe tôi. Tôi ức quá, đụng đâu tôi cũng chửi chúng. Thế là một hôm, chúng cầm giấy của bác sĩ nói tôi bị bệnh tâm thần, cho tôi lên xe chở vào nhà thương tâm thần. Lúc rảnh tôi viết đơn kiện và làm thơ.
- Thơ? Anh viết cái gì?
- Thơ tôi tố cáo chúng. Anh cứ xem. Anh đăng nhé. Tôi thấy báo anh chống tiêu cực nhiều nên tôi mới gửi. Anh đăng cho mọi người biết. Tôi tin một Tổng biên tập như anh.
- Tin?
- Tin quá đi chớ. Ai mà không tin những người làm báo, những Tổng biên tập? Khuôn mặt anh ta thật thà quá đỗi làm cho tôi thấy áy náy. Quả thật, những lần trước, sau khi anh ta đi rồi, tôi có xem thơ anh. đúng là thơ anh có viết những điều anh bị oan ức. Nhưng nó cũng rất lộn xộn? rất là tâm thần. Lần sau, anh ta lại đến đưa thơ mới, không hỏi gì các bài cũ, coi như cái việc đưa đến tay tôi là đã được đăng rồi. Vì thế, tôi không bị thúc ép, truy hỏi như các cộng tác viên khác. Nhưng lần này, lần này tôi không thể nói dối được.
- Tôi không thể đăng thơ cho anh!
- Sao? Sao không thể đăng được, anh là Tổng biên tập mà, anh có quyền mà, thơ tôi hay lắm, tâm huyết lắm, anh giúp tôi với?
- Tôi?
- Anh!
- Tôi không còn làm Tổng biên tập nữa!
Anh ta nhướn mắt lên như ngạc nhiên rồi mỉm cười:
- Tôi biết.
Bây giờ tới tôi ngạc nhiên trố mắt nhìn anh:
- Sao anh biết?
- Tôi biết chớ. Anh tưởng tôi bị tâm thần tôi không biết ư? Tôi đâu có bị tâm thần. Họ bắt tôi vô nhà thương tâm thần, bảo tôi bị tâm thần, thành ra tôi bị tâm thần?
- Anh biết vậy sao anh vẫn đến đây?
- ủa - anh ta nhìn tôi vẻ ngạc nhiên? Anh không muốn tôi đến sao? Tôi đến không làm cho anh vui sao?
- Không, không phải vậy? Tôi nói, lần này thật sự cảm động vì anh biết tôi thôi làm Tổng biên tập mà vẫn đến? Tôi muốn nói là vì sao anh còn đến để đưa thơ cho tôi đăng khi tôi không còn là Tổng biên tập.
Anh ta mỉm cười:
- Tôi biết là hồi giờ anh đâu có chịu đăng thơ cho tôi. Tôi đã định không đến đưa thơ cho anh nữa rồi. Nhưng nghe anh không còn làm Tổng biên tập nữa nên tôi lại.
- Để làm gì vậy?
Anh ta cười, vỗ vai tôi:
- Để làm gì à? Để anh thấy mình vẫn còn bạn bè, để anh thấy rằng mình vẫn còn cộng tác viên? để anh?
Anh đứng bật dậy, nắm tay tôi lắc thật mạnh rồi bước ra cửa. Anh chẳng biết rằng, phía sau anh, tôi cứ lặng lẽ nhìn theo..
III-Truyện thứ III: Tôi vẫn còn là tổng biên tập
- Hé hé...
Tôi đang chăm chú đọc bản thảo truyện ngắn của một cộng tác viên để đưa vào số báo tới thì nghe có tiếng cười ở phía cửa, sau lưng tôi.
- Chào Tổng biên tập, làm gì mà chăm chú thế?
Bực mình vì bị quấy rầy, tôi giận dữ quay lại. Thì ra Tĩnh. Tôi cảm thấy người dịu lại, bỏ bút xuống, mỉm cười.
- Mời vào chơi.
- Vào chớ? Tĩnh nói? Được tin anh được vời ra làm lại Tổng biên tập cả tháng nay nhưng bị ốm không đến thăm được. Có lỗi quá, nay đến mừng anh.
Tôi cảm thấy vui vui nhưng giả bộ bất cần:
- Có gì đâu. Mấy tháng qua họ cho mình nghỉ, nay chưa có người thay họ bảo mình làm lại, thì mình làm, vậy thôi.
- Vậy tôi mới đến.
Nhớ lại lúc "bỉ cực" chỉ có anh ta là đến với mình thôi nên tôi vui vẻ rót nước trà ngon và chìa bao thuốc lá Con Mèo mà một cộng tác viên vắng mặt từ lâu, sáng nay đến đưa cái truyện ngắn tôi đang đọc và tặng trà thuốc cho tôi:
- Mời bạn thân mến.
Tĩnh đẩy bao thuốc lá về phía tôi:
- Sang quá. Tôi quen hút thuốc Đà Lạt như hồi anh thôi làm Tổng biên tập.
