Chương 68
RA HÀ NỘI BÌNH XUYÊN ĐI DẠO PHỐ
CHỢT LO CHO CÁC BẠN CÒN Ở LẠI SÀI GÒN

Thi hành hiệp định Genève, ngày 22 tháng 9, cán bộ và bộ đội miền Đông rút về Xuyên Mộc để ra Vũng Tàu tập kết ra Bắc trên các tàu của Pháp. Tổng số lên đến 16.000 người. Trong số này, có hầu hết anh em Bình Xuyên công tác rải rác ở Chiến Khu Đ. Gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hàn huyên tâm sự. Gia đình ông Tám Mạnh kéo rốc ra Bắc, vừa con vừa dâu vừa rể, lại thêm bầy cháu nội cháu ngoại, tất cả một trung đội. Kiểm điểm chỉ thấy thiếu nhóm Mười Trí còn ở miền Tây vì khu Cà mau được tiếp thu hai trăm ngày.
Bảy Trân tập kết tại Cao Lãnh đúng một trăm ngày mới xuống tàu ra Bắc. Cũng đi tàu Pháp. Vừa ra khơi thì bị bão. Cả tàu say sóng ỏi mửa linh láng. Bảy Rô do cơ thể thích ứng với sóng gió, ngày đêm bận rộn tiếp tay với bác sĩ, ý tá săn sóc các bạn đồng hành, nấu cháo, pha sữa đổ tận miệng những người bị sóng vật nằm liệt. Sóng mỗi ngày một to, tàu phải trở lại Nha Trang vừa tránh bão vừa lấy thêm thức ăn. Toàn đồ hộp, không quen với kẻ gốc nhà nôngnên càng dùng càng khó chịu. Phải mất mười lăm ngày mới tới Sầm Sơn. Một tuần sau, chờ anh chị em hồi sức, ban đón tiếp mới rước về Hà Nội. Tại đây, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đích thân chỉ huy tẩm bổ anh chị em miền Nam. Gặp lại đồng chí liên lạc của văn phòng Xứ ủy Nam Kỳ những ngày trước Cách mạng tháng Tám, bác sĩ Thạch vui mừng bắt tay và ôm chầm Bảy Trân. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tạo quen thân với Bảy Trân từ ngày hai người còn là sinh viên ở Pháp, rước Bảy Trân về nhà để tâm tình sau nhiều năm xa cách.
Vừa yên nơi ăn nơi ở, Bảy Trân đi tìm gia đình ông Tám Mạnh. Đồng chí Tạo cho biết gia đình ông Tám Mạnh được Bác Hồ tiếp ngay khi tới Hà Nội như là một nhân sĩ miền Nam. Gia đình ông Tám Mạnh được cấp một biệt thự sang trọng dọc đường xe lửa, giữa hai Hàng Cỏ và Gia Lâm.
Bảy Rô vừa xuống xe đạp, ông Tám Mạnh chạy ra ôm, hai tay đập đập lên lưng:
- Thầy Bảy! – Rồi ông kêu to lên – Bà nó đâu? Có thầy Bảy tới chơi… Biểu mấy đứa nhỏ bắt gà…
Bà Tám lật đật chạy ra chào Bảy Trân:
- Ra đây cả nhà nhắc thầy hoài, không biết thầy Bảy được tập kết ra đây hay là bố trí ở lại để đề phòng tụi nó không chịu thi hành hiệp định đình chiến…
Hai vợ chồng gọi các con cháu có mặt trong nhà ra “trình diện” khách quý. Ông Tám vui vẻ nói:
- Ân nhân của gia đình mình đó! Không có thầy Bảy là giờ này mình không có ở đây…
Bà Tám chân tình:
- Thầy Bảy ở lại đây chơi vài ngày nghe, ở vài ba ngày mới nói hết. Đủ thứ chuyện…
Bầy cháu tản ra, mỗi đứa một việc, bà Tám xuống bếp làm gà, ở nhà trên chỉ còn hai người với ấm trà quạu.
Sau khi kể cho Bảy Trân biết gia đình mình được ổn định, con cháu được học văn hóa bổ túc và bồi dưỡng nghiệp vụ, ông Tám nhắc tới mấy anh em Bình Xuyên còn ở miền Nam:
- Mình khỏe rồi, nhưng còn máy chú chạy theo Bảy Viễn như Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chảng… tôi biết họ là người tốt. Sau khi tảo thanh, ngày nào Nguyễn Đức Huy cũng gọi Mười Lực với Bảy Môn lên văn phòng khủng bố tinh thần, làm cho họ hoang mang, không còn lòng dạ nào ở lại chiến khu. Họ trốn về thành chính là do Nguyễn Đức Huy đẩy họ vào chân tường. Còn Năm Chảng, Bảy Rô thì trường hợp về thành có khác. Cả hai là đảng viên, về thành là do Nguyễn Đức Huy phân công làm công tác nội ứng cho lực lượng Bình Xuyên cảu Bảy Viễn… À, mà lâu nay sao không nghe ai nhắc tới Nguyễn Đức Huy, thầy Bảy có biết tay này bây giờ ở đâu, làm gì không?
