Chương XI
Hữu Nhược Vô

1. Đông Phương có siêu hình chăng?
Đã một dạo người ta đặt vần đề Đông phương có siêu hình chăng, và những người muốn bảo vệ văn hóa Đông phương cố gắng chứng minh rằng Đông phương có siêu hình. Nhưng khi nghiên cứu lại vấn đề thì nhận ra biện hộ như thế là vô tình làm sứt mẻ nền móng triết lý Đông vì đã bằt nó bỏ nét đặc trưng của mình để khoác lấy màu sắc ngoại lai.
Điều đó có khi hay có khi dở. Trong trường hợp này thì quả là dở, vì tại sao Âu-Tây phải "có" siêu hình, nếu không phải vì những triết thuyết lý niệm đã chia cắt ra lý-giới với trần giới làm hai không còn liên hệ chi nữa. Vì thế bắt buộc phải có siêu hình như "có" avoir một cái gì bên ngoài mình. Đó gọi là nhị nguyên.
Ngược lại vũ trụ quan Viễn Đông thuộc nhất-nguyên lưỡng cực đạo nên Đạo học không nhằm đạt tới một đối-vật tự-tại bên ngoài con người, nhưng chính nó là một hành-vi có tính cách tâm linh thể-nhập nơi người hành Đạo: "Thánh nhân thể Đạo".
Ông Paul Mus đã gọi triết lý Việt Nam là nền siêu hình thấu nhập vào cơ cấu xã thôn (la métaphysique engagée). Nói câu đó thật là lột được tinh thần, vì Việt nho không có một nền siêu-hình ăn nhập vào hoạt động, vào hết mọi hành vi: siêu hình của hành, của ăn, của chơi, của nói, của cười… Quả thật đó là Hòa Thời tức siêu hình đã hòa hợp với triết thân, đã thể hiện vào người không còn đứng ngoài người như một vật thể: "la métaphysique cesse d'ètre un objet en soi pour s'incorporer à son possesseur". Đấy là hậu-quả nhất-nguyên không phải thứ nhất-nguyên độc-khối, nhưng là nhất nguyên lưỡng cực (bipolaire) mà sách Trung Dung bảo phải "chấp kỳ lưỡng đoan, dụng kỳ trung ư dân". Nhận cả hai đầu mối (dụng) nhưng quan trọng là chữ "kỳ trung" gặp nhiều lần trong Kinh Dịch cũng như ngũ kinh. Hễ hiểu được chữ kỳ trung (thể) thì hết lo lắng để "có" một siêu hình như Tây Âu.
Để dễ nhìn ra chỗ dị biệt Ấy, chúng ta đối chiếu Thể Dung với thuyết sự vật của Kant, và ta tạm ví Dụng với hiện tượng (phénomène) còn Thể thì như vật tư nội (noumène). Để cho thêm phần xác thiết chúng ta lại dùng tới lược-đồ và số độ của Hồng-Phạm đặng diễn đạt. Theo đó thì Dụng (phénomène) được biểu thị bằng số thành 6, 7, 8, 9, còn Thể (noumène) bằng số sinh 1, 2, 3, 4. Nếu cưỡng phải vẽ lại quá-trình diễn biến thì trước hết có vòng của các số sinh rồi đến vòng ngoài của số thành bao lấy vòng trong như hình bên: °°
Tuy nhiên đó chưa phải là đồ-biểu chót. Trong đồ biểu chót thì không còn vòng trong vòng ngoài nữa: nhưng số của 2 vòng giao tham ăn ngoàm vào nhau như hình sau: °°
4 - 9 2
?
3 - 5 - 7
??
1 - 6
Theo biểu đồ này chúng ta có thể nhận ra những điểm sau:
1. Số đất 2.4.6.8. chen kẽ với số trời 1.3.7.9..
2.Số sinh 1.2.3.4. chen kẽ với số thành 6.7.8.9.
3.Tuy xen kẽ nhưng vẫn có một tiết-điệu thứ lớp: những số lẽ chỉ được trấn giữ ­ 4 hướng chính: đông, tây, nam, bắc. °°
9
?
3 - 5 - 7
?
1
Còn số chẵn thì đất chấn đóng bốn phương: °°
2
5
6
để làm nền tảng cho quá trình cá-biệt-hóa, hay là vật-chất-hóa là những cái theo quan niệm của ta không có ở nơi thần linh nên nói "Thần vô phương" tức là thần hay tượng thì dừng lại ở đợt Hướng là: °°
9
?
3 - 5 - 7
?
1
mà không đi tới đợt phương là: °°
Vì phương phải có thêm 4 ca và đã bị ngưng trệ thì hết biến hóa, không phải là Thần nữa; "Trệ vu nhất phương, tắc bất năng biến hóa, phi thần dã". Đó là những lối quảng diễn đừng nên hiểu kiểu hình học. Chẳng qua là nói lên sự giao thoa cần thiết của vòng trong vòng ngoài. Vòng trong nên hiểu là Đại ngã Tâm linh cùng với vũ trụ một thể không mốc giới, còn vòng ngoài nên hiểu là tiểu ngã tận cùng ở các giác quan lý trí. Lý tưởng là hai vòng hòa hợp giao thoa.
Nhân tiện ở đây cũng nên ghi câu nói trong hệ từ;"hình nhi thương giả vị chi Đạo, hình nhi giả vị chi khí" °° thì chữ thượng hạ ở đây không nên hiểu là trên hay dưới suông, nhưng phải nhớ hiểu thêm là chưa và đã. Là vì câu nói đó ở trong Kinh Dịch, nên phải bao hàm cả không cả thời để theo sát lối biến dịch của thời gian còn đang chuyển hóa, nếu nói trên dưới mà thôi tức là chỉ hiểu theo có không gian đã ứ đọng thì không đúng với đồng văn Kinh Dịch. Vậy phải hiểu khi chưa có hình (mới là vòng trong) thì là Đạo thể, hay gọi vắn tắt là Thể, khi đã mặc-hình (vòng ngoài) thì là khi-vật thể hay Dụng. Lại nữa nói chưa với đã ở đây chẳng qua là theo thứ -tự luận-lý trong tâm-thức mà nói, chứ nếu theo thứ tự hữu-thể thì chẳng có trước sau chi cả. Nhưng là cái gì đồng thời uyển-chuyển. Nếu ta lấy "Tứ tượng' làm cứ thì từ tứ tượng quay lên lưỡng-nghi cùng thái-cực ta sẽ gọi là linh-tượng hoặc thượng tượng, còn nếu từ tứ tượng quay xuống bát quái thì ta gọi là hình tượng hoặc hạ tượng. Linh tượng thì gọi là Đaọ, tượng trưng bằng tứ linh: long, li, qui, phượng, hoặc 4 chùm sao Chu tước, Thanh long, Huyền võ, Bạch hổ. Hình tượng thì gọi là hạ tượng hay là khí-vật, tức hiện-tượng đã có hình: như được biểu thị trong 8 quẻ: trời, đầm, lửa, sấm, gió, vật, núi, đất.
Trở lên là tóm lược lối biểu thị quan-niệm HòaThời bằng tượng và số. Đó không là một trò chơi lý trí, nhưng là một cách minh họa cái đạo lý "hợp ngoại nội" hoặc là "Thể Dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián" °°: Thể dụng cùng một gốc, cũng như hiển hiện với vi tế không có gián cách nhau. Vì không có gián cách, nên kông thể có siêu-hình như là một cái gì xa xôi, trái lại là không được lìa xa sự vật mà cầu đạo. Như câu nói của Hồ-nhũ-Phong:"Cố ly vật cầu Đạo giả, vọng nhi dĩ hỉ" °° lìa xa sự-vật mà cầu đạo là truyện hão huyền (Đại cương 145), và sẽ khó lòng nối lại được: "Phân biệt huyễn hóa chân thật bất năng hợp nhất". Đã không nối lại được thì khi muốn hành đạo chỉ còn duy linh "xuất thế", bởi coi thế giới này không có đạo, cho nên trở thành huyễn-hóa dơ bẩn. Còn người ở lại chỉ là duy-vật nhập thế ngập đầu ngập cổ trong cái đống vật chất ròng.
Cả hai thái độ cùng dựa trên sự phân-chia tuyệt đối theo siêu hình cũ. Chỉ khi nào người ta nhận ra được sư thực trong câu "nhân dân vật các hữu Thái cực": người người vật vật thảy đều có thái-cực, nghĩa là Đạo không xa vật, không xa người, thì lúc đó mới đi vào con đường xử thế: tu đạo ngay trong bản thân, ngay trong gia đình, ngay trong nước, vì trần gian đã là đạo rồi, khỏi cần tìm ở trên hay dưới xa xôi.
