Chương 2

Tôi giật nảy mình vì có một luồng hơi lạnh lan trong cổ áo. Mở choàng m ắt, tôi gặp ngay gương mặt dễ ghét của nhỏ em. Nó đang đứng cười ra cái điều khóai chí. Tôi thò tay vào cổ lấy cục nước đá ném đánh cốp vào tường cự nự:
- Diễn trò gì vậy nhỏ? Phá giấc ngủ của người ta tội đáng đưa ra toà án nghe chưa?
Nhỏ em tỉnh bơ:
- Chỉ có cách bỏ nước đá vào áo anh mới đánh thức anh dậy nổi. Ngủ gì người ta khiêng đi cũng không hay.
Tôi cười cười:
- Ta hay nhỏ vào chứ, nhưng giả vờ nhắm mắt ngủ xem nhỏ giở trò gì.
- Anh còn say không?
Say. Chúa ơi, khôn glẽ hồi trưa tôi đã vác mặt đỏ rừ về nhà và con bé đã nhận thấy? Sau khi cao hứng uống với Viễn vài chai bia tôi đã kéo nó vào trong rạp ciné vừa xem vừa chờ cho hết đỏ mặt mới dám về nhà. Trước khi về nhà tôi đã cẩn thận soi gương năm lần bảy lượt trong một quán nước rồi mới yên chí ca bài trở về mái nhà xưa. Tôi đã cẩn thận đến thế, lẽ nào...
Nhỏ em cười ruồi:
- Bữa naay bày đặt uống bia nữa há?
Tôi hơi chột dạ:
- Ba có biết không?
- Chưa, nhưng rồi sẽ biết.
_ Sao lạ vậy?
- Bởi vì em sẽ nói.
- Nhỏ chỉ được cái tài doạ con nít. Ta lớn rồi. Ðằng nào cũng sắp ra trường làm một nhà gõ đầu trẻ hách ra gì. Ta cũng là một người hiện đang ra đời có công ăn sở làm đàng hoàng. Không lẽ ta chưa tới cái tuổi vui với bạn vài chai bia cho quên sầu đời.
- Nhưng anh chưa có gia đình, ba đã từng nói con cái chưa có gia đình chưa phải là người lớn. Dù anh là con trai cao một thước bảy mươi lăm chăng nữa. Nghe rõ chứ?
- Ờ, đó chỉ là nguyên tắc.
- Không có nguyên tắc với nguyên lý gì hết. Em có nhiệm vụ theo dõi anh và báo cáo lại những gì anh làm hằng ngày với ba má.
Chúa ơi. Có chuyện kinh hoàng này nữa hay sao? Tôi nghe nhỏ em phát ngôn hùng hồn mà nghe muốn nổ hai lỗ tai. Ba má tôi nếu quả thật đã giao nhiệm vụ này cho nhỏ Phố thì cuộc đời tươi đẹp của tôi kể từ giờ phút này giống như chiếc xe gắn m''ay lao vun vút xuống đèo Bảo Lộc mà lại đứt thắng.
Tuy nhiên tôi cũng vớt vát một chút hy vọng bằng cách cười hoà giải.
- Nhỏ vui tánh quá nhỉ. Bữa nay lại vui đùa cùng ta.
Nhỏ em nghiêm mặt:
- Xời, em mà thèm đùa à. Em noí thật một trăm phần trăm đó nghe.
Tôi nhắm ngay mắt lại. Vì nếu không nhắm chắc tôi cũng đang thấy trời đất tương lai đang tối sầm lại. Tôi muốn cầu nguyện cả Chúa cả Phật, và muốn than một câu ai oán: Trời đã sinh ra Hưởng sao lại còn sinh thêm ra con nhỏ Phố. Cha mẹ đã vui lòng sinh ra tôi thì vui lòng sinh một mình tôi thôi, sao lại đèo thêm cái con nhỏ ác độc đó nữa.
- Anh nguyền rủa em hở?
Tôi giật nẩy mình chối phăng:
- Ðâu có.
- Sao anh lầm bầm trong miệng. A, anh gọi bùa niệm chú trù ếm em hả?
- Nào dám. Nhỏ chuyên vu oan cho người ta không.
- Em nghi ngờ anh quá.
- Tại tánh nhỏ hay đa nghi.
- Bây giờ anh đã hết say chưa?
- Hết từ khuya rồi. Nhưng nhỏ đừng có noí lại với ba nhé. Lâu gặp Viễn một lần. A, anh quên Viễn nó bảo tuần tới nó về sẽ mang cho nhỏ một món quà tuyệt vời từ quân trường. Bảo đảm món quà đó không có bán ở khắp thành phố Sàigòn này.
