Hồi 3, 4
Mạc Bắc tứ tuyệt

Bốn người này hình dung cổ quái, lối ăn mặc khác thường. Người nào cũng mặc áo trắng rộng thênh thang dài chấm đất, đi chân không giày, tóc đỏ hoe như râu bắp, da mặt sần sùi xanh xao xám xịt màu đất bùn láng bóng. Tay chân họ dài lêu nghêu, người yếu bóng vía nhìn thấy đã sờn gáy.
Văn Thiếu Côn từ bé đến giờ chưa ra khỏi nhà chưa từng trông thấy ai như thế nên cũng cảm thấy lành lạnh xương sống không dám ngó thẳng.
Niệp Sáp hòa thượng lùi dần lại bên, chàng dùng lối truyền âm nhập mật nói:
- Đối với bốn tên ma quỷ này đem miệng thần công “Thất Vu Bát Hồi” không đối phó nổi đâu. Cháu cứ tùy cơ ứng biến. Nếu gặp cơ hội cứ tìm lối thoát thân. Nhưng đừng quên hang Vọng Ngã ở Vân Mộng sơn đấy nhé!
Nói chưa dứt lời thì bốn quái nhân đã phóng lại gần độ năm thước.
Đứng gần họ Văn Thiếu Côn cảm thấy một luồng hàn âm lạnh khí xâm nhập vào xương tủy phải vận nội công để chịu đựng khỏi phát run.
Mỗi quái nhân lúc cử động phát tỏa một vùng sương mù trắng bạc, nhìn qua như những bóng âm hồn chập chờn trong cõi âm.
Niệp Sáp hòa thượng chắp tay cười lớn:
- Nam mô A di đà Phật. Bốn vị thí chủ vẫn mạnh giỏi đấy chứ.
Một trong bốn người quát lớn:
- Dã hòa thượng, hôm nay gặp nhau đây có lẽ là dịp cuối cùng trước khi về chầu Thiên trúc, thôi chớ nhiều lời khách sáo.
Niệp Sáp hòa thượng khoát tay, nói:
- Hòa thượng này chẳng muốn về Tây phương mà chỉ định về phía Nam thôi.
Nói xong giả bộ phi thân chạy về hướng ấy.
Một quái nhân chỉ lắc vai chút, thân hình vụt lên tới chận ngang đường đi, gầm như sấm động:
- Khoan, nhà ngươi chắc đã thừa hiểu quy củ của Mạc Bắc tứ tuyệt rồi?
Hòa thượng lắc đầu, nói:
- Hòa thượng này không quen đốt hương, chẳng biết lễ Phật, cũng chả cần biết quy củ là gì!
Quái nhân nọ tức quá nạt lớn:
- Lão chớ già mép lắm mồm. Gặp anh em chúng ta, ngươi đã đến ngày tận số rồi, khỏi cần tìm đường tẩu thoát vô ích.
Y liếc mắt nhìn hòa thượng rồi tiếp:
- Bây giờ chỉ còn một cách cuối cùng mà thôi.
Niệp Sáp hỏi ngay:
- Cách gì?
- Trước hết là tự chặt một tay một chân, anh em ta sẽ ra tay giúp phế bỏ võ công, rồi sẽ rộng lượng tha cho kiếp sống thừa.
Niệp Sáp hòa thượng le lưỡi lắc đầu rồi đưa hai tay khoát lia lịa:
- Không được đâu, chặt mấy tay chân thì còn gì mặc quần mặc áo, làm sao đi lại ăn uống, cách này chắc khó thi hành, xin chọn lối khác xem ra sao.
Nói xong ông bỏ về phía Nam, tung người phóng ngược hướng Bắc.
Trong bốn người, một quái nhân vọt lên cản đường, hét lớn:
- Lão hòa thượng gằn này, không được giả ngây qua ải nữa.
Khi sắp chạm quái nhân ấy, Niệp Sáp hòa thượng đứng dừng ngay lại, đưa tay ra sau lưng, bầu rượu nâng lên, xoa chung quanh ra vẻ tiếc rẻ rồi chép miệng nói:
- Đáng tiếc thật, đáng tiếc thật!
Người nọ hỏi:
- Đáng tiếc cái gì?
Niệp Sáp cau mày đáp:
- Đáng tiếc là rượu ngon trong bầu không còn nữa. Nếu còn ít rượu, ta sẽ dùng “Hỏa hỏa kinh thần” để sưởi các vị cho ấm.
Bốn người nhìn nhau ngơ ngác.
Bỗng nghe Bồ Tâm sư thái quát lớn:
- Dẹp miệng ngươi lại! Xin bốn vị đừng nghe hắn già mồm lẻo mép, cứ ra tay cho rồi.
Lúc ấy các vị Chưởng môn cùng hàng trăm đồ đệ cùng tề tựu đến bao vây xung quanh.
Bồ Tâm sư thái đã từng nếm ngọn hoa tiêu của hòa thượng tiêu cả áo quần, đầu tóc, tuy bây giờ đã thay đổi y phục khác nhưng những vết phỏng trong người vẫn còn hằn lên, bỏng rát rất khó chịu. Sư thái hận Niệp Sáp hòa thượng đến cực điểm, nên khi lão có ý muốn đưa lại ngón “Hóa hoán kim thân” thì không dằn lòng được xông tới toan làm dữ.
Một nhân vật đứng trong tứ tuyẹt, đứng hàng đầu gần lão hòa thượng cất tiếng hỏi:
- Có lẽ sư thái đã nếm qua ngọn đòn của lão hòa thượng rồi chăng?
Tuy đang nóng giận nhưng khi nghe hỏi vậy liền tỏ ra khó chịu, cứ ấp úng mãi không trả lời ngay được.
Niệp Sáp hòa thượng nhe răng cười:
- Chẳng qua một việc nhỏ mọn để hoài niệm về sau, xin sư thái đừng quan tâm nữa.
Bồ Tâm sư thái giận run người, quát lớn:
- Hòa thượng điên đừng gian ngôn, phái Vô Di nhất định sống chết để trả thù này. Trong hai ba ngày hôm nay, phải có một người mất mạng.
Vừa dứt lời bà tung ra một chưởng với tám thành công lực.
Bốn tay Mạc Bắc thấy vậy cũng cười nhạt rồi nhìn đi nơi khác, lộ vẻ không hài lòng.
Thì ra họ là những tay cự phách nhất của phái Hắc bạch miền cực bắc được năm môn phái thỉnh về đây giúp sức.
Lẽ ra họ phải là người có vinh dự ra tay trước, nhưng khi thấy Bồ Tâm sư thái tấn công trước, thì ai nấy cũng có ý bất bình, tỏ vẻ lạnh lùng, đứng nhìn chẳng nói năng gì nữa.
Để kết liễu tánh mạng Niệp Sáp hòa thượng, Bồ Tâm sư thái tung ra một chưởng thật nhanh, đồng thời công thêm một chỉ phòng vào ngực hòa thượng.
Niệp Sáp hòa thượng làm như không hề quan tâm đến, bước tới chạy lui lăng nhăng lí nhí như kẻ say rượu. Tuy nhiên những động tác do ông sử dụng đều là những môn võ công thặng thượng huyền diệu. Bồ Tâm sư thái mệt lòng mệt sức mà cuối cùng không động được một chéo áo chứ đừng nói tới chuyện đả thương được hòa thượng.
Trong lúc quá giận, sư thái đâu còn biết gì là trời đất, chẳng màng đến bốn quái nhân đang đứng nhìn bất mãn, cứ lăng xả vào như một con thú lên cơn điên.
Thấy tình hình có vẻ bất lợi, Không Tâm trưởng lão vội tung người chặn ngang giữa Bồ Tâm và Niệp Sáp nói lớn:
- Xin sư thái hãy dừng tay!
Bồ Tâm sư thái vội thu đòn, trố mắt nhìn.
Không Tâm trưởng lão nheo mắt nhìn Bồ Tâm sư thái nói nho nhỏ:
- Xin sư thái chớ nóng giận mà hư chuyện. Hôm nay đã có bốn vị cao thủ Mạc Bắc nơi đây, tên hòa thượng này sẽ do các vị ấy trị tội, việc gì phải hấp tấp mà thất lễ với khách.
Bồ Tâm sư thái vốn không phải kẻ hồ đồ nhưng hôm nay vì quá nóng giận nên có hành động nông nổi.
Vừa nghe Không Tâm trưởng lão khuyên can bà đã nhìn thấy cái sai của mình, gật đầu suy nghĩ.
Ngay lúc ấy có tiếng truyền âm nhập mật nhí nhí vào tai:
- Niệp Sáp hòa thượng quả là một nhân vật phi thường của võ lâm, ngay cả các cao thủ năm phái phối hợp tấn công chưa chắc thắng nổi. May có bốn tay tuyệt nghệ Mạc Bắc với những môn võ lạ lùng bên tà đạo, nên để cho họ đối phó.
Chúng ta đã mời họ tới đây mà không nhường cho họ ra tay trước, chẳng hóa ra thất lề với họ. Sư thái đừng vì sự bồng bột nhất thời mà làm hư việc lớn.
Bồ Tâm sư thái vội dùng truyền âm nhập mật nói:
- Bần ni lỗ mảng quá, xin tuân theo lời chỉ giáo.
Nói xong bà chắp tay kính cẩn hướng vào Tứ quái vái dài, nói:
- Xin quý vị tha thứ cho cử chỉ đường đột của bần ni vừa rồi.
Nãy giờ bọn người tuy hờn lẫy lui ra sau đứng nhìn vẫn lưu tâm theo dõi để xem xét bản lãnh của Niệp Sáp hòa thượng và Văn Thiếu Côn.
Khi được Bồ Tâm sư thái xin lỗi và nhường bước, lúc ấy tứ quái đã thấy hài lòng, đáp:
- Xin sư thái chớ quá khiêm tốn. Nếu sư thái cần dùng anh em chúng tôi sẽ ra tay trị hai đứa này một thể cho biết tay.
Thấy bọn người vô lễ và khinh người thái quá, Văn Thiếu Côn nổi giận đùng đùng, chỉ muốn liều mạng lại ngay. Sực nhớ lời căn dặn của Niệp Sáp hòa thượng, hơn nữa hoàn cảnh không thuận lợi cho mình nên chàng cố nén lòng làm thinh.
Niệp Sáp hòa thượng đưa cặp mắt sáng như sao nhìn xung quanh, bốn tứ quái tất cả cao thủ thuộc năm phái cũng từ từ tiến đến siết chặt vòng vây, khó lòng thoát khỏi.
Nhị quái Tư Đồ Lôi lên tiếng nói khoát:
- Niệp Sáp hòa thượng đối với chúng ta chỉ là một kẻ hữu danh vô thực, đâu có nghĩa lý gì mà hồng chống cự lại. Nếu hôm nay nhà ngươi thoát được thì anh em chúng ta nguyện rút lui không xuất hiện trên giang hồ nữa.
- Việc này còn tùy thuộc bản lãnh của quý vị.
Lão tứ Tư Đồ Sương trợn mắt quát:
- Đại ca còn đợi gì nữa, mau thanh toán hắn cho rồi. Chúng ta còn phải đi Lạc Hồn sơn dự đại lâu đại yến cùng Âm Dương nhị ma cơ mà.
Lão đại Tư Đồ Phong gật đầu cười lớn:
- Nhị vị không nhắc lại ta đã quên mất chuyện này rồi.
Hướng về Niệp Sáp hòa thượng, lão nói:
- Dã hòa thượng, ngươi muốn gì thì tính mau đi, đừng để anh em ta ra tay, chừng đó ăn năn đã muộn. Muốn tốt thì nên tự sát ngay.
Niệp Sáp hòa thượng lắc đầu cười rằng:
- Chẳng thích người sát mà cũng không muốn tự sát, vì cả hai lối đều chết cả.
Tư Đồ Phong nói:
- Ta không trách ngươi tự chọn lấy cái chết toàn thây, anh em chúng ta ra tay thì phải thịt nát xương tan, mà còn chịu nhiều khổ hành trước khi chết nữa.
Niệp Sáp hòa thượng cười ha hả:
- Không được đâu, hòa thượng này rất tức không làm gì nổi vì ta không bị giết, cũng không muốn tự mình giết mình, phải chi các ngươi chịu khó làm gương chết trước, nếu thích ta sẽ chết theo.
Tư Đồ Phong nổi nóng, nạt lớn:
- Lão khùng chớ nói xàm, xem đây!
Hắn từ từ đưa song chưởng đẩy nhanh với một lực mạnh mẽ. Niệp Sáp hòa thượng đáp:
- Ta muốn hỏi một việc.
Tư Đồ Phong hỏi nhanh:
- Hãy nói đi.
Niệp Sáp hòa thượng đưa mắt nhìn quanh một lượt, gật đầu mấy cái, nói:
- Anh em các hạ định đơn phương đối chọi cùng lão hay muốn cả bè lũ xung quanh đây mới đủ sức.
Tư Đồ Phong nạt lớn:
- Đó là quyền của chúng ta, bất luận đông hay ít, Mạc Bắc tứ tuyệt trên giang hồ đã có quy củ phân minh.
Niệp Sáp hòa thượng hỏi:
- Xin nói, theo quy củ của Mạc Bắc tứ tuyệt thì mỗi người trong bốn anh em các hạ, chỉ cần ra hai chưởng để hạ thủ đối phương. Nếu ai chống đỡ nổi tám chưởng ấy thì các hạ không đánh nữa, phải thế không?
Cả tứ quái gật đầu công nhận.
Niệp Sáp hòa thượng hỏi tiếp:
- Quy củ của Mạc Bắc tứ tuyệt phân minh như nhật nguyệt, anh em các hạ nói ra như đinh đóng cột. Nhưng hiện nay, trước tình thế này, còn các vị Chưởng môn và vô số cao thủ các phái, ta e rằng họ không bằng lòng để cho anh em các hạ tôn trọng quy củ mà thôi.
Tư Đồ Phong trợn mắt nói:
- Kẻ nào muốn cản trở hay chống đối xin cứ lên tiếng.
Xung quanh im phăng phắt, mọi người nhìn nhau nín thinh.
Niệp Sáp hòa thượng cười ha htỏ vẻ kính cẩn lắm.
Văn Thiếu Côn quá sốt ruột, nhìn chòng chọc vào lão già nói:
- Có lẽ ngài ngủ quên, vậy nhờ kêu thêm lần nữa xem nào.
Khúc Tự Thủy cũng chạy tới nhìn lão già mỉm cười nói:
- Tại sao lệnh sư lại ở chỗ thâm u bí hiểm như thế này? Chả lẽ ngài lại mắc chứng bệnh gì cũng nên.
Lão ngậm ngùi nói:
- Đối với hai vị là người đã phá nổi “Lục Hợp kiếm trận” thì lão phu cũng chẳng giấu giếm gì. Đã mười năm qua sau khi định cư nơi đây, gia sư đã cho xây cất những gian nhà đá này, từ đó hàng ngày chỉ tĩnh tọa bên trong không bao giờ bước ra ngoài nữa. Ngài ngồi trong nhà, ngày ngày dùng truyền âm nhập mật dạy phép bồi bổ “Lục Hợp kiếm trận” để khắc địch. Lão phu ngày đêm canh gác nơi cửa hang là để ngăn giữ không cho người ngoài xông vào trong được.
Văn Thiếu Côn tò mò hỏi:
- Suốt mười năm có điều gì thay đổi mới lạ chăng?
Lão lắc đầu đáp:
- Không có! Nhưng ba năm sau, gia sư lại sai chúng ta bịt kín những nhà đá lại, để gia sư một mình tĩnh tọa bên trong không đi ra ngoài bao giờ.
- Mộ Dung tiền bối đóng bít các cửa lại, chả lẽ chẳng ăn uống gì cả sao?
Lão cau mày đáp:
- Gia sư tuy không phải người tu hành đắc đạo nhưng cũng đi đến chỗ không ăn uống như người đời, mỗi ngày chỉ dùng một ít trái cây do anh em bọn lão phu chuyển vào mà thôi.
Văn Thiếu Côn liếc mắt nhìn bốn phía hỏi:
- Chỗ này không có cửa lớn và cửa sổ thì làm thế nào để đưa được trái cây vào?
Lão đưa tay chỉ vào phía bên kia nói:
- Nơi vách đó có một cửa nhỏ và một cửa lớn đều đóng mở từ bên trong.
Hằng ngày khi bọn lão đưa trái cây đến đều phải gõ vào vách đá trước, đợi gia sư mở cửa rồi mới dám đưa vào.
Nghỉ một lát lão nói tiếp:
- Còn tấm cửa đá lớn kia đã hơn mười năm chưa mở một lần nào.
Văn Thiếu Côn cau mày nói:
- Nếu thế thì lệnh sư quả là một quái nhân.
Khúc Tự Thủy cũng xen vào hỏi:
- Tôi muốn hỏi một điều nữa có được không?
Lão đáp:
- Cô nương có điều gì xin cứ hỏi.
Nàng nói:
- Chẳng biết “Lục Hợp kiếm trận” có phải là do tuyệt học tổ truyền không?
Lão già sửng sốt một chập rồi đáp:
- Điều này... lạ quá... so với tổ học bản môn khác nhau nhiều lắm.
Khúc Tự Thủy hỏi tiếp:
- Như thế chắc quý ngài chưa từng nghiên cứu qua việc đó phải không?
Ông già có chòm râu bạc run run, nghiêm nét mặt đáp:
- Gia sư là người nối tổ nghiệp, vì quyền lợi của bản môn trên hết, nên những hành vi của ngài, bọn lão phu không còn dám nghi kỵ vào đâu được. Tuy biết rằng trận thế này không phải của bản môn nhưng không dám hỏi.
Khúc Tự Thủy bĩu môi nói:
- Theo sự hiểu biết của chúng tôi, thì đó chẳng qua là cái học của kẻ phàm phu tục tử, tầm thường không có gì đáng tâng bốc.
Lão già đỏ mặt nói:
- Đó là việc riêng của bản môn, cô nương không nên đi xa thêm.
Văn Thiếu Côn vội vàng đỡ lời:
- Điều cần thiết duy nhất đối với chúng tôi lúc này là mau mau cho chúng tôi được gặp Mộ Dung lão tiền bối. Xin phiền ngài tìm cách gọi thêm một lần nữa.
Lão già nghiêm mặt nói:
- Hai vị đã phá được “Lục Hợp kiếm trận” thì sớm muộn gì cũng gặp được mặt gia sư, xin cứ đợi hơn nữa, nóng nẩy chẳng ích gì.
Miệng tuy nói chuyện nhưng lão đưa tay gõ nhẹ vào vách đá cái nữa.
Lần này không phải chờ lâu nữa. Trong nháy mắt, vách đá đã nghe lịch kịch và hiện ra một cái thúng bằng cái đầu người.
Văn Thiếu Côn vội đưa mắt nhìn vào trong.
Trong nhà đá tối đen như mực. Mặc dù nhãn lực của chàng đã đến trình độ tinh diệu gấp mấy người thường, nhưng vẫn không thể nhận định những gì trong ấy.
Không khí bên trong cũng khác hẳn bên ngoài, cánh cửa vừa mở ra đã có mùi hôi thối và tanh tanh xông vào mũi.
Vừa thấy cửa động mở ra, lão già râu bạc đã vội bước tới quỳ xuống bẩm rằng:
- Đệ tử Âu Dương Cầu, xin yết kiến ân sư.
Trong động có tiếng khàn khàn đưa ra:
- Được rồi.
Nghĩ một chập hỏi tiếp:
- Có việc chi không?
Văn Thiếu Côn nhìn vào trong, ngoài bóng tối đen ngòm, chẳng thấy một vật gì hết.
Lão già râu bạc nói:
- Đệ tử xin bẩm ân sư, có một người tên là Văn Thiếu Côn xin được vào yết kiến.
Tiếng khàn khàn lại vang lên có vẻ giận dữ:
- Những việc nhỏ nhặt như thế mà cũng làm bận rộn đến ta nữa sao. Cứ bảo họ phải tuân theo quy lệ của bản cốc, xuyên qua “Lục Hợp kiếm trận”. Nếu phá được rồi sẽ đem vào yết kiến ta, bằng không thì...
Ngừng một chập lại tiếp:
- Chẳng lẽ Thanh Phong cốc này còn cần thêm nhiều xương khô nữa sao?
Văn Thiếu Côn nghe nói trong lòng đã sinh nghi và thắc mắc:
- Người nói giọng khàn khàn kia rõ ràng là Độc Nhãn Thần Cái Mộ Dung Nhã. Mình đây là người chính ông ta đã nhờ Niệp Sáp hòa thượng đưa đến tận tay vợ chồng họ Văn tại Hạ Lan sơn. Tại sao khi nhắc tới việc mình, ông ta lại thờ ơ không thèm quan tâm đến, và tựa hồ như chưa bao giờ biết tới việc này?
Lão già râu bạc ấp úng nói:
- Đáng tiếc, đệ tử bất tài nên đã bị người ta...
Nói đến đây hình như quá xấu hổ hay sợ sệt, lão cứ lắp bắp hoài mà không nói tiếp được nữa.
Giọng khàn khàn có vẻ giận dữ, gắt lớn:
- Bị làm sao, nói mau?
- Bị gã ấy cùng nàng con gái phá tan “Lục Hợp kiếm trận”.
Giọng ấy lại vang lên, dằn từng tiếng một:
- Lục Hợp kiếm trận đã bị phá rồi sao?
Ngừng một chốc, giọng nói có phần dịu hơn:
- Người ấy đâu rồi, đến đây chưa?
Lão già đáp:
- Đã đến rồi, cùng một lúc với đệ tử.
Đột nhiên có tiếng cười ha hả rồi tiếng khàn khàn ra lệnh:
- Được, xin mời vào đây.
Từ trong vách đá lại nghe tiếng két két rất lớn, một cánh cửa cao hơn bảy thước, rộng hơn ba thước từ từ mở ra.
Lão già vội vàng đứng dậy, đứng nép bên cửa đá nói:
- Gia sư đã bằng lòng tiếp kiến, xin mời hai vị bước vào.
Văn Thiếu Côn liếc mắt nhìn Khúc Tự Thủy như ngầm hỏi rồi dùng truyền âm nhập mật nói:
- Cô nương tính sao? Chúng ta nên vào trong ấy không?
Nàng cau mày đáp:
- Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp. Vả chăng nếu không gặp được Độc Nhãn Thần Cái chắc hẳn công tử cũng không bao giờ thuận rời khỏi nơi đây. Câu hỏi này có lẽ cũng đã thừa rồi.
Văn Thiếu Côn gật đầu ngẫm nghĩ:
- “Nàng đã nói đúng. Mình có rất nhiều thắc mắc, chỉ có một mình Độc Nhãn Thần Cái mới có đủ khả năng giải thích. Không gặp được ông ấy, làm sao bỏ đi về cho được”.
Nghĩ thế chàng hết còn nghi ngại, vội vàng rảo bước vào trong.
Phía trong nhà đá, hình thức cũng tương tự như lúc chàng nhìn vào từ bên ngoài, nhưng còn tối tăm hơn nhiều. Thị lực của Văn Thiếu Côn cũng đã quá cao siêu nhưng lúc này có giơ bàn tay vẫn không thấy rõ ngón.
Chàng dừng chân định thần một chập mới phân biệt được quang cảnh trong nhà.
Ngoài một cái giường đá đặt ngay chính giữa, không có một thứ gì khác nữa.
Trên giường đá có một bóng đen hơi cử động.
Qua một hồi lâu nữa, khi thị lực đã quen với bóng tối, chàng mới phân biệt được bóng đen nọ là một hình người.
Văn Thiếu Côn ngần ngại một phút rồi chạy lại trước giường khẽ gọi:
- Mộ Dung tiền bối.
Người kia khẽ ờ một tiếng rồi hỏi:
- Ngươi có phải là Văn Thiếu Côn không?
Văn Thiếu Côn đáp:
- Chính là cháu đây.
Vừa nói chàng vừa nhìn thân hình và tướng mạo người ấy, nhưng trong bóng tối không thể nào phân biệt nổi.
Người ấy ngồi xếp bằng tròn trên giường đá, mặt phủ một tấm vải đen che kín cả đầu. Nhìn qua chỉ thấy một đống đen lù lù mà thôi.
Văn Thiếu Côn ngơ ngác nghĩ thầm:
- “Một người tự giam mình vào căn nhà tối tăm u ám không có ánh sáng mặt trời suốt mười năm liền, quả là một điều không tưởng tượng nổi. Vì sao ông ta phải làm như thế nhỉ?”
Đang mải suy nghĩ bỗng nghe tiếng rít ken két, tấm cửa bằng đá đã tự động đóng kín lại như cũ.
Văn Thiếu Côn có ý sợ, nhưng vẫn đứng yên không nhúc nhích.
Khúc Tự Thủy từ từ bước lại đứng bên cạnh chàng.
Độc Nhãn Thần Cái ho một tiếng rồi chậm rãi nói:
- Thời gian trôi qua mau quá, năm nay ngươi đã mấy tuổi rồi?
Lời nói có vẻ cảm khái vô cùng.
Văn Thiếu Côn vội đáp:
- Cháu đã mười sáu tuổi.
Độc Nhãn Thần Cái thở phào một cái rồi nói:
- Mười sáu năm rồi sao?
Nghĩ một chập hỏi luôn:
- Song thân còn sức khỏe cả đấy chứ?
Văn Thiếu Côn vừa thương tâm vừa xúc động vội vàng thưa:
- Chả lẽ lão tiền bối chưa nghe gì về thảm cảnh đã xảy ra tại Hạ Lan sơn sao?
Vừa hỏi xong, chàng chợt nghĩ lại mới thấy câu hỏi cũng thừa, vì Độc Nhãn Thần Cái đã tự giam mình trong mười năm nay trong gian nhà đá này, cửa đóng kín mít như thế kia, Thanh Phong cốc lại ở một nơi hầu như cách biệt với người đời, lẽ đương nhiên làm sao ông có thể biết được những gì mới xảy ra trên giang hồ gần đây được.
Vì mặt mày bị tấm vải đen che lấp, không hiểu thân xác của ông ta ra sao, chỉ thấy đôi vai khẽ run động và nói:
- Hang này được đổi tên là Vọng Ngã. Già này đối với mình còn quên chẳng nhớ tới, chả lẽ lại quan tâm đến sự việc của người đời hay sao?
Nghĩ một lát ông nói thêm:
- Hạ Lan sơn đã xảy ra chuyện gì? Hay là...
Văn Thiếu Côn lần lượt kể lại mọi việc đã xảy ra.
Đợi khi chàng kể xong, Độc Nhãn Thần Cái bình tĩnh nói:
- Xấu tốt rủi may đều do tiền định cả, cũng chẳng biết trách cứ vào đâu được. Nhưng chỉ có một điều là Niệp Sáp hòa thượng đã quá hàm hồ... Hừ, già này tuyệt giao đã lâu mà lão ấy lại bảo già là một trong ba người bạn thân trong đời mình. Như thế chẳng phải là điều đáng buồn cười lắm sao? Già này giận một nỗi là không thể ăn tươi nuốt sống được...
Nói đến đây ông trầm ngâm yên lặng như để nén bớt sự hậm hực đang trào sôi trong lòng.
Văn Thiếu Côn hết sức ngạc nhiên, chẳng hiểu ra sao hết. Để thử thách và tìm hiểu thêm, chàng hỏi tiếp:
- Theo lời Niệp Sáp hòa thượng thì khi cháu vừa hai tuổi, lão tiền bối đã đem giao cho ông ta, không rõ...
Độc Nhãn Thần Cái cười khanh khách nói:
- Già này suốt đời sống một mình chưa bao giờ cận kề nữ sắc, nên nhất định không phải là thân phụ của ngươi rồi.
Văn Thiếu Côn vừa bực mình vừa thẹn thùng trước câu nói trắng trợn ấy, chỉ ấp úng:
- Việc này ra sao chưa rõ. Nhưng cháu không hiểu từ nơi đâu lão tiền bối nhận ra cháu và đem giao cho Niệp Sáp hòa thượng để đem về Hạ Lan sơn gởi gấm vợ chồng Văn Tử Ngọc nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ của cháu là ai?
Độc Nhãn Thần Cái hừ một tiếng rồi nói:
- À, ra thế là ngươi cố đến đây để tìm hiểu cái lai lịch của nhà ngươi phải không?
Văn Thiếu Côn nói:
- Ngày nay cháu đã lớn khôn thành người, lẽ đương nhiên cháu cần biết rõ thân thế lai lịch của mình. Vậy xin lão tiền bối sẵn lòng giúp cho cháu điều đó.
Trên đời chỉ còn lão tiền bối là người...
Độc Nhãn Thần Cái gật đầu nói:
- Được, rồi đây già sẽ kể cho ngươi biết.
Tiếp theo ông cười hà hà, nói tiếp:
- Như cái thân thế của ngươi, trên đời này không mấy ai biết rõ được đâu.
Văn Thiếu Côn cảm thấy tâm tình xúc động, nín thinh chẳng dám thở mạnh, lắng nghe cho kỹ.
Nhưng khi nói đến đó Độc Nhãn Thần Cái lại nín thinh không kể nữa.
Văn Thiếu Côn kiên nhẫn chờ nghe, mãi hồi lâu không thấy động tĩnh, chàng nóng ruột quá buột miệng hỏi:
- Sao, xin lão tiền bối cho biết nốt đi.
Độc Nhãn Thần Cái nói:
- Sự việc xa cách từ trên mười năm cũ, có những tin tức éo le gây cấn mà già đây cần suy xét để nhớ ra dần dần.
Nghĩ một lát bỗng hỏi Văn Thiếu Côn:
- Còn cô bé nào kia, đến đây làm gì?
Văn Thiếu Côn vội vàng đáp:
- Nàng này là Khúc Tự Thủy, vốn ở núi Trường Bạch, là ân nhân của cháu.
Khúc cô nương vì muốn cứu cháu mà rủi bị độc thương rất nặng...
Độc Nhãn Thần Cái hứ một tiếng nói chận ngay câu chuyện của chàng đang kể:
- Nàng bị độc thương sao không lo đi tìm cách cứu chữa lại tới đây làm gì?
Văn Thiếu Côn rất khó nói, suy nghĩ một chập, cuối cùng phải đi thẳng vào vấn đề ngay:
- Số là cháu được một vị tiền bối trong võ lâm cho biết, thiên hạ tương truyền xưa kia lão tiền bối có một con cóc ngọc ba chân có thể chữa lành bất cú loại độc thương nào. Vì vậy nên chúng cháu cùng đem nhau đến đây thỉnh cầu lão tiền bối gia ân cứu chữa.
Độc Nhãn Thần Cái không trả lời câu ấy mà hỏi qua việc khác:
- Kẻ giới thiệu ấy tên gì?
Văn Thiếu Côn áy náy không yên. Qua những câu đối thoại chàng cảm thấy Độc Nhãn Thần Cái quả là một người rất kỳ quái, chỉ ngại rằng ông ta sẽ khước từ không chịu giúp.
Khi nghe hỏi, chàng vội vàng đáp:
- Vị tiền bối đó tên là Thời Tư Tình tự xưng là Vọng Tình lư chủ.
Độc Nhãn Thần Cái “ờ” một tiếng rồi lẩm bẩm đọc lại từng tiếng:
- Thời... Tư... Tình!
Văn Thiếu Côn ngơ ngác hỏi:
- Chắc lão tiền bối có quen ông ấy.
Độc Nhãn Thần Cái không trả lời mà hỏi tiếp:
- Các ngươi đã gặp người ấy lúc nào, nhân dịp nào, mới quen nhất thời rồi lại chia tay, hay là đã biết nhau từ trước.
Văn Thiếu Côn đáp:
- Chúng cháu gặp người ấy trong trường hợp bất ngờ, chỉ một đêm rồi chia tay nhau. Xưa nay chưa hề quen và cũng chưa hề nghe đến tên tuổi.
Độc Nhãn Thần Cái hỏi tiếp:
- Thế ra ông ta có biết rõ ngươi là con của Văn Tử Ngọc không?
Văn Thiếu Côn ngạc nhiên không hiểu ông ta hỏi thế để làm gì. Chàng e dè hồi lâu mới nói:
- Có lẽ ông ta không biết, mà cháu cũng không nhắc tới chuyện này bao giờ.
Độc Nhãn Thần Cái lại nói:
- Vừa rồi ngươi mới nói gì về cô nương đây nhỉ?
Văn Thiếu Côn vội vàng nhắc lại:
- Khúc cô nương vì cứu mạng cháu mà trúng phải độc Huyền Phách Hàn Châu của Âm Ma Đoàn Vô Hoa. xin lão tiền bối ra tay cứu xét, cháu nguyện suốt đời không quên ơn cao dày của tiền bối.
Khúc Tự Thủy cũng lễ phép nói:
- Cháu, Khúc Tự Thủy, xin thành kính ra mắt lão tiền bối.
Độc Nhãn Thần Cái khoát tay cười lớn:
- Miễn lễ, xin miễn lễ cho.
Nói xong ông thò tay vào bọc bên trong, lấy ra một vật.

Ô Trúc thần quân cũng mất hết bình tình, khẽ đáp:
- Cao nhân này nhất định bản lãnh phi thường, chúng ta không nên vội vàng khinh xuất mà thất lễ.
Nói xong y hướng về khám thần vòng tay nói:
- Nếu có cao nhân nào giá lâm xin ra mặt để tại hạ được hân hạnh diện kiến.
Ngay lúc ấy có tiếng cười khúc khích vang lên, rồi một bóng người mảnh mai ẻo lả từ phía sau hiện ra.
Mọi người trông thấy đều ngạc nhiên cực độ.
Thì ra cao nhân ấy chỉ là một thiếu nữ tuổi độ mười ba mười bốn, mặc áo hồng, tóc thế phủ chấm ngang vai, mặt sáng rỡ như trăng rằm, đôi môi đỏ mộng, má phinh phính trông thật dễ thương.
Thiếu nữ từ từ bước lại, nét mặt hớn hở như hoa, vừa đi vừa dùng vạt áo phủi bụi, dáng điệu thật mềm mại và tự nhiên.
Kim Địch thần quần vừa trông thấy nàng bỗng chau mày hỏi:
- Có phải cô nương đã phá tiếng sáo của lão phu vừa rồi chăng?
Nàng cười khúc khích khiến hai đồng tiền in sâu trên má rồi đáp:
- Đâu có, sao lão tiền bối lại nói thế. Điệu sáo của ngài thổi hay lắm, sao không tiếp tục thổi thêm cháu nghe với.
Nói xong nàng nheo mắt hóm hỉnh nhìn mọi người nói:
- Trông các người thật là kỳ dị. Hai vị này kẻ trắng người đen, vừa trông qua ngỡ là hai pho tượng trong miếu này. Đại hòa thượng đây có phải Phương trượng chùa này không. Nhìn hòa thượng ăn mặc như thế chả trách nào trong miếu đâu đâu cũng bụi phủ nhện giăng. Mình mẩy đại sư bẩn như thế kia thì miếu làm sao sạch cho nổi.
Nhìn Văn Thiếu Côn, nàng nói tiếp:
- Duy có cậu này còn trông ra người đôi chút, huống chi...
Nàng nói đến đó bỗng nín thinh, đôi má ửng hồng có vẻ e thẹn.
Kim Địch thần quần, Ô Trúc thần quân đều là những tay nhiều kinh nghiệm giang hồ, kiến văn rộng, cũng không ngờ lại gặp một tình huống như thế này.
Ngập ngừng một lát, Ô Trúc thần quân hỏi:
- Chẳng hay tôn danh quý tánh là chi, lệnh sư của cô nương tên gì?
Thiếu nữ chẩu miệng cười rồi đáp:
- Tôi tên là Tề Mãn Kiều, không có sư phụ nào cả.
Kim Địch thần quần ngạc nhiên quá, hỏi lại:
- Không có sư phụ ư? Vậy võ công của cô nương do ai truyền thụ?
Tề Mãn Kiều chúm môi nói:
- Tôi có võ công, văn công gì đâu, sao các ông hay hỏi những điều vu vơ như vậy?
Kim Địch thần quần lưỡng lự chưa biết xử trí ra sao, phục thì không thấy có gì đáng phục, khinh cũng chẳng dám khinh vì nhớ lại khúc tiêu không tác dụng và chưởng phong bị tan biến trong vô hình vừa rồi.
Lão quay sang hỏi Ô Trúc thần quân:
- Đại huynh, chúng mình nên đối phó như thế nào đây?
Ô Trúc thần quân khẽ hỏi lại:
- Hiền đệ xem cô bé ấy thế nào?
Kim Địch thần quần vội đáp:
- Đại huynh thấy có gì đặc biệt không? Phần tiểu đệ hơi nghi ngờ.
Đắn đo một chút, Kim Địch thần quần nói tiếp:
- Tiểu đệ nghi nàng ta có thể là một trong bốn người núi Trường Bạch.
Ô Trúc thần quân gật đầu:
- Có lẽ đúng.
Kim Địch thần quần vừa nghĩ đến đó đã thấy lo ngại, nên hỏi cô gái áo hồng:
- Chẳng hay cô nương đến đây có điều gì cần chăng?
Tề Mãn Kiều đáp:
- Tôi đi có tý việc. Tuân lệnh chị hai tôi, tôi đi tìm một người, mà người ấy hiện đang có mặt ở đây.
Nói xong nàng đưa tay trỏ vào Văn Thiếu Côn.
Kim Địch thần quần kêu lên một tiếng nhẹ, rồi nói:
- Nếu cần hắn, cô nương cứ tự tiện mang hắn đi.
Tề Mãn Kiều cười để lộ hai hàm răng trắng muốt:
- Lão tiên sinh nói nghe dễ chịu quá nhỉ?
Kim Địch thần quần cười đáp:
- Chú bé này đối với anh em chúng tôi chẳng có gì liên hệ, nếu cô nương cần cứ dẫn hắn đi.
Văn Thiếu Côn vừa buồn vừa tức mình. Chàng đâu ngờ bỗng nhiên mình trở thành một món hàng cho người ta sang qua nhường lại.
Chàng còn đang thắc mắc bỗng nghe Tề Mãn Kiều nói tiếp:
- Hôm nay chị hai tôi đang tìm kiếm người này, gặp được tôi cứ đem đi, cần chi phải hỏi đến chuyện bằng lòng hay không bằng lòng.
Kim Địch thần quần vội đáp:
- Cô nương cứ tự nhiên, lão phu có dám nói gì đâu.
Nàng mỉm cười đứng dậy nói:
- Thôi, tôi xin chào các ngài.
Quay lại Văn Thiếu Côn, nàng bảo:
- Thôi, đứng dậy đi cho mau.
Văn Thiếu Côn bất mãn quá nhưng chưa biết nói sao, chỉ lặng thinh không thèm đáp lại.
Tề Mãn Kiều nổi cáu, gắt:
- Ơ kìa, cậu này điếc sao?
Văn Thiếu Côn hứ một tiếng, chẳng thèm ngó ngay nàng, đáp:
- Không, tôi không điếc.
Tề Mãn Kiều nổi nóng hỏi:
- Không điếc sao chẳng đứng dậy đi.
Văn Thiếu Côn hỏi:
- Đi đâu?
Nàng trợn mắt nói:
- Ta muốn đưa ngươi về cho chị Hai ta. Sau này tùy chị ấy muốn xử trí thế nào tùy ý, ta không biết được.
Nói xong nàng cười xòa, ngọt ngào bảo:
- Cứ đi đi, ta dám bảo đảm không hề gì đâu mà ngại.
Văn Thiếu Côn hừ một tiếng, nói:
- Tôi đường đường một trang nam tử, đi phải có lý do rành mạch phân minh.
Tôi không bao giờ để cho một người con gái nhỏ muốn dắt đi đâu thì dắt được.
Tôi với chị hai nàng không hề quen biết, chuyện gì tôi phải tuân theo nàng đến tìm chị ấy. Tôi quyết không thể làm vừa lòng nàng được.
Tề Mãn Kiều nghe nói lùi lại một bước, chớp mắt luôn mấy cái nhìn chàng nói:
- Anh này có lẽ điên rồi chăng?
Rồi nàng cau đôi mày liễu suy nghĩ:
- “Chuyện này quả rắc rối thật. Phải giải quyết thế nào cho tròn đây. Anh chàng này có vẻ gàn bướng lắm. Nếu cứ giằng co hoài rất bất tiện. Chả lẽ cưỡng bách người ta ư?”
Nàng đang phân vân, Niệp Sáp hòa thượng dùng thuật truyền âm khẽ bảo Văn Thiếu Côn:
- Đây là cơ hội tốt nhất để cháu trốn thoát nơi này. Hãy tuân theo cô ấy mà đi cho rồi.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Bạch lục
Nguồn: Nhan Mon Quan
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 26 tháng 6 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả ÂM DƯƠNG GIỚI BÁCH BỘ MA ẢNH BẢO KIẾM KỲ THƯ Bí mật của Phan Thiên Ân- Người giàu nhất thế giới BÍCH VÂN THẦN CHƯỞNG Cõi Vô Hình Con Tằm Cửu Âm Giáo Cửu Tháp HẬN THÙ QUYẾT TỬ

Xem Tiếp »