NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 48 (Ru-tơ 4:17)

Khi bàn thảo những câu kết luận trong sách Ru-tơ chúng ta thấy Ðức Chúa Trời đối xử rất nhẫn nại với dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vì hậu quả tội lỗi của họ, hậu quả của sự liên tục chống đối lại Ðức Chúa Trời, Ngài đã trừ bỏ họ. Ngài như đã chết đối với họ. Họ giống như người đàn bà góa. Nhưng qua Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ðấng đã đến thế gian cách nay 2000 năm, sự cứu rỗi có thể có được cho dân Giu-đa cũng như cho dân ngoại.
Chúng ta đọc trong Ru-tơ thì thấy rằng Ðấng Mê-si ra từ dòng dõi của người đàn bà, dòng dõi của những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển. Ngài sẽ phục hồi nhà Y-sơ-ra-ên. Ngài sẽ đem những kẻ phu tù trở về. Ngài làm cho họ cũng có thể được cứu. Tội lỗi của họ cũng có thể được tha thứ. Tuổi già của Y-sơ-ra-ên cũng có thể được nuôi dưỡng. Họ có thể ăn Bánh hằng sống. Về thuộc linh họ có thể tìm thấy sự thỏa mãn cho sự đói khát công bình. Ðức Chúa Trời ban Chúa Cứu Thế Giê-xu cho họ. Thật Ðức Chúa Trời nhơn từ và thương xót biết bao trong kế hoạch cứu rỗi của Ngài!
Rồi chúng ta đọc thấy một điều không có lý chút nào theo sự kiện lịch sử như trong bài học rồi. "Vì ấy là dâu bà vẫn thương bà, đã sanh nó cho bà; nàng quí cho bà hơn bảy con trai". Theo bối cảnh lịch sử họ nói điều nầy với Na-ô-mi là một ngôn ngữ kỳ cục. Ru-tơ và con trai của nàng không thể nào bằng bảy đứa con trai được. Có được bảy đứa con trai là một phước lớn cho người đàn bà Hê-bơ-rơ. Có nghĩa là gia đình đó có được sản nghiệp rất lớn. Theo sự kiện lịch sử có thể họ nói điều nầy để khích lệ Na-ô-mi. Có thể đây là một cách nói phóng đại hay họ nhìn về một khía cạnh tốt nhất trong hoàn cảnh đang tiến triển. Chắc chắn là Na-ô-mi trong hoàn cảnh góa bụa thì Ru-tơ trở nên bằng hay là quí hơn bảy đứa con trai nữa. Nhưng chúng ta hãy nhìn xem ý nghĩa thuộc linh.
Bạn thấy Na-ô-mi là hình ảnh về dân tộc Y-sơ-ra-ên. Nếu dân Y-sơ-ra-ên có được sản nghiệp theo đúng ý nghĩa thuộc linh. Có thể nào dân tộc đó có được sản nghiệp từ chính con trai của họ không? Nghĩa là từ chính điều họ làm. Xin cho tôi minh họa điều nầy. Chúng ta thấy ngày nay quốc gia Y-sơ-ra-ên đứng trong vòng những quốc gia khác trên thế giới có vẻ như đang có được cơ nghiệp chính trị trở lại. Bề ngoài nó có vẻ như có một tương lai tươi sáng, huy hoàng giữa những dân tộc khác trên thế giới. Vì làm sao có thể được sau hai ngàn năm họ có thể đứng giữa những quốc gia khác trên thế giới?
Nhưng thực tế rằng với tất cả khả năng chính trị, sức mạnh quân sự, tất cả sự thành công khoa học hay bất cứ điều gì khác của họ có thể mang lại sự tồn tại cho dân tộc Y-sơ-ra-ên không? Tất cả những điều nầy có thể mang lại quyền lợi cho dân tộc Y-sơ-ra-ên trong thời hạn lâu dài không? Dĩ nhiên câu trả lời là: không! Không một điều nào ra từ quốc gia Y-sơ-ra-ên thuộc về chính trị nầy có được ý nghĩa đời đời. Chỉ có một con đường cho mọi dân tộc, điều nầy cũng bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên, có thể có được phước hạnh đời đời đó là qua Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Kinh Thánh tiên đoán rất rõ ràng rằng tất cả những quốc gia, dân tộc thuộc về chính trị sẽ bị hủy diệt. Chúa Cứu Thế sẽ đến lúc ngày cuối cùng. Thực tế khi chúng ta thấy cây vả ra lá, nghĩa là dân Y-sơ-ra-ên một lần nữa tồn tại giữa các dân tộc khác trên thế giới thì chúng ta có cảm giác rằng chúng ta đang ở gần ngày cuối cùng. Khi Chúa Cứu Thế đến, tất cả những quốc gia, dân tộc nào còn tồn tại cho đến ngày ấy, bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên, sẽ đứng để chịu phán xét. Tất cả những người không được cứu sẽ bị quăng vào địa ngục. Không có sự phước hạnh đời đời nào có thể ra từ một dân tộc từng tồn tại trên thế giới, điều nầy bao gồm dân tộc Y-sơ-ra-ên. Nhưng qua Ðấng Mê-si, qua Chúa Cứu Thế Giê-xu phước hạnh đó có thể đến với bất cứ mọi dân tộc.
