Chương 9

Vừa đặt mình xuống salon, Khanh đã nghe Yến rì rào vào tai:
- Hiển đã về và gởi lời thăm em.
Mặt Khanh đỏ ửng rồi tái xanh:
- Em muốn gặp anh ấy.
- Nó trở ra Hà Nội rồi.
Khanh thảng thốt:
- Từ bao giờ? Sao chị không cho em biết?
Yến nói:
- Hiển về một ngày và đi ngay. Chị có điện cho ẹm, nhưng gặp ông Việt. Ổng bảo em đi chơi với bạn rồi mời chị đi ăn cơm cho đỡ cô đơn.
Khanh ngắt ngang lời Yến:
- Hiển có hỏi gì về em không?
- Có. Nó buồn lắm. Trông ốm và xơ xác như người bệnh nặng.
Khanh nghẹn lời:
- Vậy mà không chịu tìm em để nghe em nói dù chỉ một câu.
Yến thở dài:
- Chị đã giải thích với HIin, chị tin là nó hiểu em. Nhưng rồi hai đứa sẽ tới đâu đây? Dầu sao em cũng đã có chồng, đừng nông nổi mà ảnh hưởng đến danh dự gia đình.
Khanh gân cổ lên:
- Nhưng em sẽ không sống đời với Việt đâu.
- Chừng nào tới lúc đó hãy hay. Bây giờ anh ta vẫn là chồng em đấy.
Yến nghiêm mặt, nói tiếp:
- Vào thăm ba đi.
Khanh đứng dậy, đầu óc trống rỗng. Yến nhìn theo, môi nhếch lên đắc ý. Cô phải đào thêm hố sâu ngăn cách Việt và Khanh để cuộc sống vốn đã bất ổn của hai người sẽ càng bất ổn hơn. Nhưng cô chỉ được phép làm điều này thật bí mật.
Từ phòng của ông Phi, Việt bước ra với nỗi ưu tư hằn sâu trên mặt.
Anh nhìn Yến:
- Sức khoẻ ba kém quá.
Yến nói:
- Đã tới giai đoạn này, đành phải chịu thôi.
Việt trầm ngầm:
- Tôi phải khâm phục sức chịu đựng của ba. Chỉ một mình đối mặt với bệnh tật. Tới lúc không thể giấu được nữa, mới đành để lộ ra.
Yến ngậm ngùi:
- Mẹ và chị em tôi ân hận vì đã quá vô tình.
Việt chép miệng:
- Chỉ mong những ngày tháng ngắn ngủi còn lại ông thấy vui. Có lẽ tôi sẽ bảo Khanh về ở đây để chăm sóc ba...
Yến cười thật nhẹ:
- Anh dám mở cửa chiếc lồng son à?
Việt bình tĩnh:
- Tôi tin Khanh không làm gì sai với chồng.
- Nhưng có người thấy Khanh và Hiển trong Suối Tiên đấy. Con bé khôn khéo lấy đám bạn làm bình phong mà không nghĩ làm thế là bôi nhọ danh dự ông chồng.
Việt không dằn được cơn nóng, anh gằn:
- Chị nói láo?
Yến nhìn anh thương hại:
- Đế làm gì? Chẳng lẽ tôi bêu xấu em mình? Thật ra, tôi muốn anh biết chuyện để giữ lấy vợ.
Việt khô khan:
- Cám ơn.
Anh bước ra sân,chút tro tàn ghen tuông âm ỉ trong lòng. Việt không cho rằng Khanh quỷ quái đến mức qua mặt anh dễ dàng như vậy. Yêu một người là phải tin người đó. Việt vẫn tin Khanh, dù cô không yêu anh.
Khanh bước đến ngồi kế Việt, hai người không ai nói với nhau lời nào.
Sau cùng, Việt lên tiếng:
- Em nên về đây chăm sóc cho ba.
Khanh như bừng tỉnh, cô ngơ ngác:
- Anh vừa nói gì?
Việt nhẹ nhàng nhắc lại, Khanh nhìn anh đầy ngạc nhiên. Anh thở dài:
- Ba yếu lắm rồi.
Mắt Khanh rưng rưng:
- Cám ơn anh đã nghĩ tới ba.
Việt gượng gạo:
- Lẽ nào em vẫn cho là trái tim anh toàn chứa tham vọng, tiền tài chớ không biết yêu thương, cảm xúc?
Khanh liếm môi:
- Ý tôi không phải vậy.
