Chương 9
Bể khổ vô bờ,
Hồi đầu thị ngạn.

 
Lê Ba đánh một quyền vào giữa đầu bà. Binh một tiếng. Cao Huyền-Nga bị bật tung ra xa, sọ vỡ óc tung toé..
Nhà sư trẻ nổi giận phóng vào người y ba chỉ liền. Phụp, phụp, phụp. Ngực, đầu y thủng ba lỗ. Y quằn quại mấy cái, rồi ngã xuống.
Nhà sư trẻ ôm lấy Cao Huyền-Nga gọi lớn:
- Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ cứu được con, thì mẹ lại chết.
Thanh-Mai, Tự-Mai chạy đến bên nhà sư gọi:
- Anh Thông-Mai đấy ư? Bấy lâu nay anh ở đâu?
Nhà sư trẻ mở mặt nạ ra, mọi người ồ lên kinh ngạc. Ông chính là một tiểu hoà thượng pháp danh Huệ-Trung của chùa Sơn-tĩnh. Huệ-Trung đến trước Tự-An quỳ gối lạy bốn lạy:
- Xin bố tha tội cho đứa con bất hiếu này.
Sùng-Văn kinh ngạc vô cùng. Vì cách đây bẩy năm, có thiếu niên lên chùa Sơn-tĩnh xin thọ giới đi tu. Nguyên-Hạnh không biết lý lịch thiếu niên, nên không chịu thu nhận làm đệ tử. Thiếu niên hết sức cầu khẩn, đại sư Sùng-Văn, viện trưởng viện Hoằng-Pháp mủi lòng thu làm đệ tử, cho thọ giới sa di, pháp danh Huệ-Trung.
Vì không rõ lý lịch thiếu niên, nên chùa Tiêu-sơn chỉ dạy cho Huệ-Trung kinh kệ, mà không dạy võ công. Huệ-Trung rất chăm chỉ, cần cù học kinh điển. Chàng nói với sư phụ Sùng-Văn:
- Sư phụ! Mẫu thân đệ tử mới qua đời. Trong lòng đệ tử không tin người đã khuất. Vì vậy đệ tử xin thọ giới với lời nguyện Đệ tử tu đến khi nào gặp mẫu thân. Dù gặp trên dương thế, dù gặp ở thế giới Cực-lạc.
Bảo-Hoà đến trước Thông-Mai, nàng nói trong nước mắt:
- Anh! Anh chính là Thông-Mai ư?
Thông-Mai gật đầu:
- Anh đã nguyện với bản sư, chỉ tu đến khi nào... khi nào gặp mẫu thân. Kể từ nay anh không còn làm hoà thượng nữa. Bảo-Hoà chẳng nên khổ tâm.
Có tiếng hú rùng rợn, lảnh lót, mọi người nhìn lại, thì ra thuốc hết hiệu nghiệm, Vũ Nhất-Trụ nhảy lên, hét be be vì đau đớn. Hồng-Sơn đại phu lại phóng đến người y một viên thuốc. Nhưng lần này vô hiệu. Y vẫn đau đớn rên la:
- Đại-phu... cho thêm vài viên nữa.
Hồng-Sơn đại phu phóng liền một lúc bốn viên Ma-túy hoàn vào người y, nhưng y vẫn la hét nhảy lên choi choi.
Minh-Không đại sư thở dài:
- Dường như Ma-túy hoàn chỉ có hiệu lực đến viên thứ năm. Đại phu, có cách nào không?
Hồng-Sơn đại phu lắc đầu:
- Ma-túy hoàn của tại hạ, phóng vào người thường một viên có thể làm cho tê hẳn đi, mê trong vòng một ngày một đêm. Nhưng đối với những vị công lực cao như Nhật-Hồ lão nhân cùng các vị trưởng lão, tại hạ đã xử dụng đến năm viên. Bây giờ cơ thể quen với thuốc, thành ra vô dụng mất rồi.
Minh-Không đại sư hỏi Thiệu-Thái:
- Thân giáo chủ. Hồng-thiết công của giáo chủ có thể trị cho Đàm quốc cữu không?
Thiệu-Thái kính cẩn chắp tay:
- Bạch đại sư, Hồng-thiết thần công có thể giải được Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng mà thôi. Còn trường hợp Nhật-Hồ giáo chủ cùng các trưởng lão Vũ, Đỗ, Nguyễn là do các vị dùng độc chưởng đánh người, rồi bị đẩy ngược trở lại. Vụ này tiểu bối nghi Hồng-thiết thần công cũng vô ích.
Chàng chỉ Đỗ Xích-Thập:
- Hồi sáng, Đỗ trưởng lão dùng độc chưởng đấu với Côi-sơn đại hiệp, bị người đẩy chất độc trở lại cơ thể. Nhật-Hồ lão nhân đã dùng Hồng-thiết thần công cứu trị. Không những Đỗ trưởng lão không khỏi, mà bệnh càng nặng thêm ra.
Hồng-Sơn đại phu lo lắng:
- Lát nữa đây cả bốn thầy trò Nhật-Hồ cùng tái phát. Họ hoá điên, hoá khùng, ai sẽ kiềm chế họ cho được?
Đại phu hỏi Trần Tự-An:
- Trần huynh! Trần huynh phát minh ra phương pháp dĩ độc trị độc dùng thần công đẩy chất độc về người đánh mình. Vậy Trần huynh có cách nào trị cho họ không?