Theo ý nghĩa đời đời, bên ngoài Chúa Giê-xu không một quốc gia nào được phước. Cho nên Ðức Chúa Trời phán qua những người bạn của Na-ô-mi rằng, Ru-tơ là dâu của Na-ô-mi là một phước lớn cho bà hơn là bảy đứa con trai. Lẽ thật nầy không thể bị phủ nhận được. Bởi vì Ru-tơ là hình bóng về những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển ra từ mọi dân tộc, bao gồm những người ra từ dân Y-sơ-ra-ên, yêu thương dân Y-sơ-ra-ên. Những tín hữu được sanh lại có tình yêu thương đối với dân Y-sơ-ra-ên cũng giống như đối với bất cứ dân tộc khác trên thế giới. Ðó là mạng lệnh mà Ðức Chúa Trời ban cho chúng ta. Qua dòng dõi còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển, Ðấng Mê-si, Ðấng Cứu Chuộc đã đến. Ðiều nầy đem đến sự phước hạnh hơn bất cứ điều gì có thể mang đến cho dân Y-sơ-ra-ên.
Chúng ta nói rằng ngày hôm nay dân Y-sơ-ra-ên nhận được phước hạnh lớn không tưởng tượng được khi họ được khôi phục và trở về đất nước của chính họ vào năm 1948. Nhưng phước hạnh đó không ra gì cả khi so sánh với phước hạnh đến với họ là vì họ cũng được cứu qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Họ cũng có thể ăn năn tội lỗi và kêu xin với Chúa cho được sự thương xót. Con cháu trong dòng máu của Áp-ra-ham cũng được cứu giống như bao nhiêu người khác như chúng ta đã học thấy trong vài bài học rồi. Ðây là lý do tại sao những người đàn bà nói điều nầy với Na-ô-mi. Họ đang nói ra một lẽ thật rằng qua Ru-tơ, người đàn bà bị rủa sả đại diện cho tất cả các dân tộc tội lỗi trên thế giới đã được che đậy bởi huyết của Chúa Cứu Thế, Ðấng Mê-si là Chúa Giê-xu đã đến để cung cấp sự cứu rỗi cho thế giới và cũng cho dân tộc Y-sơ-ra-ên.
Chúng ta đọc tiếp câu 16, "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Ðây là một sự thay đổi đầy thích thú trong ngôn ngữ phải không? Ðứa con trai nhỏ nầy là con của Ru-tơ. Nó không phải là con của Na-ô-mi nhưng tất cả đều tập trung nhắm vào Na-ô-mi. Chúng ta đã đi một vòng xa để thấy được tại sao lại như vậy vì điều nầy không dễ dàng nhận ra. Khi chúng ta bắt đầu thấy Na-ô-mi là hình bóng về dân Y-sơ-ra-ên thì ngôn ngữ nầy bắt đầu vừa vặn, đâu vào đấy. Ở đây chúng ta thấy "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Một lần nữa theo sự kiện lịch sử thì dễ hiểu phải không?
Na-ô-mi trở về Bết-lê-hem rất nghèo túng, góa bụa, cay đắng. Bây giờ một điều huy hoàng nhất đã xảy ra. Dâu của bà, người Mô-áp, lập gia đình với một người trong gia đình khá giả tại Bết-lê-hem và sanh một con trai. Ru-tơ đã vâng theo những lời khuyên của Na-ô-mi và tất cả những điều xảy ra đều đúng như dự đoán. Bây giờ thì Na-ô-mi bồng đứa nhỏ nầy giống như là con của chính bà. Chúng ta có thể thấy được sự vui mừng của bà vì đây là một phước hạnh rất lớn cho bà. Na-ô-mi nhận ra rằng nhờ mối liên hệ hôn nhân nầy mà sản nghiệp có thể đến cho cả gia đình bà. Ðất được chuộc lại, tất cả đều được sửa lại cho đúng dù việc làm sai lầm của Ê-li-mê-léc và Na-ô-mi trước kia đã bỏ Nhà Bánh ra đi. Theo lịch sử thì câu nầy rất dễ hiểu nhưng bây giờ chúng ta hãy xem ý nghĩa thuộc linh.