- Quà trong quân trường thì có gì mà hay. Em có mấy nhỏ bạn cũng có anh đi bộ đội, cũng lò mò vác về ba cái thứ lỉnh kỉnh ấy, chẳng hạn như vài chiếc lá bã đậu ép khô, mấy hòn sỏi trên đường ra bãi tập, hoặc là mấy tráia bã đậu đen sì có ghi ngày tháng kỷ niệm vui buồn hờn giận lung tung xoè.
Tôi cụt hứng:
- Ờ, quà của thằng Viễn chắc chắn phải khác.
- Em không cần quà.
- Chứ nhỏ cần gì?
- Cần anh thức dậy ngay sửa soạn để chở em đi ăn sinh nhật nhỏ bạn, gần bốn giờ rồi.
Chúa ơi, chuyện vĩ đại vậy mà tôi đã quên. Tôi ngồi phắt dậy nhảy một cái thật nhanh nhẹn khỏi giường, lên giọng trách móc:
- Vậy mà nhỏ không noí ngay. Cứ giỏi vòng vo tam quốc. Chờ ta tắm một chút.
- Nhanh lên không em đi một mình.
Nhỏ em phang ngay một câu ác liệc rồi quày quả bỏ đi. Tôi luýnh quýnh hết tìm cục xà bông đến tìm cái khăn tắm. Tôi cũng hối hả hình dung ra một bữa tiệc sinh nhật với bao nhiêu là nến hồng lung linh, bánh trái đầy tràn rực rỡ đẹp mắt. Tôi sẽ được sắp xếp ngồi kế bên một đứa con gái đẹp nhất, xinh nhất. Nhất, nhất... tôi vừa chặc lưỡi, huýt sáo miệng và hăng hái dội nước ào ào.
Ba phút sau tôi đã tắm xong. Quần áo sạch sẽ tươm tất, giầy vớ đàng hoàng. Ðầu tóc chải go.n ghẽ một cách khác thường. Tôi nhìn mình trong gương, hài lòng và tự thưởng một nụ cười rạng rỡ.
Giọng nhỏ em ở phía sau lưng cất lên, lẫn với tiếng cười:
- Ối giời ui.
Tôi quay lại hất hàm:
- Ta được chứ nhỏ?
- Năm điểm.
- Có năm điểm thôi sao?
_ Vì không thể cho thêm được.
- Thêm đi chứ. Ta cảm thấy mình hôm nay cũng "bô trai" lắm lắm.
- Ðồng ý. Như sắp đi lấy vợ không bằng.
- Cho ta mười điểm nhé?
- Em sẽ không khó tánh hơn nữa nếu anh chịu khó thắt một đường cravate vào cái cổ cò của anh cho thêm long trọng, lịch sự.
Tôi nhăn mặt:
- Có chuyện đó nữa sao?
- Dĩ nhiên. Chiều nay con trai ai cũng ăn mặc lịch sự và phải vậy hết. Anh cũng là con trai nên anh cũng phải như vậy.
Tôi nhìn nhỏ em. Chúa ơi, vậy mà nãy giờ tôi làm như không thấy nó đứng trước mặt. Có phải tại lỗi tôi sơ ý một chút xíu mà tự dưng mất điểm ngang xương. Nhỏ Phố bữa nay diệc ác, một chiếc áo pull màu rêu non với quần ống xoè màu tím huế, tóc dài thả xuống chiếc cổ trắng. Mặt đánh hồng lên với môi son màu nho tươi. Tôi xuýt xoa:
- Mười chín rưỡi nhỏ ơi.
Nó cong môi:
- Sao không hai mươi hở, anh?
- Ta cũng phải khó tánh với nhỏ một chút, vì nhỏ đã khó tánh với ta.
- Con gái mới cần được khen, chứ con trai ai cần.
- Ta cần. Cần lắm nữa chứ.
- Vậy cho anh ba mươi lăm điểm luôn tiện.
- Vưà thôi. Ta chỉ cần hai mươi là cuộc đời trở nên tươi đẹp rồi. Ba mươi lăm, dễ bị hiểu lầm lắm.
Nhỏ em xồng xộc tới mở cửa tủ đảo măt'' một vòng. Nó lôi ra một chiếc cà vạt màu rộn ràng hoa lá, ném vắt trên vai tôi, ra lệnh:
- Cột cái cà vạt vào cổ nhanh lên ông. Trễ giờ hết. Ông làm như con gái không bằng.
