2. Chủ Thuyết Nho Học

Nguyên chữ "Nho", có nghĩa là người hành nghề dạy học mà Khổng Tử là người khởi xướng. Sau đó có nhiều học thuyết ra đời, một số được xếp ngang hàng với Khổng học, cho nên lúc bấy giờ, người ta coi "Nho" là một học phái do Khổng Tử khởi xướng.
Trước sau Khổng Tử đã dạy đến hơn ba ngàn học trò. Những kẻ sĩ khác thấy vậy cũng noi theo, mở rất nhiều lớp tư thục, số người theo học càng ngày càng đông, đó là cái mốc trong lịch sử, cũng là một bước tiến vô cùng quan trọng của nền văn hóa Trung Hoa. Riêng với Khổng Tử, động cơ thúc đẩy Ngài từ quan đi dạy bọc, là nhằm mục đích tạo thành một tập đoàn trí thức Nho học, đi cổ động chấn hưng nền luân lý tôn pháp trong chế độ phong kiến nhà Chu, lấy "Trung hiếu' làm đầu, đang bị chư hầu phá hoại, bởi vua chúa nước nào cũng chỉ biết tranh quyền đoạt lợi mà thôi. CÓ lẽ lúc đó chính Khổng Tử cũng chẳng ngờ, là một khi đã có nhiều phần tử trí thức xuất thân từ giới bình dân, đông chừng nào, thì việc chấn hưng lại nền luân lý cổ truyền càng khó khăn thêm chừng nấy. Hậu quả đó đã được chứng minh, từ cuối thời Xuân Thu sang thời Chiến quốc, có nhiều học thuyết khác mọc lên như nấm, họ không công nhận thứ luân lý tôn pháp, trong đó có sự bất bình đẳng, nếu cứ theo chế độ phong kiến nhà Chu.
Chế độ phong kiến nhà Chu có hai đặc điểm rõ rệt: Một là, dưới Thiên tử, tức kẻ thống trị đứng đầu chính quyền trung ương, còn có nhiều bậc vua chúa được phong với tước vị Công, Hầu, Bá, Tử, Nam tại các địa phương. Địa vị của mỗi vị vua địa phương đó, với Thiên tử vẫn là thần thuộc, nhưng với nơi đất thọ phong lại là kẻ cai trị muôn dân theo thể chế thế tập, cha truyền con nối (tức gia đình trị). Hai là, địa chủ cùng kẻ thống trị là một. Nông dân nếu chẳng là nô lệ thì là tá điền, không có ruộng đất tư hữu, ruộng đang làm cũng không được chuyển nhượng cho người khác. Để duy trì trật tự cho chế độ phong kiến, cần có một quy tắc thừa kế hoàn chỉnh trong xã hội, đó là quy tắc tôn pháp. Dựa theo chế độ phong kiến, quy tắc tôn pháp cũng lấy gia tộc làm nền tảng, chỉ khác có ở chỗ, phong kiến đối ngoại, đưa người trong gia tộc ra các nơi, lập thành nhiều chi nhánh trong hệ thống cai trị thần dân; còn tôn pháp về đối nội, ấn định ngôi thứ tôn ti ngay trong nội bộ gia tộc. Cha mẹ sanh con, được chia làm hai dòng "Đích" và "Thứ". Các con của người vợ nguyên phối là dòng Đích, kỳ dư, do bất cứ người vợ nào khác sanh ra, đều thuộc dòng Thứ. Con trưởng nam trong số con Đích, là người thừa kế ngôi vị ưu tiên nhất. Trường hợp Đích trưởng nam mất sớm, hay bất lực bởi nguyên do nào đó, thì lập Đích thứ nam (Con trai kế tiếp) và cứ tuần tự như vậy. Nếu chẳng được đứa con trai nào trong dòng Đích, thì lập con trưởng nam ở dòng Thứ. Dòng Đích gọi là đại tôn, dòng Thứ gọi là tiểu tôn. Theo đó, vương thất nhà Chu lập Đích trưởng nam do vương hậu sanh ra làm Thái Tử. sẵn sàng thừa kế ngôi Thiên Tử, còn các con khác thì được phong làm chư hầu. Chư hầu cũng do Đích trưởng nam (gọi là Công tử hay Thế Tử) kế vị, nếu chẳng còn đất để phong cho các con khác, thì chỉ được phong hàm Đại phu, liệt danh vào hàng quý tộc thôi. Trước thiên hạ, Thiên Tử là đại tôn, chư hầu là tiểu tôn, nhưng chư hầu với bản quốc là đại tôn, khanh đại phu là tiểu tôn.
Nho học của Khổng Tử tuy đặt trên nền tảng xã hội phong kiến, nhưng rất chú trọng về nhân bản, nhầm phát huy chữ "Nhân" mà Đức Khổng cho là có sẵn trong bản tánh con người. Xuất phát điểm của chữ Nhân là " Ái" với "Hiếu”; tiêu chuẩn của chữ Nhân là "Trung" với "Thứ". “Trung" có nghĩa là tận”tình với lòng mình, được thể hiện bằng hành động "Trung quân ái quốc"; "Thứ” có nghĩa là suy bụng ta ra bụng người”với lòng quảng đại", được thể hiện như câu "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân" (điều mình không muốn đừng làm cho kẻ khác). Tư tưởng của Khổng Tử là một triết lý nhập thế, Ngài khuyến khích người đời, khi "Độc thiện kỳ thân" thì cũng nên "Kiêm thiện thiên hạ,'tạo dựng hạnh phúc cho quảng đại quần chúng.
Sách Luận Ngữ có nhĩeu chỗ ghi lại lời suy tôn của Khổng Tử, hết sức đề cao đức tính của các vì tiên Đế như Nghiêu, Thuần và Hạ Ngu. Sở dĩ phải làm như vậy, là vì trong tay Khổng Tử không nhất binh nhất tốt, cũng không một tấc sắt mà lại nuôi chí lớn bảo trì, tuyên dương pháp chế nhà Chu, thì chỉ còn cách dựa vào uy danh của Nghiêu, Thuần, Ngu và tự coi mình là người thừa kế nền văn hóa cổ truyền đó. Nhưng phàm là một học giả, ngu chỉ biết bảo trì di sản văn hóa truyền thống, chẳng dám vượt qua khuôn mẫu đời xưa, thì tuyệt nhiên không thể trở thành nhân vật vĩ đại được điều quan trọng là, ngoài lời ca tụng đức tính của các vì cổ Đế ra, Khổng Tử đã xây dựng một nền triết học luân lý xã hội cho hậu thế, đó là Ngài luôn luôn nhấn mạnh chữ "Nhân" như đã nói ở trên.
Chữ "Nhân" vốn đã có từ trước đời Khổng Tử, như trong hai thiên "Thục vu Điền", "Lư Linh" của kinh Thi và thiên “Kim Đằng" của Thượng Thư, đều có đề cập tới chữ "Nhân" với nghĩa chính là "Tình Thương". Tuy nhiên chữ "Nhân" đã phát triển thành triết lý, được coi như tiêu chuẩn tối cao trong hành vi của con người, lại là sáng kiến của Khổng Tử. Cuơng bởi thế giới đạo đức của Khổng Tử, vốn bắt nguồn từ ý niệm dòng máu trong xã hội tôn pháp, được thể hiện trong mối tương quan giữa cá nhân cũng như giữa một nhóm người. Như hiếu là con đối với cha mẹ, để là đàn em đối với huynh trưởng, rồi từ đó nới rộng ra ngoài, tín đối với bạn bè, trung đối với vua chúa. Riêng chữ "Nhân " thể hiện trong nội bộ tập thể dòng máu là mến yêu người thân thuộc, rồi từ đó nới rộng ra ngoài là "Nhân dân ái vật”. Như vậy, cái đức mục "Nhân" là vừa có đối tượng nhất định, đồng thời lại có đối tượng vô định, một mặt gom những đức tính Hiếu, Đeă, Trung, Tín, mặt khác lại là nguyên lý đạo đức phổ biến, bao trùm cả xã hội loài người. Khi "Nhân" là đức mục có tính cách phổ biến, thì không thể giới hạn trong khuôn khổ dòng máu được, điểm này lại mâu thuẫn với tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội tôn pháp đương thời. Để dung hoà điểm mâu thuẫn đó, Khổng Tử kêu gọi "Vi chính dĩ đức" (Trị nước bằng đức), gọi tắt là "Đức chính"; "Quân tử đốc ư thân, tắc dân hưng ư nhân" (Khi người quân tử thật lòng với người thân, thì dân sẽ được hạnh phúc, nhờ bề trên có lòng nhân). Quân tử đây tức là người lãnh đạo tốt, câu nói trên được gọi tắt là "Nhân chính", hàm nghĩa từ chỗ gia trưởng từ ái con em trong nội bộ dòng máu, nới rộng ra quân vương từ ái thần dân, coi như con em của mình trong đoàn thể chính trị.
Khi đệ tử thắc mắc về vấn đề, sau khi người ta chết đi sẽ như thế nào, và thái độ đối với quỷ thần phải làm sao, thì Khổng Tử dạy rằng: "Bất tri sinh yên tri tử" (Ta chưa biết hết về đời sống, thì làm sao biết được đời chết); và "Kính quỷ thần nhi viễn chi" (Ta kính trọng quỷ thần, nhưng nên lánh đi là hơn). Chứng tỏ tư tưởng của Khổng Tử là triết lý nhân sinh, chú trọng về đời sống thực tế hơn là những gì huyền ảo.
Trở lại với nguyên thủy, trước tình thế chư hầu phân tranh lúc bấy giờ, lời khuyến nghị của bất cứ ai, cũng khó lọt vào tai các vua chúa, nếu đặt nặng về đạo đức luân thường, buộc lòng Khổng Tử phải lý tưởng hóa cổ Đế Nghiêu, Thuấn, đó là một cách chọn lựa chẳng đặng đừng. Chẳng may đến tay các nhà Nho học từ Mạnh Tử trở đi coi đó như là chân lý phổ quát, hậu quả đưa đến "Lịch sử quan thoái hóa", trong nền văn hóa Trung Hoa truyền thống, rồi đẻ ra một số "Hủ Nho", nhất là Tống Nho, khiến cho xã hội Trung Hoa trải hơn hai ngàn năm mà chẳng khai thoát nổi khuôn tấc trói buộc của "Truyền thống chỉ đạo' (The tradition directed). Đó là sự lầm lẫn, gây tai hại lớn lao cho đời sau. Cho nên có người nghĩ rằng, Mao Trạch Đông đòi "Đả đảo Khổng giả điếm", xét ra cũng có chút lý do nào đó.