Rashomon
Cổng Rashomon
Lời người dịch

     ổng Rashomon[1] là một trong những tác phẩm đầu tay của Akutagawa Ryunosuke, viết năm 1915, chỉ ra đời sau truyện Nước dòng sông Cái, và một vài truyện khác. Hơn nữa khi Akutagawa Ryunosuke gửi đăng truyện này trên nội san Đế quốc văn học (Teikoku Bungaku) của khoa Văn trường Đại học Tokyo, bè bạn đã không chú ý lắm, thậm chí có người còn khuyên ông gác bút! Thế nhưng sau này, giới văn học Nhật Bản đã đánh giá đây là một tuyệt tác của Akutagawa Ryunosuke, tác phẩm đầu tiên hình thành lối viết của ông sau đó, xây dựng truyện dựa trên các chất liệu có sẵn trong các tác phẩm cổ điển. Akutagawa đã giải thích rằng, khi muốn diễn tả thật nghệ thuật một đề tài nào đó thì có thể phải tạo ra một sự việc thật khác thường, nhưng những điều khác thường lại khó xảy ra trong cuộc sống thực, sẽ có vẻ như bịa đặt, không được tự nhiên, do đó mà ông đã lấy các chi tiết từ các truyện có sẵn.
Cổng Rashomon được viết dựa trên các chi tiết trong hai đoạn của truyện Konjaku Mongatari (Truyện bây giờ đã xưa). Đó là đoạn thứ mười tám về người ăn trộm đã trông thấy xác chết trên gác cổng Rashomon, và đoạn thứ hai mươi mốt về bà già bán cá trong trận Tatewaki. Tuy nhiên, Akutagawa Ryunosuke đã đổi nhân vật người ăn trộm trong truyện cổ thành gã nô bộc - chưa hề ăn trộm - để rồi qua tay tác giả, câu chuyện xảy ra trên gác Cổng Rashomon là diễn tiến giằng co giữa Thiện và Ác trong lòng nhân vật gã nô bộc này; cuối cùng cái Ác đã biện hộ và xô đẩy nhân vật vào một cái Ác tiếp theo.
Bị cuốn theo ngòi bút của tác giả, dường như người đọc lại không thấy công phẫn hay có điều gì khiên cưỡng, mà hầu như chỉ còn biết chấp nhận cái kết cuộc ấy như một điều đương nhiên.

*

Chuyện vào một ngày nọ, lúc trời đã về chiều. Có một gã nô bộc đang trú mưa dưới cổng Rashomon. Dưới chiếc cổng lớn, ngoài gã đàn ông này ra chẳng có ai khác. Trên chiếc cột lớn sơn son đỏ mà nước sơn đã bị bong loang lổ đó đây, chỉ có độc một con dế mèn đang đậu ở đó. Cổng Rashomon ở ngay trên đại lộ Suzaku cho nên ngoài gã đàn ông này, bình thường lẽ ra cũng có thể có thêm vài ba người khác, đàn bà thì đội nón lá ichimegasa hay đàn ông đội mũ momieboshi đứng tránh mưa. Thế nhưng ngoài gã ra không có ai khác.
Số là vì mấy năm gần đây kinh thành Kyoto cứ bị hết họa này lại đến nạn kia, hết động đất, giông bão, hỏa hoạn, lại đến nạn đói kém. Vì thế mà chốn kinh sư tiêu điều xơ xác thật khác thường. Cổ thư còn ghi chép lại những chuyện như tượng Phật và đồ thờ tự bị chẻ ra, gỗ sơn son hay thếp bạc cũng bị chất đống bên đường để bán làm củi đốt. Chốn kinh thành mà còn như thế, huống hồ cổng Rashomon này, chẳng ai ngó ngàng đến chuyện trùng tu sửa sang. Cổng bị bỏ mặc tiêu điều hoang phế, chỉ tổ cho chồn cáo cùng quân trộm cắp thừa cơ đến dùng làm nơi trú ẩn. Thậm chí cả những xác chết đường chết chợ không người tới nhận cũng được đem vứt ở đây, như đã thành một cái lệ. Vì thế hễ trời chạng vạng tối là mọi người đều ghê sợ, chẳng một ai dám bén mảng đến gần.