Tôi vẫn say sưa với niềm vui mới, chưa hiểu hết ý Tĩnh:
- Có gì đâu. Họ nhờ đọc cái truyện, biếu gói trà, bao thuốc lá để mình tỉnh táo "nghiên cứu cho kỹ", được thì đăng. Cũng như mình đọc giùm thơ cậu hồi trước ấy mà?
- Nhưng anh đâu có đăng thơ tôi.
- Cái đó thì? - tôi ấp úng.
- Thì dở? thì của kẻ tâm thần chứ gì?
Tôi lại ấp úng phân bua:
- Không, không phải thế, đừng trách mình. Mình có đưa cho anh em biên tập thơ nhưng không thấy họ đưa lại. Nếu mình ép họ đăng thì họ bảo mình thiếu dân chủ?
Tĩnh vẫn khăng khăng:
- Nhưng anh là Tổng biên tập, anh có quyền quyết định mà.
- Nhưng? nhưng mà?
Tĩnh hỏi độp:
- Nhưng lần này? cái truyện của anh bạn tặng trà thuốc thì anh đăng chớ?
- Được thì đăng chớ.
- Biên tập viên đã đồng ý chưa?? Tĩnh hỏi gặng.
Tôi cảm thấy hơi bực:
- Chưa đưa? Nhưng sao cậu cứ dây vào chuyện của tòa soạn người ta thế. Cậu quả là?
- Là kẻ tâm thần, là đồ dớ dẩn chớ gì? Tĩnh tiếp lời.
Tôi thật sự bực mình nhưng cố ghìm lại. Cái anh chàng có đôi mắt bị lạc này như một cái bóng gắn liền với đời tôi.
Cách đây mấy tháng, khi cho ra mấy số báo "có vấn đề", tôi bị đình chỉ chức Tổng biên tập. Nhà tôi trước đây nhộn nhịp khách thì nay trở thành cái chùa bà Đanh. Chỉ có anh ta? hàng tuần, vào chiều thứ bảy? lại đến an ủi tôi. Những ngày ấy, tôi không bao giờ thấy ở anh ta biểu hiện một chút gì của người bị bệnh tâm thần. Anh ta thật thông minh, tỉnh táo. Vậy mà giờ đây, trong mắt tôi, anh ta quả thật là một kẻ bị bệnh tâm thần nặng, nặng không thể chữa được.
- Hôm nay cậu đến có việc gì không?? Tôi sẵng giọng.
- Đến để? - Anh ta lấp lửng? Tôi nghĩ tôi đến để mừng anh.
- Cảm ơn. Chứ không đến để đưa thơ chống tiêu cực nữa chứ?? Tôi nói để ngăn chặn việc đưa thơ của anh ta.
- Đưa làm gì nữa. Báo anh độ này đâu cần thứ thơ tôi?
- Đúng? tôi dịu giọng? phải uyển chuyển theo thời cuộc chứ.
- Để được lòng? để giữ yên cái ghế Tổng biên tập chớ gì?
Tôi mếch lòng:
- Anh đừng nói thế. Báo chí mỗi lúc mỗi khác chứ.
-V ì chí khí của Tổng biên tập có khác trước phải không?
- Thì sao?? Tôi hỏi giọng khiêu khích.
Anh ta im lặng một chút rồi nói thủng thẳng:
- Thì làm Tổng biên tập làm cóc gì cho khổ? khi anh muốn chỉ vừa lòng? khi tờ báo của anh không còn bạn đọc nữa?
Tôi bực tức:
- Anh nói cứ như?
- Đồ tâm thần chứ gì? anh ta tiếp lời tôi- Họ bảo tôi như vậy từ lâu rồi. Tôi tưởng anh nhìn tôi khác hơn họ. Giờ thì anh cũng nhìn giống như họ. Anh cũng như họ. Anh không khác chi họ, khi anh?
- Xin mời anh?
- Ra cửa chứ gì! Tôi biết rõ sự việc sẽ như thế. Cũng như tay giám đốc của tôi vậy. Khi tôi phát hiện ông ta tham nhũng, với tình đồng chí, tôi nói với ông ta? ông ta cũng bảo tôi như vậy? Anh ta đứng bật dậy? Chào anh.
- Rõ là đồ tâm thần? Tôi rủa theo khi anh ta bước ra cửa.
Nghe tiếng bước chân anh ta huỳnh huỵch đi xuống cầu thang, tôi biết anh ta sẽ chẳng bao giờ đến phòng tôi nữa. Tự nhiên, tôi muốn chạy theo gào lên, gào to lên để gọi anh ta trở lại. Nhưng chân tôi không nhúc nhích được, miệng tôi chẳng thể mở ra. Tôi ngã phịch xuống chiếc ghế tôi vẫn ngồi làm việc?
Đà Nẵng 1-1990-1991

Xem Tiếp: ----