Na-ô-mi là hình ảnh về dân Y-sơ-ra-ên và đứa trẻ là hình ảnh về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Chúng ta thấy trong câu 13 rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là dòng dõi của người đàn bà và người đàn bà là "những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển" trong thế gian dù họ là người Giu-đa hay dân ngoại. Ru-tơ là hình ảnh về điều nầy và trong câu 13 Ru-tơ là trung tâm điểm được nhắm vào. Nhưng câu 15, 16 và 17 thì điểm tập trung được nhắm vào Na-ô-mi là hình ảnh về dân Y-sơ-ra-ên. Chú ý chỗ nầy: "Một đứa trai đã sanh cho Na-ô-mi." Câu nầy song song với câu 16, "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Theo bối cảnh lịch sử chúng ta có thể hiểu được dù đây là cháu ngoại của Na-ô-mi nhưng bà xem như là con ruột của chính bà. Ðức Chúa Trời có ý gì về thuộc linh ở đây?
Chúa Cứu Thế Giê-xu ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên bằng một cách rất đặc biệt có một không hai. Vâng, theo Sáng-thế-ký 3:15, Khải-huyền 12:1 và Ru-tơ 4:13 điểm chính nhắm vào việc Chúa Giê-xu ra từ tất cả những tín hữu. Ðiều nầy là thật vì Ma-ri cũng ra từ những tín hữu thật, hơn nữa dòng máu của bà không hẳn chỉ thuộc dân Y-sơ-ra-ên nhưng cũng bao gồm luôn Ru-tơ người Mô-áp, là dân ngoại. Dòng máu của Ma-ri cũng gồm có dòng máu của Ra-háp là một k?#7919;, người đàn bà Ca-na-an. Cho nên Chúa Giê-xu ra từ tất cả mọi dân tộc trên thế gian. Ðó là từ "những người còn sót lại theo sự lựa chọn của ân điển" đến từ tất cả các dân tộc trên thế giới. Riêng ở đây câu 16 và 17, Ðức Chúa Trời đặc biệt nhắm vào dân tộc Y-sơ-ra-ên. Chúa Cứu Thế ra từ dân Y-sơ-ra-ên. Hiển nhiên điều nầy rất đúng với những chỗ dạy khác trong Kinh Thánh.
Chúa Cứu Thế đến từ chi phái Giu-đa. Chúa Giê-xu là con cháu của vua Ða-vít. Sau nầy chúng ta sẽ thấy rằng Ngài cũng là con cháu của Bô-ô, một người thuộc Bết-lê-hem, một thành của người Giu-đa. Cho nên Ðức Chúa Trời đang phán ở đây rằng Ðấng Mê-si đặc biệt sẽ ra từ dân Y-sơ-ra-ên. Ngài không ra từ dân Anh, dân I-rắc, dân Ai-cập, dân Mỹ, dân Liên-xô hay bất cứ dân tộc nào khác thuộc về lãnh thổ chính trị. Ngài ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Ðiều nầy được nói đến trong Rô-ma 9:5, "là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Ðấng Christ, là Ðấng trên hết mọi sự, tức là Ðức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. A-men". Ðây là điều chúng ta thấy trong câu 16 và 17.
Dân Y-sơ-ra-ên là dân đã sanh ra Chúa Cứu Thế Giê-xu, Ðấng Cứu Chuộc. Ðó là lẽ thật vinh hiển được chiếu sáng ở đây. "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Câu "để vào lòng mình" có nghĩa bà gần gũi với đứa nhỏ nầy càng gần càng tốt và nuôi nó. Chúng ta đã thấy điều nầy trong ý nghĩa lịch sử. Trước khi Chúa Cứu Thế được sanh ra, Ðức Chúa Trời hứa rằng qua dân Y-sơ-ra-ên, Chúa Giê-xu sẽ ra đời tại Bết-lê-hem. Ngài sẽ đến từ dòng dõi Giu-đa. Ngài sẽ ngồi trên ngôi Ða-vít. Ðức Chúa Trời đã sắp đặt mọi sự để từ dân tộc Y-sơ-ra-ên Ðấng Mê-si sẽ ra đời.