Việt khóat tay:
- Anh sẽ sang thăm ba và em mỗi ngày. Nhà có đông người vẫn hơn. Anh nhớ hồi ba anh bệnh, ra vào trong nhà cũng chỉ có một mình anh và dì Năm. Thức lo cho ông miết, anh bệnh luôn.
Khanh lơ là hỏi cho có chuyện:
- Anh bệnh... rồi sao?
Việt cười:
- Thì uống thuốc gồng. Bây giờ nhớ lại, anh vẫn không hiểu sao lúc ấy anh có đủ sức để vừa làm việc, vừa chăm người bệnh mà mỗi ngày ngủ có vài tiếng đồng hồ.
Khanh tò mò:
- Mẹ mất trước ba à?
Việt im lặng. Một lát sau, anh mới nói:
- Năm anh mười tuổi, mẹ không còn nữa. Ba đã sống cảnh gà trống nuôi con. Nghe nói có rất nhiều người đẹp, giàu sang sẵn sàng đến với ông, cho dù lúc đó ông đang rất nghèo khổ. Nhưng ba đã từ chối.
Khanh gật gù:
- Cho nên anh rất thương ba mình?
Việt nghiêm nghị:
- Yêu thương và kính trọng. Đó là những gì anh dành cho ba.
- Hầu như anh đã quên mẹ. Với anh, bà không còn chút ấn tượng nào hết.
Khanh cắc cớ:
- Nghĩa là anh không thương mẹ?
- Sao lại không?
- Tôi có cảm giác như vậy, vì rất ít khi nghe anh nhắc đến mẹ.
Việt bào chữa:
- Con trai thường chịu ảnh hưởng của ông bố.
Khanh cãi:
- Nhưng con trai nhõng nhẽo và thương mẹ nhiều hơn. Lẽ nào anh là người ngoại lệ.
Việt lãng đi:
- Không tranh luận nữa. Anh chở em về lấy quần áo, sách vở.
Khanh ngập ngừng:
- Để tôi vào hỏi ý kiến ba đã.
- Nếu em hỏi, ba sẽ bảo thôi.
- Sao anh biết?
- Anh có chút kinh nghiệm nuôi bệnh nhân.
Khanh đứng lên:
- Vậy thì nói với mẹ một tiếng.
Không đợi Việt có ý kiến, Khanh chạy xộc vào phòng bà Thi, giọng hớn hở:
- Con sẽ về đây ở.
Đang đọc báo, bà sững sốt kêu lên:
- Tại sao vậy?
- Anh Việt bảo con về chăm sóc ba.
Bà Thi nhíu mày:
- Hai đứa có gây gỗ không?
Khanh lắc đầu:
- Dạ, không.
Bà Thi nhìn con gái đầy nghi ngờ. Con ranh này rất giỏi kiếm chuyện. Chắc nó đã lấy ông ra làm cớ để trở về nhà. Chớ có thằng đàn ông nào mới cưới mà muốn ở một mình.
Bà Thi dò dẩm:
- Con gợi ý với Việt à?
- Đâu có. Tự ảnh bảo với con mà. Việt còn nói mỗi ngày sẽ sang thăm. Vậy là tốt quấ rồi. Nói thật, con thích ở nhà mình hơn.
Bà Thi xua tay rối rít:
- Không được đâu. Đàn ông không vợ kế một bên là hỏng. Ở nhà đã có mẹ và chị Yến chăm sóc ba. Con chỉ sang thăm rồi về bên ấy lo cho chồng. Có chồng phải theo chồng chớ.
Khanh nhăn nhó:
- Trời ơi! Bây giờ là thời đại nào rồi mà mẹ còn khư khư quan điểm " xuất giá tòng phu " vậy? Có về bển, con cũng chẳng phải lo gì cho Việt. Dì Năm biết tính ý anh ấy, nên chăm chút Việt từng tí. Con khỏi bận tâm gì cả, khoẻ re.
Bà Thi nghiêm mặt:
- Tưởng vậy là hay sao còn khoe? Mất chồng như chơi đấy.
Bỗng bà kêu lên:
- Hay là nó chán mày, nên kiếm cớ trả về nhà?
Khanh buột miệng:
- Làm gì có.
Bà Thi ra vẻ nghiêm trọng:
- Không thể chủ quan được. Đàn ông nào cũng đèo bồng. Con tự cao cứ nghĩ Việt tôn thờ mê mệt mình, tới lúc nó bỏ không hay đó.