Thay vào đó, vô số quạ không biết từ đâu kéo cả về đây. Ban ngày nhìn về phía cổng thấy không biết bao nhiêu là quạ bay thành vòng tròn, vừa kêu vừa lượn lờ quanh miếng ngói phù điêu trên cùng. Nhất là hễ đến lúc ráng chiều nhuộm đỏ khoảng trời phía trên cổng, thì nom cứ như là nền trời có rắc vừng đen. Dĩ nhiên lũ quạ đến rỉa xác người chết vứt nơi cổng.
Thế nhưng hôm nay, có lẽ kể về giờ giấc thì cũng đã muộn, chẳng thấy bóng dáng một con quạ nào cả. Chỉ thấy đó đây lốm đốm màu bạc phếch của phân quạ dính vào những bậc đá chỉ chực lở và cỏ mọc um tùm từ những kẽ nứt. Gã nô bộc ngồi ở bậc trên cùng của bậc đá có bảy bậc, đặt mông trên vạt sau của chiếc áo xanh lam đã giặt đến bạc màu, vừa mân mê mụn trứng cá to tướng mọc trên má bên phải vừa lơ đãng nhìn mưa rơi.
Tác giả vừa viết ở trên rằng “gã nô bộc đang trú mưa”. Nhưng dù trời có tạnh mưa đi nữa, gã cũng chẳng có việc gì để làm. Thông thường dĩ nhiên là gã sẽ đi về nhà chủ. Nhưng gã lại mới bị chủ cho thôi việc từ bốn năm hôm nay. Như đã viết ở trên, lúc bây giờ Kyoto đã suy tàn lắm rồi. Gã nô bộc này bị người chủ mà gã hầu hạ lâu năm cho thôi việc, thật ra cũng là ít nhiều do sự suy tàn ấy mà ra chứ chẳng phải gì khác. Vì thế thay vì viết “gã nô bộc đang chờ tạnh mưa”, phải viết là “gã nô bộc không đi đâu được vì trời mưa, và gã đã đến bước đường cùng chẳng biết về đâu nữa” mới đúng. Hơn nữa, bầu trời u ám hôm nay chẳng nhiều thì ít cũng đã khiến gã nô bộc thời Bình An (Heian)[2] này chạnh lòng. Cơn mưa đổ xuống từ giờ Thân đến giờ vẫn chẳng có vẻ gì là muốn ngớt. Vì thế trước mắt gã nô bộc chưa biết ngày mai sẽ phải làm gì để sống qua ngày, từ nãy đến giờ gã vẫn vừa miên man nghĩ ngợi tìm cách xoay sở làm sao ra khỏi bước đường cùng, vừa lơ đãng nghe tiếng mưa rơi trên đại lộ Suzaku.
Mưa rào rào từ xa tới bao trùm lên cổng Rashomon. Bóng chiều như kéo màn trời sa xuống thấp, ngẩng nhìn lên thấy hàng ngói chênh chếch đầu hồi trên mái cổng như đang đỡ cả một màn mây nặng trĩu u ám.
Một khi đã không còn cách nào khác, không làm sao hơn được, thì đâu còn có thể kén chọn nữa. Nếu còn kén chọn, thì chỉ có mà chết đói, không chết trong nhà thì cũng chết đường chết chợ, rồi sẽ bị đem ra vứt trên cổng này như người ta vứt xác của một con chó mà thôi.
Nếu đừng kén chọn nữa - gã nô bộc cứ nghĩ tới nghĩ lui quanh quẩn mãi không biết bao lần để rồi cuối cùng ngừng lại ở chỗ đó. Tuy vậy, ngay cả khi đã nghĩ tới “nếu đừng kén chọn” rồi, nhưng quanh đi quẩn lại vẫn còn dừng lại ở chỗ “nếu đừng kén chọn” này, thì rút cuộc vẫn mãi mãi chỉ là một chữ “nếu”. Dù gã nô bộc đã nhủ lòng sẽ không kén chọn - không từ bất cứ điều gì thế nhưng gã vẫn không có can đảm tiến thêm đến chỗ khẳng định cái điều đương nhiên phải đến tiếp theo sau câu “nếu đừng kén chọn” – để ngã ngũ cho xong chuyện - tức là “thì chẳng còn cách nào khác là đành làm quân trộm cắp vậy.”
Gã nô bộc hắt hơi thật mạnh, rồi uể oải đứng dậy. Hơi lạnh buổi chiều ở Kyoto đã đến độ muốn có lò than để sưởi ấm. Gió luồn giữa những hàng cột cùng với bóng chiều đang dần xuống, lồng lộng thổi. Con dế mèn đậu trên chiếc cột loang lổ nước sơn đã bò đi đâu mất.