Tôi săm soi chiếc cà vạt, phải noí là tôi không vừa ý lắm với chiếc cà vạt này. Nó nhiều hoa quá, lại màu tươi. Ðoán biết ý tôi, con nhỏ nhún nhẩy cười:
- Rồi anh sẽ thấy, tụi con trai bây giờ chúng thắt cà vạt sặc sỡ như mấy anh đi xe Dream 100 vậy.
- Ta lớn tuổi rồi, diện quá cũng không nên.
- Dễ lắm. Anh cứ tìm chiếc cà vạt nào tối um đeo vào, chắc chắn sẽ được bạn em khen là người... tiền sử ngay.
Tôi hơi chột dạ:
- Bữa nay có nhiều bạn nhỏ lắm sao?
- Nhiều. Nhiều kinh khủng.
Tôi thắt cà vạt vào với một tâm trạng hoang mang. Ðời đã bắt đầu khó khăn rồi đây. Tôi than thầm. Nhỏ em vẫn không ngớt phân tích tình hình chiến sự.
- Chiều nay, theo em đóan. Nếu đứa nào không có bồ ruột dư ruột già, chắc chắn sẽ vác theo một ông anh... trình làng. Vậy anh cũng nên can đảm lên và rán làm sao lọt vào mắt xanh một nàng nào đó cho vui với đời. Nhé, nhưng cầu mong nàng con gái đó không phải là một trong những đứa bạn của em.
Tôi thở ra một hơi dài, lấy thêm can đảm:
- Ta can đảm có thừa. Ta sẽ đánh gục tất cả tụi đực rựa chiều nay để chiếm lấy một nữ hoàng.
Nhỏ em la:
- Ê, nữ hoàng chiều nay là nhỏ Kim Ngâu. Nó có hàng tá vệ sĩ rồi. Coi chừng anh ốm đòn.
- Ta cóc sợ.
Tôi nhìn lại mình một lần cuối trong gương, xoay vài vòng, cười ít kiểu mới lạ. Tạm vừa ý. Tôi hất hàm bảo nhỏ em:
- Xuống bơm bánh xe cho ta.
- Công việc của anh mà.
- Thương nhỏ lắm ta mới nhường cho đó.
- Em mắc ôm món quà cho nhỏ bạn.
Nói xong nó bỏ chạy xuống nhà. Tôi đành phải bỏ túi xâu chià khóa rồi xuống theo. Lúc tôi hì hục bơm bánh xe, nhỏ em khệ nệ ôm gói quà thật to khoẻ đã bao giấy hoa và cột nơ cẩn thận. Tôi ngước mắt gạ:
- Cho ta ké tí tên, nhé.
- Không. Cái này của bạn bè con gái người ta, cho anh đứng tên chung vào kỳ chết.
- Ăn nhằm gì.
- Nhưng không được. Anh có sang trọng và muốn khoe tí tên để kỷ niệm với nhỏ Ngâu thì hãy ghé chợ Bến Thành mua món quà khác.
Tôi đành chịu. Bơm xong hai bánh xe tôi đứng thở dốc một hồi mới có thể dắt xe ra cổng được. Nhỏ em leo lên ngồi phía sau. Tôi vẫn chưa yên tâm nên quay lại hỏi:
- Nhỏ đừng quên cái thiệp mời đấy nhé.
- Khỏi.
- Lỡ người lạ gác cửa không cho vào thì sao?
- Anh sợ mất bữa tiệc à?
Tôi cười:
- Ði ăn tiệc phải lo xa chứ.
- Yên tâm đi ông.
- Nhỏ tặng cái gì mà to quá vậy?
- Thì một món quà.
- Ta thấy có vẻ nặng. Chắc là khá đắt tiền.
- Sơ sơ thôi. Nhưng anh thắc mắc làm gì vậy?
- Ta rất muốn biết cái gì ở trỏng?
- Bí mật. Chỉ có bạn bè con gái mới được xem thôi. Anh tưởng tượng đi.
- Ðầu óc ta rất ít khi chịu khó làm một việc mất nhiều tuổi thọ như vậy.
- Anh vẫn sợ già hả?
- Con người ai mà không sợ già, nhất là ta lại co `n đang độc thân vui tính.
Nhỏ em giục:
- Thôi, trễ mất rồi. Chạy đi.
Tôi lập tu +''c rồ mạnh ga, chiếc xe lao ra cửa như một làn gió. Tôi muốn thử trái tim nhỏ em xem lớn hay nhỏ máu nóng hay máu lạnh nên biểu diễn vài đường lạng qua lạng lại trước đầu môt. chiếc xe buýt đồ sộ cùng chạy một chiều trên đường. Nhỏ em mới đầu còn làm bộ tỉnh nhưng sau đó đã níu lấy lưng tôi năn nỉ:
- Bộ anh sợ tới trễ người ta ăn hết hay sao mà chạy nhanh vậy, không sợ cảnh sát giao thông phạt hay sao?