Khanh chợt hoang mang. Cô nhớ ngay tới cú điện thoại gọi từ Mỹ hôm trước và thấy khó chịu. Cô không yêu Việt, nhưng cũng không muốn anh yêu ai khác. Bản chất ích kỷ và kiêu căng của phụ nữ bỗng trôi dậy trong lòng Khanh. Cô dường như quên bẵng cách đây ít phút, cô còn bàng hoàng vì nghe chị Yến nói về Hiển mà cô chỉ bực bội vì nghi vấn mẹ vừa gieo vào đầu mình. Hừm! Lẽ nào ngoài cô ra, Việt còn người đàn bà nào khác? Nếu hôm đó không có mặt Khanh, chắc Việt đã nghe điện thoại rồi.
Cô ta là ai? Già, trẻ, đẹp, xấu ra sao? Có phải cô ta là mối tình đầu của Việt không? Vì lý do gì hai người lại nghìn trùng xa như thế?
Giọng bà Thi lại xì xào vang lên đầy bí mật:
- Con phải theo dõi để ý xem Việt có gì lạ không?
Khanh khổ sở:
- Làm sao con biết được thế nào là lạ mà để ý.
Bà Thi hạ giọng:
- Nó có lơ là chuyện vợ chồng không?
Mặt khanh đỏ bừng, cô ấy úng:
- Cái đó thì... thì... thì vẫn bình thường.
Bà Thi nói:
- Đàn bà lúc nào cũng có giác quan thứ sáu. Phải biết sử dụng nó để giữ chồng chứ".
Khanh bỗng cáu lên:
- Mặc xác Việt. Bỏ nhau sớm càng tốt. Con chả còn giác quan thứ sáu nào hết.
Bà Thi quát.
- Mày điên rồi hả con? Dầu không yêu, nó vẫn là chồng mày.
Khanh buột miệng:
- Chỉ trên giấy tờ thôi.
Bà Thi nhíu mày:
- Con nói vậy nghĩa là sao? Chẳng lẽ cho tới hôm nay Việt vẫn chưa... đụng đến con?
Khanh vênh mặt lên:
- Sức mấy ông ta dám. Lạng quạng, con cho ăn.. dao đấy.
- Ối trời ơi! Mày đúng là Bà La Sát, dữ nhưng ngốc.
- Mẹ muốn mắng thế nào cũng được, con không có chút tình cảm nào với Việt thì làm sao con... con.
Bà Thi rên rỉ:
- Trời ơi! Khổ thân tôi. Gả con đi rồi vẫn chưa hết khổ.
Khanh mím môi:
- Sao tự nhiên mẹ lại than thở. Mẹ và ba phải hình dung ra điều này ngay từ đầu.
Bà Thi làm thinh, một lát sau, bà nói:
- Hồi lấy ba, mẹ còn nhỏ hơn con nhiều. Mới mười tám tuổi và cũng chẳng hề yêu thương ông ấy chút nào. Ba con lúc đấy đã bốn mươi tuổi, suốt ngày chỉ biết mỗi công ty. Mẹ cũng vì nghĩ tới gia đình, nên mới chấp nhận người chồng chênh lệnh tuổi tác. Mẹ đã phải hy sinh tình cảm của riêng mình.
Giọng nghẹn lại, bà Thi nói:
- Lúc đó mẹ cũng khổ lắm chớ. Sống bên chồng, nhưng lòng luôn nghĩ tới người mình thương.
Khanh ngập ngừng:
- Ba con biết không?
- Mẹ không hiểu. Chắc ông ấy biết, nhưng không nói ra. Ba con rất yếu quý mẹ, chính vì thế dần dà mẹ cũng nguôi ngoai. Thời gian sẽ xoá mờ tất cả. Mẹ có các con và bằng lòng với hạnh phúc của mình.
Khanh tò mò:
- Còn người đàn ông đó? Mẹ có gặp lại không?
Bà Thi gật đầu:
- Có chứ. Anh ta có một tiệm tạp hoá ở gần nhà ngoại. Mỗi lần về thăm ngoại,mẹ vẫn ghé vào đó mua vài ba món. Tình cảm ngày xưa đã nguôi lạnh, trước mặt mẹ là một người mập béo, miệng xởi lởi chào khách,tay nhanh nhẩu đếm tiền. Cái hình ảnh chàng trai thời hai mươi trẻ trung đầy lãng mạng mãi mãi chết theo thời gian. Bây giờ ngẫm lại, mẹ thấy buồn cười nhiều hơn.
Khanh ngạc nhiên:
- Sao lại buồn cười ạ?