Gã nô bộc vừa kéo cao cổ áo màu lam khoác trên chiếc áo cánh màu vàng, rụt cổ lại, vừa đưa mắt nhìn quanh cổng. Gã nghĩ bụng nếu có chỗ nào không sợ bị mưa gió, không ngại có người trông thấy, để đánh một giấc ngon lành, thì gã sẽ ngủ ở đó cho qua đêm nay. Tức thì, may sao chiếc cầu thang cũng sơn son đỏ, bề ngang khá rộng, bắc lên tầng gác của chiếc cổng đã lọt vào mắt gã. Ở trên ấy dù cho có người chăng nữa, chắc cũng chỉ toàn là người chết. Gã nô bộc bèn vừa cẩn thận giữ cho thanh đao đeo bên hông khỏi tuột ra khỏi vỏ, vừa đặt bàn chân mang đôi dép rơm lên bậc dưới cùng của cầu thang.
Thế rồi, một vài phút sau đó, trên bậc giữa của cầu thang bắc lên gác cổng Rashomon, một gã đàn ông đang co người lại như con mèo, nín thở nghe ngóng động tĩnh trên gác. Một ánh lửa leo lét chập chờn trên gác lờ mờ soi xuống gò má bên phải của gã, gò má có một cái mụn trứng cá mưng mủ sưng đỏ lên ở giữa đám râu ria lởm chởm. Thoạt đầu gã nô bộc cứ đinh ninh rằng ở trên ấy chỉ toàn là người chết. Nhưng chỉ mới bước lên được hai ba bậc thang và nhìn xem thử gã thấy ở trên đó có ai đang thắp lửa, mà ánh lửa ấy hình như đang chuyển động về phía này. Đó là một ánh lửa đục tối và vàng vọt, chập chờn chiếu lên trần nhà có giăng đầy mạng nhện đến khắp mọi xó xỉnh, thoạt nhìn đã nhận ra ngay. Một kẻ dám đốt đèn trên gác cổng Rashomon trong đêm mưa như thế này ắt chẳng phải là người bình thường.
Gã nô bộc rón rén lần bước như một con thạch sùng, mãi mới lên đến bậc trên cùng của chiếc cầu thang dốc dác. Thế rồi gã cố nằm bẹp xuống bám mình vào sàn gác, cần cổ thì cố vươn về phía trước, rụt rè dòm vào trong gác.
Gã nhìn thử thì thấy trong lòng gác, quả đúng như lời đồn đại, có một vài xác chết bị vứt nằm ngổn ngang. Chỗ có ánh lửa soi tới hóa ra không rộng lắm nên cũng không rõ là trên ấy có bao nhiêu xác chết. Chỉ có điều là lờ mờ trông thấy trong đó có xác thì trần truồng, có xác thì mặc quần áo. Dĩ nhiên hình như trong đó cũng có cả xác đàn ông lẫn với xác đàn bà. Và tất cả những xác chết ấy đều như những hình nhân nặn bằng đất sét, miệng há hốc, tay thò ra, nằm lăn lóc trên sàn, thật không ngờ trước đó đã từng là những con người có sự sống. Hơn nữa những phần thân thể nhô cao như vai và ngực phản chiếu ánh lửa mơ hồ đổ bóng xuống làm cho những phần thân thể thấp hơn càng thêm u tối, lặng thinh câm nín ngàn đời.
Gã nô bộc vội bịt mũi vì mùi hôi thối của những xác chết đã rữa nát ấy. Nhưng chỉ trong một phút sau đó, bàn tay ấy đã quên cả bịt mũi lại. Đó là vì một cảm xúc vô cùng mãnh liệt đã cướp trọn khứu giác của gã đàn ông này.
Lúc ấy lần đầu tiên mắt gã nô bộc mới nhìn thấy có bóng người lom khom giữa đống xác chết. Một bà lão mặc chiếc áo kimono màu nâu vỏ dà, thấp bé, gầy gò, đầu tóc bạc phơ như một con khỉ. Bà lão ấy tay phải cầm một mẩu gỗ thông để đốt lửa, đang nhìn như soi vào mặt một trong những cái xác chết. Mái tóc dài cho thấy có lẽ đây là xác của một người đàn bà.
