2- Chủ Thuyết Của Mặc Tử

Chủ thuyết Của Mặc Tử, nói gọn là hai chữ "Kiêm ái". Với tinh thần truyền đạo, Mặc Tử đã đích thân thực tiễn tâm niệm "Kiêm ái", nhưng chưa xây đựng hoàn chỉnh một hệ thống triết lý "Kiêm ái", để thiên hạ tâm phục và thi hành. Sở dĩ Mặc Tử có được một địa vị quan trọng trên lịch sử văn hóa cổ Trung Quốc, không do vai trò nhà triết học hay nhà tôn giáo, mà là nhờ ý chí chống xâm lăng, bầng chủ trương "phi công", với nhiệt tình cứu thế, nghị lực thực hành và tinh thần hy sinh cao cả, đã cảm động đến muôn đời.
Mặc Tử xuất thân hàn vi, tuy sinh trưởng tại Lỗ, một nước bảo tồn hơn bất cứ nước nào hết, nền văn hóa nhà Chu, và đã từng theo học đạo Nho, nhưng không chủ trương chấn hưng văn hóa nhà Chu như Khổng Tử, mà là đi theo con đường cải cách tích cực, mong tạo dựng được một xã hội mới, an bình, có lợi cho giới bình dân. Hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ, có thể nói là hỗn loạn vô cùng, trong nội bộ các nước luôn luôn xây ra những vụ thoán nghịch, giữa các nước thì dùng võ lực công phạt lẫn nhau. Với lòng bác ái vị tha, Mặc Tử đã bôn ba giữa các nước, khẩn thiết kêu gọi "Kiêm ái phi công". Nhưng vì chủ trương "Kiêm ái phi công" của Mặc Tứ nghịch lại với chính sách "Binh nông" (nuôi quân ở nhà nông) của vua chúa các nước đương thời, cho nên đã gặp nhiều trở ngại, khó thực hiện nổi. Chẳng hạn như, khi Mặc Tử sang nước Sở dân thứ nhì, dâng tác phẩm của mình lên Sở Huệ Vương. Vua Sở tuy đã khen sách viết rất hay, nhưng chẳng thực hành theo lờl khuyến cáo của Mặc Tử, duy chỉ ngỏ ý "Vinh dưỡng hiền nhân" (trọng đãi kẻ hiền sĩ). Thấy vậy, Mặc Tử liền tạ từ rằng: "Địch văn hiền nhân tiến, đạo bất hành, bất thụ kỳ thưởng; nghĩa bất thính, bất xử kỳ triều, khất kim thư vị dụng, thỉnh toại hành dĩ". (Địch này nghe nói, khi hiền sĩ đã đem lời tiến dâng mà đạo chẳng hành, thì nào dám nhận phần thưởng; khi nghĩa chẳng được nghe theo, thì không thể cộng sự tại triều, mãi đến nay, sách của tôi chưa được áp dụng, thì xin cho lui thôi).
Khổng Tử cùng Mạnh Tử, trước sau đều có dẫn nhóm học trò đi chu du liệt quốc, nghiễm nhiên thành một tập đoàn sĩ nhân, dựa vào lớp người quyền thế trên thượng tầng xã hội, để hoạt động chính trị, khỏi làm cũng có ăn. Trái lại, Mặc Tử cùng môn đệ nhà Mặc, vẫn sống tự túc với nghề nghiệp lao động thợ thuyền, bằng tinh thần khắc khổ, trong khi phải đi tuyên truyền, vận động thuyết "Kiêm ái phi công". Cho nên Mặc Tử rất ác cảm với hàng Nho sĩ. Có dân Mặc Tử đến nước Vệ, mục kích người Vệ sống theo lối xa xỉ, rất cảm khái mà nói với quan Đại phu nước Vệ rằng: "Vệ là một nước nhỏ, lại nằm vào giữa hai nước lớn Tề và Tấn, chẳng khác nào nhà nghèo sống trong xóm nhà giàu, rồi học theo thói xa hoa, ngoài khả năng của mình, thì tránh sao cho khỏi sẽ mất nước sớm".
Biết rằng vua quan các nước đều vì quyền lợi riêng tư, chẳng ai chịu thi hành chính sách "Phi công" của mình, nên Mặc Tử và những tín đồ theo Mặc học, tự tổ chức lấy đoàn thể xã hội, người đứng đâu gọi là "Cự tử", hình thành một lực lượng dân gian, cố gắng thể hiện chủ thuyết "Kiêm ái phi công", bằng hành động tích cực, như việc ngăn Sở đánh Tống đã nói ở đoạn trên. Hành động tích cực đó, là dùng giải pháp "Phi công", để đạt tới lý tưởng "Kiêm ái”. Một đoàn thể nhân dân muốn có sức mạnh thật sự, thì phải kết nạp được một số đông người có lý tưởng chung, và sẽ hành động nhất trí, khi có lệnh của người đứng đầu.
Đoàn thể Mặc giả do Mặc Tử lãnh đạo lúc đó, được chứng minh là đã hội đủ điều kiện nêu trên:
1/ Đang lúc Mặc Tử là "Cự tử", chỉ trong một thời gian ngắn, đã động viên được 300 tín đồ, sang giúp Tống, sẵn sàng chống quân Sở.
2/- Sau ngày Mặc Tử mất, "Cự tử" kế nhiệm là Mạnh Thắng, cũng đã từng chỉ huy một nhóm tín đồ, giúp Dương Thành Quân bảo vệ phong ấp, trong một trận chiến kịch liệt đã hy sinh đến 183 người.
3/- Cao Thạch Tử là môn sinh của Mặc Tử, làm quan tại nước Vệ, hưởng lộc rất hậu, nhưng vì chính kiến nêu ra, không được vua Vệ chấp nhận, đành phải từ quan, trở về với đời sống cơ hàn.
4/- Mặc Tử từng cử học trò là Thắng Trác, làm việc dưới quyền của Hạn Tử Ngưu. Sau đó, vì Ngưu đã ba phen xuất quân đánh Lỗ, Thắng Trác đều có dự cuộc, đó là một hành động trái ngược với chủ trương "Phi công", nên bị Mặc Tử đuổi ra khỏi hội đoàn Mặc giả.
Luân lý xã hội của Mặc Tử, được xây dựng trên quan niệm "Kiêm ái", đó là tình thương bình đẳng và phổ cập. Quan niệm luân lý này, sai biệt rất lớn so với quan niệm luân lý gia tộc, trong xã hội tôn pháp đương thời, chứng tỏ Mặc Tử có lập trường chống lại quy tác tôn pháp, ưu tiên thương người nhà hơn người ngoài, dưới chế độ phong kiến nhà Chu. Sở dĩ Mặc Tử không nhìn nhận giá trị của luân lý tôn pháp, là vì cho mầng, cha mẹ chưa chấp đã là tấm gương tốt cho con cái trong gia đình. Lý do là, "Thiên hạ chi vi phụ mẫu giả chúng, nhi nhân giả quả". (Dưới bầu trời, kẻ làm cha mẹ thì đông, nhưng người nhân đức thì hiếm), và kẻ làm vua cũng rất ít có người nhân đức. Cho nên Mặc Tử chủ trương sống theo đức Trời, bởi chỉ có Trời mới "Kiêm nhi ái chi, kiêm nhi lợi chi". (Trời thương tất cả làm lợi cho tất cả mọi người).