- Ủa. Như vậy là nhanh đó sao nhỏ?
- Không thấy mấy người kia la oai oái đó sao?
- Không. Ta vẫn chạy bình thường mà.
Tuy nói thế nhưng tôi vẫn cho xe chạy chậm lại và quẹo vào con đường có nhiều bóng cây. Ðến bân giờ tôi mới nhớ là tôi vẫn chưa được biết nhà nhỏ Kim Ngâu, bạn của Phố ở hướng nào. Và tôi cũng ngạc nhiên hết sức khi lục lại trong trí nhớ của mình mà cũng không tìm ra được một gương mặt con gái nào có vẻ quen thuộc, khả dĩ xứng đáng được gán ghép cho cái tên Kim Ngâu hay ho mới nghe nhỏ em nhắc tới lần đầu kia. Con nhỏ có cái tên đẹp và dễ thương ghê, chẳng hiểu mặt mày tính tình nhỏ ấy ra sao. Tôi hình dung đó là một cô bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nhưng không đến độ như nhỏ em và mấy đứa bạn của nó mà tôi đã từng quen biết. Kim Ngâu, cũng có thể là một cô bé hiền dịu, ngoan ngoãn, dễ thương, hay giận dỗi mà cũng hay khóc vẩn vơ. Kim Ngâu...
- Quẹo đường này đi. Anh đang mơ tưởng gì thế?
Tôi giật mình quẹo vào con đường khác, do tay nhỏ em chỉ. Tiện thể tôi hỏi nó luôn:
- Nhà của Kim Ngâu chắc là một ngôi biệt thự?
- Dĩ nhiên.
- Ðó là một khu phố yên tịnh?
- Dĩ nhiên.
- Nhà có vườn cây, hoa kiểng, lối đi trải sỏi?
- Và có hàng chục con chó dữ chờ sẵn.
Tôi cười:
- Nhỏ ấy hiền không?
- Hiền khô à. Trong danh sách của nó chỉ mới sơ sơ có khoảng bốn mươi mốt anh chàng trồng cây si theo chọc ghẹo bị nó quật ngã lăn cu lơ trên đường.
- Chúa ơi.
- Anh kêu la gì vậy?
Tôi phải giả vờ cho xe chạy nhanh hơn một chút để khỏi trả lời câu hỏi của con nhỏ em. Và cũng từ lúc đó, hình ảnh của Kim Ngâu, một cô bé dễ thương nhỏ nhắn đã tắt phụt trong trí tưởng tượng của tôi như một ngọn đèn néon đang sáng choang giữa nhà bỗng bị cảnh cúp điện. Nhà của Kim Ngâu đúng như tôi đóan, là một ngôi biệt thự sang trọng nằm trên đường Tú Xương. Nhà ở trong xa, cách với mặt đường bởi một khoảng sân rộng, xinh đẹp, toàn hoa kiểng được trồng tỉa vun quén khéo léo cẩn thận. Nền cỏ xanh um, hồ nước nuôi cá vàng, hòn non bộ. Những thứ hoa đỏ ấm cúng chen vào những thứ hoa màu vàng tươi êm ả. Rào sắt cao, song thưa, trồng hoa giấy leo kín mít và được cắt tỉa bằng phẳng. Một ngôi biệt thự rộng lớn và xinh đẹp như những ngôi biệt thự trên cùng một con đường này. Từ ngoài nhìn vào, tôi cứ ngỡ đây là môt. ngôi nhà ở thành phố Ðà Lạt.
Kim Ngâu đón khách từ ngoài cổng. Và tôi được nhỏ em giới thiệu ngay. Thật là treó cẳng ngỗng. Trong khi tôi đinh ninh nhỏ Kim Ngâu là một đứa con gái dữ tợn, tay chân to khoẻ như đàn ông và nói năng oang oang như ễnh ương gặp mùa mưa dựa theo lời của nó kể. Nào ngờ giờ đây trước măt. tôi, Kim Ngâu bằng xương bằng thịt, lại là một cô gái hoàn toàn xinh đẹp, nụ cười và đuôi mắt có hơi tinh nghịch một chút, nhưng đó là thứ nhí nhảnh đáng yêu của cô thiếu nữ. Kim Ngâu có gương mặt trắng hồng, cũng có đánh chút son phấn, nhưng là một chút trang điểm nhẹ nhàng của con gái. Gương mặt Kim Ngâu tròn đầy, nụ cười cho thấy một đồng tiền mua đứt cả hồn người trên gò má phải. Chúa ơi, còn chiếc răng khểnh nữa. Tôi ngây ngất như một người say nắng giữa trưa trong sa mạc. Tôi lao đao dựng chiếc xe, tưởng chừng nó và tôi cả hai đều đứng không vững. Trong khi nhỏ em tinh nghịch cười, nắm tay bạn xầm xì riú rít thật là nhột da lưng. Cầu mong nó đừng tố khổ tôi giữa hoàn cảnh này.