Vì vậy khi Chúa Giê-xu được sanh ra, Ngài được sanh ra từ một gia đình Do-thái, trong một thành của người Do-thái, dưới luật pháp của người Do-thái. Ngài chịu phép cắt bì vào ngày thứ tám. Ngài hoàn toàn gắn liền với dân tộc Y-sơ-ra-ên. Bức tranh ở đây là Ðấng Mê-si ra từ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Một con trai đã sanh ra cho Na-ô-mi. Thật vậy, trong môi trường của nước Y-sơ-ra-ên Chúa Cứu Thế được nuôi dưỡng. Ngài lớn lên tại Na-xa-rét, một làng của người Giu-đa. Ngài lớn lên trong gia đình của Giô-sép và Ma-ri là một gia đình Giu-đa. Ngài đến đền thờ Giê-ru-sa-lem vào lúc 12 tuổi và được nuôi dưỡng theo như luật pháp của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Tôi tin rằng đây là điều Ðức Chúa Trời muốn nói khi Kinh Thánh chép: "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó."
Trên phương diện quốc gia những người lãnh tụ muốn giết Ðấng Mê-si. Lúc Chúa Giê-xu mới được sanh ra vua Hê-rốt đã giết những đứa con trai tại Bết-lê-hem vì ông có ý định muốn giết vị vua mới sanh ra. Sau đó những thầy tế lễ cả muốn trừ diệt Chúa Giê-xu, muốn Ngài phải chết và cuối cùng Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá theo điều họ muốn. Họ không muốn có Ngài trên phương diện một dân tộc, nhưng dầu thế nào đi nữa một cách vô tình dân tộc đó cho ra đời Ðấng Mê-si, nuôi dưỡng Ngài lớn lên. Trong dân tộc đó có những người như Giô-sép, Ma-ri, Si-mê-ôn, An-ne là những người quan tâm đến Ðấng Mê-si, đã nuôi dưỡng Ngài lớn lên, chịu báp têm tại sông Giô-đanh bởi Giăng Báp-tít và bắt đầu công việc của Ðấng Mê-si.
Trong một ý nghĩa đặc biệt, Chúa Cứu Thế được sanh ra từ dân Y-sơ-ra-ên. Vì vậy, "Na-ô-mi bồng đứa trẻ, để vào lòng mình, và nuôi nó." Bạn thấy đó, Ðức Chúa Trời một lần nữa đã minh họa kế hoạch cứu rỗi tuyệt vời của Ngài rằng từ trong dân Y-sơ-ra-ên, Ðấng Mê-si sẽ ra đời. Chúa Giê-xu đã thật sự ra đời. Ngài là người Giu-đa, cho nên tôi tin rằng đây là lý do Rô-ma 2 chép mỗi tín hữu là người Giu-đa vì Chúa Giê-xu là Chúa của chúng ta. Ngài là vua dân Giu-đa như cái bảng đóng trên thập tự giá của Ngài đã đề. Ngài là người Giu-đa cho nên những người tin nhận Ngài trở thành người Giu-đa theo ý nghĩa thuộc linh.
Bây giờ chúng ta đến phần cuối của bài học và vẫn còn phải xem xét câu 17, "Những người nữ lân cận đặt tên cho nó là Ô-bết, mà rằng: Một đứa trai đã sanh cho Na-ô-mi." có nghĩa gì. Rồi chúng ta sẽ xem sơ qua gia phổ bắt đầu từ Pha-rết để phân tích xem tại sao lại bắt đầu từ Pha-rết. Chúng ta sẽ xem điều nầy trong bài học tới.
"Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài? Hay là ai đã cho Chúa trước, đặng nhận lấy điều gì Ngài báo lại? Vì muôn vật đều là từ Ngài, và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men." Rô-ma 11:33-36
 

Truyện Bài Học Kinh Thánh Bài 1: Lời Dẫn Nhập Bài 2 (Ru-tơ 1:1-4) Bài 3 (Ru-tơ 1:5-10) Bài 4 (Ru-tơ 1:11-13) Bài 5 (Ru-tơ 1:14-18) Bài 6 (Ru-tơ 1:19-2:2) Bài 7 (Ru-tơ 2:3) Bài 8 (Ru-tơ 2:3-6) Bài 9 (Ru-tơ 2:7-9) Bài 10 (Ru-tơ 2:9-10) Bài 11 (Ru-tơ 2:11-12) Bài 12 (Ru-tơ 2:12-13) Bài 13 (Ru-tơ 2:13-14) Bài 14 (Ru-tơ 2:14-15) Bài 15 (Ru-tơ 2:16) Bài 16 (Ru-tơ 2:16-17) Bài 17 (Ru-tơ 2:18-19) Bài 18 (Ru-tơ 2:20-21) Bài 19 (Ru-tơ 2:22-3:1) Bài 20 (Ru-tơ 3:2) Bài 21 (Ru-tơ 3:3) Bài 22 (Ru-tơ 3:4-6) Bài 23 (Ru-tơ 3:7) Bài 24 (Ru-tơ 3:8) Bài 25 (Ru-tơ 3:9) Bài 26 (Ru-tơ 3:10-11) Bài 27 (Ru-tơ 3:11-13) Bài 28 (Ru-tơ 3:14) Bài 29 (Ru-tơ 3:15-16) Bài 30 (Ru-tơ 3:17) Bài 31 (Ru-tơ 3:18) Bài 32 (Ru-tơ 4:1-3) Bài 33 (Ru-tơ 4:4-5) Bài 34 (Ru-tơ 4:5-6) Bài 35 (Ru-tơ 4:7-8) Bài 36 (Ru-tơ 4:9-10) Bài 37 (Ru-tơ 4:11) Bài 38 (Ru-tơ 4:11-12) Bài 39 (Ru-tơ 4:12B) Bài 40 (Ru-tơ 4:13) Bài 41 (Ru-tơ 4:14A) Bài 42 (Ru-tơ 4:14B) Bài 43 (Ru-tơ 4:14C) Bài 44 (Ru-tơ 4:14D) Bài 45 (Ru-tơ 4:14E) !!!4862_5.htm!!! Đã xem 274387 lần. --!!tach_noi_dung!!--

NHỮNG BÀI HỌC THUỘC LINH TRONG CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA RU-TƠ
Bài 5 (Ru-tơ 1:14-18)

--!!tach_noi_dung!!--
Chúng ta thấy Na-ô-mi đã quyết định trở về Bết-lê-hem sau khi chồng bà qua đời. Ru-tơ và ọt-ba muốn đi về với bà nhưng bà nói: Ðừng! đừng! Các con đừng theo mẹ làm chi, không cách nào mẹ có thể cho các con một người chồng được, các con ở lại quê hương của các con là Mô-áp thì có lý hơn. Chúng ta biết theo bối cảnh lịch sử, Na-ô-mi thật sự nói những điều có lợi cho họ, nếu họ vào trong xứ của dân Y-sơ-ra-ên, một xứ xa lạ, mà họ là những người Mô-áp bị rủa sả, rất có thể họ sẽ không được chấp nhận tại Bế-lê-hem, theo tính chất lịch sử thì rất có thể là như vậy. Nhưng về ý nghĩa thuộc linh thì sao? Chúng ta sẽ bắt đầu xem xét.
Trước hết chúng ta thấy thật không có lý chút nào! Nếu có ai chú ý đến Chúa Giê-xu, họ muốn đến với Chúa, không lẽ chúng ta không tìm cách khuyến khích họ bằng đủ mọi cách? Không lẽ chúng ta không trình bày sứ điệp Tin Lành một cách đầy hấp dẫn, thú vị, nếu chúng ta có thể làm được? Chúng ta có cảm giác như ý nghĩa thuộc linh không ứng dụng được ở đây.
Nhưng nếu chúng ta xem điều nầy dưới ánh sáng của Lu-ca 14:26 thì chúng ta nhận ra rằng điều nầy thật sự rất đầy ý nghĩa. Ru-tơ và ọt-ba đại diện cho người Mô-áp, là dân tộc bị Ðức Chúa Trời rủa sả, họ muốn đi theo Na-ô-mi. Chúng ta xem trong Lu-ca 14:25, "Có đoàn dân đông cùng đi với Chúa Giê-xu". Có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng nhiều người đi theo Chúa như vậy thì Chúa Giê-xu và các môn đồ của Ngài sẽ thích thú lắm khi thấy kết quả công việc đang có dấu hiệu thành công.
Nhưng chúng ta thấy trong câu kế tiếp Chúa Giê-xu nói: "Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta". Ngôn ngữ nầy thật tiêu cực làm sao! Nói một cách khác, Chúa Giê-xu nói, nếu các ngươi muốn theo ta có nghĩa là các ngươi phải từ bỏ cha mẹ các ngươi, có nghĩa là các ngươi phải quay khỏi, phải từ bỏ tất cả đời sống cũ của các ngươi. Ngài tiếp tục: "Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta". Rồi Ngài kết luận trong câu 33: "Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta".