Bảy Trân:
- Về Nguyễn Đức Huy, tức ông già râu kẽm, ra đây tôi mới nghe nói. Hắn là một tay nguy hiểm, gián điệp của Phòng Nhì chui vào nội bộ của ta đó!
- Ghê vậy! – Ông Tám kêu lên.
- Lý lịch hắn như sau: Hắn là nhân viên hãng ô-tô bưýt ở Sài Gòn, gia nhập Đảng một thời gian thì bị Tây bắt. Hắn đầu hàng và được Tây giao nhiệm vụ phản gián trong hàng ngũ Đảng. Thành ủy không biết, giao hắn làm liên lạc. Vì vậy mà sau các cuộc họp, nhiều đồng chí bị Tây bắt…
- Thảo nào!... Hồi đó tôi cũng sinh nghi, nhưng chỉ thắc mắc trong bụng chớ không dám nói ra. Như vụ Tư Huỳnh về thành. Tư Huỳnh là em út của Bảy Viễn thì làm sao lôi kéo được Bảy Viễn? Rốt cuộc đi địch vận mà bị địch vận động lại mới là đau chớ! Rồi còn vụ tảo thanh. Giết trúng một mà giết oan tới mười. Bây giờ nghe thầy Bảy mình mới thấy rõ Nguyễn Đức Huy đúng là một tay phá hoại ghê ghớm.Bây giờ hắn ở đâu?
- Trong hỏa lò…
Ông Tám Mạnh trầm ngâm bên tách trà nóng một lúc:
- Thiện ác đáo đầu chung hữu báo… ông bà mình nói không sai: Làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác…
Câu chuyện tâm tình đến đây tạm ngưng vì bà Tám đã bưng ra mâm gỏi gà trộn bắp chuối. Ông Tám mở tủ lấy chai rượu nếp than đưa lên trước mắt Bảy Trân:
- Tôi biết thầy Bảy chỉ uống được thứ này…
Màu xuân đầu tiên sau chiến thắng giặc Pháp ở thủ đô Hà Nội thật huy hoàng rực rỡ. Đám tàn quan Pháp rút về Hải Phòng để lên tàu vô Nam trên đường vè nước. Rút lui không kèn, không trống, cờ tam sắc ủ rủ bèo nhèo cũng như tâm hôn uể oải chán chường của đoàn quân chiến bại. Cùng lúc ấy, thủ đô dang hai tay tiếp đón những người con ưu tú từ chiến trường miền Nam tập kết. Trong không khí tưng bừng đó, gia đình Mười Trí vừa ra chuyến chót. Anh Mười đến thăm các bậc đàn anh là ông Tám Mạnh và ông Năm Hà đã yên nơi yên chỗ từ nửa năm rồi.
Sau tiệc đoàn tu, ba anh em rủ nhau đi dạo phố cho biết “thủ đô ngàn năm văn vật”. Hồ Gươm đúng là một trong các thắng cảnh của Hà Nội. Ba anh em ngồi trên các băng đá tắm nắng xuân. Không hẹn mà ai cũng ăn mặc thật đẹp. Cà vạt, áo u-ve đàng hoàng. Người nào trông cũng trẻ lại và đẹp ra. Trông thấy các phó nhòm, Mười Trí gọi lại chụp vài tấm làm kỷ niệm ngày lịch sử dân Bình Xuyên có mặt tại thủ đô Hà Nội. Anh nói:
- Cuối tháng tư vừa qua, Ngô Đình Diệm đã đánh Bảy Viễn. Hai bên kịch hiến dữ dội. Nghe đấu bất phân thắng bại. Cũng may mà má thằng Hoảnh với bốn đứa con về thành với Bảy Viễn trước ngày nổ súng. Tội nghiêp chị Bảy một hai đòi tập kết với gia đình tôi. Mấy đứa nhỏ ở chung lâu ngày mến tay mến chân. Thằng Hoảnh bằng tuổi thằng Thanh, Bé Hai bằng tuổi con Trong của tôi… Thấy chỉ cương quyết quá, mình không dám bàn ra bàn vô. Nhưng anh Ba Duẩn và anh Ba Khiêm khuyên chị về với anh Bảy cho mấy đứa nhỏ đoàn tụ với cha. Mấy mẹ con theo cách mạng ra Bắc sẽ không có lợi vì địch sẽ xuyên tạc là Việt Minh cưỡng bức vợ con Bảy Viễn tập kết…
Năm Hà đăm chiêu:
- Trong lúc mình làm du khách ở đây thì mấy thằng Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chảng đánh giặc mệt đừ. Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Cái điệu này chắc thằng Mỹ tính chia cắt lâu dài…
Tám Mạnh gật gù:
- Thằng Hai Vĩnh đã đoán trước là tụi Mỹ Diệm có ý đồ xâm chiếm miền Nam vĩnh viễn cho nên nó đem hết vợ con ra đây. Tôi cũng nghe theo nó…
Mười Trí trở lại chuyện chụp ảnh kỷ niệm:
- Nếu tụi Mỹ Diệm phá hoại hiệp định đình chiến thì tụi tôi phải trở về Nam. Bởi vậy tôi mới chụp máy pô làm kỷ niệm…
Tám Mạnh thở dài:
- Tụi hiếu chiến làm hỏng cuộc đi chơi xuân sáng nay… Thôi mình đi về…

Truyện Người Bình Xuyên Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 !!!5090_68.htm!!! Đã xem 1049757 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 70
RA CÔN ĐẢO MƯỜI LỰC TOAN CƯỚP ĐẢO
NĂM CHẢNG CŨNG THAM GIA NHƯNG BẤT THÀNH

--!!tach_noi_dung!!--
Ngày bộ tham mưu Bình Xuyên của Bảy Viễn ra đảo là một ngày lịch sử đối với vùng đất lạc lõng giữa biển khơi. Lâu lắm mới có một đoàn tù đông đảo và quan trọng như vậy. Thầy chú và tù nhân đều xôn xao muốn biệt mặt những tay “chọc trời khuấy nước” dám chống với chính quyền nhà Ngô. Hai người nổi bật nhất trong đoàn tù là học giả Hồ Hữu Tường và “cánh tay mặt của Bảy Viễn” là Mười Lực. Vì bị thổi phòng như vậy mà Mười Lực bị giam riêng trong dãy phòng cầm cố.
Anh em Bình Xuyên được giam chung với các chính khách sa-lon và hưởng chế độ tương đối dễ thở dành cho trí thức.
Năm Bé ra đảo như cá kình về biển sâu, anh là dân Côn Đảo nhiều lần kết bè vượt ngục. Thầy chú còn nhớ mặt anh nên có phần kiêng nể ông “đại úy” Bình Xuyên. Tuy vậy lần trở ra đảo này, Năm Bé rất cay cú các tay “thầy rùa” Hồ Hữu Tường,Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng. Những chiều đi tắm biển tập thể dưới sự canh gác của thầy chú, Năm Bé thường đến gần Hồ Hữu Tường xỏ ngọt:
- Ông là học giả lào thông kinh sách Đông Tây kim cổ, chúng tôi dốt nát nên giao hết cả hồn lẫn xác cho ông. Nào ngờ ông không đưa chúng tôi vào con đường sáng mà lại đưa chúng tôi vô chỗ tối om…
Hồ Hữu Tường cười chữa thẹn:
- Thì tụi tui cũng ra đây với các anh…
Năm Bé đi chỗ khác không thèm nói chuyện với đám trí thức ấy. Ông xem họ là những cái chong chóng xoay tít theo chiều gió. Thái độ của Năm Bé cũng khiến Hồ Hữu Tường suy nghĩ nhiều. Người ta bắt gặp nhà học giả hay ngắm trời biển bao là mà suy ngâm việc đời, tính sổ những thành công và thất bại trong cuộc đời làm chính khách của mình.
Trong khi đó Mười Lực nưh con cọp bị nhốt trong chuồng, ngó quanh tìm bạn tù tâm sự cũng chẳng có. Nhưng không bao lâu nhờ tên tuổi mà Mười Lực được thầy chú “nới tay” một chút. Nhờ vậy mà anh liên lạc được với hai “tay tổ” ở dãy cầm cố là Tư Bà Đào và Tám Nghĩa. Cả hai đã ở Côn Đảo mười lăm năm và trở nên “lão làng”. Có người để tâm sự là hạnh phúc lớn nhất của những người bị cầm cố ngoài đảo.