Tôi quay lại, làm dáng bằng cách thong thả rút môt. điếu thuốc, thong thả quẹt diêm châm lửa, và thong thả ngửa cổ thả từng ngụm khói vào không khí. Buổi chiều đã bớt nắng, để chỉ thấy màu xanh của cây lá, màu rực rỡ của hoa và màu râm râm của bóng mát đổ xuống từng khoảng trong sân. Lối đi trải sỏi, rộng như một con đường. Rìa cỏ xanh mềm tươi mát, măt. nước hồ trong veo nhởn nhơ vài chú cá vàng ngơ ngác bơi lội. Và Kim Ngâu đứng đó trong chiếc áo dài màu vàng, một phần tà áo được trang điểm bằng những nhánh thông khô vươn lên. Quần sa teng trắng muốt láng bóng. Một đôi giày có quai gót cao, màu vàng, cùng với m àu áo làm tăng làn da trắng nõn của hai bàn chân. Và, chúa ơi, cổ chân bên trái của Kim Ngâu có đeo một sợi chuyền vàng nhỏ xíu với trái tim cũng nhỏ xíu. Tôi đang thắc mắt tại sao trái tim lại bị đeo dưới cổ chân mà không mang trước ngực. Trái tim của ai vậy? Cầu mong không phải là trái tim của tôi... sau này. Tóc Kim Ngâu thả dài, những sợi đen óng muợt phất phơ bay theo gió chiều đùa xao xác trong vườn. Con nhỏ thỉnh thoảng đưa bàn tay trắng muốt có đeo chiếc vòng cẩm thạch màu xanh biếc lên vuốt hờ mái tóc. Lúc đó tôi nhắm mắt, tưởng chừng không co ''gì êm nhẹ hơn, như một cử động khe khẽ của bước chân loài nai con đang rụt rè bước trên đệm lá dày muà thu rụng kín mặt đất.
Giọng noí của Kim Ngâu trong và nhẹ, ngọt ngào như mật:
- Anh Hưởng vào nhà chơi hay đứng ngoài này cho mát ạ?
Tôi khẽ liếc vào nhà. Trên thềm, trong các khoảng mát, hay những chiếc ghế đá rải rác đây đó cũng đã có nhiều anh con trai đang đứng tán gẫu nhau, hút thuốc lá thở khói thấp thóang mấy đứa con gái áo màu đủ kiểu. Chắc là mấy ông anh của mấy cô em được đưa tới. Trong nhà còn những nhân vật nào nữa? Tôi bỗng đâm ra rụt rè, và cũng không ai dại gì vào nhà trong lúc này. Lỡ gặp phải một nàng hoặc một chàng nào phụ trách muc. tiếp tân để ý nhờ khuân két nước ngọt, vác vài ba chiếc ghế, rửa chừng vài chục cái ly thì lịm người.
Tôi cất giong của một nhà hiền triết:
- Tôi thích ở ngoài vườn hơn. Ở đây có khung cảnh thiên nhiên,hoa thơm, gió mát.
Nhỏ em kê cho một cái tủ đứng mà không báo trước:
- Ê bồ, quên giới thiệu tiếp, anh tui sắp sửa dự thi giải thưởng văn chương toàn quốc đó.
- Anh Hưởng là nhà văn?
- Nhà văn kiêm nhà thơ. Bồ không nghe sao, noí ra lời nào toàn văn chương lời đó.
Tôi tím người. Hậm hực ném cho nhỏ em cái nhì tóe lửa. Và đành phải gượng cười đính chính:
- Kim Ngâu đừng tin lời nhỏ Phố. Nó vưà tốt nghiệp lớp kịch nghệ và chuyên thủ vai khôi hài đen đó.
Kim Ngâu đủng đỉnh noí:
- Anh Hưởng khiêm nhượng chứ nhìn anh người ta ũng biết ngay anh là văn sĩ.
Chúa ơi, cô bé này cũng biết khôi hài đen nữa sao? Nhỏ em mừng rỡ la lên:
- Thấy chưa, văn chương phát tiết ra ngoài mà. Anh đừng chối nữa.