Và từ đó tu Đạo cũng là tu đời, tu đời cũng là tu Đạo và chính vì thế mà quan niệm Hòa Thời đã ghi được nhiều thành tích cải thiện đời sống nhân dân vượt xa nhiều nền siêu hình kia là nhờ coi "Vũ trụ tiện thị ngô tâm", cũng như "Ngô tâm tiện thị vũ trụ" chứ không còn chi biệt cách xa lạ: thời-gian không còn là cái chi bên ngoài, nhưng là hai sợi canh và chỉ dệt nên con người mà không thể chia lìa dù chỉ một giây "bất khả tu du lị dã". Từ đó con người được tắm nhuần trong linh thiêng: vì linh thiêng không còn là cái gì trên cao tắp tít mà cũng chỉ là chiều kích của người, của vật, của thời gian: tất cả gắn bó với nhau như xương với thịt, như hình thể với tinh thần. Con người được quan niệm như cơ cấu thời gian: có tỏa ra trong vật chất, đồng thời có vươn lên siêu-việt, nên siêu-việt đã được mang sẵng trong người mình, chỉ cần tìm cách phát hiện ra mà thôi. Và việc đó gọi là"minh minh đức": làm sáng tỏ cái đức sáng đã phú bẩm nơi con người, nhưng hiện chưa ý-thức được là tại bị che lấp đi, cần phải lột màn; dévoiler, tháo gỡ những cái che phủ xuống, thì "tam gia sẽ tương kiến" Tam Tài sẽ hội thông trong một tiết-nhịp linh diệu. Đó là ý-nghĩa tâm linh của Đông Phương, tuy rất cổ kính nhưng luôn luôn mới và có thể nói là nó đi đón trước cả triết lý hiện đại cũng như khoa học vi-thể vậy. Và như thế chúng ta nhận ra công việc của chúng ta không còn là nong nả để cho Việt-Nam "có" một nền siêu-hình, nhưng chính là gắng công nhận - thức lại nền đạo học tâm-linh cổ-truyền, làm sao cho những biểu-tượng xa xưa được phục sinh, để không phải là ôm một số biểu-tượng và chữ nghĩa mà khoe mã một cách vô vi vô duyên, nhưng là linh-động-hóa được chúng để phục-vụ-nhân-sinh trong giai đoạn mới đang đi lên này vậy.
2. Đời sống có ý nghĩa chi chăng?
Đó là câu hỏi đang được nói lên inh ỏi điếc tai và rất xa lạ với triết nho, vì nó không bận tâm với vấn đề như vậy. Người ta chỉ đặt ra ý hướng đời sống là khi nằm trong quan niệm lẻ tẻ phần mớ: có đây mà thiếu kia. Có khởi điểm nên cần đạt điểm. Nhưng nếu tất cả được bao trùm trong "Vũ trụ" vô thủy vô chung thì vấn đề không còn tính chất thúc bách nữa. Tuy nhiên vì hiện nay tiếp cận với các nền văn hóa thì chúng ta cũng nên bàn rộng tới đặng gỡ mối tơ vò.
Chúng ta hãy tóm tắt lại bài học trên kia về cá-biệt-hóa hầu rút ra vài ba hệ-luận trực tiếp. Để chống với duy-tâm đời là ảo mộng, ta cho rằng đời có thực và có giá trị chân xác. Tuy nhiên giá trị đó không phải là tuyệt đối như duy vật chủ trương, nhưng là giá trị tương đối; nghĩa là giá trị đó chỉ chân-thực khi qui chiếu vào trung tâm sáng tạo, đầy chất sinh sinh là suối nguồn mọi giá trị.
Đó là nguồn suối duy-nhất nên gọi là Thái-nhất theo nghĩa vô biên, nên không thể có một cá biệt hay một hiện tượng nào lọt ra bên ngoài vì đã là vô cùng còn đâu nữa là bên ngoài để có thể lọt. Cho nên hễ có là có trong vòng thái-nhất và "có" giá trị.
Cái hệ luận trực tiếp của chân lý trên là mọi hiện tượng mọi biến-cố đều có giá trị và đối với tôi cũng là một cá-biệt, một "thánh thể tinh khiết" nên cũng đầy giá trị. Tất cả những biến cố xa gần đều hỗ-tương tác-động vào tôi, và gây nên cho tôi một môi trường thuận lợi để tôi phát triển một tài năng riêng biệt, một tư thái đặc-thù khác hẳng với những trường hợp khác. Tất cả đều giao-hỗ cộng-tác vào sự làm tròn nhiệm vụ của tôi cho nên cái gì cũng có giá-trị, ấy là để nói theo kiểu có với không. Người xưa quen nói: "Thế thượng bất như ý sự: thập thường bát cửu": trên đời những chuyện xảy ra bất như ý có đến 8, 9 còn được như ý chỉ có 1, 2. Như vậy thì nghịch-cảnh nhiều hơn thuận-cảnh là chuyện rất thường tình trong thế gian.
Tại sao lại như thế?
Ít ra ta cũng thấy là mình có dịp phát-triển óc tinh anh tài khéo. Nếu ta gặp toàn thuận-cảnh thì có khi lý-trí, tài-cán suy-tư đã bị thui chột. Không nên nói đã sinh ra Gia-Cát sao còn sinh ra Chu-Du? Vì nếu không có Chu-Du hay Tào-Tháo… thì tài của Gia-Cát đã không có dịp phát triển đến đó. Đừng hỏi đã sinh nước sao còn sinh lửa. Thưa rằng nước không chỉ có dập tắt lửa nhưng cũng có thể được đung sôi do lửa. Sự kiện này, biến cố kia coi như chỉ có gây hại cho ta, nhưng thực ra nó cũng mang nhiều yếu-tố làm-ích cho ta. Làm ích hay di-hại là tùy theo cái nhìn của con người. Một hoàn cảnh đầy bất-công tham-nhũng có người chịu đựng vậy như một số mệnh, hoặc nói theo triết mới thì đó là "thân phận con người", cũng có thể hờn oán, thở-than, đổ-lỗi. Nhưng cũng có thể "bất oán thiên, bất vưu nhân" mà chỉ coi đó là môi-trường thuận-lợi để thử làm chiếu sáng lên một chút yêu-thương, một chút công-chính, coi đó như một sứ-mệnh, để rồi cải-thiện, để rồi biến-hóa trong tất cả cái mức độ có thể. Có khi sự khó khăn quá lớn làm thui chột hết tài cán, chẳng hạn hoàn cảnh nước nhà đã bóp chết từ trong trứng nước biết bao khả năng lẽ ra phải siêu tuyệt nếu gặp môi-trường thuận-lợi cho sự phát-triển. Nhưng nếu thế, thì lại mất tính-chất đặc-tì ta gọi đó là cá-biệt-hóa hay thời-gian-hóa đều có ý chỉ vào bước định-hình này và Hồng Phạm vẽ 4 cá bằng khung nhà Minh đường như sau:

*

Đấy là một nấc tiến-hóa tối quan trọng và ta thấy học thuyết nào cũng đề cập, nhiều khi dưới hình thức ẩn-dụ hoặc thần-thoại.
Chẳng hạn như thần thoại Bồng-Đảo (đảo của tiên) ban đầu phiêu diêu trên mặt trùng dương bát ngát, bồng bềnh nhô nhấp chưa có đường viền rõ rệt. Sau nhờ có con rùa khổng lồ nổi lên đội bồng đảo trên lưng làm cho đảo hết phiêu dạt nổi chìm, trở thành cố định. Con rùa bốn chân chỉ đợt định-hình với 4 phương, còn lúc trước bồng bềnh trôi giạt mới là đợt định-tính có hướng mà chưa có phương, cho nên nói chưa có ở nơi nào "vô hồ xứ giả". Nhưng đã có thành linh-tượng. Cũng khi nói bóng gọi là chốn thiên thai. Và khi ta hát " chốn thiên thai chưa gặp bước trần ai" mà muốn hiểu sâu xa thì phải hiểu là những linh-tượng (cõi thiên thai) còn "chưa gặp bước trần ai" là chưa mặc những đặc thù cá biệt, là thánh-thể chưa có kết-tinh, chưa "khúc thành vạn vật": bắt khúc để trở nên vạn vật. Đó là đại để "lộ trình" của hai đợt cá biệt và tính biệt trong quá-trình chuyển-hóa của Nhất-Thể. Vai trò nổi nhất trong việc cá-biệt-hóa là số 4 mà ta quen gọi là tứ-tượng. Chính con số 4 này đem lại sự phân hóa. Nếu là 4 sinh thì ở đợt Thời-tính tiên-thiên, nếu là số thành 8 thì gian-thời hậu-thiên. Thời-tính đã học ở hai bài Tam-Tài và Ngũ-hành. Còn gian thời đã khởi đầu học từ bài Hồng Phạm và hiện trong bài này.
2. Nền móng huyền-sử
Đây là chỗ phải nói đến huyền sử, vì Huyền sử hay thần thoại hoặc truyền kỳ đều lấy Tượng làm nền tảng. Khác với duy lý vận hành ở đợt hình vì vậy mà duy lý không thể hiểu được huyền sử nên thải bỏ, chẳng hạn họ hỏi kinh đô Văn Lang ở đâu? Có bà Nữ-Oa thiệt chăng? Hỏi như vậy là lấy phạm trù vòng hình áp dụng cho vòng tượng là sai. Tượng mới tại Thiên, chưa thành hình, nên mới "vô hồ xứ giả" không ở nơi nào hết, còn khi nói về Thời thì quen dùng một thuật ngữ đặc biệt gọi là thị Thời En ce temps là:
Thị thời hồng Thủy Thao Thiên, hạ dân hôn điếm...