Nói cách khác, Chúa Giê-xu nói, các ngươi đi theo ta, các ngươi lấy làm thích thú khi thấy ta làm phép lạ, hay là ta giống như một nhà lãnh đạo về phương diện nào đó cho các ngươi. Nhưng nếu các ngươi thật sự theo ta thì có nghĩa là các ngươi phải ủy thác cả đời sống của các ngươi nơi ta. Nếu cha mẹ, anh em các ngươi cho các ngươi chọn lựa một trong hai, theo Chúa Giê-xu các ngươi sẽ bị đuổi ra khỏi gia đình, thì các ngươi sẽ tự động nhận lấy điều kiện đó. Cũng có nghĩa là nếu nhà cầm quyền của các ngươi bảo các ngươi từ chối ta hay là sẽ bị một sự trừng phạt nào đó, như là bị quăng vào hang sư tử hay bị đốt trên giàn hỏa thiêu, các ngươi vẫn sẵn sàng chấp nhận những điều đó.
Khi chúng ta thật sự giao thác đời sống của chúng ta cho Chúa, và chúng ta nhận ra rằng chúng ta muốn sống một đời sống tái sanh thật sự, thì chúng ta sẽ không còn là bạn thân lâu hơn nữa đối với những người bạn chỉ thờ phượng Chúa bằng môi miệng, hay là những người lãnh đạo xã hội trong giáo hội, bất cứ là giáo hội nào. Có thể chúng ta sẽ bị người ta khước từ, chúng ta chỉ còn thông công với một nhóm rất ít người trong giáo hội, bị người ta xem như là những người kỳ quặc, vì chúng ta cứ nói về việc học Kinh Thánh và cố gắng vâng giữ những lời dạy trong Thánh Kinh! Ðiều đó nghĩa là chúng ta không còn tiếp tục chơi với những người bạn rất thân, vì sự ham thích của họ khác xa với sự ham thích của chúng ta. Có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ những tội lỗi trong đời sống của chúng ta, những tội lỗi cay đắng mà chúng ta đang chứa chấp. Nếu chúng ta cay đắng đối với người xúc phạm đến chúng ta nhiều lần, thì bây giờ chúng ta phải xin Chúa giúp cho chúng ta tha thứ và suy nghĩ tử tế về người đó. Chúng ta thấy đó, nếu thật sự theo Chúa Giê-xu thì chúng ta phải quay lưng lại với những khuynh hướng cũ, phải phó thác đời sống của mình nơi Chúa. Nếu những điều nầy không xảy ra trong đời sống của chúng ta, chúng ta chưa thật sự được sanh lại.
Nếu chúng ta cho là đến với Chúa rất đơn giản, chỉ cần gia nhập vào giáo hội, thích thú về những sinh hoạt xã hội trong giáo hội, về những người bạn mà chúng ta có, về đời sống cũ trước kia của chúng ta. Ðó không phải là trở về Bết-lê-hem, trở về Nhà bánh; đó không phải là trở về với Chúa Giê-xu, là Bánh hằng sống. Nếu chúng ta đến với Chúa, thì phải đến với Ngài một cách không hạn chế, giao thác cả đời sống của chúng ta cho Ngài, ngay cả chúng ta có thể bị cất mất những điều mà chúng ta đang hưởng thụ.
Trước khi được cứu, chúng ta đặt sự tin cậy của mình vào thế gian nầy. Chúng ta tìm kiếm sự bảo đảm bằng vật chất, sự vui thú của thế gian, những điều đó rất thực tế đối với chúng ta. "Thật thích thú làm sao nếu chúng ta có được những đồ vật nầy, hay là làm những việc nọ", hầu hết mọi người trên thế gian nầy đều đồng ý với chúng ta về những quan niệm như vậy. Nhưng khi trở thành Cơ đốc nhân, có nghĩa là chúng ta phải quay lưng lại với những gì trên thế gian nầy; nghĩa là chúng ta không còn tìm kiếm những điều vui thú mà thế gian tìm kiếm nữa. Chúng ta sẽ không còn đặt sự trông cậy của chúng ta vào vật chất, tiền bạc hay là tài sản trên thế gian nầy, có nghĩa là cái nhìn của chúng ta phải tập trung vào quê hương trên thiên đàng, tập trung vào mối tương giao giữa chúng ta với Chúa, vào cương vị của một công dân thiên quốc.