Ðến đây, chơt. có anh con trai đèo phía sau một đứa em gái nữa tiến vào. Kim Ngâu phải ra tiếp khách. Tôi tới gần bên nhỏ em, đưa quả đấm:
- Vừa thôi nghe mị Muốn giữ răng lại để ăn cháo không mà phát ngôn bừa bãi thế?
Nó cười hì hì:
- Nhỏ Kim Ngâu đẹp chứ?
Tôi giả vờ:
- Mi noí cái gì?
- Xời, làm bộ nhé. Nhìn anh em thấy trong bụng anh có bao nhiêu chiếc guốc "đề mốt đê" rồi.
Con nhỏ sáng tác một lối noí chuyện thật là bay bướm, người ta noí đi guốc trong bụng, nó bảo nhìn trong bụng thấy guốc "đề mốt đê", nghĩa là... quá "đát".
Tôi nheo mắt:
- Ít ra cũng không giống như lời mi noí.
- Anh cho nhỏ ấy bao nhiêu điểm?
- Tạm thời chưa tính được.
- Anh có tính chuyện làm người thứ bốn mươi hai ngã xuống đường không?
- Mi độc cái miệng, người ta hiền khô.
- A, không tin. Nó là đệ nhị đẳng huyền đai Hiệp Khí đạo ấy.
Môt. màn giới thiệu lỉnh kỉnh xảy ra. Anh con trai tiến về phiá tôi bắt tay. Sau đó hắn gạ chuyện:
- bạn đi với ai thế?
Tôi chỉ nhỏ em. Hắn cười:
- Có vẻ đông nhỉ?
May mắn cho tôi, em gái hắn đã tới lôi hắn vào trong để nhập bọn với những người kia. Bây giờ họ bắt đầu noí chuyện, cười đuà. Và nhạc từ trong cũng vang ra, náo động thu hút.
Nhỏ Phố hỏi:
- Bồ mời mấy giờ mà bây giờ khách khứa còn tới lai rai vậy?
- Bốn giờ, nhưng thật ra thì sáu giờ lận. Phòng xa ấy mà.
- Ðồng hồ cao su hả?
- Kinh nghiệm mà.
- Ta đem quà vào trong nhé.
Nhỏ em bỏ tôi ở lại. Tự nhiên tôi được ở trong một trường hợp may mắn. Và dĩ nhiên hai người im lặng đối diện với nhau tới một lúc phải có người lên tiếng.
Tôi giành noí trước:
- Thật bất ngờ khi được Kim Ngâu mời.
Con nhỏ cười thật dễ thương:
- Ngâu cũng bất ngờ và hân hạnh được biết anh.
- Nhà Ngâu đẹp quá.
- Không đẹp lắm đâu anh. Con đường này nhiều nhà còn đẹp hơn. Ngâu chỉ thích ở đây được cái yên tĩnh. Và con đường bên ngoài muà này hoa dầu trổ đỏ ối trên tàn cây cao.
- Hoa dầu là hoa gì nhỉ?
- Anh nhìn ra hàng cây bên ngoài đường xem.
Tôi nhìn ra ngoài đường. Hàng cây chạy dài to lớn, tàn lá xanh um và trổ những cái hoa đỏ ối trong nắng chiều vàng ửng. Hoa dầu đó sao? Tôi đã từng đi lại nhiều con đường có một loài cây như thế, nhìn thấy được những cái hoa như thế mà chưa bao giờ tôi biết rõ tên. À ra đó là hoa dầu. Bây giờ tôi trong thấy vài chú chim vưà ở đâu bay đáp xuống ngọn cây dầu. Chúng kêu những tràng tiếng vui tai như nói chuyện với nhau. Nhưng bên dưới, con đường hoàn toàn vắng xe cộ. Chỉ có gió làm xao xác lá cây khô trên măt. đường.
- Hôm nay Kim Ngâu sẽ thổi tắt bao nhiêu ngọn nến?
Kim Ngâu háy mắt:
- Anh thử đóan xem?
- Mười bảy.
- Sai.
- Mười tám.
Kim Ngâu cười khúc khích.
- Anh cứ tiếp tục như vậy thế nào Ngâu cũng lên đến một trăm tuổi cho mà xem.
- A, lên không đúng thì tôi tụt xuống. Tôi cười có vẻ chắc ăn:
- Mười sáu.
- Sai.
- Vậy phải mười lăm chứ?
Cũng lại giọng cười trong và nhẹ rồi tiếng noí êm ả trêu tôi:
- Cứ tiếp tục xuống như vậy chả mấy chốc Ngâu sẽ là đứa trẻ con còn bú mẹ.