Thị thời Nữ-Oa luyện ngũ sắc thạch bổ thanh thiên...
Thị thời tập nhật tịnh xuất, Nghiêu sử Nghệ xạ lạc cửu nhật...
Những chữ thị thời đó chỉ cái đại-thời đại-không mà ta có thể gọi là siêu-thời, nó có mặt cùng khắp nhưng không hiện hình vào một biến cố cụ thể. Có rất nhiều biến cố cụ thể tương tự, nhưng không nên đặc ân một biến cố nào thí dụ không nên nói bà Nữ-Oa sống lối 4 ngàn năm trước kỷ nguyên vì bà cũng phải làm một việc y như ngày nay. Ngày nay cộng Cộng cũng làm sụp trời thì bà lại phải ra công: có nghĩa là thế giới đang bị phân hoá vì nền triết học du mục cơ khí, nên chúng ta phải phát huy nền triết lý ngũ hành để "vá trời" cải tạo xã hội.
Vì thế không nên đặt huyền sử vào một thời nhất định. Nếu huyền sử nhắc đến tên một nhân vật lịch sử thí dụ Nghiêu, Triệu Đà, thì đó chỉ là cái tên mượn, còn trong thực tại nó chỉ một biến cố có tầm lớn lao và sâu thăm thẳm. Chẳng hạn việc Nghiêu sai Nghệ bắn rơi 9 mặt trời thì có thể hiểu về chính trị là dẹp sự dấy loạn của "Cửu Lê" hoặc là Văn hóa giao chỉ vươn lên thống ngự các văn hóa tạp nham kia. Vì chữ Nghệ °° tượng hình hai nét Đất Trời giao thoa (xem bài Lê Vấn Danh cô gái Việt trong Việt lý.)
Đó là ít điểm cần nhớ để phân biệt huyền sử với sử ký. Sử ký thuộc hàng ngang (histoire diachronique) ghi lại các biến cố (événementielle) có tính cách đặc thù tư riêng. Còn huyền sử thuộc hàng dọc, đồng thời (histoire synchronique) nói đến những mẫu mực phổ biến. Vì thế phải ý tứ tránh việc dùng phạm trù sử ký vào huyền sử là đầu mối gây nên biết bao tai họa cho con người (xem bài Thiên Khởi trong quyển Nhân Bản), bởi vì đã lẫn lộn vô biên với hữu hạn: hiểu vô biên kiểu hữu hạn, là làm hẹp cái Đạo Vô biên.
Quyển Chữ Thời này dùng nhiều huyền sử vì đấy là cách rất tốt để nói về thời tính với thời gian.
3. Những đặc tính của cá-biệt-hóa
Chúng ta vừa mới phác họa có lược-đồ với một hai nét lớn của diễn-trình thời-gian-hóa. Bây giờ chúng ta cần đi sâu vào nữa bằng phân-biệt rõ hơn giữa thời-tính và thời-gian.
Trước nhất cá-biệt-thể phải có một thời-gian nhất-định, nghĩa là ra khỏi Đại-Thời, Đại Không (Grand-Temps, Grand Espace) ra khỏi miền vĩnh-cửu tiên-thiên để khởi đầu trong dòng trôi dạt thời-gian chia cắt ra từng khúc, vì thế nó mất tính chất miên-trường mà chỉ còn lại có sự tiếp-nối nhỏ giọt từng lúc của gian-thời bé nhỏ.
Thứ đến là cá-thể chiếm một không-gian nhất-định, bởi thời-gian gắn liền với không-gian, hễ đã có một thời-điểm thì phải có một không-điểm. Hễ đã có bao giờ, thì phải có ở đâu. Hễ đã hiện diện trong một khoảnh-khắc thì phải ở trong một vị-trí nhất-định, nên siêu hình nói: hễ cái gì có là có trong hạn-định. Chính bởi thế mà triết lý trung thực không muốn nói có Thượng Đế là muốn để lại trong vô-biên. Vì có bị hạn-cục trong, không-gian và thời-gian, không còn phổ-biến-tính nữa và trở thành đặc-thù, cá-biệt, riêng rẽ: đã có hình-tính hoặc là cụ-thể khả-giác, hoặc là trừu-tượng bất-khả-giác, tuy thế cũng đã thành-hình dù là trong lý-tưởng đi nữa cũng bị cột vào một hình-thái, hết còn ở khắp nơi và đồng thời, hết còn thông đạt nhưng trở thành như những đơn-tử bị đóng khung kín mít trong tháp ngà. Sự vật trở thành độc-khối không có tương-giao (monolithe sang aucune relation). Từ đây nó phải phục tùng các tính chất của cõi hiện tượng như cố-định, thiết yếu và mất hết tự do: vì phải nằm trọn vẹn dưới phủ-việt của bốn nguyên lý cai quản cõi hiện tượng là: đống-nhất, mâu thuẫn, diệt-tam và căn-do như đã nhắc đến ở một chương trên khi bàn về quan-niệm tĩnh-chỉ của sự vật và như thế là hễ đã chấp nhận gian thời là phải chấp-nhận sự lệ thuộc vào những điều kiện eo hẹp do hoàn cảnh của không gian bắt buộc. Chấp nhận gian thời là chấp nhận sự biến đổi, tan rã trái ngược với tính chất miên-trường của Thời-tính Siêu Thời. Đứng ở bình diện luân lý mà nói thì hễ đã chấp nhận sự phân-biệt thi-phỉ, bỉ thử, nhĩ-ngã, có không... Tóm lại, là tất cả những cặp đối-kháng hạn chế lẫn nhau.
Đó là đại để tính chất cá-biệt-hóa nó đi ngược lại hẳn với chiều hướng của tiên-thiên thời-tính, và làm nên một cuộc nghịch-hành, một sự căng thẳng giữa hai loại giá-trị, hai thứ quê hương. Nó đặt con người vào địa thế mà nhiều người cho là bi đát ở chỗ con người vốn là bản chất vô biên mà lại bị dồn ép trong một không thời vừa nhỏ hẹp vừa trái ngược: một đứng, một nằm, như đôi đũa lệch không sao so cho vừa. Y như nước với lửa, sáng với tối đối chọi nhau, gây nên không biết cơ man nào vấn đề với những giải pháp liên tục đưa ra và hầu hết bị thất bại. Vì thế nên khi lên sổ những thành-quả của cuộc thời-gian-hóa, con người chỉ thấy là toàn thiệt thòi, nên nhiều nền triết lý cho thời gian là một sự sa đọa, một sự tù đày bi đát. Nhiều nền thần thoại cho đó là những tiên trên Thiên quốc vì phạm tội nên bị đày xuống trần ai, rớt trong ngục thất của thời gian khổ ải (gọi là trích tiên).
4. Cá biệt hóa bằng thời-gian hay không-gian?
Trên đây khi kể lại những đặc tính của một cá-thể là đã kể lại theo quan điểm của triết học lý niệm. Làm thế có cái lợi đặt nổi bật những đặc tính kia để cho dễ nhận ra. Nhưng đó không phải là thực tại và cũng không phải quan-điểm triết-lý Việt nho. Theo triết-lý cổ điển thì căn-do cá-biệt-hóa là vật chất, hơn thế nữa là vật chất có số lượng: le principe d'individuation est la matière quantifiée: "nguyên-uỷ của sự cá-biệt-hóa là vật-chất có lượng số". Câu này cho ta thấy sự khác biệt nền tảng với quan-niệm cá-biệt-hóa theo triết-đông bằng cả không gian và thời gian. Như đã nói ở đầu: thời gian bị triết cổ-điển quan niệm như một thực-thể độc-lập đứng bên ngoài sự vật, nên không tham dự vào quá-trình cá-biệt-hóa, cho nên cá-biệt-hóa đó không thể gọi được là thời-gian-hóa, hoặc nói khác là không có phân-biệt theo thời-gian, theo phẩm tính: (Individualisation qualitative par le temps). Nói kiểu triết thì chỉ có 4 cá mà không có căn-cơ (grund) là cái tương đương với hành Thổ mà tây phương dịch là quinta essentia (quintessence) có nghĩa là hành thứ năm. Thiếu hành năm là như thiếu ét săng (quintessence) thì dẫu có 4 hành như bốn bánh, xe vẫn không chạy. Cho nên triết lý thiếu ngũ hành trở thành tĩnh-chỉ. Bởi đấy nền siêu-hình cổ-điển chạy vòng quanh như Kant nói: "La métaphysique classique tourne en ronde dans le labyrinthe" mà không tìm được lối thoát ra khỏi mê lộ. Chạy đến nỗi Tuyệt-đối-thể của Hegel cũng phải xuất-lộ trong cõi tương-đối biến-dịch để khẩn hoang các khả-năng của mình. Như thế thì con người còn biết tìm đâu ra nơi cư ngụ, nơi "an thổ" khi chính Tuyệt-Đối-Thể (mà theo Hegel cũng chính là Chúa Trời) còn phải xuống phố và đang chạy có cờ?