Nhưng có điều khó khăn là chúng ta không thể thấy những điều đó như là những đồ vật để chúng ta có thể rờ được. Chúng ta chỉ thấy bằng con mắt hy vọng, chúng ta chỉ nhìn vào thiên đàng bằng con mắt đức tin. Những vật trên thế gian nầy là những vật chúng ta có thể giữ được bằng cả hai tay, chúng ta có thể rờ được, kinh nghiệm được, nó rất thực tế. Nhưng chúng ta phải rời bỏ nó để đặt sự trông cậy vào những sự đời đời, những sự mà chúng ta không thể thấy được, những điều mà chúng ta đọc trong Kinh Thánh nhưng không cách nào chúng ta có sự cảm nhận về vật chất trong đời sống này ngay bây giờ. Ðó là cái giá mà chúng ta phải trả nếu chúng ta trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu Christ.
Ðối với Ru-tơ và ọt-ba, đi đến xứ Y-sơ-ra-ên là một xứ họ chưa hề biết trước kia, rời bỏ xứ Mô-áp là nơi họ có bạn bè, họ đã quen với nếp sống ở đó, nơi họ có thể được bảo đảm về đời sống ngay bây giờ, thật là một ý định buồn cười! Họ làm điều nầy bởi đức tin dường như là mù quáng, nhưng đó là hình ảnh của người tín hữu được sanh lại. Chúng ta đọc về Áp-ra-ham ra khỏi xứ Cha-ran, ông được Chúa bảo đi đến xứ mà Ngài sẽ chỉ cho. Áp-ra-ham chưa bao giờ đi đến đó, nhưng bởi đức tin ông đã ra đi, ông vâng lời Ðức Chúa Trời ngay cả ông không biết những gì đang chờ đợi ông ở một xứ xa lạ, ông phải rời bỏ gia đình của ông, ông phải rời bỏ tất cả mọi người để có thể vâng lời Ðức Chúa Trời. Ðó cũng là tiếng gọi của Chúa đặt trên chúng ta khi chúng ta trở nên những tín hữu được sanh lại, khi chúng ta trở nên con cái của Ðức Chúa Trời.
Khi Kinh Thánh chép trong Giăng 3:16 "Vì Ðức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hể ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời", Ðức Chúa Trời nói với chúng ta rằng tin nhận Ðức Chúa Giê-xu có nghĩa là chúng ta phó thác đời sống chúng ta cho Ngài, ngay cả chúng ta không thấy rõ cụ thể những điều thực tế đó ngay bây giờ. Chúng ta đọc Kinh Thánh thì biết rằng tin nhận Ðức Chúa Giê-xu thì tội lỗi của chúng ta được tha. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng chúng ta trở nên con cái của Ðức Chúa Trời, Kinh Thánh bảo chúng ta rằng chúng ta sẽ không phải bị đi vào địa ngục, nhưng chúng ta không có cách nào để chứng minh những điều đó ngay bây giờ. Tất cả những gì chúng ta biết là qua Kinh Thánh, và chúng ta phải tin cậy Kinh Thánh một cách tuyệt đối.
Trở lại, chúng ta đọc trong câu 14: "Hai nàng lại cất tiếng lên khóc. Ðoạn ọt-ba hôn và từ biệt bà gia mình; còn Ru-tơ không chịu phân rẽ người. Na-ô-mi nói cùng Ru-tơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi". Chúng ta thấy nơi Ru-tơ và ọt-ba là hình ảnh của thế gian khi đối diện với Tin Lành. ọt-ba là hình ảnh của những người khi mới nghe về Tin Lành thì được Tin Lành thu hút. Ðầu tiên cô muốn đi với Na-ô-mi, đối với cô điều nầy có lý lắm, nhưng khi cô bắt đầu tính cái giá phải trả, cô nhận ra rằng cô phải từ bỏ quan điểm của mình, từ bỏ những của cải đang có. Khi cô nhận ra rằng mình phải giao thác thân mình cho một đức tin dường như mù quáng, thì cô quay lại, trở về cùng dân tộc của cô.
Ðiều tương tự như vậy xảy ra trong trường hợp của Chúa Giê-xu, có nhiều người đi theo Ngài, nhưng chúng ta đọc trong Giăng đoạn 6, khi Chúa Giê-xu thật sự bắt đầu mô tả tính chất thật của nước Ðức Chúa Trời, tính chất thật của việc tin nhận Chúa Giê-xu, thì có nhiều môn đồ không theo Ngài nữa. Thực tế có hàng ngàn người theo Ngài vì có lần Ngài nuôi 4.000, 5.000 người trong một bữa, điều đó chứng tỏ có một số rất đông người đi theo Ngài, nhưng chúng ta thấy rằng khi Chúa Giê-xu lên thập tự giá, con số người theo Ngài trong cả xứ Giu-đê có thể không hơn 500 người, đó là sau khi Ngài đã giảng dạy ba năm rưỡi. Hầu hết những người đó giống như ọt-ba, khi họ bắt đầu thật sự thấy tính chất của Tin Lành mà Chúa Giê-xu giảng dạy, họ không theo Ngài nữa, họ trở về cùng dân tộc của họ.