Khó quá. Tôi khẽ liếc nhìn Kim Ngâu một lần nữa. Tôi lẩm nhẩm tính, rồi bỗng mừng rỡ, tôi la lớn:
- A, như vậy là Kim Ngâu mười chín. Bằng tuổi nhỏ Phố. Ðúng boong boong như chuông chuà một cột rồi.
Nhưng tôi chưa kịp nở hết nụ cười khóai trá đã vội vàng thu nó lại, bởi con nhỏ nhẹ đính chính:
- Cũng sai luôn a.
Chúa ơi, sao lại có chuyện xui xẻo như vậy chứ. Lên cũng không trúng, xuống cũng không trúng. Không lẽ con nhỏ tuổi... lèo? Tôi đành chịu thua:
- Thôi thua Ngâu đó.
Con nhỏ cười thật tươi, háy mắt:
- Mười bảy tuổi, mười một tháng, hai mươi chín ngày, mười sáu tiếng đồng hồ thôi.
- Vậy coi như mười tám. Tôi đã đóan đúng rồi. Chút nữa Ngâu phải xí phần cho một đóa hoa hồng trên chiếc bánh sinh nhật đấy nhé.
- Anh tham quá à, chưa đoán đúng mà đã đòi ăn. Ngâu chưa đúng mười tám mà.
- Như vậy là mười tám rồi. Miễn chút nữa tôi ăn... thật là được.
Kim Ngâu cười một nụ. Tôi cũng đáp lẽ lại một nụ đầu đời.
Vậy là quen nhau. Quen nhau rõ ràng như mười tám ngọn nến hồng chút nữa đây Kim Ngâu sẽ thắp lên và sẽ chu môi thổi tắt ngúm chứ không có "hình như" gì ráo. Tôi bỗng thấy lòng hân hoan rộn rã, muốn ca hát nhảy muá lên để reo mừng. Tôi thầm cảm ơn nhỏ em. Cám ơn bữa sinh nhậ t. Cám ơn dịp may hiếm hoi trong đời.
- Tại sao anh nhất định muốn giành cái hoa hồng trên chiếc bánh sinh nhật?
Tôi hớn hở:
- Vì tôi thích hoa hồng.
- Ngâu rất ghét hoa hồng.
Tôi cụt hứng. Bình thường tất cả các cô con gái đều rất thích hoa hồng. Loại hoa này vưà có màu săc đậm đà nếu phân tích kỹ thuật bảng phân màu của một nhà hoạ sĩ thì màu đỏ của hoa hồng thuộc loại màu nón g. Trên bàn học, trong phòng riêng, nếu có vài cánh hồng nhung trang điểm cho buổi sáng bất cứ cô con gái nào cũng trở nên rạng rỡ, tươi rói, nóng ấm, dễ thương như thứ màu sắc bắt mắt đó. Hồng nhung, những cánh hoa đỏ mịn màn như một thứ nhung lót vào nỗi đắng cay cơ cực của cuộc đời. Có nó trong phòng, ta sẽ thấy cuộc đời bớt vẻ chông gai ngay. Cớ sao một cô gái dễ thương, tươi rói như Kim Ngâu lại không thích hoa hồng?
Tôi cười cười:
- Hoa hồng là thứ hoa đẹp nhất của cuộc đời. Hoa tượng trưng cho tình yêu, tình bạn thân ái, tình chồng vợ khắng khít đậm đà.
- Ngâu chưa có mấy thứ rắc đối đó nên Ngâu không thích hoa hồng.
- Chỉ có lý do ấy thôi?
- Còn nữa, nhưng Ngâu không thể giải thích được. Chỉ biết là Ngâu không thích hoa hồng, vậy thôi.
Và Ngâu cười một nụ nhỏ, thêm:
- Không thích, cũng không có nghĩa là ghét.
Chúa ơi, đúng là con gái. Không thích cũng không có nghĩa là ghét. Vậy là cái gì? Có lẽ trời sinh con gái ra là để bày chuyện, tạo nên những rắc rối cho vui cuộc đời. Nhỏ em tôi là một cuộn chỉ rối, một mành lưới sau khi anh thuyền chài kéo từ dưới biển lên để bắt cá. Bây giờ tới Kim Ngâu, một cô gái có bề ngoài bình dị, phẳng phiu, cũng lại là một hố sâu thăm thẳm, rối rắm tơ vò. Tôi thường quan niệm về tình cảm một cách rất thẳng thừng, không thích nghĩa là không ưa, không ưa nghĩa là ghét, rõ ràng. Ví dụ như tôi đã từng không thích nhỏ em bày đặt đi bơi ở các hồ tắm vậy.
- Chắc anh Hưởng thích hoa hồng lắm nhỉ?