Hết sáu phần là hoảng sợ, bốn phần còn lại là tò mò, nên lúc ấy gã nô bộc đã quên cả thở. Nếu mượn lời cổ thư thì đó là gã nô bộc cảm thấy như tóc trên đầu mình đang dựng đứng cả lên. Bấy giờ bà lão đặt mẫu gỗ thông xuống sàn gác, rồi đưa hai tay lên đầu của xác chết mà nãy giờ bà vẫn nhìn chằm chặp, làm như thế khi mẹ đang bắt chấy cho khỉ con, bà bắt đầu nhổ từng sợi của mái tóc dài ấy. Những sợi tóc dường như cứ thế rụng ra theo bàn tay của bà lão.
Nhìn từng sợi tóc rụng dần, nỗi kinh hoàng cũng biến dần trong lòng gã nô bộc và đồng thời, dần dần mỗi lúc gã cảm thấy căm giận bà lão này hơn. Ồ không, nói rằng đó là lòng căm giận đối với bà lào này thì có lẽ là không đúng. Mà đúng ra đó là mối ác cảm đối với tất cả những điều ác trên đời, cứ mỗi lúc một bùng lên mãnh liệt trong lòng gã. Lúc này nếu có ai lại đem chuyện nên chịu chết đói hay nên thành kẻ trộm mà gã đàn ông này đã nghĩ đến khi còn ở dưới cổng lúc nãy ra hỏi lại gã, thì có lẽ gã đã trả lời ngay không một chút nuối tiếc rằng gã sẽ chịu chết đói. Lòng căm ghét cái ác của gã đang bùng lên mãnh liệt như thế đó, giống như mẩu gỗ thông đang cháy mà bà lão để trên sàn kia.
Dĩ nhiên gã nô bộc không biết vì sao bà lào lại nhổ tóc của xác chết. Vì thế không biết có thể quy kết rằng đây là một việc thiện hay ác, một cách rạch ròi phân minh hay không. Thế nhưng đối với gã nô bộc này thì, chỉ nội chuyện nhổ tóc của xác chết trên gác cổng Rashomon trong đêm mưa hôm nay cũng đã đủ thành một điều ác không thể nào tha thứ được. Dĩ nhiên, gã nô bộc cũng đã quên bẵng rằng mãi cho đến lúc này thì chính gã cũng đã có ý định trở thành quân trộm cắp đấy thôi.
Thế là gã nô bộc bỗng bước thật mạnh trên chiếc cầu thang và leo lên gác. Rồi vừa đặt tay lên thanh đao, gã vừa bước sải mấy bước đến trước mặt bà lão. Đương nhiên là bà lão hết sức ngạc nhiên.
Bà lão nhìn thấy gã nô bộc thì giật bắn cả người, như thể tên vừa bị bật khỏi nỏ.
- Mụ kia, mụ định chạy đi đâu?
Gã nô bộc chặn đường bà lão đang bị vấp phải xác chết khi bà hớt hải tìm đường chạy trốn, và quát mắng như thế. Bà lão vẫn cố gạt gã ra để chạy đi. Gã nô bộc lại đẩy bà lão lui lại, cố không cho bà chạy thoát. Hai người chẳng nói chẳng rằng cứ giằng co xô đẩy nhau như vậy giữa đống xác chết. Nhưng thắng bại thì đã rõ ngay từ đầu. Cuối cùng gã nô bộc nắm lấy cánh tay bà lão bẻ vặn sang một bên, cánh tay chỉ còn đúng có da bọc xương như một cái chân gà.
- Mụ làm gì ở đây nãy giờ? Nói nói ngay không thì mụ biết tay ta!