Với triết đông thì khác: nguyên-ủy cá-biệt-hóa là chính thời-gian bẻ quặt ra cho thành sự vật: "khúc thành vật" nên chính thời-gian làm chủ cuộc cá-biệt-hóa, do đó sự vật có lưỡng-nhất-tính, cho nên ngoài 4 nguyên-lý của hiện-tượng thì lại có nguyên-lý đồng-thời, đối chọi với 4 nguyên lý trên. Với đồng nhất thì A là A, nhưng với đồng-thời thì A có căn B: "Âm chi trung hữu dương căn. Dương chi trung hữu âm căn". Có thế mới thiết lập nổi mối liên-hệ căn-cơ, giao-hổ, hòa-hiệp, bổ-túc giữa vô biên và hữu hạn vì hai bên đã có tô giới như mở sẵn để bắc nhịp cầu thông cảm. Chí như A = A, thì không làm gì có tô giới B ở trong, và A trở thành đặc sịt, kín mít "sans fenêtre, ni porte" để nói như Monade của Leibniz, làm sao thông-hội, bổ-túc. Thành ra bó buộc phải hủy bỏ giải pháp thứ ba (diệt tam). Thế nhưng trên đời không phải hễ hợp lý là đã hợp với tất cả, còn chán vạn cái bên ngoài lý với lẽ, vì thế mà nguyên-lý diệt tam đang bị đả kích.
Nguyên-lý hỗ-giao bổ túc có thể được biểu thị bằng hình °° C A - B nghĩa là thay vì nguyên-lý mâu-thuẫn giữa hai đối lập A' B thì siêu lên trên còn có C bao trùm lấy các cá-biệt lẻ tẻ A.B. để làm nên một cơ thể. Với nguyên-lý mâu-thuẫn (do đó có nguyên-lý căn do) y cứ trên không-gian, thì sự vật được coi như tách-rời, li-biệt. Trái lại với căn-nguyên Nhất Thể, thì vạn vật lại liên hệ trong mối tương liên thâm sâu, mà ta gọi là Hòa-Thời. Do đó với Triết Việt thời-gian mới là nguyên-ủy chính-yếu của cá-biệt-hóa, còn không-gian chỉ là thứ-yếu theo tỉ lệ 3-2 (đất = không gian).
Áp dụng vào cách tính tuổi mà nói thì nguyên-ủy cá-biệt-hóa theo triết cổ-điển chỉ có nết đất còn theo Việt lý phải kể đến tính Trời nữa. Vì thế khi phân-tích quan-niệm người Viễn Đông theo cơ-cấu thời-gian thì ta có cả thiên cả địa. Thiên làm trụ cột gọi là thiên can (°°: trone céleste) là giáp, Ất, bính, đinh... và đất làm ngành ngọn gọi là địa chi = cành đất: tí, sửu, dần mão... như hình kèm sau:
TỊ NGỌ MÙI
THÌN THÂN
MÃO DẬU
DẦN TUẤT
SỬU TÍ HỢI
Xem hình đó ta thấy rõ hai vòng Thiên viên địa phương bao trùm lấy nhau nên thời-điểm không còn đứng bên ngoài, vô thưởng vô phạt như kiểu tôi sinh ra năm1941: nhưng khi nói tôi sinh ra thí dụ năm "Giáp Dần" thì người ta tính con giáp là đầu một chu kỳ thời điểm, nó thuộc Tính Trời (thiên chí đức): như vậy anh này học hành hay làm việc chi chắc là vào tay anh chị vì sinh vào đầu chu kỳ. Còn địa chi là Dần = con hổ thuộc nết đất (địa chi đức): như vậy chắc là vào tay bạo gan, dũng lược, có thể kiêu hùng v.v... Đó chỉ là thí dụ về quan-niệm hai quá trình cá-biệt-hóa, có thể trúng có thể sai, vì nó thuộc đợt Dụng khó có thể chỉ ra đúng thời điểm cách xác thiết, và còn phải kể đến rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên đứng về lý-thuyết chúng ta nên ghi nhận mấy điểm tài tình sau.
Một là các tiếng chỉ Thiên-can thuộc "tại thiên thành tượng" chưa hiện hình, nên là những danh từ trừu tượng: giáp, Ất, bính. đinh... không có nghĩa cụ thể (trừ mậu kỷ ở trung cung có nghĩa là làm cho tươi tốt cái thâm tâm của mình). Ngược lại 12 địa chi đều là những tên chỉ con vật có hình thể như tí = chuột, 2 sửu = trâu, 3 dần = con hổ...
Điểm thứ hai là khi chồng thiên can lên địa chi thì có hai điểm đáng chú ý, trước hết: 12 con vật đi vòng ngoài chỉ nết đất, chỉ định hình. Còn 10 thiên-can đi vòng trong (hay vòng trên bao lấy địa phương cũng thế) 8 can dùng để nối hai con vật lại với nhau, còn hai can mậu kỷ thì vào tận trung cung. Tưởng không còn gì nói lên rõ rệt hai lối cá biệt-hóa Đông Tây cho bằng.
Tóm lại quá trình cá-biệt-hóa theo không gian (vật chất) có thể ví với sông Lethé nước đục và chảy một chiều, chảy tuột để cho nước đi đi mãi không về cùng non, cho hồn uống vào là quên mất mối tương-giao với gốc-bổn, nên để mình trôi theo dòng gọi là đông lưu. Cho đến nay Heidegger nhận ra chỗ một chiều đó và đang cố khai quật thêm cho nó một dòng nữa gọi là A để Léthé trở thành A-letheia (khai mở) mong cho nó giống với "Tương giang" biểu-thị lối cá-biệt-hóa của Viễn-Đông có hai chiều là Không-Thời giao hợp. Vì thế "sông Tương nước chảy hai dòng" dòng trong dòng đục... dòng Trời dòng Đất và dẫu chàng (không gian) và nàng (thời gian) ở hai đối cực nên "bất khả tương kiến" nhưng vẫn tương tư để có thể 'tương thấu, tương nhập".
5. Qui-định lại giá-trị thời-gian
Giá-trị của thời-gian cũng là giá-trị của cá-thể, vì với triết Đông cá-thể có ra đó là do thời-gian. Cả hai là một.
Sở-dĩ phải định-luận giá-trị thời-gian là vì nó luôn luôn bị khước từ nhiều nhất nơi triết cổ-điển. Nền triết này tôn thờ bản tính thường-hằng, nên coi những gì biến-dịch là vô giá-trị, coi việc đi vào thời gian như một sa-đọa, một sự lưu-vong tù-ngục, nên không chịu nhìn nhận cho thời-gian giá trị nào. Có nhóm đi xa hơn nữa coi thời gian là huyễn-tướng, là chiêm bao, từ chối sự phân biệt bỉ thử, nhĩ-ngã. Đó là cùng một khuynh hướng lên án thời-gian. Ngược lại quan-niệm của nhóm duy-kiện, duy-vật, duy-giác chỉ nhìn nhận giá-trị của thời-gian tức là những gì cụ thể cá-biệt và khước từ mọi giá-trị nào siêu-việt. Như vậy là đặt gian-thời lên bậc tuyệt-đối, đánh mất mối liên lạc căn cơ với Thời-Tính và Tính Thể.
Do hai khuynh hướng trái ngược nhau đó mà chúng ta cần nghiên cứu lại xem thời-gian có giá-trị đến đâu. Trước hết nên ghi nhận rằng cả hai khuynh hướng trên đều là quá khích vì chỉ thấy có một lối định giá-trị tuyệt-đối: thời-gian có giá-trị tuyệt-đối hay chẳng có giá-trị nào. Hai là xoá hẳn bỉ-thử, đối-kháng. Như vậy là không có đường thứ ba: diệt tam.
Khuynh hướng Việt Nho ở giữa: một đàng có chấp nhận thời-gian cũng như bỉ-thử, đối-kháng, nhưng không tôn lên bậc tuyệt-đối. Như vậy chấp nhận cả hai đường bỉ-thử hay là cá-biệt có giá-trị chân-thực, nhưng chỉ là giá-trị tương-đối vì tương-đối không chống lại giá-trị. Còn tuyệt đối hoặc là tác-động của nó là Thống-Nhất thì dành cho Thời-tính. Như thế là duy-trì được cả hai tính chất của sự vật là Nhất và Đa: (un-multiple) gọi là lưỡng-nhất tính. Vì thế cá-thể-hóa có giá-trị từ trong cơ-cấu của nó. Chính nhờ Đa (cá biệt) càng lớn Nhất càng gần. Đa đến độ đối chọi, tương kháng, tương-diệt như nước với lửa, tối với sáng, thường với biến vậy mà vẫn được duy-trì trong Nhất-trí, thì cái Nhất đó phải vô cùng cương kiện, phải là Thái Nhất. Thứ nhất hạng thường thì nổ tung ngay tự khuya rồi. Đó là lý do trước hết.