Thật là một câu hỏi mát lòng. Tôi phân vân chưa biết trả lời ra sao. Chẳng lẽ lại noí rằng mình rất thích trong khi con nhỏ lại rất ghét. Chả dại gì, trong khi vừa mới làm quen được nhau. Mặc dù thấy rằng lập trương của hai đứa khác nhau như nước với lửa, tôi cũng tỏ ra là một cây tế nhị:
- Tuỳ theo trường hợp để biểu lộ tình cảm, ý thích về một loài hoa.
- Hôm nay, ví dụ, anh Hưởng chỉ thích đóa hoa hồng trên bánh sinh nhật?
- Khôn gphải chỉ thích có một, mà là thích đến mười tám đoá hoa hồng tượng trưng cho số tuổi của Kim Ngâu.
A, tôi vừa nói được một câu hay ho ra gì. Có lẽ Kim Ngâu cảm động lắm nên con nhỏ mỉm cười, hơi cúi mặt dí mũi giày của mình trên mấy hòn sỏi. Tôi được dịp ngắm tóc của Kim Ngâu. Ðúng là một mái tóc đẹp nói theo kiểu mấy ông thi sĩ là suối tóc huyền nhung êm. Mái tóc thả đầy vai, óng ả chảy trên nền áo vàng như một cánh bướm trong vườn buổi chiều chao nghiêng vờn hoa, nô đuà với nắng.
- Rất tiếc là chiếc bánh không có tới mười tám bông hồng đâu anh. Chỉ có vài đoá tượng trưng thôi.
- Nhất định tôi sẽ có một bông.
- Dĩ nhiên, nếu anh lanh tay lẹ mắt.
Tôi buồn thiu buồn thỉu. Ít ra nàng cũng phải noí rằng sẽ dành phần đăc biệt đó cho tôi chứ. Ưu tiên một, hai gì gì đó chứ... Tôi nghe nỗi buồn ngấm trong mấy vòng khói thuốc.
- Kim Ngâu rất thích hoa mimosa, hay màu tím hoa pensée. Một màu vàng mộng ảo và một màu tím ngây thơ buồn dại dột.
Mặt tôi rạng rỡ:
- Hai màu này tuyệt vời. Tôi cũng thích vô cùng.
- Anh thích?
- Dĩ nhiên.
- Lạ nhỉ, con trai ai đi thích những màu của con gái. Lẽ ra anh phải thích màu rêu đá hay màu xanh hy vọng chứ?
- Màu sắc là tuỳ nhãn quan, óc thẩm mỹ mà cô bé.
Mắt Kim Ngâu hơi cau lại:
- Ngâu không thích ai gọi mình là cô bé đâu nhé. Vả lại hôm nay Ngâu bắt đầu mười tám tuổi rồi. Mười tám năm qua đi, một thời gian dài. Ngâu đã là người lớn.
- Con gái lớn bao nhiêu cũng chỉ là cô bé.
- Ngâu không thích bé.
Lập trường đối chọi nhau chan chát. Tôi thấy cảm hứng của mình tụt thang nhanh khiếp đảm. Ðúng như nhỏ em tôi nói. Kim Ngâu dần dần quả là một cô gái đáng ghét.
Tôi sắp sửa biểu lộ sự đáng ghét của mình bằng một câu nào đó để chọc tức Kim Ngâu chơi bỗng nhiên có một chiếc xe hơi trờ tới trước cổng nhà rồi một lô con trai con gái nhào xuống như đi biểu tình. Kim Ngâu chìm mất trong đám đông đó, với tiếng la hét, tiếng cười rổn rảng chát chúa nổi lên. Tất cả các mái tóc đều dài như nhau khiến tôi khó phân biệ tcó bao nhiêu đực rựa và bao nhiêu con gái. Tuy nhiên tôi ngầm hiểu rằng, với đám đông khiếp đảm này quan khách đã thật sự chấm dứt. Và bữa tiệc sinh nhật cũng sắp bắt đầu. Bây giờ cảm hứng của tôi quay qua con đường khác. Con đường ngập tràn màu sắc của bánh và thơm lừng mùi hương trong bữa tiệc.
Tôi bỏ đám đông, bỏ màu áo vàng của Kim Ngâu để lững thững đi vào trong. Miệng huýt sáo một điệu nhạc nhại theo cuốn băng đang được phát ra từ chiếc máy hát mở volume hết cỡ.
Này con yêu hỡi sống độc thân vui tính cho khoẻ khoắn.
Ðừng có ham vợ con nhé
Hãy sống đôc. thân cho đến hơi thở cuối
Nhé con, ham vợ chi vậy...