Gã nô bộc bỗng thình lình gạt bà lão ra, tay rút đao ra khỏi vỏ, khua thanh đao bằng thép sáng loáng trước mắt bà lão. Thế nhưng bà lão vẫn làm thinh. Hai tay bà run lẩy bẩy, vai co lại thở dốc, hai mắt mở trừng trừng tưởng chừng con ngươi sắp văng ra ngoài, và bà vẫn một mực nín thinh như thể một người câm. Thấy thế, gã nô bộc chợt hiểu rõ rằng mạng sống của bà lão này giờ đây hoàn toàn ở trong tay mình. Nghĩ đến đây sự căm ghét đang bừng cháy trong lòng gã nãy giờ chẳng mấy chốc đã dịu xuống. Và rồi sau đó chỉ còn lại sự đắc ý dễ chịu, hài lòng vì làm được một việc, và đã hoàn thành công việc ấy thật mỹ mãn. Gã nô bộc cúi nhìn bà lão, hạ giọng nói:
- Ta chẳng phải là sai nha coi việc xét xử gì cả, mà chỉ là khách qua đường đi ngang qua dưới cổng này chiều nay. Vì vậy ta không trói mụ hay làm gì mụ đâu. Thế nhưng, mụ làm gì trên gác này nãy giờ, mợi tơ nhện tuy chỉ chứa đựng một lời răn giản dị về tính ích kỷ, nhưng kết cấu câu chuyện được xây dựng trên cơ sở triết lý nhân quả của Phật giáo, những gì đang diễn ra trước mắt vừa là quả của nghiệp chướng trước đó, vừa là nhân của những gì sẽ xảy ra trong tương lai, hay cực đoan hơn, sắp xảy ra ngay sau đó. Thiện dẫn ta đến thiện, ác chuốc lấy ác. Một việc thiện dù nhỏ, tự nó là mầm mống, là hạt nhân dẫn đến cứu độ, dẫn đến siêu thoát. Nghiệp ác đưa con người đến khổ ải, đọa đày, hủy diệt.
Rõ ràng đây là một câu chuyện Phật giáo, thế mà không một nhà nghiên cứu hay bình luận văn học nào có thể tìm ra điển tích tương tự trong kho tàng sách vở của Nhật Bản, Trung Hoa hay Ấn Độ.
Người ta quay sang lùng kiếm kho tàng văn học Tây phương. Và chính ở đây người ta tìm ra được hai tác phẩm có thể trở thành lời giải cho xuất xứ của Sợi tơ nhện.
Giả thiết thứ nhất là câu chuyện Cây hành tây, một câu chuyện dân gian của nước Nga có bố cục và nội dung rất giống Sợi tơ nhện. Ông Yoshida Seiichi[6] trong bài bình giản phụ chú cuối tập truyện Sợi tơ nhện, đã dẫn chứng câu chuyện Cây hành tây này từ tác phẩm Anh em nhà Karamazov (1881) của Dostoevski (1821-1881) qua bản dịch tiếng Nhật của Yonekawa Masao như sau:
“Ngày xửa ngày xưa, có một bà già ác độc. Hồi còn sống bà không làm được một điều tốt nào cả. Bà ta chết xuống địa ngục, bị Sa Tăng bắt, liệng xác ngay vào ao lửa. Lúc ấy thiên thần hộ mệnh cho bà, lặng lẽ cố tìm xem trong suốt đời bà, bà có làm điều gì tốt không, để bạch cùng Đức Chúa Trời. Một lúc sau, thiên thần nhớ ra được một chuyện, bèn ngước lên bạch ngay với Đức Chúa Trời rằng, ngày xưa có lần bà ta đã nhổ một cây hành tây, thí cho một người đàn bà ăn mày đói khổ. Đức Chúa Trời phán, hãy đi nhổ một cây hành tây, chìa xuống dưới ao cho bà ta nắm lấy, kéo bà ta lên, nếu đầu đuôi thông suốt, kéo bà ta ra được ao lửa thì cho bà ta lên Thiên đàng, nếu cây hành tây nửa chừng bị đứt, phải bỏ bà ta ở đấy. Thiên thần liền chạy đến chỗ bà lão, chìa cây hành tây cho bà và bảo bà hãy nắm chặt lấy nó, xong cẩn thận kéo cây hành tây lên từ từ. Và, đúng vào lúc thiên thần gần như kéo bà lão lên khỏi mặt ao thì những cô hồn khác dưới ao cũng vừa nhận ra là bà lão đang được kéo lên, bèn hùa nhau níu lấy cây hành tây, mong được kéo lên, bèn hùa nhau níu lấy cây hành tây, mong được kéo lên theo. Bà già vốn là một người ác độc, liền co cẳng đạp mọi người xung quanh la ó rằng chỉ có mình tao được kéo lên thôi, chứ bọn bây đâu được. Ngay lúc bà ta vừa nói xong thì cây hành tây bỗng bị gẫy ngang, và bà già rớt xuống ao lửa trở lại, mãi tới bây giờ vẫn còn bị lửa thiêu. Thiên thần đành gạt nước mắt, bỏ đi.”