Có nhiều người ngày hôm nay khi mới nghe về Tin Lành thì rất thích thú, nhưng khi họ bắt đầu thấy những đòi hỏi nầy: Nghĩa là họ phải từ bỏ thế gian; nghĩa là họ phải phó thác mình cho Chúa Giê-xu; nghĩa là trước hết họ phải tìm kiếm nước Ðức Chúa Trời và sự công bình của Ngài; nghĩa là từ bây giờ họ phải có sự mong muốn trong lòng họ là vâng theo luật pháp của Ðức Chúa Trời; có nghĩa là đời sống cũ của họ phải qua đi, những tội lỗi nào trong đời sống của họ, bất cứ là tội gì mà họ ưa thích, thì bây giờ họ không được giữ nó lâu hơn nữa trong khi họ theo Chúa. Thì họ quyết định: Không! không! tôi không muốn loại Tin Lành nầy.
Bạn là người đang học bài học nầy, hi vọng bạn sẽ đặt mình trong cương vị của Ru-tơ và ọt-ba và bạn phải quyết định, chỗ của ai mà bạn muốn đặt mình vào? Chúng ta thấy ọt-ba hôn Na-ô-mi và trở về cùng dân tộc của nàng, cùng thần của nàng. Nàng quay khỏi Nhà bánh, quay khỏi Bết-lê-hem là nơi sự cứu rỗi có thể tìm thấy, nàng trở về lối sống cũ của nàng giống như hầu hết nhân loại. Nàng không có một Cứu Chúa cho mình, nàng phải trả lời cho tất cả tội lỗi của nàng trong ngày phán xét. Nhưng phía bên kia, chúng ta thấy Ru-tơ có một quyết định thật dứt khoát, nàng nói: "Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu tôi sẽ đi đó, mẹ ở nơi nào tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ tức là dân sự của tôi; Ðức Chúa Trời của mẹ tức là Ðức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Ðức Giê-hô-va giáng họa cho tôi!" (Câu 17).
Khi chúng ta thật sự bắt đầu tin cậy vào Chúa Giê-xu Christ, gieo mình vào tay Chúa, có nghĩa là chúng ta muốn sống cách mà Chúa muốn chúng ta sống, nghĩa là trong mỗi chi tiết của đời sống, mỗi hành động của chúng ta đều muốn gắn bó với Chúa Giê-xu Christ. Ðó là chúng ta đang trên đường dẫn đến sự cứu rỗi.
Dĩ nhiên, cách tốt nhất để cho chúng ta biết về Chúa Giê-xu, biết được ý muốn của Chúa là đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh là quyển sách hướng dẫn cho chúng ta biết những đặc tính của đời sống Cơ đốc nhân là gì, chúng ta giao trọn đời sống của chúng ta cho Ngài, chúng ta dâng lại đời sống của chúng ta cho Chúa và không giữ lại chút gì. Nếu chúng ta nhận ra trong đời sống của chúng ta còn giữ lại bất cứ điều gì, tội gì, thì chúng ta hãy kêu xin với Chúa: "Xin Chúa thương xót con vì con là kẻ có tội, xin thương xót con và cất bỏ tội lỗi đó ra khỏi con, sửa đổi đời sống con để con càng sống trong ý của Ngài càng hơn, xin giúp cho ý của con lúc nào cũng vâng phục ý của Chúa".
Một hình ảnh giống như vậy trình bày cho chúng ta nơi thập tự giá. Hai tên trộm cướp bị treo ở đó, cả hai đều ở trước mặt Ðức Chúa Giê-xu. Chúng ta thấy một tên mắng nhiếc Chúa, đó là hình ảnh của nhân loại trên thế gian nầy, còn tên kia xin với Chúa rằng: Xin nhớ lấy tôi khi Ngài vào trong nước của Ngài. Ðó là hình ảnh của tất cả những ai tin cậy nơi Chúa Giê-xu. Mỗi con người đứng trước Chúa Giê-xu phải quyết định, hoặc là chúng ta đến với Chúa, gieo mình vào chân Ngài, xin Ngài thương xót hay là chúng ta quay lưng lại và đi theo đường lối riêng của chúng ta.
"Hãy vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít." Ma-thi-ơ 7:13-14
 
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: tinlanh.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 8 tháng 2 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--