Tự-An cười lớn:
- Minh-Không đại sư là Bồ-tát đắc đạo, dù kẻ ác đến đâu, người cũng muốn cứu chúng. Đại phu làm thầy thuốc, dù người ta tróc thịt, trầy da, đại phu cũng thương xót. Song đối với đệ lại khác. Kẻ kia dùng trăm thứ độc luyện công, gieo tang tóc khắp Đại-Việt. Mấy chục năm qua, có hàng trăm vạn người chết vì họ. Tại hạ muốn băm vằm họ ra làm nghìn mảnh, xác quẳng xuống trộn với phân mới hả dạ! Tại sao lại phải cứu họ? Nếu như hồi nãy, công lực tại hạ kém, e giờ này tại hạ sẽ đau đớn đến phải kêu cha gọi mẹ, rồi cúi đầu lậy mấy con quỷ này để cầu thuốc giải, liệu chúng có tội nghiệp tại hạ không?
Ông hướng vào Thuận-Thiên hoàng-đế:
- Hoàng-đế bệ hạ. Bệ hạ làm đấng minh quân, nhân từ hơn Nghiêu, Thuấn, không kém gì vua Hùng, vua An-Dương. Bệ hạ ban chỉ đại xá cho bọn ma đầu này, đấy thuộc quyền của bệ hạ. Lạc-long giáo chủ xoá bỏ mọi hận thù, Trần mỗ cũng ứng lời giáo chủ đại xá cho Đặng Trường. Đại xá không có nghĩa phải ra tay cứu bọn ma đầu.
Quần hùng nghe Tự-An nói, nhiều người khoan khoái trong lòng. Họ vỗ tay hoan hô.
Tự-An tiếp:
- Tại hạ xin đề nghị với Lạc-long giáo, hãy trói thầy trò Nhật-Hồ lại ngay, bằng không lát nữa chúng nổi cơn điên lên, bấy giờ anh em tại hạ đành giết chúng như giết con chó điên vậy.
Đỗ Xích-Thập đang ngồi vận công, nghe Tự-An nói, y vọt người dậy, phát một chưởng hướng vào ông. Trong chưởng có mùi hôi tanh nồng nặc. Tự-An vận khí chống độc, rồ thành công trong việc chiếm lại toàn vẹn 207 khê động, thống nhất thành nước Bắc-biên. Hai vị còn tiến lên phía Bắc vùng núi đi vào vùng lưu vực Tả, Hữu-giang.
Bộ sách này thuật giai đoạn chiến tranh đó. Giai đoạn dành cố thổ trong thời đại Tiêu-sơn mang tên Bình-Dương ngoại sử, Bình-Dương ngoại truyện hoặc Anh-hùng Bắc-cương.
Tiếc thay, vùng đất đồng bằng phía Bắc của 207 khê-động, vào thời Lê giặc Mạc Đăng-Dung hiến cho quân Minh, và vào thời Pháp thuộc người Pháp cắt phần nữa cho Trung-hoa dân quốc (2) Đau hơn, gần đây cuộc chiến tranh Hoa-Việt. Việt bị mất 56 xã thuộc vùng Cao-lạng (3). Sau cuộc chiến, phía Việt quên, không nhắc nhở gì tới đòi lại.
3. Huyền sử kể rằng quốc tổ Kinh-Dương kết hôn với công chúa con vua Động-đình. Rồi quốc tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa Âu-Cơ. Sau khi kết hôn cả hai vị quốc tổ đều đưa quốc mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Khi các vị lên núi Chín vạn hoa tầm xuân nở. Sau này, vào thời Lĩnh-Nam, anh hùng cũng đại hội trên núi Tam-sơn tuyên cáo khởi binh. Tiếp theo, có hai trận đánh kinh thiên động địa xẩy ra tại đây.
Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương chảy theo hướng Bắc về Nam, qua Hồ-Nam, Quảng-Tây. Bên hữu ngạn sông Tương có ngọn núi Thiên-đài là nơi vua Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc (nay là Trung-quốc) tức vua Nghi; con thứ làm vua phương Nam (nay là Việt-Nam) tức vua Kinh-Dương. Di tích đó nay vẫn còn.
Huyền sử ghi rằng: Lạc-Long quân chia trăm con đi khắp nơi qui dân lập ấp, mỗi năm hội nhau tại cánh đồng Tương một lần.
Vì những lý do đó, đầu năm 1981, tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, đổi máy bay từ Bắc-kinh đi Trường-sa. Từ Trường-sa tôi dùng xe đi lên Nhạc-dương trấn, rồi thuê xuồng thăm hồ Động-đình, núi Tam-sơn, Quân-sơn. Tôi quan sát chi tiết phong cảnh, hoa cỏ vào tiết Xuân để tường thuật cuộc khởi nghiã cùng hai trận đánh vào thời vua Trưng cho đúng.
Sau đó tôi đi thăm Tương-đài, ba cánh đồng Tương: Tương-Nam, Tương-trung, Tương-Âu và Thiên-đài.
Trong bộ Anh-hùng Bắc-cương này, tôi sẽ thuật chi tiết những sự kiện đó.
Xin kính mời quý độc giả đọc Anh-hùng Bắc-cương, để thấy tổ tiên ta anh hùng như thế nào.
Viết tại Paris ngày giỗ tổ Hùng-vương năm Tân-Mùi (1991).
Yên-tử cư-sĩ Trần-đại-Sỹ.
Ghi chú
(1) Độc giả có thể tìm hiểu rõ ràng hơn vấn đề này xin đọc những bài nghiên cứu về lịch-sử, địa lý, triết học, văn hóa Việt của các vị học giả đã đi tiên phong như: Nguyễn Đăng-Thục, Lương Kim-Định, Thái Văn-Kiểm.
(2) Hoàng-xuân-Hãn, Lý-thường-Kiệt, nhà xuất bản Sông-Nhị Hà-nội 1949. Trang 88.
(3) Việc này xẩy ra năm 1978.