Quả thật câu chuyện này có bố cục và chi tiết giống hệt câu chuyện Sợi tơ nhện, một đối một. Cây hành tây có nhân vật chính là bà già ác độc thì Sợi tơ nhện có tên cướp độc ác. Cây hành tây có ao lửa thì Sợi tơ nhện có ao máu. Cây hành tây có Đức Chúa Trời, Sợi tơ nhện có Phật Thích Ca. Thiên thần chìa cây hành tây cho bà già, Đức Phật thòng sợi tơ nhện xuống cho Kandata. Cô hồn trong Cây hành tây hùa nhau níu cây hành tây thì cô hồn trong Sợi tơ nhện đeo theo sợi tơ nhện. Cả hai phương tiện cứu độ ấy đều đứt phựt vì hành động ích kỷ muốn chiếm đoạt sự cứu độ cho riêng mình, ruồng rẫy những người đồng cảnh ngộ. Một sự trùng hợp kỳ lạ là cả hai có kết thúc hoàn toàn giống nhau: bà già xấu bụng và tên cường đạo cùng rớt trở lại địa ngục, vì hành động bất nhân xuất phát từ tâm địa ích kỷ của mình.
Một lý do khác khiến người ta nghĩ Akutagawa đã vay mượn câu chuyện Cây hành tây để viết Sợi tơ nhện là vì ông giỏi tiếng Anh và rất sành sỏi văn học Tây phương (ở đại học, ông học ban Văn chương Anh và sau khi tốt nghiệp làm giáo sư dạy Anh văn). Người ta suy diễn, tất nhiên ông đã đọc tác phẩm Anh em Nhà Karamazov.
Nhưng chỉ với chừng ấy nội dung mà kết luận Cây hành tây là xuất xứ của Sợi tơ nhện thì chưa đủ bằng cớ thuyết phục.
Yoshida Seiichi, Miyoshi Yukio[7] và Donal Keene[8] cùng đề cập đến một giải đáp thứ hai. Riêng ông Yoshida cho biết Yamaguchi Seiichi mới là người đã trưng bằng cớ xác định được xuất xứ thực thụ của Sợi tơ nhện. Yamaguchi đã dẫn chứng tác phẩm Karma (Nghiệp chướng)[9] do Paul Carus viết vào năm 1894 và được đăng thành nhiều kỳ trên Tạp chí The Open Court phát hành ở Chicago. Karma là tập hợp tám câu chuyện xung quanh chuyến đi của một người phú thương buôn bán vàng ngọc. Trọng tâm tác phẩm là chuyện thứ năm, The spider web.
Nhà xuất bản The Open Court đã đặt cho Nhà sách Hasegawa ở Tokyo in nguyên bản tiếng Anh cộng thêm một số tranh màu, đóng thành sách, vỏn vẹn chỉ có 24 trang vào tháng 12 năm 1895. Cuốn sách này bán chạy đến nỗi nó được tái bản đến ba lần. Và ba năm sau, vào tháng 9 năm 1898 thì cũng nhà sách ấy in thêm bản tiếng Nhật do ông Suzuki Daisetsu (1870-1966) dịch. Ông Suzuki trước đó một năm đã được một tổ chức Phật giáo ở Nhật biệt phái sang Mỹ giúp việc cho Paul Carus[10]. Ông Suzuki đã dịch thoát cái tựa Karma (Nghiệp chướng) thành Inga no oguruma (Bánh xe nhân quả) và dịch thoát cả cái tựa The spider web (Mạng nhện) thành Kumo no ito hay Sợi tơ nhện[11].
Câu chuyện The spider web (Mạng nhện) bắt đầu với cảnh tên cướp Mahâduta đang hấp hối trong vòng tay của nhà sư, hắn lo sợ sẽ vĩnh viễn không được cứu độ. Nghe lời than của tên cướp, nhà sư từ tốn kể câu chuyện của Kandata dưới Âm Ty, và qua cậu chuyện đó đã cải huấn được tên cướp trước lúc hắn nhắm mắt.
Như thế rõ ràng là Akutagawa không những lấy nguyên văn cái tựa Sợi tơ nhện của bản dịch mà còn dùng nguyên cả tên của tên cướp Kandata trong nguyên tác. Ngay cái tên Kandata, khi viết dưới dạng chữ Hán, Akutagawa dùng nguyên văn chữ Hán trong bản dịch của ông Suzuki Daisetsu. Ba chữ Hán này khi đọc âm Việt Nam sẽ là Kiển Đà Đa.