Một hôm Mười Lực nhận được một bức thư bí mật viết trên bao thuốc lá. Nội dung khiến anh giật mình: Một nhóm tù có ý định cướp đảo. Họ tôn Mười Lực làm chỉ huy trưởng. Tin này làm Mười Lực suy nghĩ lung lắm. Óc giang hồ được đánh thức dậy, thôi thúc anh chụp lấy thời cơ phá cũi xổ lòng. Sau mấy ngày tìm hiểu những người viết thư, biết họ không phải là chó săn cò mồi, Mười Lực trả lời:
- Cho biết chi tiết mới tính được.
Chi tiết lần lượt đến với Mười Lực cũng bằng cách viết chữ nhỏ rí như con kiến trên các mảnh bao thuốc lá. Mười Lực tổng kết như sau: Nhóm cướp đảo sẽ nhân dịp quét dọn tàu tiếp tế, bắt sống tài công, tước súng lính và cướp tàu để về đất liền. Trước khi rời đảo, phá hủy đài truyền tin không cho thầy chú liên lạc với đất liền. Mỗi làm làm vệ sinh tàu tiếp tế, thầy chú huy động 200 tù thường phạm. Đây là một lực lượng đáng kể vì làm vệ sinh nhà thầy chú chỉ có hai thường phạm mỗi nhà.
Sau khi nghiên cứu cẩn thận, Mười Lực thấy kế hoạch có thể hy vọng thành công đến bảy mươi phần trăm nếu đưa được người trong tổ chức trà trộn trong đám hai trăm thường phạm. Bên ngoài rất hăng, thúc hối Mười Lực quyết định. Phải làm nhanh vì vài ngày nữa là tàu nhổ neo về đất liền. Mười Lực đồng ý, ngày N giờ G là chín giờ đêm hôm ấy.
Sau khi quyết định rồi, Mười Lực nôn nóng đứng ngồi không yên.Trời chạng vạng anh đã hồi hộp chờ đợi nhưng suốt đêm lịch sử đó chẳng thấy động tĩnh gì. Cả đêm không chợp mắt. Đến sáng thì được lệnh lên trình diện chúa đảo là thiếu tá Bạch Văn Bốn. Mười Lực tái sắc: đại cuộc đã hỏng.
Bạch Văn Bốn nổ ngay:
- Anh Mười, tôi đối xử với anh rất đẹp, thầy chú được lịnh nới tay với anh, vậy mà anh trả ơn chúng tôi vậy sao?
Mười Lực vờ ngơ ngẩn:
- Chuyện gì vậy thiếu ta? Thật tình tôi chẳng biết gì hết!
Bach Văn Bốn cười lạt:
- Anh là chỉ huy trưởng nhóm cướp đảo mà còn vờ…
- Trời đất! Làm gì có chuyện đó, thưa thiếu tá? Tôi chân ướt chân ráo mới ra đảo, muốn cướp đảo phải là những người kỳ cựu biết rõ đường đi nước bước. Tôi lại bị nhốt riêng trong dãy cầm cố.
Bạch Văn Bốn ném một xấp giấy trước mặt Mười Lực:
- Đây, bản thành khẩn của một tay chỉ huy cướp tàu tiếp tế. Nó đã khai tất cả. Nếu như anh Mười nhất định không biết thì tôi tóm tắt kế hoạch cướp đảo như sau: bước thứ nhất, cướp tàu tiếp tế; bước thứ hai, bắt hết các ghe Sở Lưới chở đầy lương thực dòng theo sau tàu tiếp tế; bước thứ ba, phá đài truyền tin; bước thứ tứ, phá khám thả tù. Từ đảo về mũi Cà Mau phải mất một ngày một đêm. Đi được hai phần ba thì bỏ tàu xuống ghe để phòng máy bay lên bỏ bom đánh đắm tàu… Có đúng là kế hoạch của chỉ huy trường bọn cướp đảo đề ra không?
Mười Lực nuốt nước miếng, đúng là đã có kẻ phản bội khai báo. Bạch Văn Bốn đã nắm được kế hoạc năm bước của anh. Tuy vậy phải nói sao cho xuôi mới yên thân:
- Thật tình tôi không biết chuyện tày trời này. Thiếu ta nghi cho tôi thì kẹt cho tôi lắm. Đây tôi xin trình bày cho thiếu ta nghe. Nếu như tổ chức chụp đảo có mời tôi tham gia ở cương vị chỉ huy trưởng, làm sao tôi dám nhận, bởi tôi không biết nhóm đó gồm những ai? Trên đảo có rất nhiều phe phái, Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo. Tôi thì may mắn lắm chỉ nắm đư 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51- 52 Chương 53- 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Lời Bạt NGƯỜI BÌNH XUYÊN – TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬN Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51- 52 Chương 53- 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 Chương 73 Chương 74 Lời Bạt NGƯỜI BÌNH XUYÊN – TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬN