Phần 1: Anh hàng cát
Phần 1 - 11

Chiếc trực thăng LOH-1 LOACH của Air America đáp xuống sân banh đằng sau ngôi biệt thự Sứ quán, làm bụi đất bốc lên mù mịt. Cánh quạt chưa ngừng quay đã có cả hàng người chực bên cửa. Lính tráng từ các trại cắm đầu cắm cổ chạy tới, kể cả những người Nùng khó đăm đăm bây giờ cũng cười ròn như nắc nẻ. Bữa nay là ngày phát lương, và con chim sắt đưa tới người xách cái thùng đen cũng đưa tới người mang cái túi đen.
Gã chuyên viên máy điều tra nói dối trèo xuống, và, đẩy cái thùng gắn bánh xe, tiến về ngôi biệt thự. Gã phát ngân viên thì chẳng hề bước ra; gã ngồi ngay nơi cửa trực thăng, cái túi đặt trên lòng; mỗi người tới gã lại gạch một cái tên trên danh sách rồi thò tay vào túi bốc ra cho người ấy một nắm tiền.
Gulliver ngồi ngó cảnh tượng đó bên cửa sổ văn phòng Cameron. Anh ngồi đó vì chẳng biết đi nơi nào khác. Steelman và Swain đã chiếm cứ văn phòng anh, và anh cũng không thể nào ở trong phòng ngủ trên lầu được vì vang vọng tiếng Tuyết khóc nức nở.
"Cứ mỗi lần là ngày phát lương lại hỗn loạn hơn," anh lên tiếng.
"Hôm nay đặc biệt mà," Cameron nhắc. "Ngoài lương còn có tiền thưởng Tết nữa."
"Bàn dân thiên hạ ơi, có con gái thì giấu cho kỹ nhé," Gulliver nói đùa, tuy giọng không vui vẻ gì. "Đêm nay thế nào cũng có đứa mắc họa."
"Có anh mắc họa thì có," Cameron nói. "Bộ anh nghĩ Steelman sẽ buông tha cho anh sao?"
Gulliver nhún vai. "Hy vọng thế."
"Tôi linh cảm thế nào Steelman cũng tìm ra cách triệt anh."
"Có thể lắm," Gulliver đáp. "Tôi cũng rất ân hận khiến anh bị vạ lây."
"Tôi đâu ngán hắn. Hắn làm gì được tôi nào? Gửi tôi sang Việt Nam sao?" George Cameron nói đúng, ít nhất trong lúc này. Bốn ly vodka, uống "xếch", khiến anh thành bất khả xúc phạm.
Gulliver khó nhọc đứng lên. Anh vừa uống thuốc cách đó nửa giờ, nhưng thuốc không có tác động cho anh như rượu vodka đối với Cameron. Chúng dường như hết hiệu nghiệm rồi. Nhưng anh vẫn chỉ uống có hai viên.
 Để tôi đi cho Đặng hay tin phỏng vấn kỹ thuật," anh nói.
Cameron thờ thẫn gật đầu. "Tôi vẫn không đồng ý Steelman bắt chúng ta thử nghiệm lần nữa sớm đến thế," anh làu nhàu. "Tôi phục vụ hai mươi lăm năm rồi mà bọn khốn kiếp vẫn còn bắt tôi trắc nghiệm trung thành. Chúng chẳng để cho người ta còn chút phẩm giá nào, anh có nghĩ thế không?"
"Người như anh mà nói xấu công ty sao, George?"
Cameron lắc đầu. "Công ty đâu còn như thuở tôi gia nhập. Vả lại, cũng chẳng phải công ty cho bằng...Steelman. Hắn...ờ, mẹ nó, tôi cũng chẳng biết nữa. Hắn...hắn làm tôi nhụt. Anh chẳng bao giờ biết được hắn nghĩ gì hay là hắn sắp làm gì. Hễ gần hắn là tôi như bị cái gì vướng mắc. Tôi không làm sao được, nó...vậy đó. Đến giờ tôi vẫn không sao tin được tôi mà lại đứng đó nói nhăng nói cuội về Phụng Hoàng. Tôi...tôi đâu phải như thế, Jake. Anh biết tôi mà. Anh biết tôi nghĩ thế nào về Phụng Hoàng mà."
Mắt Cameron chớp lia, và cằm giật không thôi. Nỗi sa đọa mau chóng, nhưng trọn vẹn, khiến chính anh cũng ngạc nhiên không kém gì Gulliver. Anh giấu mặt sau bàn tay, bàn tay trên lưng lấm chấm đầy những đốm nâu.
Gulliver không biết phải làm sao. "George..." anh nói, dợm bước lại, nhưng Cameron lắc đầu, xua tay. Gulliver lặng lẽ đi ra, một lần nữa lại phải bỏ trốn những giọt nước mắt.
Bước qua nhà bếp, anh đùa cợt vỗ lưng chị Ba. Chị bếp mặt tròn quay la om, cả tấm thân hơn 70 ký nhảy dựng lên. Chị liệng mớ rau trong tay về phía anh, dứ dứ con dao phay hăm dọa. Gulliver vừa cười vừa thối lui, lại đưa mấy ngón tay hôn gió chị. Chị Ba toác miệng cười để lộ hết hai hàm răng nhuộm đen, nhại câu bông đùa của anh: "Gặp nhau ở đâu cưng?"
Thế là Gulliver hứa khi lành vết thương rồi anh sẽ đưa chị qua Mỹ; chị sẽ là hoàng hậu và anh sẽ là hoàng tế; hai người suốt ngày sẽ chẳng phải làm gì, chỉ việc coi ti-vi màu với lại làm tình; chị sẽ đẻ cho anh mười đứa con, đều là con trai, mười hoàng tử to như cái bồ. Chị Ba rống lên như bò và xách dao rượt anh. Gulliver né vội và chạy tọt ra khỏi cửa.
Bông đùa với chị bếp vui tính khiến anh cảm thấy thư thái, nhưng không được bao lâu. Đầu óc anh vẫn lẩn quẩn với hình ảnh Tuyết và Cameron đầm đìa nước mắt, người trên lầu, kẻ dưới nhà.
Anh đi từng bước như ông già về phía trại lính thám báo, khó thở vì băng quấn quanh sườn quá chặt. Bác sĩ của Sứ quán sáng nay mới thay băng cho anh. Bác sĩ Lợi, bác sĩ giỏi nhất tỉnh, cũng là bác sĩ riêng của tỉnh trưởng Minh.
Anh chắc Đặng có mặt trong trại lính thám báo, xa lánh cảnh hỗn loạn của ngày phát lương. Đặng không ưa các đám đông. Vả lại lương của Đặng là do ngân quỹ của Minh chứ không phải của bọn cao-bồi.
Gulliver rảo bước, bất chấp sườn đau nhói từng chập, mong gặp Đặng một mình. Phải cho Đặng biết tin gã chuyên viên với máy điều tra nói dối đã tới. Phải cho Đặng biết, mặc dầu anh chẳng biết tại sao anh lại cho điều đó là quan trọng. Có lẽ vì anh nghĩ rằng Đặng cần thì giờ chuẩn bị tinh thần, vì anh ngại Đặng có thể thất bại với cuộc trắc nghiệm.
Trong phiên họp anh đã bênh vực Đặng, đã hết sức phi bác những lời bóng gió mơ hồ của Steelman. Nhưng chính trong lúc anh kể với Steelman những gì anh biết về quá khứ Đặng, anh không thể không thầm tự hỏi anh có hoàn toàn tin những điều đó hay không.
Thứ nhất, Gulliver không tin bạn anh là người gốc miền Bắc. Ở Việt Nam, và điều này cũng chẳng khác gì bên Mỹ, người miền Bắc có thành kiến đối với người miền Nam. Họ chê người miền Nam đen đúa, biếng nhác, không thể hoàn toàn tin cậy được. Tất nhiên chỉ là thành kiến sai lầm, phần lớn là do ganh tị; lúa gạo miền tây bao giờ cũng thừa mứa, chẳng phải như ngoài Bắc. Nhưng, bỏ qua một bên các thành kiến, quả thực cũng có những khác biệt, nhất là trong giọng nói. Người trong Nam nói năng từ tốn hơn nhiều, tuy kém mạch lạc, lại không chút cứng cỏi, trầm bổng quá đáng như người ngoài Bắc. Nói chuyện với một người Bắc ta như bị dao đâm vào tai, trong khi với một người Nam ta như ngộp trong nước đường đặc sệt. Và giọng nói của Đặng, những từ ngữ anh dùng, sự hiểu biết của anh về phong tục địa phương, tất cả đều cho thấy phải là sinh trưởng trong Nam mới có được.
Mặt khác, Đặng bộc lộ quá nhiều đức tính khác thường để chỉ là một chiến binh Việt cộng như anh tự nhận. Không như những đội trưởng thám báo khác Gulliver từng gặp, Đặng có học thức, hiểu biết sắc bén về chính trị và triết học. Đặng lại chẳng quan tâm đến tiền bạc, chẳng thích thú hiếp chóc, giết người như phần đông lính thám báo. Dĩ nhiên khi cần anh cũng có thể độc ác, nhưng anh không hoan hỷ gì những trường hợp đó như đa số người khác. Không, Đặng nhất định không phải là một đội viên thám báo tiêu biểu như ta vẫn biết.
Điều lạ lùng là Đặng thực sự tỏ ra quan tâm đến các nạn nhân của cuộc chiến, những người dân quê, ngay cả khi anh và lính của anh hành hạ họ. Anh có thể ra lệnh cắm dao xuyên dái một ông già xuống bàn, rồi sau đó ngồi xổm hàng giờ với những ông già khác, ăn trầu, nói chuyện mùa màng, chuyện dân quê bị bọn con buôn lường gạt khi đến ngày chở lúa lên chợ. Anh có thể kề súng bắn ngay màng tang một người lính vô kỷ luật, rồi sau đó đứng lau trán cho một em bé đang lên cơn sốt trong lúc trấn an cha mẹ nó. Anh có thể chặt đứt ngón tay một tù binh khi thẩm vấn tại chiến địa, rồi sau đó giúp một thày giáo gặp khó khăn soạn bài. Anh có thể thành thạo gài mìn nơi mìn sẽ gây tác hại nhất, rồi sau đó cõng về đứa trẻ đạp nhầm phải mìn, giúp bà mẹ lo chôn cất con, ra kênh kéo nước về rửa xác.
Gulliver đã chứng kiến tất cả những cảnh ấy và còn nhiều hơn nữa. Những cảnh tượng như không thể nào có được với một đội ngũ sắt máu như các đội thám báo.
Nhưng biết bao mâu thuẫn của Đặng không thỏa mãn được biết bao nghi vấn của Gulliver về bạn anh, không giải thích được biết bao chuyện lạ lùng đã xảy ra, mà vụ phục kích chỉ là chuyện mới nhất.
Chẳng hạn, làm thế nào Đặng đã thoát được ổ phục kích trong khi đội của anh không một ai sống sót? Vi sao anh đã mất liên lạc vô tuyến với Chuồng Chó những lúc quyết liệt ngay trước, trong, và sau vụ phục kích? Và làm sao anh đã lọt qua được vòng vây của Việt cộng để đến cứu Gulliver với Swain? Đặng giỏi, nhưng thực giỏi đến thế sao? Có ai giỏi thế được không? Những câu trả lời của Đặng quá trơn tru khó mà tin hẳn được.
Rồi những công tác thông lệ của đội thám báo. Tại sao cứ mỗi khi Cảnh sát Đặc biệt nhận diện và tìm ra được dấu vết một cán bộ quan trọng của hạ tầng cơ sở Việt cộng, là thế nào cũng hư sự, cách này hay cách khác; trong khi mọi chuyện thường diễn tiến tốt đẹp nếu con mồi là một kẻ cấp dưới, và hết sức tốt đẹp trường hợp con mồi không phải là Việt cộng nhưng lại là con mồi của một "nhiệm vụ đặc biệt" của tỉnh trưởng Minh? Ngoài tên cán bộ duy nhất họ tóm được tại Đầm Ma, nhờ ông già, Phụng Hoàng chưa hề vớ được một tên cộng sản cao cấp nào trong suốt bảy tháng anh và Đặng lãnh nhiệm vụ tại tỉnh này. Lại nữa, ngay cái thành công duy nhất ấy đã hóa thành gậy ông đập lưng ông.
Gulliver từng nhiều lần bỡn cợt với Đặng, rằng kẻ nào từng là Việt cộng mãi mãi sẽ vẫn là Việt cộng, nhưng giờ đây những câu đùa giỡn đó không còn vui thú như trước nữa. Những lần đó, Đặng -- người chẳng mấy khi đùa cợt -- thường làm như không nghe thấy...hoặc ngó anh với hai con mắt người phương tây nhất định cho là đầy huyền bí...hoặc nghiêm trang bảo: "Anh lầm to, Anh Hàng Cát à. Tôi không phải cộng sản. Cộng Vản không phải là một chế độ tốt cho nhân dân." Những câu tuyên bố long trọng đó tuy thế chẳng làm Gulliver hết được băn khoăn. Bởi vì, ngoài Việt cộng ra, nào có ai quan tâm đến nhân dân?
Tuy ấm ức, Gulliver phải nhìn nhận Steelman quan ngại là hữu lý. Nhưng anh không chấp nhận Đặng bị ám chỉ. Anh tự nhủ tất cả chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Anh tin thế. Anh phải tin thế. Anh làm gì khác được? Đặng là người bạn duy nhất của anh nơi chốn này. Không những thế, một người bạn đã cứu mạng anh.
Không có người lính nào trong trại, và Gulliver tìm thấy Đặng đúng nơi anh đã đoán, ngồi xếp bằng tròn trên giường lau dầu khẩu AK-47, chỉ mặc một tấm sà-rông buộc túm ngang lưng. Ngồi kiểu ấy, ăn mặc kiểu ấy, với khuôn mặt rộng, láng mướt, và mái tóc đen đã khá dài, viên đội trưởng thám báo trông như một chiến sĩ bộ lạc Cheyenne(Một bộ lạc người da đỏ tại Bắc Mỹ.) đang chuẩn bị ra trận.
Đặng ngừng tay nhìn viên cố vấn của mình đi tới. Anh đợi Gulliver lại gần rồi nói bằng tiếng Anh: "Bữa nay đại bàng iả."
Gulliver cười sặc, gật đầu. Đó là một câu nói lóng từ lâu đời trong quân đội để chỉ ngày phát lương. Anh không hiểu Đặng học được câu đó ở đâu, có lẽ thời Đặng hoạt động hướng đạo cho người Mỹ trước khi đến tỉnh này.
"Không phải chỉ có đại bàng," anh nói. "Có cả thằng cha mang máy dò nói dối nữa. Mình phải lên phòng cộng đồng bây giờ. Họ sẽ lục vấn mình về vụ phục kích." Anh tìm trên nét mặt Đặng dấu vết hoảng sợ. Khuôn mặt ấy vẫn thanh thản như khuôn mặt một kẻ tân tòng.
Đặng ráp lại khẩu súng rất nhanh, chắc ở Bragg cũng không ai bằng được, rồi gỡ bỏ tấm sà-rông, mặc vào bộ bà ba đen và xỏ chân vào đôi dép râu. "Tôi sẵn sàng rồi," anh nói, cả mặt và giọng nói thản nhiên như không.
Tiến về ngôi biệt thự, Đặng chậm bước đợi Gulliver. Cả hai đều yên lặng cho đến nửa đường thì Gulliver thình lình hỏi: "Đặng à, anh có nghĩ chiến đấu là một nghệ thuật không?"
"Có."
"Tôi cũng vậy."
Đi vài bước nữa Gulliver lại hỏi: "Anh có nghĩ mình là bạn không? Là bạn tốt không?"
"Có."
"Tôi cũng vậy."
Sau một lúc nữa Gulliver lại hỏi: "Anh có cho rằng điều này có liên quan gì đến điều kia không?"
Đặng ra chiều nghĩ ngợi. Không biết anh có cho những câu hỏi của Gulliver là lẩm cẩm hay không. Cuối cùng anh gật đầu trả lời: "Madriaga(Hẳn in lầm trong nguyên tác. Phải là Salvador de Madariaga, nhà văn và chính khách Tây Ban Nha (1886-1978).) nói rằng nghệ thuật tạo nên cây cầu giữa hai tâm hồn. Nghệ thuật của người chiến sĩ là cây cầu nối liền tâm hồn chúng ta. Tôi nghĩ như vậy."
"Tôi cũng vậy," Gulliver nói, chẳng hiểu Madriaga là thằng cha quái quỷ nào. Trong số bao nhiêu vấn nạn của anh về quá khứ Đặng, có điều chắc chắn là Đặng đã từng hấp thụ một nền giáo dục nhân văn phương tây.
Thế rồi Đặng hỏi: "Anh Hàng Cát này, anh cho tôi hay vì sao anh không thù ghét người Việt Nam như những người Mỹ khác?"
Gulliver lộ vẻ kinh ngạc: "Thù ghét cái gì? Tôi ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam. Tôi chưa từng thấy một dân tộc nào kiên cường hơn. Biết bao đau khổ cả ba chục năm nay, mà họ vẫn giữ được lòng lạc quan và hào hiệp...Nhưng tôi không tin là chỉ có tôi cảm nghĩ như thế. Thực anh cho rằng người Mỹ thù ghét người Việt sao?"
"Phần đông người Mỹ không ưa chúng tôi. Kể cả những người ngoài miệng nói ngược lại, như ông Sloane của anh. Thực tâm thì họ không nghĩ chúng tôi đáng để cho người ta hy sinh tính mạng."
"Trên đời này có cái gì đáng để cho ta hy sinh tính mạng không?"
"Có chứ," Đặng đáp một cách tin tưởng.
Họ tiếp tục lặng lẽ bước đi. Không phải lần đầu họ nói chuyện với nhau nhiều như vậy, nhưng là lần đầu họ nói chuyện với nhau thân mật đến thế.
Seiple, gã chuyên viên "phỏng vấn kỹ thuật" từ Sài Gòn xuống, vẫn còn đang loay hoay thiết trí máy trong văn phòng Coughlin, kế ngay bên phòng cộng đồng, nơi toàn thể nhân viên Sứ quán đã tề tựu đông đủ.
Coughlin và Ries vẫn tiếp tục chơi bi-da suốt từ trưa. Trong một góc, Swain và Steelman tiếp tục câu chuyện dở dang trong văn phòng Gulliver. Và tại quầy rượu bằng tre, George Cameron vẫn uống tì tì, xây lưng áo đẫm mồ hôi lại, bất chấp cái nhìn chê trách của Steelman.
Hai người đến trễ, Gulliver và Đặng, ngồi xuống bên bàn xì-phé, đưa mắt nhìn hết thảy mọi người.
Vài phút sau, Seiple thò đầu ra loan báo: "Ông Steelman, tôi sẵn sàng rồi. Ai trước nào?"
Mọi con mắt đều đổ về phía Steelman.  Cố tình để mọi người đợi một lúc rồi anh mới lên tiếng: "Gulliver."
Gulliver chậm chạp đứng lên và theo chân Seiple vào phòng phỏng vấn.
Seiple, một người trung niên tính tình cẩn thận tỉ mỉ, ra dấu bảo Gulliver ngồi xuống và bắt đầu vặn hết nút máy này đến nút máy khác. Thân hình mảnh mai, mắt đeo kính dày cộm, vẻ hăng hái như chú gà chọi, ta có thể tưởng như đó là anh cả của Ries. Gulliver nghĩ ở Langley chắc phải có một lò bí mật sản xuất hàng loạt những tín đồ thuần thành như trong các xưởng xe hơi tại Detroit vậy.
Gulliver cứ tưởng anh biết hết các "phỏng vấn viên" của CIA tại xứ này, nhưng anh không từng biết Seiple. Anh gợi chuyện: "Chắc là anh mới tới Việt Nam phải không? Tôi không nhớ đã từng gặp anh bao giờ chưa." "Không, tôi không phải mới tới đâu," Seiple mau mắn đáp. "Nhưng đúng là tôi không tham dự những chuyến hàng tháng. Tôi chỉ thi hành những nhiệm vụ đặc biệt cho ông Steelman thôi."
"À ra thế," Gulliver nói.
Seiple rời cái máy, với lấy một xấp giấy và cái bút. "Hẳn anh đã hoàn toàn quen thuộc với thủ tục phỏng vấn rồi, tôi không cần phải nhắc anh là tất cả các câu hỏi của tôi anh sẽ chỉ trả lời bằng phải hay là không mà thôi."
Gulliver gật đầu. Anh để ý thấy lời lẽ, giọng điệu Seiple gần y hệt Steelman: trịnh trọng, kiểu cách, rất ít chen tiếng lóng, không mấy khi nuốt vần. Không hiểu ngày xưa họ có cùng học đại học vùng đông bắc không, hay đó chỉ là do Seiple bắt chước.
"Anh ngồi thoải mái đấy chứ?" Seiple hỏi. Gulliver gật đầu.
"Anh sẵn sàng chưa để bắt đầu giai đoạn tiên khảo?"
Khi Gulliver lại gật đầu, Seiple nói: "Hay lắm. Vậy ta bắt đầu."
Phải tên anh là Jonathan Gulliver không? Phải.
Phải anh sinh ngày 2 tháng 1 năm 1938 không? Phải.
Phải anh sinh tại cayetteville, Bắc Carolina không? Phải, à không, à đúng ra là Hope Mills, ngay ngoài cayetteville.
Xin trả lời phải hay không thôi. Xin lỗi, phải.
Phải hiện giờ anh thuộc quy chế hiện dịch trong quân lực Hoa Kỳ không? Phải.
Anh có giao thiệp, hay đã từng giao thiệp, với một viên chức ngoại quốc không? Có.
Anh có giao thiệp, hay đã từng giao thiệp, với một viên chức một nước cộng sản không? Không.
Anh có giao thiệp, hay đã từng giao thiệp, với một nhân viên tình báo ngoại quốc không? Có.
Anh có giao thiệp, hay đã từng giao thiệp, với một nhân viên tình báo một nước cộng sản không? Không.
Mới đây anh có tham chiến chống kẻ thù trên Thất Sơn, quận Tịnh Biên, tỉnh Châu Đốc, nước Việt Nam Cộng Hòa, phải không? Phải.
Phải anh có tham dự một chiến dịch mang mật hiệu Bắt Chó không? Phải.
Phải anh được biết những kế hoạch bí mật của chiến dịch Bắt Chó không? Phải.
Anh có thảo luận các kế hoạch của chiến dịch Bắt Chó với một ai không thuộc hội đồng thiết kế không? Không.
Anh có nghĩ chiến dịch Bắt Chó thất bại vì đã có kẻ ngoại cuộc biết được kế hoạch không? Tôi không biết.
Xin trả lời có hay không thôi. Không.
Nếu chiến dịch Bắt Chó thất bại vì thế, anh có nghĩ có thể là do ai không? Không.
Anh đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi thành thực đấy chứ? Phải.
"Ta tạm nghỉ một lúc," Seiple nói, đặt bút xuống. "Để tôi nối anh vào máy rồi ta sẽ tiếp tục."
Seiple là người làm việc quên mình. Dưới mắt anh, cả hai người, người trả lời cũng như người đặt câu hỏi, đều chỉ là phụ tùng của máy không hơn không kém, những phụ tùng không hoàn chỉnh nhưng bắt buộc phải có cho kỹ thuật. Mắt anh, tay anh như không thể rời cái máy. Nhìn mê đắm, ve vuốt yêu thương, anh điều chỉnh máy điều hòa không khí để cho máy của anh được thoải mái hơn.
Cái máy chiếm gần trọn bàn giấy Coughlin. Một tấm bảng với những nút vặn và ba cái bút nhọn tì trên giấy vẽ ô như những cây kim máy hát. Ba sợi dây ngoằn ngoèo nối máy với ba dụng cụ đo cảm giác Seiple đem gắn vào người Gulliver.
Seiple bảo Gulliver xoay ghế lại đối diện với cửa phòng, rồi loay hoay trên mình Gulliver như một viên giám ngục chuẩn bị cho một kẻ tử tội lên ghế điện. Anh quấn một cái ống cao su dày quanh ngực Gulliver và buộc hai đầu lại phía sau lưng. Cái ống sẽ kiểm soát mọi biến động trong nhịp thở. Để ghi nhận mạch và áp suất huyết, anh bọc cánh tay Gulliver trong một cái vòng có thể thay đổi dung lượng. Cuối cùng anh bảo Gulliver nắm trong bàn tay một dụng cụ có những đầu điện để đo lường xuất hạn.
Xong xuôi đâu đó, Seiple trở lại bên máy và bắt đầu quay số với vặn nút. Cái vòng trên tay căng phồng lên, và Gulliver thình lình cảm thấy được mạch máu mình đập đều đặn như tiếng trống trong một ngày lễ.
"Anh tương đối cũng thoải mái đấy chứ?" Seiple hỏi tự phía sau.
"Tương đối."
"Vậy ta chờ một chút," Seiple nói. Và vài giây sau: "O.K., ta bắt đầu."
Seiple lại nhắc lại những câu hỏi lúc trước, lần này lại còn chậm chạp hơn, hỏi từ sau lưng Gulliver trong khi Gulliver trả lời cho cánh cửa. Gulliver nghe thấy phía sau những tiếng sột soạt: Seiple nhỏm lên ngồi xuống theo rõi các hình đồ...ba cây bút cọt quẹt trên giấy.
Hỏi xong câu cuối cùng Seiple nói: "Anh vui lòng nhé, tôi muốn ta làm lại một lần nữa."
Và thế là người hỏi lại nhắc lại vẫn những câu hỏi cũ, người trả lời lại nhắc lại vẫn những câu trả lời cũ. Cuối cùng, Seiple bấm máy và cái vòng trên tay Gulliver xẹp xuống. Anh đã toan quay lại nhưng giọng Seiple đã cất lên: "Xin đại úy cứ ngồi yên như cũ. Ta chưa xong hẳn đâu."
Rồi Seiple hỏi: "Anh nghĩ gì khi anh trả lời câu hỏi có bàn thảo về Bắt Chó với một ai ngoài Sứ quán không?"
"Chẳng nghĩ gì cả. Có cái gì mà nghĩ chứ?"
"Tôi có lầm thì xin cứ sửa," Seiple cắm cảu nói. "Nhưng tôi nghĩ ở đây tôi là người hỏi và anh là người trả lời."
"Xin lỗi. Lúc đó tôi chẳng nghĩ gì đặc biệt cả."
 Ờ," Seiple hí hoáy ghi chép. "Và anh nghĩ gì khi anh trả lời câu hỏi chiến dịch có thể đã bị tiết lộ?"
"Chẳng nghĩ gì đặc biệt cả."
"Không xong rồi, đại úy. Chắc chắn anh đã nghĩ một điều gì đó."
"Tôi chỉ nghĩ là câu hỏi ấy làm sao tôi chỉ trả lời bằng có hay không được. Quả thực tôi không biết kế hoạch có bị tiết lộ hay không."
Tiếng ghi chép sột soạt. "Và anh nghĩ gì khi anh trả lời câu hỏi có thể có ai trách nhiệm tiết lộ Bắt Chó?"
"Tôi không nhớ."
"Xin ráng nhớ. Quan trọng lắm."
"Nếu tôi có nghĩ gì, đó là làm sao tôi trả lời câu hỏi ấy khi câu hỏi trước tôi cũng đã chẳng trả lời được. Tôi muốn nói, một khi tôi đã không biết kế hoạch có bị tiết lộ hay không, làm sao tôi có thể đoán ai có hay không có trách nhiệm?"
Seiple nói: "Hừm...vậy tôi cho là ta phải bắt đầu lại lần nữa. Anh có vẻ gặp khó khăn với một hai câu."
Cái vòng lại được bơm phồng lên và họ lại vấn đáp một lần nữa vẫn những câu cũ. Lần này Gulliver  kinh ngạc mà nhận thấy tim mình đập dồn dập không sao kìm giữ được, và hai bàn tay anh lạnh ngắt. Khi tới những câu hỏi Seiple đặc biệt chú ý, Gulliver tưởng như nghe được mấy cây bút cọ quèn quẹt như mấy con thú cọ cửa chuồng.
Khi họ kết thúc, Gulliver nghe thấy tiếng cuốn sổ đóng sập lại sau lưng. Anh vừa toan quay lại thì Seiple nói: "Một câu hỏi cuối cùng nghe đại úy. Anh có quen biết một nữ kịch sĩ Việt Nam tên là Như Quỳnh, được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Quỳnh Như, không?"
Gulliver cảm thấy mặt nóng bừng và máu chạy dần dật. Mấy cây bút phát ra liên hồi những tiếng quẹt, quẹt. Anh chậm chạp quay lại: "Làm sao anh biết được?"
"Xin trả lời có hay không."
"Nhưng mà chuyện đó có liên hệ gì..."
"Xin trả lời có hay không."
"Có, được chưa?"
Seiple gật đầu: "Cảm ơn đại úy, cuộc phỏng vấn xong rồi đấy."
Cuộc phỏng vấn Gulliver kéo dài cả tiếng đồng hồ, còn Đặng thì chỉ nửa tiếng sau đã thấy trở ra. Gulliver nhìn kỹ nhưng không nhận ra gương mặt bạn anh tỏ vẻ gì lo âu cả.
"Thế nào?" anh hỏi Đặng, cả hai cùng nhìn Cameron đứng dậy, chuệnh choạng bước vào phòng phỏng vấn. Đặng nhún vai: "Thì cũng như mọi khi."
Gulliver cảm thấy nhẹ nhõm, tuy không dám tin chắc. Đánh bại được máy khó thật, nhưng không phải là bất khả. Và nếu có kẻ nào đủ đảm lược đánh bại được máy, kẻ đó tất là Đặng.
Xưa nay không từng thích lai vãng ngôi biệt thự, Đặng vỗ vai Gulliver ra dấu chào, rồi trở về trại lính thám báo.
Cảm thấy mỏi mệt, Gulliver lên cầu thang trở về phòng mình. Anh dừng lại trước cửa phòng Coughlin, gõ nhẹ. Không có tiếng trả lời, cũng không có tiếng khóc thê thảm sau cánh cửa. Tuyết đã dọn đi khỏi Sứ quán. Theo yêu cầu của ban quản trị. Thật quá tệ, Gulliver nghĩ. Anh chẳng bao giờ tán thành chủ trương cho đàn bà sống ở đây, thế nhưng Tuyết là một trong những người đàn bà dễ chịu nhất, quả là một mệnh phụ kiểu xưa.
Gulliver đánh một giấc hai tiếng đồng hồ, và thức dậy thân mình đau nhức ê ẩm. Anh lấy hai viên thuốc, chỉ ăn gian có bốn phút mà thôi. Hai viên thuốc làm dịu cơn đau nhưng chẳng chút công hiệu với nỗi khắc khoải của anh. Anh xuống phòng cộng đồng tìm một cuốn sách đọc và thấy George Cameron vẫn chưa xong phỏng vấn với Seiple.
Gulliver đang lục lọi giá sách, chẳng tìm ra cuốn nào anh chưa đọc, thì Coughlin bật la lên: "Chó đẻ thật! Cứ thế này thì mình sẽ ngồi đây suốt đêm! Họ làm cái chó gì trong ấy?"
Coughlin hết còn kiên nhẫn nổi. Anh đi tới đi lui trong phòng đã hơn ba tiếng đồng hồ, chẳng thể tới an ủi người tình của mình vì anh chưa được phỏng vấn, lại cũng chẳng thể tiếp tục công việc dang dở vì Seiple sử Dụng văn phòng anh.
Giá sách ở trong một góc phòng, không xa nơi Swain và Steelman ngồi. Gulliver thấy hai người quay lại nhìn Coughlin ứa bọt mép, rồi thấy Swain ngó đồng hồ.
"Hừm," Swain nói. "Ông ấy ở trong ấy lâu quá. Chắc phải có vấn đề gì rồi. Ông có nghĩ ông ấy nói dối không?"
"Hắn không nói dối đâu," Steelman cáu kỉnh đáp, mặt ngước lên trần nhà, hai cánh mũi hấp him. "Hắn say mèm thì có."
Sally Teacher thức dậy từ sáng sớm. Nàng tắm rửa, thu xếp hành lý, rồi xuống ăn điểm tâm. Tại phòng ăn nàng gặp duy có Cameron. Trên bàn, chỗ nàng, có một lẵng hoa xinh đẹp.
Nàng đưa lẵng hoa lên mũi hít mùi hương thơm ngát, rồi thò tay lục tìm nhưng không thấy một tấm thiệp nào.
"Hoa này ai gửi vậy?" nàng hỏi.
Cameron tươi cười đáp: "Chắc là Steelman chứ ai. Lúc tôi xuống thì họ đều đã dậy cả rồi. Tiếc là tôi đã không nghĩ tặng hoa cho cô trước."
Sally lại ngửi hoa một lần nữa, rồi đặt sang một bên. "Ông ấy có điện thoại không? Tôi cần biết chương trình hôm nay."
"Cách đây lối mười phút. Ông ấy nói sẽ gặp cô tại phi trường trong một giờ nữa. Ông ăn sáng với đại tá Sloane."
Cameron lắc một cái chuông đồng nhỏ và vài giây sau chị Ba lạch bạch bước vào đợi lệnh Sally.
"Tôi rất tiếc chúng tôi đã bỏ mặc cô hôm qua," Cameron nói.
"Ô, hôm qua là một ngày tuyệt vời cho tôi đấy," Sally tươi tỉnh đáp. "Mấy người tôi gặp trong bữa tiệc Hoà Hảo mời tôi đi chơi thuyền trên sông Hậu. Vợ chồng bác sĩ Loan ấy. Hai người hết sức dễ thương. Chúng tôi ăn ngoài trời vui lắm." Nàng đã toan hỏi còn Cameron hôm qua có vui không, nhưng kịp ngậm miệng, nhớ lại buổi họp của họ. Nàng không biết buổi họp đã diễn ra thế nào, nhưng biết rõ Bennett Steelman, nàng cũng có thể tưởng tượng ra được.
Nàng đoán không sai. Cameron thèm thuồng nói ngay: "Phải chi tôi được đi với cô!" Rồi anh lẩm bẩm: "Đi đâu cũng được thay vì phải ở đây."
Sau khi Sally ăn xong món trứng với thịt nguội của nàng, Cameron sai một người lên lầu lấy hành lý cho nàng và một người khác đi gọi tài xế. Họ chia tay ngoài hành lang, và Cameron trông bịn rịn ra mặt.
Khi nàng tới phi trường, chiếc Beech BonanPa đã nổ máy, và Steelman đang nóng nảy dậm chân trên thang. Sally vội vã cho chuyển hai chiếc sắc của nàng lên máy bay và bước theo. Cho đến khi nàng đã cài đai lưng và máy bay bắt đầu chuyển bánh, nàng mới nhớ đã bỏ quên lẵng hoa trên ghế sau xe.
"Hoa đẹp lắm," nàng nói vọng sang, hy vọng Steelman sẽ không hỏi hoa đâu.
Steelman ngước mắt khỏi bản báo cáo hắn đang đọc. "Hoa nào?" hắn hỏi, rõ rệt ngẩn ngơ.
"Phải, hoa ấy...cái lẵng ấy." Sally ngập ngừng nói, cũng đâm ra ngơ ngẩn.
"Xin lỗi cô, tôi không hiểu cô nói gì." Hắn lại cắm đầu vào bản báo cáo.
Chiếc Beech đã quay lại và bắt đầu chạy ào ào. Khi họ phóng qua đài kiểm soát không lưu -- chỉ là một cái chòi bằng thiếc với ống vải chỉ hướng gió trên mái -- Sally thoáng trông thấy đại úy Gulliver đứng tựa lưng đằng trước.
Chuyến đi của Bennett Steelman chấm dứt đúng ngày 3M Tết. Anh cùng Sally trở lại Sài Gòn sáng sớm hôm đó. Còn vụ sau này được gọi là Vụ Trung bắt đầu khuya đêm đó.
Chuyện bắt đầu lúc sắp nửa đêm do một cú điện thoại của đại úy Bích từ bộ chỉ huy Cảnh sát Đặc biệt. Bích cần gấp một lực lượng thám báo để đi bắt người. Năm đội viên là đủ; chắc sẽ không có khó khăn gì.
Với tư cách cố vấn Cảnh sát Đặc biệt, Bill Coughlin nhận cú điện thoại. Anh chuyển yêu cầu của Bích cho Cameron, Cameron chuyển lại cho Swain, đến lượt Swain chuyển lại cho Đặng, và Đặng chọn năm người trong số những lính thám báo còn trong trại thay vì ra phố ăn xài tiền thưởng Tết của họ.
Bị lôi ra khỏi giường, đám thám báo mặc đồ, quơ lấy khẩu M-16 của mình, rồi vừa ngáp vừa leo lên một chiếc xe bịt bùng kín mít. Lên xe rồi, họ lần lượt bôi mặt ngụy trang. Một người lính gác Nùng mở cổng cho xe ra lúc đúng 12 giờ 1 phút sáng, phút đầu tiên của ngày đầu tiên năm Canh Tuất, năm Con Chó.
Swain ngồi phía trước cùng với Đặng và người tài xế. Thực ra anh không cần tham dự những nhiệm vụ thông thường như thế này, nhưng đây là lần ra quân đầu tiên của đội thám báo từ khi anh chính thức nhận chức cố vấn và anh nhất định mình phải có mặt.
Bình thường thì vào lúc đêm khuya này cả thị xã im lìm vắng hoe, nhưng đêm nay là những giờ phút đầu tiên của một năm mới, và pháo nổ đì đẹt khắp nơi, không khí đặc sệt mùi hương, mùi khói pháo.
Hồi chiều, vào lúc lễ Tất niên, dân thị xã đã cúng lễ thân nhân quá cố, mời họ trở về chung hưởng Tết cùng người sống. Bây giờ, Giao thừa, họ lại cúng các thần linh trên các ban thờ ngay ngoài trời. Pháo nổ, và Kương nến toả mùi ngào ngạt từ các biệt thự tráng lệ cũng như từ những con hẻm nhơ nhớp.
Chiếc xe thận trọng mở lối giữa những đường phố đầy người ngược xuôi. Phật tử nắm tay nhau đi chùa, cầm những nụ hoa mới nở bẻ từ những cây mua cho dịp Tết. Những người từ chùa trở về bẻ thêm hoa cắm lên cột đầu nhà, mong gia đình được may mắn trong năm mới. Tín đồ Hoà Hảo, không coi chùa chiền là quan trọng, thì cúng lễ giản dị hơn, ở nhà.
Chiếc xe ghé lại toà tỉnh trưởng đón đại úy Bích. Bích ra lệnh cho người tài xế bằng tiếng Việt, và xe lại tiếp tục len lỏi giữa thị xã tưng bừng.
Thoạt nhìn thì đại úy Bích trông chẳng khác nào thượng cấp của mình là thiếu tá Đỗ. Cũng gầy ốm nhưng cương nghị, cũng bộ ria mép mỏng như một nét bút chì. Nhưng chỉ thế thôi. Bích chẳng thể có được tâm trí của thiếu tá Đỗ. Không hẳn là một anh ngu ngốc kiểu như thiếu tá Ngọc bên Cảnh sát Dã chiến, nhưng cũng chẳng được như thiếu tá Đỗ, người vừa nhanh trí, vừa khinh bạc, lại vừa tự tôn một cách bệnh hoạn. Không phải là một viên chức cảnh sát lý tưởng, như thiếu tá Đỗ.
Dùng tiếng Anh cho Swain hiểu, Bích cho Đặng hay nhiệm vụ của họ trong khi chiếc xe khó nhọc ra khỏi thị xã. Do tin mật của một điệp viên thâm nhập trong hàng ngũ Việt cộng, từ hai tuần nay Cảnh sát Đặc biệt canh chừng một bến đò vắng bên bờ sông Hậu. Trong hai tuần đó, đã bốn lần họ quan sát thấy một người đàn bà -- điều tra ra là một thợ may ở địa phương -- chở vũ khí bằng một chiếc ghe nhỏ. Cảnh sát Đặc biệt không bắt bà ta vì hy vọng theo dõi bà ta sẽ tìm ra những đầu mối Việt cộng khác. Cả bốn lần họ đều thấy người đàn bà chuyển vũ khí gói trong vải dầu -- AK-47, súng phóng lựu, moóc-chê nhẹ và đại liên -- từ dưới ghe lên một chiếc Lambretta. Sau đó bà ta lái xe chạy về hướng ngoại ô thị xã. Chắc bà ta đã đề phòng bị theo dõi nên cả bốn lần cảnh sát đều mất dấu. Khoảng hai giờ sau họ mới lại tìm ra bà ta trên đường từ ngoại ô trở về thị xã. Họ theo về tới tận nhà bà ta, chỉ cách bộ chỉ huy Cảnh sát Đặc biệt có vài khúc đường, nhưng bên trong chiếc xe Lambretta đã trống trơn.
"Vậy bây giờ ta đi bắt mụ ấy hả?" Swain hỏi khi Bích ngừng lời.
"Phải."
 Ở đâu?"
Bích lắc đầu. "Nhân viên của tôi vẫn mất dấu mụ ta. Nhưng nếu vẫn như mọi lần ta sẽ tóm được mụ trên đường về thị xã."
"Vì sao bây giờ anh quyết định bắt thay vì tiếp tục theo dõi?" Swain lại hỏi.
"Vì đêm nay mụ ta không đi một mình," Bích đáp. "Có một người khác đi cùng. Có thể là một tay quan trọng."
Suốt từ lúc lên xe Đặng không nói năng gì. Trông anh như đang ngủ gật. Ngồi kẹp giữa Bích và người tài xế, anh nhắm cả hai mắt và để đầu gục xuống ngực. Nếu cả bốn người đều là Việt Nam thì trên xe cũng không đến nỗi chật chội, nhưng Swain chiếm nhiều chỗ bằng cả hai người Bích và Đặng.
Con lộ vắng vẻ khi xe đã bỏ lại đằng sau những túp nhà lụp xụp mái tôn bao quanh thị xã và hướng về sông Hậu. Họ lướt qua những ruộng đồng lặng lẽ, những ngọn lúa rì rào dưới nước trong ánh trăng như thể cũng đang đón mừng xuân mới. Năm sáu cây số sau đó không ai nói gì nữa, cho tới khi Swain trông thấy hàng chòm ánh đèn phía trước.
"Ê, tôi biết chỗ này mà," anh lên tiếng. "Sênh Tiền chứ gì."
 Đúng là Sênh Tiền đó," Bích xác nhận. "Mụ ta đi giao vũ khí tại đấy."
Một lúc sau Bích thò đầu ra cửa chăm chú quan sát, rồi ra lệnh cho tài xế dừng lại sau một chiếc xe không mang dấu của cảnh sát đậu bên ven đường. Đứng bên chiếc xe này là hai nhân viên Cảnh sát Đặc biệt, người Mỹ vẫn thường gọi là Chuột Bạch để phân biệt với cảnh sát thường. Cũng như mọi Chuột Bạch khác, cả hai người đều mặc y phục ở đâu người ta cũng nhận ra ngay, sơ-mi trắng, quần đen, giày mũi nhọn, và đôi kính đen dù trong đêm khuya. Một người đang hăm hở nói trong máy truyền tin cầm tay.
Họ xuống xe và Đặng ra lệnh cho năm người lính thám báo bố trí dưới một con lạch bên đường. Với bộ bà ba đen và mặt bôi nhọ nhem, năm người gần như biến mất trong bóng tối. Sau đó Đặng quay lại nói gì đó với người tài xế, anh này gật đầu, mở máy và quành xe lại. Chạy cách xa khoảng gần năm trăm thưóc, anh đậu xe, tắt máy, tắt đèn.
Viên cảnh sát cầm máy truyền tin gọi Bích, giọng the thé, đầy kích động. Swain hỏi Đặng có chuyện gì.
"Chiếc Lambretta sắp tới đó," Đặng đáp. "Nó vừa qua khỏi trạm quan sát đầu của ta. Có hai người trên xe." Hai tên Chuột Bạch ra phía sau xe họ, lôi ra hai vật dài bằng thép đầy mũi nhọn gắn lò so. Rồi một người đẩy xe xa mặt đường hơn, trong khi người kia bố trí hai cái bẫy trên đường, các mũi nhọn đều hướng về phía Sênh Tiền. Dù sáng trăng, từ xa các mũi nhọn ấy cũng không trông thấy được.
Đặng ra dấu bảo Swain rời khỏi mặt đường đi ẩn mình. Swain đi được vài bước thì Đặng gọi nhỏ: "Trung úy, bên này an toàn hơn. Nếu chúng kháng cự và lính của ta phải nổ súng thì ở bên ấy trung úy sẽ nằm ngay dưới tầm đạn."
Swain rủa thầm. Sao mình ngu vậy kìa! "Ờ, ờ, anh nói phải, cám ơn nghe." Anh xuống nấp dưới lạch theo mọi người, mừng thầm vì bóng tối không ai thấy anh đỏ mặt tía tai.
Hai phút sau, một luồng ánh sáng lắc lư tách ra khỏi đường sáng chân trời, khỏi những ánh đèn ở Sênh Tiền, tiến về phía họ. Hai phút sau nữa thì họ nghe được tiếng ù ù của chiếc Lambretta chạy rất nhanh.
Nhân viên của Bích bật một ngọn đèn pha lúc chiếc Lambretta chỉ còn cách hai cái bẫy khoảng hơn một thước, chiếu thẳng vào kính chắn gió. Chiếc xe ba bánh đảo một chút nhưng không tránh được mấy mũi thép. Chỉ trong một giây đồng hồ bánh trước, rồi cả hai bánh sau, đều nổ. Bốp! Bốp-bốp! Chiếc Lambretta nghiêng ngửa giữa đường, xoay hai vòng, rồi đổ kềnh ra.
Đội lính thám báo trèo lên khỏi con lạch, thận trọng tiến lại chiếc xe đổ, súng hờm trên vai. Đầu tiên là một bàn tay đầm đìa máu, rồi một cánh tay nhơ nhớp, và cuối cùng một cái đầu bù rối thò ra ngoài cửa xe bây giờ mở lên trời. Đó là một người đàn bà khoảng năm mươi tuổi, mặt mũi thất thần. Hai người lính thám báo kéo bà ta ra khỏi xe, rồi lôi lên một cô gái chỉ chừng mười tám tuổi. Cô gái cũng có vẻ thảng thốt; nhưng cả hai người chắc không ai bị thương nặng, chỉ trầy trụa ít nhiều mà thôi.
Một viên Cảnh sát Đặc biệt dùng đèn bấm làm hiệu, và chiếc xe bít bùng nổ máy trở lại bên họ. Trong khi lính thám báo lôi hai người tù lên xe, đại úy Bích khám xét thùng chiếc Lambretta. Trên xe hoàn toàn trống rỗng
Bích, Đặng cùng Swain lên xe cảnh sát trở về thị xã, theo sát sau chiếc xe bịt bùng. Một mặt ngồi xe này thoải mái hơn, mặt khác họ có thể trông chừng xe kia. Hai người đàn bà chắc không dám tìm cách chạy trốn giữa đám lính súng ống đầy mình, nhưng Bích nói không muốn để họ bị lính thám báo hành hạ. Đây là trách nhiệm của cảnh sát.
Bích mở máy truyền tin yêu cầu liên lạc với Trung tâm Thẩm vấn tỉnh. Bích nói rất nhiều nhưng Swain chẳng hiểu gì hết, anh chỉ nghe ra cái tên Ries mà thôi.
Rồi Bích trao máy cho Swain và nói: "Ông Ries muốn nói chuyện với anh."
Swain bấm nút: "Swain đây."
"Harry đó hả? Chuck Ries đây. Này Harry, mẻ lưới của các anh có quan trọng lắm không?"
Swain ngó Bích và Bích nhún vai. "Tụi tôi cũng chưa rõ. Chắc phải đợi đến lúc thẩm vấn mới biết được."
 Ờ. Nghe này, Harry. Hiện giờ tôi bận quá đi. Phân nửa nhân viên Trung tâm thẩm vấn nghỉ Tết. Thế rồi tên cán bộ Việt cộng lừa ta vào ổ phục kích vừa được gửi trả lại chúng tôi chiều nay, và trên Sài Gòn muốn tôi tra hỏi hắn 24 tiếng trên 24 kỳ cho tới lúc hắn phải mở miệng. Tôi không có thì giờ lo những chuyện vặt được, Harry à. Lão Steelman canh tôi với chuyện này."
"Tôi hiểu lắm," Swain thông cảm nói, nhớ lại cơn giận dữ của Steelman.
"Tôi biết thế nào anh cũng hiểu tôi. Ờ, Harry này, tôi biết anh vừa phải thức cả đêm và tôi không muốn đòi hỏi anh chút nào, nhưng Steelman nhất định đòi phải có người của Sứ quán hiện diện trong các buổi thẩm vấn. Có thể nào anh lo mấy má này dùm tôi được không? Đại úy Bích đã thỏa thuận điều khiển cuộc thẩm vấn, anh chỉ việc ngồi đó thôi."
Swain gật đầu ngay:  "Được mà. Tôi rất sẵn sàng giúp anh một tay."
"Tuyệt quá. Còn chuyện này nữa, Swain à. Trong lúc tụi tôi tra hỏi thằng cán bộ đó thì ở đây như cái sở thú vậy. Tốt hơn có lẽ các anh nên đưa tù nhân của các anh về nhà KĐ trong Sứ quán mà điều tra."
"KĐ? Cái gì vậy?"
Ries bật cười. "Khí đốt và Điện. Lũ quỷ trong Sứ quán vẫn gọi đùa nhà thẩm vấn như vậy đó."
"Tôi không hay là ta có cái nhà đó đấy nghe," Swain nói.
"Có đấy," Ries nói. "Bảo Đặng chỉ cho anh. Mà này, anh có thể nhờ Đặng tiếp tay các anh. Đặng là tay thẩm vấn cừ nhất của ta...dĩ nhiên là sau tôi."
Swain ngó Đặng và Đặng gật đầu. "O.K. Chuck. Vậy tụi tôi sẽ cứ như thế."
"Tuyệt lắm! Cám ơn anh nhiều lắm nghe, Harry. Thôi nhé."
Kim đồng hồ vừa chỉ 2 giờ sáng khi hai chiếc xe về tới Sứ quán. Bích cho bọn Chuột Bạch về trong khi lính thám báo của Đặng giải hai người tù tới một căn nhà, bốn vách là những tấm nhôm đập dẹp la liệt những hàng chữ Budweiser(Một nhãn hiệu bia). Lúc đó Swain mới nhớ ra đó là căn nhà Gulliver đã đi qua không nói năng gì lần dẫn anh đi thăm thú khuôn viên Sứ quán ngày đầu anh đến tỉnh này.
Bọn lính thám báo trở ra không có hai người nữ tù Việt cộng. Đặng chỉ định hai người ở lại gác cửa và cho ba người kia về ngủ.
Swain theo chân Đặng và Bích vào bên trong, và thấy dưới ánh sáng ngọn đèn điện duy nhất hai người nữ tù đã được xếp đặt đâu đấy. Người đàn bà lớn tuổi bị trói bằng dây da vào một cái ghế gỗ lưng cao kiên cố gắn liền vào sàn nhà. Những sợi dây trói chặt hai cổ tay, hai mắt cá, ngang sườn và ngang trán. Cô gái bị trói vào một cái bàn thấp, hai chân bị treo cao, dang rộng, hai đầu gối móc trong hai cái vòng. Cái bàn trông như thứ bàn ta thấy trong phòng khám bệnh của một bác sĩ sản khoa hay trong phòng đỡ đẻ một bệnh viện. Cả hai người đều không còn mảnh vải che thân.
Swain cố gắng thôi nhìn giữa đôi chân người con gái và đưa mắt đảo khắp căn phòng. Phòng rộng chừng hai thước vuông, tường và trần nhà đều gắn những tấm nhựa ngăn tiếng động. Sàn bằng bê-tông và thoai thoải dốc xuống một cái lỗ to bằng nắm tay. Trong phòng cũng còn có một cái bàn với bốn cái ghế, và, dựa bên một vách tường, một cái ghế dài. Trên ghế dài có khoảng năm, sáu máy điện thoại dã chiến với máy phát điện, một cái hộp gỗ, và một ống phun nước cuốn tròn nhiều vòng và gắn vào tường. Không có một cửa sổ nào, cũng chẳng có quạt hay máy điều hòa không khí. Không khí ngột ngạt nặng nề, và phảng phất mùi thuốc sát trùng.
Một tiếng động dị thường khiến Swain quay trở lại nhìn cô gái. Hai mắt nhắm nghiền, cô ta đang khóc và lẩm bẩm rền rĩ khó ai hiểu ra được. Một thứ âm thanh của con thú hơn là của con người, một thứ âm thanh vượt xa những giọt nước mắt, vượt xa nỗi kinh hoàng thông thường.
Mặc dầu nhăn nhíu vì hãi hùng, khuôn mặt cô gái vẫn xinh đẹp. Swain quan sát thân thể cô. Cô gái hơi gầy nhưng khỏe mạnh, hai vú nhỏ với hai đầu vú sẫm màu, những bắp thịt bụng bập bùng theo tiếng nức nở. Hai chân treo trên hai cái vòng khiến hạ bộ cô mở ra trước mắt Swain, và chính ý thức sự phơi trải tuyệt vọng đó làm cho máu chảy dần dật trong cơ thể Swain.
Anh liếc mắt về phía người đàn bà lớn tuổi và cơn kích thích tiêu tan. Đôi vú như hai túi rượu rỗng chảy dài xuống bụng, nhăn nheo như khuôn mặt bà. Bà ta vẫn bình thản, đôi mắt đầy căm hờn hết nhìn Bích lại nhìn Đặng.
Bích nắm tay Swain nói: "Trung úy muốn về cũng được. Tôi sẽ nói với ông Ries là trung úy vẫn có mặt."
Swain ngơ ngẩn. "Về? Tại sao tôi lại nên về?"
Bích nhún vai. "Mọi chuyện có thể trở nên...khó khăn."
Swain linh cảm lần này chỉ thị R2R-36 của MAC-V cũng như phương pháp Ả-Rập sẽ ra khỏi phòng cả. Anh cười với Bích và nói: "Không sao đâu, đại úy. Nếu khó khăn mới có hiệu quả thì tôi không ngán đâu."
"À, vậy ra trung úy hiểu cả," Bích hoan hỷ. "Lúc nãy tôi không dám chắc. Tốt lắm. Ta sẽ bắt đầu với mụ già trước."
"Sao vậy?" Swain hỏi. "Nếu là tôi, tôi sẽ bắt đầu với con nhỏ này trước. Trông nó xìu lắm rồi."
Bich mỉm cười. "Tra mụ già tức là ta tra con nhỏ đó. Do cái này," y vừa nói vừa lấy ngón tay gõ vào đầu mình.
Bích gật đầu với Đặng và hai người tiến lại bên ghế người đàn bà lớn tuổi. Swain nhận thấy tiếng rền rĩ của cô gái ngưng bặt. Cô ta nghiêng đầu về phía bạn cô, hai mắt mở lớn chăm chú ngó.
Đặng ngồi thụp xuống trước mặt người đàn bà lớn tuổi rồi dịu dàng hỏi: "Bà tên gì?"
Ngay cả Swain cũng hiểu anh hỏi câu đó. Vậy mà người đàn bà dường như không. Bà ta thờ ơ ngó lại Đặng, không trả lời.
Bích lại bên cái ghế dài và lục lạo trong cái hộp gỗ. Y trở lại, xỏ đôi tất tay bằng da đen. Tới bên Đặng, y nhếch mép, gật đầu, và Đặng lại nhỏ nhẹ hỏi: "Bà tên gì?"
Bích đợi thêm năm giây nữa rồi vung tay đấm ngay giữa mặt ngưòi đàn bà, làm vỡ sống mũi. Swain nghe một tiếng rạo và trông thấy máu phun ra có vòi. Máu bắn đầy mặt Đặng khiến mặt anh như người bị bệnh đậu mùa. Đặng không lùi, cũng không né, chỉ lập lại câu hỏi: "Bà tên gì?"
Bích đợi thêm năm giây nữa rồi đấm ngay miệng người đàn bà. Lần này bà ta nhổ ra mấy mảnh răng gẫy. Phía sau họ, người con gái bị trói trên bàn lại bắt đầu rền rĩ.
Bích nhìn Đặng. "Chạy điện nghe?" y nói bằng tiếng Anh
"Trấn nước trước hơn," Đặng đáp.
Đặng đứng lên và bước sang một bên, trong khi Bích trở lại cái ghế dài và tháo ống nước. Y kéo xềnh xệch ống nước tới và bảo Swain: "Trung úy làm ơn mở nước dùm tôi nghe. Mở thật hết cỡ đó."
Swain tìm thấy một cái bánh xe bên cạnh chỗ ống nước gắn vào tường và xoay mạnh. Nước ào ra trong tiếng rít, phụt ngay giữa mặt người đàn bà, dán chặt bà vào lưng ghế, khiến mặt bà nhăn nhíu như người phi công lúc cho máy bay từ trên cao nhào xuống thấp. Bích cho nước phụt từ đầu xuống chân rồi lại từ chân lên đầu bà khiến Swain không còn nhìn thấy bà nữa.
Một phút sau, Bích ra dấu và Swain tắt nước. Khắp thân hình người đàn bà đỏ ửng và phồng lên như là bị mọc mụn hay ăn phải nấm độc. Đặng lại ngồi thụp xuống trước mặt bà: "Bà tên gì?"
Không một tiếng trả lời.
Bích kéo ống nước trở lại cái ghế dài, rồi đem tới hai máy điện thoại với hai máy phát điện. Swain trông thấy các đầu dây đều gắn kẹp bằng sắt lởm chởm.
Trong khi Bích lắp mấy cái kẹp vào hai đầu vú người đàn bà, Đặng cởi dây trói ở mắt cá, kéo hai chân bà dang ra, rồi cột trở lại. Anh bước sang một bên và Bích ngồi xuống hí húi gắn một cái kẹp vào hạ bộ bà. Bích thọc hai ngón tay gắn một cái kẹp nữa vào tuốt bên trong.
Bích bước lùi ra, nắm lấy cái cần máy điện thoại và hất đầu ra hiệu cho Đặng cầm cái cần máy thứ hai. Đặng lắc đầu, hất hàm về phía Swain. Bích mỉm cười, lên tiếng: "Trung úy giúp tụi tôi nghe."
"Hẳn rồi." Swain nắm lấy máy điện thoại thứ hai, và khi Bích ra hiệu, cả hai cùng quay cái cần. Người đàn bà giật bắn mình, la thất thanh.
Sau năm sáu vòng, Bích dừng tay và Swain dừng theo. Đặng chờ cho đến lúc người đàn bà hết run rẩy rồi lại hỏi: "Bà tên gì?"
Người đàn bà thở hổn hển, hai mắt thất thần. Nước chảy ròng ròng trên người, và từ mũi, miệng, máu không ngớt nhỉ ra. Nhưng bà vẫn không trả lời câu hỏi của Đặng.
Đặng cúi nhìn người đàn bà. Rồi Swain nghe thấy anh nói rất nhỏ: "Bà chị giỏi lắm. Giỏi lắm." Swain tưởng như có ít nhiều kiêu hãnh trong giọng nói của Đặng.
Bích đi tới cửa, mở bật ra, gọi: "Hạ sĩ! Mau!61 " Một người gác cửa xuất hiện tức thì. Bích nói rất nhanh bằng tiếng Việt, và người kia gật đầu, chạy đi.
"Ta làm gì bây giờ?" Swain hỏi.
"Bây giờ ta tra đứa con gái," Bích đáp.
Cô gái, miệng vẫn rên rỉ và hai mắt vẫn nhắm, không nghe thấy Bích lại gần. Khi y bóp vú cô, cô vụt mở mắt, kêu thét lên. Bích cười lớn. Dùng cả hai tay đè lên hai vú cô gái, y hỏi bằng giọng chế giễu miệt thị: "Cô tên gì?"
Swain đã tưởng cô gái thế nào cũng sụm ngay, anh sẵn sàng đánh cá một năm lương nữa. Anh ngẩn người khi ngay câu hỏi vô hại đó cô ta cũng không chịu trả lời. Cô ngoái đầu ngó bạn cô như tìm thêm sức mạnh, rồi cô bậm môi không nói không rằng.
Gần như một cách thờ ơ, Bích quạt tay đập vào mặt cô, một lần, hai lần, rồi lại hỏi, giọng chán chường: "Cô tên gì?" Cô gái vẫn nín thinh.
Swain lắc đầu bực bội, nhưng Bích vẫn thản nhiên. Y buông tiếng cười, rồi lại ngồi bên Đặng, chỗ kê cái bàn với bốn cái ghế.
"Bây giờ sao?" Swain lo lắng hỏi, e hai người kia tính bỏ cuộc.
"Ta chờ," Bích đáp.
Swain không hiểu gì cả. Chờ cái gì? Nhưng rồi anh nhún vai và cũng kéo ghế ngồi. Giây phút lặng lẽ trôi. Hai mắt Swain không sao rời khỏi hạ bộ người con gái bị trói trên bàn.
Đại úy Bích để ý và mỉm cười. "Con nhỏ của trung úy đấy, nếu trung úy muốn," y nói.
Swain nhún vai. "Cũng là một cách giết thì giờ."
Bích nói tiếng Việt với Đặng và hai người đứng lên tiến ra cửa. "Trung úy có mười lăm phút đấy."
Swain đâu cần nhiều thì giờ đến thế. Anh khóa cửa lại, cởi bỏ quần bà ba và quần lót. Hai tay xoa nắn dương vật, anh vừa toan đến bên cô gái thì người đàn bà lớn tuổi cất tiếng thóa mạ anh bằng tiếng Việt. Anh quay lại nhăn răng cười: "Mụ thèm lắm hả? Thôi chớ, mụ già, xấu quá rồi, ai mà ham!"
Anh tiến lại chỗ cô gái nằm lặng lẽ, hai mắt vẫn nhắm nghiền nhưng không còn rên rỉ nữa. Anh bước vào giữa hai chân cô gái bị treo cao, và sau một chút lúng túng, đột nhập thân thể cô. Cô gái không cử động, không kêu, không mở mắt. Trong chín muơi giây là Swain xong.
Anh mở cửa khi nghe tiếng gõ. Bích và Đặng đi vào, mỗi người mang một cái thùng cạc-tông, theo sau là một người lính thám báo nắm trong tay một sợi dây. Ở đầu dây là một con heo con đang lồng lộn.
Swain thụt lui. "rả..."
Họ bước qua mặt Swain và đặt hai cái thùng lên chiếc ghế dài. Bích ra lệnh và người lính thám báo đem cột con heo rồi đi ra. Hai người đàn bà ngẩn mặt ra ngó, bốn con mắt láo liên.
"Các anh đem con heo tới làm chi vậy?" Swain hỏi Bích.
 Để biểu diễn," Bích đáp, rồi bắt tay vào việc, không ngó đến Swain nữa. Y lại bên ghế dài, thò cả hai tay vào trong một cái thùng lôi ra một con rắn màu lục, dài khoảng một thước và to cỡ năm phân. Y mang con rắn tới chỗ trói cô gái, một tay nắm đuôi rắn, tay kia nắm mình rắn cách cái đầu khoảng hai mươi phân. Cái đầu rắn lặc lè trong không khí.
Cô gái rú lên ngay trước khi Bích đến cạnh cô. Y đến đứng giữa hai chân cô chẳng khác nào Swain mới mấy phút trước, và hạ thấp con rắn xuống. Con vật cảm thấy hơi nóng từ hạ bộ cô gái, tức thì vươn cổ lên, cố trườn mình phóng tới.
Con rắn mổ một cái. Cô gái mắt dại đi và mép sùi bọt, thét lên một tiếng như xé ruột rồi ú ớ không thôi. Bích mỉm cười, bỏ rắn vào thùng, và bắt đầu tra hỏi.
Đặng dịch cho Swain nghe. "Cô này từ Vùng Ba Chiến thuật, từ Tây Ninh tới. Vũ khí chuyển tới Tây Ninh từ kho tiếp liệu Snoul, bên Miên. Từ đó được phân phối mọi nơi. Chuyến này cô ta đi theo để kiểm soát hệ thống phân phối, xem vũ khí có tới nơi tới chốn không."
"Vậy thì vũ khí họ giao cho ai rồi?" Swain hỏi.
 Đại úy Bích đang hỏi điều đó," Đặng đáp.
Cô gái nói một câu gì đó bằng một giọng như tạ lỗi, và Bích gắt ầm lên. Cô lắc đầu. Bích đấm ngay vào mặt cô rồi chỉ tay về phía thùng rắn. Cô gái bật nức nở.
"Cô ta nói cô không biết người ấy là ai," Đặng dịch. "Cô chỉ biết đó là đồng chí Trung. Tên này biết mật hiệu, và bà kia, người tỉnh này, xác nhận y đúng là người trách nhiệm nhận lãnh vũ khí."
"Trung à?" Hai hàng lông mày Swain nhướng lên rồi lại sụp xuống ngờ vực. "Và y ở Sênh Tiền?" "Phải."
"Bộ dạng tên Trung đó thế nào?" Swain sôi nổi hỏi.
Đặng hỏi Bích và Bích hỏi cô gái. Nghe câu trả lời, Đặng nhún vai bảo Swain: "Thiếu gì người như cô ta tả. Gầy, thấp, khoảng bốn mươi đến bốn mươi lăm tuổi."
"Thiếu gì người hả? Đâu có được!" Swain la, sôi nổi hơn bao giờ hết. "Tôi biết thằng này mà, Đặng! Tôi biết nó mà! Hỏi coi nó ở chỗ nào."
Bích tức thì hỏi ngay. Cô gái vừa trả lời vừa lắc đầu. Bích đấm vào mặt cô một lần nữa. "Nó nói nó không biết, trung úy à," Bích nói. "Nó nói lần đầu nó đến tỉnh này và nó không biết đâu với đâu cả. Nó bảo hỏi mụ kia."
"Hỏi nó có trông thấy bót cảnh sát Sênh Tiền không," Swain nói. Anh quay qua Đặng. "Tên Trung tôi biết ở cách bót cảnh sát bốn nhà, cùng một bên đường. Nhà hai tầng, cửa sổ có chấn song ngồ ngộ. Mà ở đó chỉ có nhà này tầng trệt không phải là một cửa hàng."
Bích hỏi, cô gái trả lời, vẫn lắc đầu. Bích lại đấm vào mặt cô một lần nữa. "Nó nói không nhớ có bót cảnh sát nào hay không."
"Con mẹ nó!" Swain thốt lên, hai bàn tay hộ pháp đấm vào nhau. Anh hiểu ra những gì đang dồn dập đến với trí tưởng anh. Nếu gạt bỏ được Trung, Mai sẽ mất chồng. Nàng sẽ không còn là Bà Mai nữa, sẽ lại là Cô Mai.
"Ta tra con mụ già đi," anh đề nghị.
Bích gật đầu và hỏi người đàn bà một câu dài. Người đàn bà vẫn câm nín. Bích tuy thế không đánh đập bà ta nữa, y rảo bước tới cởi dây cột con heo, dùng cả hai tay lôi xềnh xệch con vật lại. Giao dây cho Đặng giữ, y trở lại bên cái ghế dài, mở cái hộp cạc-tông thứ hai và lấy ra một cái búa tạ cán ngắn, một cái bễ trông như đàn phong cầm, và một lưỡi dao cạo dài.
Hai người đàn bà nhìn theo từng cử chỉ của Bích như bị thôi miên, cố đoán y sẽ giở trò gì. Swain cũng đờ người ra ngó, cảm thấy mình như đứa trẻ đi coi ảo thuật.
Những gì anh chứng kiến sau đó anh tưởng như không thể tin ở mắt mình được.
Bích cầm búa, giơ cao khỏi đầu, và bổ xuống thật mạnh ngay giữa hai mắt con heo. Con vật tru lên, té quỵ. Nó nằm mê man, hai mắt trợn dộc, hai bên sườn bập bùng. Bích một tay nắm lấy cái đuôi quăn tít con heo, tay kia vớ lấy cái bễ. Y cố nhét nòng bễ thật sâu vào hậu môn con vật. Xong xuôi đâu đấy, y đứng dậy, dùng chân đạp ống bễ.
Con heo bắt đầu phình lên như một chiếc khinh khí cầu. Càng lúc càng lớn hơn, lớn một cách không thể tưởng, gần như một cách hài hước, cứ như trong tranh hí họa các báo ra ngày thứ bảy. Bụng nó căng ra tới mức lớp da hoá thành trong suốt, và Swain trông thấy chằng chịt những mạch máu, đường gân xanh đỏ.
Bích lấy lưỡi dao, làm bộ trịnh trọng dùng ngón cái ướm xem có bén không. Y liếc nhìn phản ứng người đàn bà và cười mỉm khoái trá. Bà ta há hốc miệng đầy âu lo.
Rất chậm chạp, để cho người đàn bà nhìn rõ từng cử động của mình, đại úy Bích ướm lưỡi dao trên cái bụng căng phình của con heo một lúc thật lâu. Rồi, bằng một nhát thật nhanh, thật ngọt, y nhấn con dao xẻ một đường dài.
Một tiếng bục vang lên như khi ta làm nổ một quả bóng. Bao nhiêu ruột gan con heo phọt ra, tung toé lầy nhầy, rớt xuống thành một đống lớn, nghi ngút hơi, ngay chân người tù. Người đàn bà rú lên, dãy dụa rồi ói mửa.
"Hơ," Swain thở mạnh, thiếu chút nữa anh cũng ói mửa luôn. Căn phòng ngập mùi hôi thối. Con heo, chưa chết, dãy tê tê, móng chân cào trên sàn bê-tông.
Bích và Đặng mau lẹ cởi trói hai người tù và đem họ đổi chỗ cho nhau, cột cô gái vào ghế và người đàn bà vào bàn. Khi người đàn bà bị trói chặt và hai chân treo lên hai cái vòng rồi, Bích tháo cái bễ ra và kéo tới giữa hai chân bà ta.
Thế rồi cũng như với cô gái, Bích không cần phải làm hết những gì y đe dọa. Bích mới thọc cái nòng bễ vào hậu môn người đàn bà khoảng ba phân bà ta đã thét lên và bắt đầu khai với họ những gì họ muốn biết.
Người đàn bà cũng không biết nhiều lắm. Trong tổ của bà, mỗi người chỉ được biết một người cấp trên trực tiếp và một người cấp dưới trực tiếp, và lại chỉ biết qua một bí danh. Nhưng bà biết cũng đủ, và khi đã chịu nói rồi, bà nói hết, gần như hăng hái nữa, mặc tình cho Đặng hướng dẫn. Lúc này thì đại úy Bích lại đâm chán không thiết nghe nữa, y chỉ thích thú lúc tra tấn mà thôi. Y bỏ mặc Đặng lấy lời khai, bước ra ngoài tìm thuốc hút.
Đến lượt Đặng lại để viên cố vấn mới của mình điều khiển lấy khẩu cung. Swain đặt câu hỏi cho Đặng, Đặng hỏi lại người tù rồi dịch câu trả lời. Người đàn bà xác nhận hết những giả thiết thao thức của Swain. Bà cho hay chuyến nào cũng vậy, bà dùng ghe lên Tây Ninh chở vũ khí về giao cho đồng chí Trung ở Sênh Tiền. Bà không biết sau đó Trung đem vũ khí đi đâu hay làm gì. Thế rồi, vẫn theo Đặng dịch lại, bà tả căn nhà của đồng chí Trung gần y hệt như Swain đã tả cho Đặng nghe -- cách bót cảnh sát bốn nhà, hai tầng, cửa sổ có chấn song, nhà duy nhất ở dãy đó mà tầng trệt không phải là cửa hàng.
Swain chỉ cần có thế. Anh gọi đại uý Bích vào và hãnh diện thuật lại những điều họ vừa biết. Bích đồng ý phải đi bắt ngay đồng chí Trung.
Bích mau lẹ phân công. Swain xuống trại lính thám báo tập hợp lại toán đi bắt người. Phần Đặng phải chích cho mỗi người tù một mũi moọc-phin. Không phải Bích đột nhiên trở nên vị tha, dẫu rằng hai người đàn bà sẽ bớt đau đớn. Thuốc sẽ làm họ đờ đẫn. Bây giờ không kịp giải họ về trung tâm thẩm vấn được, và Bích không muốn họ bàn bạc với nhau dựng lên một chuyện hoàn toàn ăn khớp lúc tái tục thẩm vấn. Chính Bích thì đi gọi điện thoại báo cáo với bộ chỉ huy Cảnh sát Đặc biệt.
Đặng còn lại một mình với hai người nữ tù. Anh đến bên cô gái, rút từ trong áo ra sợi dây đeo cổ vẫn mang trong mỗi chuyến công tác thám báo. Anh tháo nắp ống moọc-phin chích cho cô gái. Sau đó anh mở ống thiếc buộc ngay bên ống chích, lấy ra một viên thuốc, đặt vào miệng cô, rồi một tay đè đầu xuống, một tay ấn cằm lên. Quay sang người đàn bà, anh tuần tự lập lại những động tác đó, tựa một thày tu cử hành một nghi thức.
Anh hành động hết sức dịu dàng. Tuy vô cùng đau lòng, anh không thể để họ bị thẩm vấn thêm nữa về  đồng chí Trung", và như thế, tháo ngòi quả bom nổ chậm Swain đã vô tình đem lại cho anh. Tất nhiên họ hoàn toàn không hay biết chuyện này, nhưng anh vẫn kiêu hãnh vì họ. Họ đã làm tròn nhiệm vụ của họ. Và mỗi lần anh giữ không cho miệng mỗi người hả ra, anh lại cúi xuống hôn phớt lên môi họ cái hôn vĩnh biệt. Anh cảm thấy được một vị mặn, hơi đắng, vị của mồ hôi và hãi hùng pha lẫn với vị hạnh nhân.
Vẫn chiếc xe bịt bùng ấy lại đưa họ cùng toán lính thám báo trở lại Sênh Tiền. Họ cho xe đậu trước cửa bót cảnh sát, cách nhà Nguyễn Khắc Trung không bao xa.
Đại uý Bích của bộ chỉ huy Cảnh sát Đặc biệt, chỉ huy phó cảnh sát trong tỉnh, cánh tay mặt của thiếu tá Đỗ đầy quyền uy, chẳng buồn đi gặp nhân viên bót cảnh sát Sênh Tiền. Để Swain ở lại xe như chính Swain đề nghị, Bích cùng Đặng dẫn lính thám báo thẳng tới nhà đồng chí Trung, đạp cửa xông vào.
Đối với bất cứ gia đình Việt Nam nào, người xông nhà đầu năm vô cùng quan trọng, là điềm báo năm mới sẽ may mắn hay xui xẻo. Nếu là một người giàu có, gia đình sẽ được phát tài; nếu đó là người đức hạnh, gia đình sẽ được một năm bình an thuận thảo. Cho nên hầu hết đều đã lo liệu từ trước, mời sẵn một người thường gặp may mắn đến đạp đất nhà cho mình. Năm Con Chó này, những người xông nhà cho gia đình Trung không hề được mời, và họ không chỉ mang tới xui xẻo mà thôi, họ mang tới cả một tai họa.
Mười lăm phút sau khi phá cửa, toán lính thám báo trở ra, lôi kéo một người đàn ông trung niên chỉ mặc đồ ngủ mỏng, miệng rỉ máu và một mắt tím bầm. Họ tống ông ta lên xe và rồ máy cho xe chạy. Lúc đó là đúng bốn giờ sáng.
Khi mặt trời ló rạng thì Nguyễn Khắc Trung chỉ còn là cái xác không hồn.
Dĩ nhiên họ không hề định giết Trung. Trung chết chỉ vì họ căm giận. Căm giận vì lục soát nhà Trung họ không tìm được vũ khí nào. Căm giận vì khi trở về nhà Khí Đốt và Điện của Sứ quán họ tìm ra hai người nữ tù đã chết cả.
Đại úy Bích, vẫn tự phụ mình là chuyên viên trong những vụ như thế này, tìm ra dấu vết xyanuya trên lưỡi hai người đàn bà. Lúc đầu y không làm sao nghĩ ra họ giấu thuốc ở đâu cũng như bỏ thuốc vào miệng bằng cách nào, rồi y đành kết luận họ đã giấu thuốc trong miệng từ trước. Chẳng có ai đã nghĩ đến chuyện kiểm soát miệng họ cả. Cả đám cảm thấy như mình bị đánh lừa, và trút hết giận dữ lên đầu người tù trong tay. Họ căm giận đến mức họ đánh đập Trung đến chết.
Tuy thế cả ba người cũng không ai nghĩ  đêm nay họ chỉ gặp thất bại. Vì Nguyễn Khắc Trung đã thú tội trước khi chết.
Lúc đầu người tù vừa khóc vừa cãi mình vô tội, dù bị đánh đập và nhìn thấy xác hai người đàn bà trước mắt. Nhưng rồi với những phương pháp khác thì y đành chịu thua. Trong vòng một tiếng đồng hồ y thú nhận hết. Y thú nhận mình là đảng viên cộng sản sau khi đại úy Bích quay máy điện với đầu dây kẹp vào dương vật y. Y thú nhận là người chuyển giao vũ khí khi bị Đặng chặt đứt hai lóng ngón út bàn tay trái. Trước khi chặt, Đặng đã hỏi y thuận tay nào; chi tiết nhỏ nhưng rất quan trọng này cho thấy Đặng là người dày kinh nghiệm như thế nào. Trung phải có thể cầm bút ký tờ thú tội đại úy Bích sẽ ân cần viết dùm cho y. Sau đó vào lúc họ đang cật lực tra khảo để Trung khai ra đã chuyển giao vũ khí cho ai, thì y hộc lên một lần, hai lần, rồi bất tỉnh, đúng lúc y mấp máy môi, dường như muốn thì thào một cái tên. Trung úy Swain điên tiết vung trái phật thủ đánh vào đầu Trung, ngay chỗ màng tang. Trái đấm mạnh đến nỗi sọ Trung bể ra như cái trứng.
Họ khiêng ba cái xác bỏ lên một chiếc xe díp và ra lệnh cho một người lính thám báo đem giao cho nhà xác của quân y viện tỉnh. Rồi Bích, Đặng và Swain, mệt nhoài, đều về đi ngủ.