NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 18 (Ru-tơ 2:20-21)

Chúng ta tiếp tục học một cách chậm rãi trong quyển sách tuyệt vời mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta là sách Ru-tơ. Có lẽ chúng ta đã đọc nhiều lần, hầu hết những lần đọc đó chúng ta nghĩ rằng đây là một câu chuyện tình rất thú vị tỏ ra rằng dầu người đàn bà Mô-áp bị rủa sả vẫn có thể trở thành một người trong dòng dõi của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nhưng khi học xuyên qua sách nầy, chúng ta tìm thấy rằng Ðức Chúa Trời trình bày Tin Lành cho chúng ta bằng nhiều khía cạnh khác nhau qua quyển sách lạ lùng nầy. Bạn có nhớ trong bài học vừa rồi chúng ta đã bàn về sự đầy đủ dư dật của Tin Lành? Ðó là sau khi chúng ta được cứu thì vẫn còn dư dật để chia xẻ cho những người khác.
Khi Ðức Thánh Linh được đổ xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần để bắt đầu công việc mà Chúa Giê-xu đã ủy thác là giảng Tin Lành ra khắp thế gian. Ðức Thánh Linh sử dụng chúng ta là những người tín hữu được sanh lại để lo cho công việc nầy. Chúa Giê-xu là đầu, chúng ta là thân thể, vì thế chúng ta hoàn tất công việc mà Chúa Giê-xu đã làm. Trong Giăng 7:38, Ðức Chúa Giê-xu tuyên bố rằng: "Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình", sông nước hằng sống là hình bóng về Tin Lành. Chúa Giê-xu nói với người đàn bà Sa-ma-ri trong Giăng 4:14, "Nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời". Nước đó là Tin Lành, chúng ta sẽ không còn khát khao về sự công bình. Chúng ta không còn ở trong địa vị xa lạ với Ðức Chúa Trời nữa một khi chúng ta đã uống nước Tin Lành, một khi chúng ta được sanh lại. Từ trong chúng ta sông nước hằng sống nầy sẽ tuôn chảy ra khi chúng ta chia xẻ Tin Lành với người khác.
Câu 20, "Na-ô-mi đáp cùng dâu mình rằng: Nguyện Ðức Giê-hô-va ban phước cho người, vì Ngài° không dứt làm ơn cho kẻ sống và kẻ chết! Tiếp rằng: Người đó là bà con của chúng ta vốn là trong những người có quyền chuộc sản nghiệp ta lại". Chữ "làm ơn" ở đây thỉnh thoảng trong Cựu Ước dịch là Ảlàm ơnẢ, nhưng thường thường được dịch là Ảthương xótẢ. Bô-ô là hình bóng về Chúa Giê-xu đã bày tỏ lòng thương xót vô biên của Ðức Chúa Trời cho chúng ta. Thực tế, Chúa Cứu Thế Giê-xu là Cứu Chúa của chúng ta chỉ do lòng thương xót của Ngài. Chúng ta hoàn toàn không xứng đáng với sự cứu rỗi nầy, Ðức Chúa Trời nhân từ vô cùng, Ngài nhìn xem chúng ta và động lòng thương xót, nhờ đó chúng ta biết được tình yêu của Ngài khi chúng ta đáp lại tiếng gọi của Tin Lành.
Trước hết chúng ta xem xét câu văn nầy theo sự kiện lịch sử. Tại sao Na-ô-mi nói: "Nguyện Ðức Giê-hô-va ban phước cho người, vì Ngài° không dứt làm ơn cho kẻ sống và kẻ chết!"? Ai là kẻ sống và kẻ chết mà Na-ô-mi đang muốn nói? Dĩ nhiên, người sống mà bà muốn nói là chính bà và Ru-tơ. Họ đã trở về Bết-lê-hem là những người nghèo góa bụa. Bô-ô nhận biết câu chuyện nầy, biết tất cả về Ru-tơ và Na-ô-mi bởi vì Na-ô-mi là người bà con rất gần với Bô-ô. Chắc chắn là Na-ô-mi đang nhìn thấy Bô-ô đang tỏ lòng thương xót đối với bà và dâu của bà là Ru-tơ. Khi ông làm vậy thì cũng có nghĩa là ông đang bày tỏ lòng tử tế đối với người đã chết. Chồng của bà Na-ô-mi là Ê-li-mê-léc, hai con là Mạc-lôn và Ki-li-ôn, họ đã chết. Cho nên khi Bô-ô tỏ lòng tử tế đối với Na-ô-mi, là góa bụa của Ê-li-mê-léc chỉ rõ rằng ông quan tâm và bày tỏ lòng thương yêu của ông đối với Ê-li-mê-léc, Mạc-lôn và Ki-li-ôn. Khi ông bày tỏ lòng thương xót của ông đối với Na-ô-mi và Ru-tơ, ông đã không dứt "làm ơn cho kẻ sống và kẻ chết".