Giá-trị cá-biệt còn ở chỗ phong-phú. Sự phong phú nói lên sự giàu có súc-tích của Thái nhất. Nhất không vì nghèo nàn, nhưng nhất vì sức qui tụ rất mạnh mẽ cho tới chỗ thuần-linh, nghĩa là không còn chi không qui-tụ, nên là một nhất phong-phú vô-biên. Sự phong-phú đó phải có cá-biệt-hóa mới biểu lộ đến cùng cực, nhờ đó mỗi vật, mỗi biến-cố đều có sắc thái riêng không bao giờ phải lăp lại như một đĩa hát. Nhưng luôn sinh sinh, nghĩa là luôn sáng tác mới, luôn luôn tạo dựng đặc biệt. Có nhà khoa học quan sát một vạn lá của 1 cây mà không tìm được hai lá y như nhau, điều đó biểu lộ cái khả năng sinh sinh của thiên địa bao la như vũ-trụ, nghĩa là vô bến vô bờ, nên không bao giờ có sự trùng điệp, vì trùng điệp, (phải lặp lại y nguyên) là dấu của hạn cực tức là có sự bất-lực nào rồi. Điều đó ta đã định-luận rằng không thể có trong cõi Tam Tài. Và đấy chính là lý do nền móng để thiết-định giá-trị của mỗi cá-thể.
Sở dĩ mỗi cá-thể có giá-trị của nó vì mỗi thời điểm và không-điểm mang thêm vào một giá-trị mới, riêng biệt không thể thay thế bằng cái khác, cái đi trước, và cũng do đó mỗi vật xuất hiện là có một vai-trò trong cái tấn-tuồng vũ-trụ, mỗi một người sinh ra là mang theo một tài-năng riêng biệt, để chu toàn một sứ-mạng đặc sắc mà không ai thay thế được. Con người cá-thể có giá-trị đó, ở chỗ có một thiên-sứ mà mục đích cuối cùng là biểu-thị một vẻ đẹp, một vẻ thiện, một vẻ mỹ nào đó, mà nếu nó không chu toàn thì mất đi không sao lấy lại được. Sự thay thế ta thường gặp là chỉ bì phu, kỳ thực mỗi người mỗi khác. Dù bắn một viên đạn, mà vạn người có một vạn cách bắn với vạn tâm trạng khác nhau kèm theo viên đạn. Nếu phải kể cả thì không làm sao có sự thay thế cho được. Cho nên dù một người rất tầm thường mà khi mất đi là trong bản hòa-nhạc của vũ-trụ sẽ thiếu đi một nhạc-công với một nhạc-khí riêng biệt và một tài cán sử dụng nhạc-khí đó cách đặc-thù, cho nên đã mất là mất trọn. Đành rằng "không mợ chợ cũng đông" nhưng với mắt phàm tục là thế mà với Hóa-công lại khác: chợ đông 299 người khác với chợ 300 người. Một bản nhạc 200 khác với bản 199 người. Với tài tế-vi vô cùng của cái khác đó.
Nói rằng mất là mất trọn. Vì Hóa-công cũng không thể tạo dựng lại y nguyên bởi làm thế là lắp lại, mà lắp lại là do có hạn cục trong khả năng. Cho nên một thời-điểm đã đi thì không thể trở lại.
Đó là vài ba lý-do thử đưa ra để thiết định giá-trị của cá thể. Trong các lý lẽ đó căn-bản hơn hết là lẽ đầu tiên gọi là Nhất-Đa: Tính thể nằm liền trong Đa-tạp.
Sở dĩ người ta chối giá-trị cá-biệt là tại đã chia lìa nhất-đa và đưa ra những thực-thể-độc-khối: duy-tâm hay duy-vật. Họ lầm tưởng rằng có thể có những vật không cần lấy Đạo làm Thể, mà là tự-lập, cô-lập trôi-giạt bên ngoài cõi Đạo, nên có thể coi là phù-ảo, huyễn-tướng, vô giá-trị. Tuy nhiên họ vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn tìm kiếm chiếm đoạt và cũng vẫn bênh vực lập-trường này nọ về văn-hóa, chính-trị, kinh-tế... Đó là những sự dị-biệt, nếu là ảo mộng thì tựa trên cái chi để mà cố bảo-vệ. Thành ra những chủ-trương kia có phần giả tạo, thiếu tính chất chân-thực, và do đó có thể gây nên sự tức bực và phẫn-nộ đi đôi với chủ trương trái ngược lại: là qui hết giá-trị cho hiện-tượng vật-chất, ngoài ra không còn giá-trị nào hết cả. Những thứ siêu-hình, những giá-trị gọi là tinh-thần chẳng qua chỉ là bèo bọt cóp nhặt của vật-chất mà thôi, toàn là giả tạo không thể ví được với vật chất...
Chúng ta nhận ra rằng đứng trong phạm-vi triết-lý Tây Âu mà quyết đoán như trên thì thực là đúng, vì chẳng cứ gì duy-vật mới nói thế mà cho tới nay sau khi khảo-cứu kỹ lại toàn bộ siêu-hình cổ-điển, Heidegger đã đủ lý do để tuyên bố chúng thiếu nền móng, cần được hủy bỏ. Điều này rất xác thực và đó là một bước tiến quan trọng. Nhưng có thể vì đấy mà hủy diệt luôn siêu-hình được chăng. Bởi nền siêu hình Tây Âu chưa phải là siêu hình đích thực, nó mới chỉ là một thứ siêu-hình chưa là siêu-hình (une métaphysique et non pas la métaphysique). Vậy căn cứ vào sự thiếu nền móng của siêu-hình Tây Âu mà chối tuột các giá-trị tinh-thần, thì là đã phóng đại câu kết vượt xa mức độ của tiền đề (prémisses) và do đó là cắt hoạn con người mất chiều kích tâm-linh sâu thẳm là phần căn để nhất. Chung qui truy tầm cho đến căn-nguyên cũng đã chia lìa nhất ra khỏi đa, Thời ra khỏi Không vậy. Cho nên điều quan trọng không nằm trong nửa này hay nửa kia đã bị chia đôi, nhưng nó nằm trong chỗ không phân-tách chia lìa, trong chỗ hòa hợp hai bờ. Và đó là chủ trương của triết-lý Viễn-Đông mà bây giờ chúng ta thử đào sâu. Chúng ta dùng khung và số độ Hồng-Phạm để thêm phần xác suất.
6. Quan niệm Nhất-Thể của Việt-Nho
Nếu ta tạm tách hậu-thiên tức là phần cá-biệt ra khỏi tiên-thiên chỉ phần tính-loại, thì trước hết ta có phần tiên-thiên biểu thị bằng 5 con số sau: °°
9
3 - 5 - 7
1
Còn hậu thiên thì ta thêm 4 góc để chỉ cá-biệt và lúc đó ta có.
Đó là hai lược-đồ tạm phân ra cho rõ, nhưng trong thực tế bao giờ cũng cộng lại như sau: °°
4 - 9 2
3 - 5 - 7
8 1 - 6
Đó là hai lược đồ của Hồng-Phạm mà ý-nghĩa siêu-hình của nó là phải biết đọc ra được Nhất-Thể qua các hình-thái cá-biệt: qua Kim, Mộc, Hỏa, Thủy phải đọc ra được Vũ-trụ, Trời-đất tàng ẩn ở trong. Nếu tả bằng số độ thì:
Xuyên qua 6 phải nhận ra 5 ẩn sau 1.
Xuyên qua 7 phải nhận được 5 ẩn sau 2
Xuyên qua 8 phải nhận ra được 5 ẩn sau 3
Xuyên qua 9 phải nhận ra được 7 ẩn sau 4
Hoặc nói khác 5 là Nhất-thể ẩn nơi sự-vật đa-tạp: nông hay sâu tùy từng loại,
Với kim khí cứng đọng thì Nhất-thể ẩn sâu 4 độ.
Với mộc đã có sự sống thì 3 độ.
Với nước lửa lưu linh thì chỉ ẩn sâu 1, 2 độ mà thôi. Nhưng đó là một cách nói, sự thực thì nhìn ra được Nhất trong Đa, nông hay sâu là tùy tâm-thức mở rộng hay hẹp. Nếu hẹp thì toàn thấy đa tạp biệt cách có thể biểu thị bằng số 4 số 3, nếu rộng thì đã nhìn ra mối liên hệ nằm ngầm, biểu thị bằng số 2 số 1 v.v..
Với con mắt phàm phu thì 6 là 6, 9 là 9. Với con mắt triết nhân thì 6. 7. 8. 9. chỉ là nét phong phú, dị-biệt của Nhất Thể u-linh tàng ẩn nơi vạn vật. Đó là đại để quan-niệm lối Việt Nho: cá-biệt-thể với thế-giới linh-tượng giao-tham ăn ngoàm vào nhau như mặt lồi mặt lõm của một đồng tiền xác-định lẫn nhau, hỗ-tương tác-động vào nhau không thể chia ly nhưng: "khúc hành vạn vật nhi bất di" H. TIV °° Nhất Thể bẻ quặt ra góc để hóa thành vạn vật mà không thể lìa sự vật. Cho nên " Hiển Vi Vô Gián" để nói như Trinh-Chu: Hiển hiện ra (cá biệt) Vi (Nhất Thể ẩn tàng) không gian cách là vậy.