Bà Thi đáp:
- Mẹ buồn cười vì hồi xưa mẹ từng có ý định bỏ nhà trốn theo anh chàng ấy. Nếu bà ngoại con không kịp ngăn cản, chắc giờ này mẹ đã thành bà chủ tiệm tạp hoá đầu tắt mặt tối ấy rồi.
Nhìn Khanh, bà nói:
- Về già, nhìn lại con đường đã qua, con sẽ thấy chuyện đau khổ vì yêu của mình chẳng có gì lớn lao lắm đâu.
Định nói: " con chưa đủ già để nhìn thấy chuyện đời như mẹ đã thấy", nhưng Khanh lại thôi.  Mỗi người một cách yêu, biết đâu chừng mẹ yêu hời hợt nên mới dễ quên như thế, chớ còn Khanh ấy hả...
Giọng bà Thi vang lên, ngắt ngang suy nghĩ của Khanh:
- Con phải thực tế mới được. Nếu cứ mộng mơ hão huyền với một thay đổi trong đời sống vợ chồng, người chuốc khổ sẽ là con chớ không phải Việt đâu.
Khanh rầu rỉ ôm đầu. Cô sợ bị nghe.. giảng, nhưng cũng không thoát được. Mẹ và cô cách nhau mấy thế hệ, bà không thể lấy mình để suy ra người khác.
Khanh đứng dậy:
- Con về soạn quần áo rồi sẽ trở qua.
Bà Thi gắt:
- Mẹ đã bảo không cần mà.
- Nhưng con muốn chăm sóc ba, chẳng lẽ điều ấy sai?
- Nếu biết con xem ba như cái cớ để xa lánh Việt, ổng sẽ tức mà chết sớm đấy.
Khanh giậm chân:
- Trời ơi! Sao mẹ lại nói vậy?
Bà Thi ôn tồn:
- Mong ước cuối cùng của người làm cha mẹ là muốn thấy con mình hạnh phúc. Ba con chưa đến mức lú lẫn đâu Khanh. Bởi vậy, mẹ xin con đừng làm cho ông ấy buồn.
Khanh nhắm mắt, thở dài:
- Vâng.
Cô đã vì ba nên mới lấy Việt, lẽ nào cô không vì những ngày tháng ngắn ngủi của ông một lần nữa, rồi sau đó hãy hay.
Khanh và Việt ra về.
Thấy cô im lặng suốt đoạn đường, Việt lên tiếng trước:
- Dầu mẹ bảo thế, em vẫn có thể về nhà nếu thấy thích.
Khanh chợt khó chịu:
- Hình như anh thích tôi về nhà mình thì đúng hơn.
Môi nhếch lên khó hiểu, Việt nhấn mạnh:
- Anh thích tạo thoải mái cho em.
- Vậy sao?
Việt nhún vai:
- Dĩ nhiên. Nhưng phải trong giới hạn nào đó.
Khanh cười khẩy. Cô chợt nhớ đến Hiển, tới những lời như tâm sự của mẹ. Thời gian sẽ xoá mờ tất cả. Khổ nỗi, thời gian của riêng cô chưa đủ sức làm việc đó. Cô đang nhớ và nhớ cuồng điên người yêu đầu đời.
Hà loạng choạng bước ra đường. Đã rất khuya, nhưng khu phố này vẫn nhộn nhịp như vừa mới vào đêm. Cho ngay vào túi, anh móc ra được tờ hai chục ngàn nhàu nát. Hừ! Món tiền cuối cùng đấy. Nhếch môi chua chát, Hà bước đến chỗ tay xe ôm đậu dưới cột đèn gần đó. Anh chưa kịp bảo hắn chở mình đi thì nghe có người gọi.
Nhìn sang bên kia, Hà thấy Quân và một người đàn ông lạ. Anh ta đang quơ tay gọi Hà. Ngần ngừ một chút, anh băng qua đường. Kéo Hà ra một góc Quân cười:
- Sạch túi rồi hả? Đen bạc đỏ tình. Túi rỗng nhưng tim đầy tình cũng yêu đời phải không? Này! chơi nữa chứ?
Hà cau có:
- Sạch nhắn rồi lấy gì mà chơi hở ông?
Quân hấp háy mắt:
- Ậy! Chớ lo. Có người tài trợ mà.
Hà dè dặt nhìn Quân. Anh chẳng lạ gì tay phó tổng giám đóc này. Ông ta nổi tiếng chịu chơi và cũng mê đánh bài như anh. Lúc này, thoáng thấy Quân ở sòng bài gần đó, Hà đã giả lơ, ai ngờ khi Hà bỏ về, Quân lại gọi anh.