Ở đây chỉ còn lại một nghi vấn: vậy thì Akutagawa đã lấy Sợi tơ nhện qua việc đọc thẳng nguyên tác tiếng Anh của Paul Carus? Hay qua việc đọc bản dịch tiếng Nhật của Suzuki Daisetsu? Không ai có thể thay thế Akutagawa để trả lời nghi vấn này một cách dứt khoát. Nhưng dựa trên tên tác phẩm là Sợi tơ nhện (tựa do Suzuki đã dịch thoát) và tên nhân vật chính Kandata viết bằng chữ Hán là Kiển Đà Da, đúng y ba chữ Hán Suzuki đã sử dụng, ta có thể đi đến kết luận mà không sợ sai lầm là Akutagawa đã lấy câu chuyện này từ bản dịch của Suzuki. Và rất có thể Akutagawa đã tham khảo câu chuyện Cây hành tây để xây dựng cấu trúc tác phẩm Sợi tơ nhện của mình.
Tính sáng tạo của Akutagawa xuyên qua việc vay mượn
Mặc dù Akutagawa đã vay mượn hầu như toàn bộ nội dung bản dịch của Suzuki Daisetsu, vả cái tựa lẫn cái tên nhân vật chính, nhưng Akutagawa đã lồng vào đó những sáng tạo của riêng ông.
Như đã trình bày ở trên, The spider web chỉ là một phần của tác phẩm Karma, câu chuyện thứ năm trong tám câu chuyện xoay xung quanh chuyến đi của một người phú thương buôn bán vàng ngọc. Trong đó tên cướp Mahâduta thật ra ban đầu chỉ là tên hộ vệ trung thành. Thế mà hắn bị người chủ nghi oan là đã ăn cắp túi tiền, bị chủ giao cho lính và bị đánh đập tra tấn. Hắn trốn vào núi đi theo một đám cướp, và trở thành thủ lĩnh. Về sau hắn chặn đánh chuyến đi giao hàng của người phú thương rồi cướp hết vàng ngọc của người chủ cũ, nhưng hắn lại không chia cho bọn em út mà đem giấu đi. Vì thế hắn bị bọn em út làm phản, một lần nữa lại bị đánh đập tàn nhẫn, may được nhà sư cứu giúp. Để cải huẩn hắn, nhà sư kể câu chuyện của Kandata, một tên đạo tặc suốt đời chỉ chuyên đi ăn cướp, giết người không gớm tay, duy nhờ làm được một điều thiện, đó là không nỡ giẫm chết con nhện bò bên vệ đường, nên được Đức Phật, nhủ lòng từ bi sai con nhện trên Niết bàn xuống cứu, và chính Đức Phật răn Kandata, hắn chỉ có thể thật sự được cứu độ nếu bỏ được cái bản ngã ích kỷ… Nhưng khi Kandata nắm sợi tơ nhện leo lên, thoát khỏi được âm ty, hàng hàng lớp lớp đang cố đeo lấy sợi tơ, leo lên theo với hắn. Và ngay khi hắn mở miệng xua đuổi, ruồng rẫy kẻ khác, sợi tơ đứt phựt, hắn lộn đầu trở xuống âm ty.
Xem như thế, The spider web là một câu chuyện nhuốm đầy màu sắc tôn giáo, trong đó có đoạn tả cảnh hào quang Đức Phật rọi xuống tận âm ty, cảnh Đức Phật trực tiếp răn Kandata phải diệt dục mới có thể thực sự được cứu độ. Có cả lời giải thích về sợi tơ nhện tuy mong manh, nhưng là sợi dây cứu độ chúng sinh, càng nhiều người bám vào, nó càng chắc ra. Rõ ràng đây là một câu chuyện tôn giáo mang chủ đích muốn chứng minh luận thuyết của tôn giáo ấy. Đọc The spider web, người đọc không khỏi không mang ấn tượng đang đọc một bài thuyết pháp, hay một câu chuyện tôn giáo dạy đời.
Trong khi đó đọc Sợi tơ nhện, độc giả mang cảm tưởng đang thưởng thức một sáng tác văn chương và tự mình khám phá ra bài học ẩn dụ trong áng văn. Akutagawa đã táo bạo nhưng cũng rất tài tình dám kể chuyện qua con mắt của Phật. Cái độc đáo của ông là đã kể một câu chuyện đọa đày dưới Âm Ty trong cảnh tinh khiết của Niết Bàn.


© 2006 - 2024 eTruyen.com