Dĩ nhiên, có ý nghĩa thuộc linh sâu sắc ở đây. Bô-ô là hình bóng về Chúa Cứu Thế, Ngài thương xót kẻ sống và kẻ chết. Trong ý nghĩa thuộc linh, chúng ta chỉ bắt đầu sống khi chúng ta có sự sống đời đời. Ê-phê-sô 2:1-3 dạy chúng ta rất rõ ràng, Cô-lô-se 3:1, Giăng 5:24 cũng dạy như vậy. Chúng ta đã chết về thuộc linh trước khi chúng ta được cứu. Khi chúng ta được sanh lại, chúng ta nhận được sự sống đời đời, linh hồn chúng ta được sống lại và sẽ không bao giờ chết nữa. Sau khi chúng ta được cứu, lòng thương xót của Ðức Chúa Trời vẫn tiếp tục theo chúng ta. Thực tế, những lời hứa của Ngài bắt đầu đầy tràn. Ngài nói: "Ta sẽ không lìa ngươi đâu, không bỏ ngươi đâu"; Ngài nói: Chúng ta là "kẻ kế tự và đồng kế tự với Ðấng Christ". Ngài tuyên bố rằng chúng ta sẽ sống đời đời với Ngài trên trời mới và đất mới. Ngài nói rằng chúng ta có thể "dạn dĩ đến gần ngôi ơn phước của Ngài". Sự thương xót của Ðức Chúa Trời nhân lên dư dật khi chúng ta sống trong Chúa Cứu Thế. Bất cứ ai đã được sanh lại có thể làm chứng về điều nầy.
Nhưng Ngài cũng là Ðấng bày tỏ lòng thương xót trên những người chết. Ðó là, trước khi chúng ta được cứu, về thuộc linh chúng ta đã chết, cũng như hiện nay vẫn còn nhiều người trên thế gian đang chết về thuộc linh mà Ðức Chúa Trời sẽ bày tỏ lòng thương xót đối với họ. Ðiều nầy chỉ rõ sự tuyệt vời, vô biên của lòng thương xót; sự nhân từ và tình yêu không bờ bến của Ðức Chúa Trời. Chúng ta hoàn toàn không xứng đáng với sự cứu rỗi. Xin chú ý chỗ nầy, trong câu kế tiếp Na-ô-mi nói với Ru-tơ: "Người đó là bà con của chúng ta". Bà nói câu nầy bởi vì theo thực tế, Ru-tơ đã tình cờ vào trong ruộng của người bà con rất gần với họ. "Người đàn ông mà con mới quen và đã đối xử tử tế với con là bà con rất gần với chúng ta". Thật ra, chữ mà bà dùng ở đây là chữ "người chuộc", ông có quyền chuộc chúng ta.
Sự việc là như thế nầy, Ê-li-mê-léc làm chủ một sở đất ở tại Bết-lê-hem, bởi vì cơn đói kém đến trong xứ như khi chúng ta học trong phần mở đầu của sách Ru-tơ, không nghi ngờ chi cả, Ê-li-mê-léc đã bán sở đất của mình. Thật ra, sở đất đó thuộc về gia đình của Ê-li-mê-léc, mà Na-ô-mi là vợ. Theo luật pháp của người Giu-đa là luật pháp của Ðức Chúa T!!!4862_17.htm!!! Đã xem 274345 lần.


Nguồn: tinlanh.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 8 tháng 2 năm 2005