Giọng Quân cao lên:
- Xin gới thiệu, đây là anh Bảy, khách sộp của công ty. Cậu muốn chơi lớn cỡ nào anh Bảy cũng dư sức tiếp... hơi cho cậu. Nào! Quay lại đi. Đêm còn dài thăm thẳm, cậu có về nhà cũng chả ngủ được một khi túi đã thủng rồi.
Không đợi Hà nói lời nào, Quân thân mật cặp cổ anh vào ngồi biệt thự ngay đầu hẻm. Qua khuôn viên là một quán cà phê quanh vườn vẫn còn nhiều cặp tình nhân đang ngồi thủ thỉ với nhau. Ba người tới một hành lang rồi lên lầu, nơi có mấy sòng bài đang sát phạt gay gắt.
Quân hất hàm:
- Cần bao nhiêu cứ... thật thà khai báo với anh Bảy đây.
Hà từ chối:
- Hai anh cứ tự nhiên, tôi chầu rìa được rồi.
Bảy Khả bật cười:
- Sao lại chầu rìa?
Hà liếm môi:
- Hôm nay số tôi đen, không đánh nữa.
Quân nháy mắt:
- Có cần xả xui không?
Hà lại lắc đầu, Bảy Khả cười cười:
- Vậy tôi không dm ép.
Dứt lời, ông ta kéo Quân tới một sòng ở góc phòng. Thấy Bảy Khả, một người đang ngồi liền đừng dậy nhường chỗ.
Với vẻ tung dung tự tại, Bảy Khả ngồi xuống ngay. Lấy trong túi ra một xấp tín phiếu mà Hà thấy trị giá mỗi tờ tới năm triệu, Bảy Khả hờ hững đếm nửa ném lên bàn, giọng thản nhiên:
- Tối nay chơi hết bao nhiêu đây mới về.
Quân tấm tắc:
- Đúng là danh bất hư truyền. Tiểu đệ xin bái phục cách... chơi của đại ca.
Bảy Khả cười ngạo nghễ. Anh ta thảy một tờ tín phiếu ra giữa sòng. Mặt Hà nóng ran, tay ngọ ngoạy khó chịu, máu mê bốc lên rần rật trong người.
Biết là nếu ở lại sớm muộn gì cũng sẽ bị lôi vào cuộc, Hà mím môi quay đi. Ngoắt chiếc xe ôm, Hà về nhà.
Lần đó, anh đã qua mặt Việt, nhưng nếu lần này Hà tiếp tục lập lại, chắc gì sẽ qua truông, khi Việt đã nghi ngờ anh rồi.
Hà thớ dài sườn sượt. anh lạ gì bọn cho vay ở các sòng bài. Tới hẹn mà không trả đủ, chắc chúng sẽ lấy mất mạng. Khổ nỗi, lãi mẹ đẻ lại con, nợ cũ ngày một phình to, khả năng chi trả của Hà dường như càng ngày càng mong manh.
Ngả lưng xuống giường, Hà chập chờn mông lung. Anh mơ thấy mình trở lại sòng bài và ăn được một xấp tín phiếu. Nhưng tờ tín phiếu y như của Bảy Khả với mệnh giá lớn nhất: Năm triệu đồng. Với xấp tin phiếu này, anh dư sức xoá nợ rồi.
Chưa kịp vui được bao lâu, Hà đã méo mặt khi Bảy Khả xuất hiện. Anh ta giật lấy xấp tín phiều và đạp Hà té nhào. Anh rớt xuống một vực sâu thăm thẳm. Giật mình tỉnh giấc, Hà ngơ ngác nhìn quanh. Anh đang trên giường, trong nhà mình. Mệt mỏi bước xuống đất, Hà với chai nước, tu mộ thơi dài rồi ngồi ôm đầu.
Sáng rồi, chuẩn bị đến công ty thôi. Anh phải làm cái gì đó để có tiền chứ.
Điên thoại reo vang, Hà nhíu mày không đoán được ai gọi sớm đến thế. Nhấc máy, anh nghe giọng Quân nheo nhéo bên kia:
- Đã thức rồi à? Sao hồi tối cậu lẩn mặt vậy?
Hà âm ự:
- Mệt quá, đôi đành chuồn.
- Giờ khoẻ rồi, đi ăn sáng nhé. Tôi đợi ớ quán phở Hai Ngàn đấy.
Hai hơi ngạc nhiên vì sự hăng hái của Quân. Sáng sớm mà đã ra quán, chắc không chỉ điếm tâm bình thường đâu.