7. Vấn-đề chung thủy
Vấn-đề chung thủy liên-hệ với vấn-đề bàn ở chương này về diễn tiến của thời-gian-hóa. Chúng ta có thể hỏi cuộc diễn-tiến ấy khởi đầu từ bao giờ? Trời Đất sẽ có tận cùng chăng? Ta quen nói chân trời, nhưng trời thực sự có chân chăng? Bên ngoài chân trời còn có chi nữa? Đó là những vấn đề đã làm bù đầu óc con người, và các câu đáp đưa ra điều bị mắc kẹt trong mâu-thuẫn (xem les antimonies de Kant) được chiều này thì mất chiều kia. Và chúng ta cũng cần nói ngay rằng không thể trả lời thỏa mãn hoàn toàn, y như vấn-đề thời-gian tự-tại ta không thể biết. Tuy nhiên trong các mức-độ ở đợt giữa hoàn toàn sai và hoàn toàn trúng, giữa không biết và biết trọn vẹn chúng ta có thể đi sâu hơn kém và ta sẽ cố đi sâu hơn là đi kém.
Soát lại sự bế-tắc của các câu đáp trật, ta nhận được hai căn-nguyên có liên hệ tới quan niệm thời gian, một là cùng với quan-niệm thời gian chạy dài người ta muốn chạy dài cùng khắp, nghĩa là muốn bao quát cả không gian. Nhưng không-gian man-mác, mà trí óc có hạn làm sao bao quát nổi. Thế mà cứ đòi bao-quát nên đâm ra vu vơ mơ mộng là ở chỗ đó. Có người nhận ra điểm này nên đi ngược hẳn lại, tức là từ khước không còn coi hiện-tượng sự-vật là chi nữa, nhưng tìm câu trả lời trong "hư tâm của mình". Đó lại là một bế tắc khác, vì rơi vào chỗ huyền không u tịch không móc nối được với sự-vật cụ-thể hiện-hình trước mắt của ta.
Muốn tránh gọng kìm có với không đó chúng ta dựa vào quan-niệm Mã-Đồ đưa ra câu trả lời lưỡng-nhất-tính như sau:
"Vũ-trụ thì vô thủy vô chung, còn trời đất thì có thành có hủy"
Phần vô danh có tiên-thiên hoặc là cõi thiên thai chưa gặp bước trần ai, nghĩa là chưa mặc-hình-tích chưa "hình như hạ", nên gọi là vũ-trụ theo nghĩa uyên-nguyên "chưa có ở nơi nào", nên cũng chưa có lúc nào. Do đó nói "hữu thật nhi vô hồ xứ giả": có thực rồi đấy, nhưng chưa có ở hẳn nơi nào, do đó cũng chưa có thời điểm "hữu trường nhi vô bổn phiên dã". Như vậy là còn trong cõi hiện tà bảo một mẫu là cái gì. Một mẫu có mấy sào?
_ Thưa cô vấn đề đó sẽ đề cập sau, xin cô tức khắc giơ tay cho tôi vịn để lên khỏi giếng đã.
_ Nhưng Sen không chịu, bắt bí hỏi dồn: hai chữ Vấn-đề có nghĩa là gì? Tôi hỏi mẫu có mấy sào thì thưa liền là 1,2,3 chi đó, đừng dùng những tiếng kênh kiệu to tát. Ông ngắm sao đến nỗi không thấy giếng đâu nữa thì tất nhiên phải biết trăng to hay sao to, một mẫu có mấy sào. Nói thẳng, nói đơn sơ cho tôi nghe. Từ rầy ông nhớ lấy nhé.
_ Vâng ạ, xin cô, bẩm cô giúp tôi một tay! Lạy bà!
_ Khỏi lạy với bẩm, cô với bà, chỉ buộc có một điều thôi phải cam kết nhé.
Thưa vâng, cô cứ dạy bảo.
_ Ông nghe đây: không phải chỉ có sao trên trời mới có ý nghĩa, mà đất, nước, giếng, cái xoang này đều có ý nghĩa, đều có giá trị hết nghe không.
_ Dạ
_ Và nhất là sen này cũng có giá-trị của Sen, khỏi cần tâng bốc lên cô, lên bà, có giá trị ngay từ lúc Maria sến rồi, chưa cần phải có trăng sao cũng đủ quý rồi, nghe ra chưa.
_ Bẩm vâng ạ.
_ Vâng ạ, nhà triết gia phải vâng phục con Sen đại diện cho lương tri vì nếu không có lương tri thì biết bao triết gia đã chết rã thây dưới đáy giếng cuộc đời rồi, vì triết khoe mẽ, khoe tài, lý sự xổ ra như thác chảy rồi lên mặt thầy đòi ra phết ta đây chí lự, nhưng lúc rơi xuống giếng thì không biết làm sao mà lên được "Nhân giai viết dư tri… Hãm tỉnh chi trung-nhi mạc chi tri tự dã T.D.7 °°
Không làm sao thoát được đành phải nhờ lương tri lúc nào cũng khỏe khoắn "Le bon sens est toujours robuste" có thể thay cho lý trí dễ bị mắc kẹt trong đời sống thường ngày, và cấp cứu trong lúc nguy cơ.
Khi nãy tôi trách voi không quét là vội. Đã có lúc voi cũng quét đấy chứ. Trong chuyện Cankara, nhà triết học trứ danh của Ấn Độ này hay chủ trương thuyết toàn thần: Vạn hữu đều là thần cả. Chủ trương thì mặc chủ trương, nhưng khi Cankara thấy con voi hung tợn tiến tới, đành trèo vội lên cây để thoát vòi của chú voi không hiểu nổi triết lý toàn phần. Nếu theo đúng chủ trương đó thì cái chi cũng là thần, Cankara cũng như voi. Thần voi và Thần Cankara cũng là một, việc chi phải ăn. Vì voi ăn vào bụng cũng vẫn là không hơn không kém, không thêm được chi thì việc gì phải khó nhọc. Khó nhọc chỉ tại dốt triết lý.
Tuy nhiên triết lý khó lắm, chính nhà hiền triết sáng lập ra triết lúc hoảng cũng quên đi mất voi cũng là thần, mình cũng như Thần, việc chi phải chạy. Thế mà cứ chạy vì trong hiền triết còn có một con người thường nghiệm với cái lương tri khỏe khoắn y như trong triết gia Pyrrhus hoài nghi sự vật trong vũ-trị đều là không có, thế mà lúc bị chó đuổi ông vẫn chạy có cờ. Tại sao lại chạy? Chó đâu có. Vì chó cũng như vạn vật trong thế gian này đều bị ông hoài nghi một cách tuyệt đối rồi kia mà? Nhất định không có chó chứ? Nay ông vô tình chạy trước hàm chó là tự phủ nhận lập trường triết lý của ông mất rồi. Tại sao lại mâu thuẫn như thế? Ấy là nhờ lương tri thúc vào lưng bảo phải xếp gấp triết lý sang bên, mà thủ thân vị đãi cái đã. Bao giờ thoát nạn mới lại để cho triết lý ra ngoài. Chả là con người có lưỡng nghi tính không những chỉ thích nghi với thực tại"siêu nhiên" mà còn phải thích nghi với thực tại hiện tượng: voi, chó, giếng…
Nhưng nếu không tìm ra quan niệm thời gian có Kinh để thích nghi với tâm linh nội-tại và có Vỹ để thích nghi với thực tế phũ phàng thì làm sao mà thoát được mâu thuẫn trong lối sống toàn sinh. Cho nên theo triết lý thì mình với voi tuy hai mà một, nhưng theo lương tri thực tế thì voi với mình tuy một mà hai, nếu không ba chân bốn cẳng chạy thoát thân thì dẫu là có họ mấu hàng dọc với voi, với chó đi nữa, cũng vẫn bị quật gãy xương sống, hoặc ít nhất là rách quần. Vì thế mà phải tự mâu thuẫn: (Feltix contradictio) may mắn mà "hanh bất cố ngôn", là vì cái ngôn của triết học gia hầu hết là mây khói, chưa đủ hướng dẫn cuộc sống con người, nên con người phải xài đỡ lương-tri để sống lần hồi "như người đi đêm: mờ mờ nhân ảnh"! Mờ mờ mà có lợi.
Nhưng cái lợi của lương tri lại kéo theo một cái hại. Có lợi ở chỗ giúp triết gia trong cuộc sống thường nghiệm nhưng một trật những câu nói trúng, những tư tưởng đẹp của triết gia hầu hết lại ở đợt thường nghiệm, của lương tri đã được triết gia đưa vào triết học để che đậy những sơ hở từ căn cơ, do đó mà triết học cứ cầu Âu trải qua mấy ngàn năm không ai nhận ra để cho vàng thau lẫn lộn, làm hạ giá triết học bị coi như đồ thừa.
Sự thật thì cái bị coi như đồ thừa kia không phải là triết. Vì trong một trăm sách triết, vị tất đã có một hai thực xứng danh là triết. Hai mươi lăm thế kỷ triết-học lý-niệm ngày nay bị gọi là cầu-âu: thiếu nền (grund). Nếu triết-học có nền thì lúc đó không thừa chút nào, vì chính nó là cái lái con thuyền đời sống, nên người đời vẫn chờ mong, và chỉ vì chưa thấy tăm dạng đâu là triết lý trung-thực nên phải xài đỡ lương-tri. Nhưng lương-tri chỉ là xử-lý thường-vụ, không đủ năng lực tìm ra hướng cho đời sống lý tưởng phổ biến. Thế mà có hướng thì sống mới đủ sung mãn và đi xa; nếu không chỉ căn cứ vào những câu của lương tri thì là quanh quẫn, vá víu, tản mát với rất nhiều mâu thuẫn giằng co trong đời, như chúng ta gặp chán vạn trong các tác giả dầu gọi là lớn như Platon, Kant…
Lương tri cũng phần nào cảm thấy điều đó, cũng phần nào nó biết là mình bất lực, nên vẫn đặt hi vọng vào triết lý để tìm ra hướng sống. Và tuy biết hiện nay triết-học còn quờ quạng như tứ phong thổi quẩn, nhưng vẫn nuôi hy-vọng biết đâu có ngày lại không tìm ra cơ cấu thời gian chân thực để làm bàn la-kinh. Do đó mà cô sen sau một hồi răn bảo lại dắt triết học gia lên khỏi giếng: thế nhân vẫn chế nhạo mấy ông triết, nhưng vẫn trả lương mấy giáo sư triết, và sách triết in ra vẫn có người đọc: bởi vì lâu lâu làm đảo lộn trời đất thì cũng lại là mấy ông triết. "Les idées gouvernent le monde", câu đó vẫn thực và được truy nhận ngay từ những người Mác-xit mặc dầu ngoài miệng họ vẫn tuyên bố triết lý chỉ là bèo bọt của Kinh Tế. Tuyên , nên khi một con kiến chết đi, liền có một, hai, ba... con kiến khác ra đời. Khi một lá cây rụng xuống, một cọng hoa héo đi thì lại có từng loạt lá khác, hoa khác tiếp tục xuất hiện. Do đó bà Nữ-Oa cũng gọi được là Mẹ Vũ-trụ: magna mater hay là "Vạn Vật chi Mẫu", và ta có thể đặt vào miệng Bà lời Thánh kinh rằng:
"Tôi đen nhưng mà tôi đẹp"
"Nigra sed formosa sum".
Đen đấy không phải là đen u buồn tang tóc, nhưng là đen huyền đen điệu, đen u linh trầm mặc, bởi vì không phải là mẹ dăm ba đứa con để có thể dễ dàng thấy được đường cong, nhưng là mẹ của vạn triệu tỉ ức con, với khả năng sinh sinh bất tức, nên xem vào thấy tối om om, nhưng chớ coi thường: đen đấy nhưng ròn lắm. Đó là khả năng vô biên của mẹ-vũ-trụ, vô thủy vô chung "dụng chi bất cần": dùng đến man vàn không hao hụt. Đó là hình ảnh của vũ-trụ vô thủy vô chung. Còn trời đất là những vật cụ thể hiện-hình ra trong hiện-tượng như cỏ hoa, vạn vật với con người và biến cố đủ loại,... thì tất cả bấy nhiêu đều có cùng có tận, nhưng lại dựa lưng vào cái vô biên, sinh ra do cái Thường Hằng, vì thế mới nói kiểu đòn xóc mà chọc hai đầu: "vũ trụ vô thủy vô chung, trời đất có thành có hủy". Chân-lý "lưỡng-nghi" đó phải hiểu cả về không-gian cũng như thời-gian. Nếu với không gian là vô cùng và hữu hạn thì về thời gian là Thường Hằng và biến dịch: hai đằng trái ngược và ôm Ấp nhau, Thường ôm Ấp biến tha hồ chuyển-hóa ra ngàn vạn dị-biệt tương đối, tương khắc mà vẫn không mất nền nhất trí lạ lùng. Vì Thường hằng nằm vùng khắp nơi mà ta nhận được dấu hiệu khi thì như luật tắc của thiên-nhiên, khi như sức hướng tâm của sự vật, khi như sức sống vươn lên của ngàn cây nội cỏ, khi như sức qui tụ đem lại thống nhất cho bất cứ vật gì... Đó là Thường-Hằng bất biến, nó không ở đâu cả, mà không đâu không có, để chở che để duy trì tất cả, để giúp sức cho các biến-dịch có được sự trường cửu... Nhờ thế ngay giữa những yếu tố trái ngược nhau như thủy hỏa, chống đối, biến dịch thay đổi nhưng luôn luôn nhịp theo những vận tốc định kỳ. Cho Hằng sinh biến, cho biến sinh dịch, cho dịch sinh động để chuyển-hóa sang vận kỳ khác theo đường xoáy ốc không bao giờ cùng, nên không gian chẳng bao giờ hết. Vũ trụ vẫn trường tồn làm bổn gốc cho các chu trình vận chuyển nhỏ hơn, rồi nhỏ hơn nữa... nhưng nhỏ tới cùng cực cũng biểu lộ được cái cực to. Nơi một hạt cát cũng như nơi vũ trụ bao la đều có thể nhận ra được "maximus in minimis": cực kỳ to lớn trong những cái cực vi tế. Ngày nay ai cũng được nghe một nguyên tử nhỏ bên dưới "tầm mắt" có vạn lần, nhưng cũng vẫn biểu lộ ra cả một vũ trụ vân-hành như thái-dương hệ vậy

Chí như lương tri thì tuy cũng bao hàm, nhưng đối ngoại mới là hương, đối nội mới là khói: chưa đủ toàn diện và sung mãn. Với lương tri, cuộc mưu sinh mới có hương tàm tạm mà chưa có vị nên nếu chỉ bằng cứ vào có lương tri thì đời sống cũng chưa hẳn đáng sống vì chưa có cái sinh thú ở đời. Phương chi đối nội tức là nội ngã tâm linh thì càng mờ mịt hơn nữa: nên mới có tí khói lơ mơ thoáng hiện, thoáng ẩn và đạo mới thu gọn vào có một ít nghi-tiết hình thức: kể từ đạo bình vôi trở lên qua cầu cơ v.v… Thực chưa phải là "Nhật nguyệt phối hợp" để làm nên chữ minh tỏa chiếu ánh hào quang huy hoàng vào bốn cõi. Do đó Sen vẫn tự biết mình và vẫn chỉ xưng là "Hai Sen hương khói" chứ thiệt không dám khoe mình là "Ba sinh hương lửa". Vì biết rằng đó phải là công việc của triết gia trung thực, nắm giữ được cơ cấu tam tài, mới dám tự xưng là "ta cùng trời đất ba ngôi sánh", mới tìm ra hướng nhân sinh, đem lại cho đời hương vị trung thực cũng gọi là sinh thú, mới gây nên một luồng sáng, nóng như cột lửa dẫn đường cho đám dân lạc lõng trong rừng đầy hiểm nguy, nên khát khao được hướng dẫn, mong chờ ngọn đuốc thiêng soi đường Đạo, chiếu sáng vào những vấn đề lớn lao thuộc cứu cánh nhân sinh toàn diện.
Vậy nên những nền triết học còn phải nhờ đến lương tri giúp để có thể ra khỏi giếng thì mới là những triết học cầu Âu bất trúng bất miễn như 4 thái độ trên, có khác nhau về độ số hiệu nghiệm và bạo hành, nhưng tựu trung chua đáo để, nghĩa là chưa tới căn-để uyên-nguyên. Xem trong 4 thái độ sống đó, chúng ta thấy hễ được bên nọ thì lại mất bên kia. Quan niệm tán được vũ mất trụ nên gọi là nhập thế: dồn hết tâm lực vào gian thời những cái gọi là linh thiêng bị vật chất hóa. Thái độ xuất thế lại đánh mất vũ, đánh mất không gian tức là cõi sống thực tại của con người hiện thể, do đó tuy miệng hô xuất thế mà chân vẫn nhập bằng đường tắt ngang. Tăng lữ Brahman phức-tạp-hóa nghi-thức tế tự để nắm độc quyền kinh doanh của thế gian, hầu có đủ nơi để nói về "xuất thế"! Và từ đó lời nói thiếu chân thực nên cũng không hiệu nghiệm đủ ngay cả trong đàng đạo, nghĩa là cũng giống như những người nhập thế ngập đầu ngập cổ mà cũng chẳng giúp được gì cho việc mưu sinh giải phóng con người.
Như thế chúng ta phải tìm ra một thái độ khác đem lại sự hiện diện với vũ trụ cách hiệu nghiệm hơn: une présence au monde plus efficace, une plénitude de l'existence. Thái độ đó phải tìm trong tác động dung hợp ngoại nội và chúng ta sẽ gọi là xử thế vượt bên trên xuất thế và nhập thế để bao quát lấy cuộc đời toàn diện "Hàm tàng bất nhi quan" nhờ sự tìm ra cơ cấu thời gian lý tưởng và một thái độ sống hợp theo cho "ngôn cố hành, hành cố ngôn"
Muốn như thế thì ngôn hành phải gắn bó trên đường tìm kiếm để làm sao đi đến tận cùng. Có "cùng lý tận tính" mới trông tìm ra mỗi thái hòa của Ba-Sinh Hương-Lửa tiên thiên, tức là thái độ Thời Trung vậy.
7. Thái độ Thời Trung
Thái độ này cũng có thể gọi là toàn diện, không phải là tự phụ biết khắp, nói lên được tất cả mọi chiều kích của sự vật, nhưng toàn diện theo nghĩa không tiên thiên đẩy ra ngoài khía cạnh nào, nhưng sẵng sàn chấp nhận tất cả bằng cách hướng vào trung tâm. Như vậy, nó có hai yếu tố: vừa sẵn sàng với cả các khía cạnh ngoại tại, thế mà vẫn hướng vào nội tâm. Nét thứ hai này mới là đặc điểm và tích cực, chứ như nét thứ nhất thì chung với nhiều chủ thuyết vẫn tuyên bố cởi mở. Tuy nhiên tuyên bố là một chuyện, còn làm thế nào để hiện thực được mới là khó và đó mới là đặt điểm của thái độ Thời Trung.
Gọi thế vì nó cố gắng đi tận căn cơ của thời gian, và một khi đạt thì tự nhiên là tiếp cận được với mọi mảnh vụn thời gian nhỏ bé, trở thành mềm dẻo có khả năng thâu tóm cái lợi gảy bỏ cái hại.
Không nhất thiết hướng vào một khoảnh khắc nào: dĩ vãng hiện tại: tương lai: nhưng cố gắng lặn sâu vào đến vòng trong của thời sinh để thông giao được với cả ba "Quãng", để thâu nhận những cái hay bỏ cái dở. Với dĩ vãng thì kinh nghiệm người xưa không dễ gì thải bỏ, mà hà tất phải thải bỏ hết. Vậy thì nên có một thái độ dứt khoát để cái gì còn có lợi thì cứ thâu nhận: "Tín nhi hiếu cổ". Đứng trước những sự kiện đã rồi hoặc không thể tránh khỏi. Khổng thường cho là tại mệnh "Mệnh hĩ phù". Chúng ta nhận ra thái độ đó có lợi, để tâm hồn thanh thoát lo việc hiện tại. Để lòng sầu muộn ray rứt trước việc không thể tránh, hoặc đã rồi, chỉ làm giảm sút sinh lực khiến cho sự "hiện diện trong vũ trụ" kém phần hiệu nghiệm. Do đó dĩ vãng có thể qui cho địa, hoặc nói chung là thiên địa tức là không còn trong quyền lực của con người nữa, nên nói: "mệnh hĩ phù". Trong Nho giáo cũng có khía cạnh định mệnh nhưng là đối với việc đã qua hoặc không thể khác được.
Còn đối với Hiện tại thì luôn luôn được coi là phạm vi của Tài Nhân: người phải làm việc tận lực, bất tức nên cũng gọi là sống cho tận cùng cái "Đây Bây" cái hiện tại miên trường bằng cả mọi cơ năng con người ý, tinh, chí. Chúng ta biết đối với dĩ vãng cũng như tương lai chỉ thể sống được có ý tình thiếu chí, nói khác thiếu không gian và thời gian thì không thể nói ở đây và bây giờ như khi nói về hiện tại. Và do đó chỉ có hiện tại ta mới sống trọn vẹn được. Đó cũng là ý những câu như: "Tận nhân nhi qui thiên số". Tuy có chấp nhận thiên số như dĩ vãng hoặc là tương lai, nhưng không đầu hàng, mà trước hết hãy làm cho hết cái chỗ minh đã làm đã, rồi sau đó mới "qui thuận thiên số".
Đấy là một sự hiện-diện ở đời hữu hiệu nhất, vì thực tế nhất: không nói con người làm nên lịch sử, nói thế là nhắm mắt trước thực tại bao la của vũ trụ. Cũng không theo định mệnh đầu hàng trước ngoại lực, nhưng là quân bình với quan niệm tam tài có thể nói:
_ Địa chủ dĩ vãng.
_ Thiên nắm tương lai, còn
_ Nhân chủ ở hiện tại,
mà tận lực ở đây là đi sâu vào thời gian hiện tại cho đến căn cơ, để có thể tùy thời chấp nhận mọi cảnh huống, để cho trong bất cứ cảnh nào, con người cũng vẫn còn giữ được chủ quyền, làm cho đời sống trở thành hăng say, sống quên lo Âu, quên cả già: với thái độ an nhiên tự tại "quân tử thãn đãng đãng" và "quân tử vô thập nhi bất tự đắc yên" °°:T.D. Đó là hậu quả của thái độ sống thời trung với khẩu hiệu "thời thố chi nghi" °°. Tức áp dụng ngoại hay nội tùy nghi. Ngoại là vòng ngoài có dĩ vãng, hiện tại tương lai; còn nội là vòng trong với hiện tại miên trường hòa hợp tất cả thời gian. Vì thế nho giáo đề cao nhạc là nghệ thuật giàu chất hòa chất hợp. Dùng lễ nhạc mà điều hòa đời sống và tránh những chân lý bịt bằng sắt, nhưng đem vào những chân lý co giãn như cao su theo kiểu nói của Gusdorf (Morale28). Granet nhận xét: "Không hề bao giờ đưa nguyên lý mâu thuẫn lên địavị chỉ huy ở bậc triết lý" "Ne jamais elever en dignité philosophique le principe decontradicion". Mâu thuẫn chỉ được nhìn nhận là có, nhưng không thuộc bì phu ngoại diện vòng ngoài chứ không được coi là nòng cốt. Nòng cốt vòng trong phải là Hiện tại miên trường để có thể "dĩ hòa vi quý" chứ không có "dĩ đấu tranh vi chủ". Học giả Herbert nhận xét" Trung Hoa cũng như Việt nam nhằm tổ chức xã hội cho thật hòa hợp, còn có cá nhân để tự do tùy ý thích cá đời sống mình với khung cảnh của xã hội. Trong những miền chịu ảnh hưởng của triết cổ điển tây phương thì vì quá bám dĩ vãng nên luânlý xuất hiện nhất là trên bình diện pháp lý hoặc bán pháp lý, bằng những truyền khiến, cấm ngăn đủ loại tràn ngập tất cả đời sống (Intro.à I'Asie éd. Michel. 1960 p.43.)
Đấy không phải là một sự tình cờ, nhưng là di sản tinh thần của các vị hiền triết, trong đó có Khổng Tử mà đời sau này đã tặng danh hiệu là"Thánh chi thời"
Mạnh Tử nói: "Bá Di là thánh chi thanh, để giữ tấm băng tâm thì xuất thế không chịu nhượng bộ. Y Doãn là thánh chi nhiệm nhập thế, để hết toàn thâm tâm vào thời cuộc. Liễu-Hạ-Huệ là thánh chi hòa: duy hòa (pacifisme):= °° tri hoà nhi hoà (L.N.I. 12) nhắm mắt cầu hòa với bất cứ giá nào. Cả bằng ấy ông đều có nét duy: duy thanh, duy nhiệm duy hòa.
Khổng Tử tổng hợp lại cái hay của ba vị trên: Thanh liêm của Bá Di, óc trách nhiệm của Y Doãn, óc ôn hòa của Liễu-Hạ-Huệ. Đó là những tiếng nhạc lẻ loi được tổng hợp lại thành một bản hòa âm mà Khổng Tử là người đánh nhịp, tức được xưng là "Đại thành chí thánh tiên sư", mà tiếng chuông đồng dẫn đầu, còn tiếng khánh ngọc thì kết thúc. Tiếng chuông dẫn đầu là công việc của bật thánh. Trí đến"trí tri". Thành sự sự đến chổ "cách vật".
Bá Di thánh chi thanh giã dã
Y Doãn thánh chi-nhiệm giã dã.
Liễu-hạ-Huệ thánh chi hòa giã dã
Khổng tử thánh chi thời giã dã
Khổng Tử chi vi lập đại thành.
Tập đại thành dã giã.
Kim thanh chi ngọc chấn chi dã giã.
Kim thanh dã giã;thủy triều dã giã
Ngọc chấn chi dã giã, chung điều lý dã.
Thủy điều lý giã, trí chi sự dã
Chung điều lý giã, thánh chi sự dã".
(Mạnh Tử Vb1.)
--!!tach_noi_dung!!--

Sửa chánh tả: Trương Củng
Nguồn: Trương Thái Du, Vũ Linh
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 31 tháng 3 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Chữ Thời ( Triết Lý An Vi ) Cửa Khổng Định Hướng Văn Học Tâm Tư Vũ Trụ Nhân Linh